K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

- Giọng điệu đầy căm phẫn, tức giận, uất ức

25 tháng 11 2021

A

29 tháng 8 2023

Độ dài các dòng thơ, phép điệp, phép liệt kê, hiệp vần, giọng điệu, cảm xúc đã giúp nhân vật trữ tình thể hiện sự thay đổi tâm trạng từ buồn, bâng khuâng, lưu luyến, đến vui sướng, tự hào.

4 tháng 3 2023

     Độ dài các dòng thơ, phép điệp, phép liệt kê, hiệp vần, giọng điệu, cảm xúc đã giúp nhân vật trữ tình thể hiện sự thay đổi tâm trạng từ buồn, bâng khuâng, lưu luyến, đến vui sướng, tự hào.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Ý thức của Hăm-lét về những “khổ nhục trên cõi thế” mà con người phải gánh chịu là:

+ Những roi vọt, khinh bỉ của thời đại, sự áp bức, kiêu căng của kẻ bạo hành, sự trì chậm của công lí…

+ Là lời cam chịu, than vãn rên rỉ, đổ mồ hôi dưới gánh nặng của cuộc đời mệt mỏi, nếu không phải chỉ vì sợ một cái gì đó mênh mang sau khi chết.

- Những “nỗi khổ nhục” ở cõi “mênh mang sau khi chết” là: gặp lại những người thân yêu của mình, những người đã bị chết oan bởi những người tàn ác kia trong khi Hăm-lét chưa trả thù được cho họ.

Bài làm

   Nhân dân ta không chỉ giàu về tình nghĩa, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo,… mà còn có lòng yêu nước nồng nàn, cháy bỏng. Lòng yêu nước trở thành một truyền thống đẹp đẽ, quý báu của nhân dân ta, nó được phát huy và thể hiện mạnh mẽ mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng. Truyền thống quý báu đó được thể hiện rõ nhất qua đoạn trích: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

   Bài văn được trích trong Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam. Bài văn có thể coi là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.

   Trước hết về nội dung, văn bản nêu lên luận đề cơ bản: “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”. Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, tinh thần ấy được phát huy một cách mạnh mẽ. Trong câu văn tiếp theo tác giả đã sử dụng động từ với hình thức tăng tiến: lướt qua, nhấn chìm cùng với đó là hình ảnh so sánh tinh thần yêu nước như một làn sóng mạnh mẽ, đã cho thấy rõ lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta. Để làm sáng tỏ chân lí đó tác giả đã chứng minh nó ở hai thời điểm: quá khứ và hiện tại.

   Bề dày lịch sử truyền thống yêu nước của nhân dân ta đã được tác giả đưa ra dẫn chứng cụ thể ở các thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung,… đây là những vị anh hùng của dân tộc. Lấy những dẫn chứng hết sức tiêu biểu, mỗi nhân vật lịch sử gắn liền với một chiến công hiển hách, vang dội đã làm cho người đọc thấy rõ tinh thần yêu nước của tổ tiên, ông cha.

   Không dừng lại ở đó, để mở rộng luận điểm, làm người đọc tin và bị thuyết phục hơn nữa, tác giả tiếp tục lấy dẫn chứng đến thời điểm hiện tại. Ở đoạn thứ ba Hồ Chí Minh tập trung chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bằng hàng loạt các dẫn chứng. Sau câu chuyển đoạn “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước” Hồ Chí Minh đã khái quát lòng yêu nước ghét giặc của nhân dân: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến nhân dân miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc”. Tiếp đó bằng hình thức liệt kê, kết hợp với mô hình liên kết từ …đến Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho thấy rõ lòng yêu nước của mọi tầng lớp, lứa tuổi, giai cấp,… Những dẫn chứng đó vừa cụ thể vừa toàn diện, thể hiện sự cảm phục, ngưỡng mộ tinh thần yêu nước của đồng bào ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

   Phần cuối văn bản là lời khẳng định tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý, chúng có thể rõ ràng dễ thấy nhưng cũng có khi được “cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Lần đầu tiên, một thứ vô hình là lòng yêu nước lại được Bác cụ thể hóa, hữu hình hóa một cách vừa giản dị vừa cao quý đến như vậy. Qua lời của Bác, lòng yêu nước không phải những điều lớn lao, xa vời mà nó giản dị, ở ngay xung quanh ta. Nhiệm vụ của ta lại phải phát huy lòng yêu nước đó thành những hành động, việc làm cụ thể trong công việc kháng chiến, công việc yêu nước.

   Về nghệ thuật, bài văn có bố cục chặt chẽ, gồm ba phần (phần một nêu lên vấn đề nghị luận “tinh thần yêu nước của nhân dân ta”; phần hai chứng minh tinh thần yêu nước trong quá khứ và hiện tại; phần ba nhiệm vụ của Đảng trong việc phát huy tinh thần yêu nước). Lập luận mạch lạc, rõ ràng, lí lẽ thống nhất với dẫn chứng. Dẫn chứng phong phú, cụ thể, được diễn đạt bằng những hình ảnh so sánh cụ thể, sinh động.

