Viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em về hai khổ thơ đầu của bài thơ Dặn con- Trần Nhuận Minh
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Dặn con của Trần Nhuận Minh là một bài thơ thấm thía bởi đề cập đến một cách ứng xử rất mực chân tình, nhân văn trong cuộc sống. Bài thơ là lời dặn dò chân thành, thiết tha của người cha đối với con. Người cha mong muốn biết cảm thương, đồng cảm, chia sẻ và tôn trọng những người khó khăn hơn mình, tránh thái độ kì thị, khinh miệt, thương hại; biết sống một cách khoan dung và nhân ái. Khi biết yêu thương, đồng cảm và sẻ chia sẽ giúp làm giảm bớt khó khăn về vật chất, cũng như giảm bớt cả những tổn thương về tinh thần cho những người vốn đã bất hạnh đau khổ. Đó là biểu hiện của tình thương, tình người. Cái sâu sắc của người cha khi dạy con là lòng nhân ái. Ý nghĩa bài thơ nhắc nhở ta về lối sống, thái độ sống cao đẹp trong cuộc đời. Thế nhưng, trong cuộc sống, vẫn còn có những con người sống ích kỉ, lạnh lùng, vô cảm; thiếu sự nhân văn trong cư xử với người khác. Những người như thế thật đáng chê trách. Hiểu đực tâm sự của người cha đã gửi gắm trong bài thơ, chúng ta cần tự nhìn nhận đánh giá lại bản thân mình qua hành vi ứng xử với người bất hạnh xung quanh; cần điều chỉnh cách sống, cách ứng xử để thể hiện là một người có văn hóa; chú ý đến việc hoàn thiện nhân cách và vun đắp vẻ đẹp tình người cho tâm hồn. Cuộc sống có thể sẽ khó khăn hơn nếu chúng ta biết yêu thương, chia sẻ nhưng nhất định sẽ tốt đẹp và hạnh phúc hơn.
Đoạn thơ trên đã bộc lộ rất nhiều xúc cảm, tình cảm của nhà thơ Trương Nam Hương đối với người mẹ yêu dấu của mình. Trước hết, ngay từ câu thơ đầu tiên, tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa "Thời gian chạy qua tóc mẹ". Thủ pháp ấy vừa giúp hình ảnh "thời gian" trở nên có hồn, sinh động, cụ thể mang những hành động như con người đồng thời còn lột tả được những thay đổi trên mái tóc của mẹ qua năm tháng "Một màu trắng đến nôn nao". Từ mái tóc đen lay láy của người con gái nay đã biến thành màu