   Bài văn đã làm sáng tỏ chân lí muôn đời của cha ông ta đó là truyền thống yêu nước nồng nàn, sẵn sàng đấu tranh và hi sinh để giành tự do, độc lập cho dân tộc. Truyền thống đẹp đẽ đó cần phải được phát huy mạnh mẽ vào công cuộc kháng chiến của toàn dân tộc.

Đề bài: Phân tích bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Để chứng minh cho vấn đề nghị luận, tác giả đã nêu những dẫn chứng:

- Trong lịch sử: Những trang sử vẻ vang thời Bà Trưng, Bà Triệu,..

-Công lao của các vị anh hùng dân tộc

-Trong hiện tại: mọi lứa tuổi, mọi vùng,mọi tầng lớp đều có chung lòng yêu nước

-Mỗi luận điểm được làm rõ bằng những dẫn chứng cụ thể về những việc làm, hành động của mọi người , mọi giới, mọi tầng lớp nhân dân. Tác giả đi từ những nhận xét bao quát đến những dẫn chứng cụ thể.

D
datcoder
CTVVIP
29 tháng 11 2023

- Tác giả viết về chính mình, viết về quãng đời thơ ấu của mình, tác giả viết nhằm mục đích ghi chép lại những sự việc đã xảy ra trong quá khứ và bày tỏ tâm trạng mà mình đã trải qua.

- Yếu tố tạo nên tính xác thực của văn bản đầu tiên là ở ngôi kể thứ I trực tiếp kể lại những gì bản thân đã chứng kiến ghi lại dùng cảm xúc tâm trạng của chính mình

- Ngoài ra, trong câu chuyện còn có sự có mặt của những người thân trong gia đình, như mợ Hồng, người cô cùng tham gia vào câu chuyện.

- Cảm xúc của Hồng trước sự việc người cô dùng những lời nói khinh miệt về mẹ của mình là cảm xúc nhẫn nhục, cam chịu, nhưng bức xúc và rất khó chịu.

- Cảm xúc của Hồng khi nhìn thấy mẹ và được mẹ vỗ về âu yếm là cảm xúc hân hoan, hạnh phúc ngập tràn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Đó là tiếng reo vui trước mùa thu hiện tại độc lập, hạnh phúc. Mùa thu cách mạng tươi đẹp, và tràn đầy sức sống. Tác giả rất khéo léo khi dịch không gian nghệ thuật từ những phố dài xao xác buồn sang không gian núi rừng tươi mới, tràn đầy sức sống, nhân vật trữ tình vui vẻ, hạnh phúc như cất tiếng hát hòa trong sự phấn chấn của tạo vật phấp phới, thiết tha.

- Đó Mùa thu độc lập, tự chủ: Trời xanh đây là của chúng ta…

- Suy tư về hồn thiêng đất nước: Nước chúng ta…vọng nói về.

- Và cuối cùng đó là tất cả niềm tự hào về đất nước của nhân vật trữ tình yêu quê hương, yêu đất nước.

- Nghệ thuật: hình ảnh thơ giàu sức gợi, câu thơ giàu tính nhạc, phép điệp, giọng thơ sôi nổi, cảm xúc dạt dào, trữ tình.

 → Qua đoạn thơ ta có thể thấy tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất của tác giả.

giúp tôi với

tôi đang cần gấp

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Đoạn văn tham khảo

Dòng văn cuối của văn bản “Cà Mau quê xứ” đã tổng kết lại những nỗi niềm lưu luyến, những cảm xúc tiếc nuối của tác giả khi phải rời xa Đất Mũi Cà Mau. Đó là nơi ông gắn bó trong khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng để lại thật nhiều điều mong nhớ. Ở nơi cuối cùng của Tổ quốc với đầy nắng gió và cát biển, nhà văn đã được sống một cuộc đời rất khác, an yên và thú vị. Để khi rời đi, tạm biệt ông là những “cái nhìn lánh đen như than đước” của những người dân hồn hậu, của món quà chân phương và chan chứa tình cảm - than hầm. Lời chia tay có thể thật đẹp với những nụ cười tươi, cái bắt tay ấm nóng và lời hứa hẹn một ngày mai sẽ quay trở lại. Nhưng bước chân lên tàu rời Đất Mũi, nỗi nhung nhớ cùng tiếc nuối mới dâng trào nghẹn ngào. Tình cảm là một điều đặc biệt, lí trí muốn giấu kín thật sâu nhưng cơ thể vốn dĩ chẳng thể nói dối. Hình ảnh “mắt tôi chợt cay nhòe” đó là phản ứng cơ thể tự nhiên của tác giả khi biết mình phải rời xa mảnh đất thân thuộc này. Chẳng phải vậy mà Chế Lan Viên đã từng viết: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.”

Văn bản nào-.-

22 tháng 12 2021

Văn bản đâu ?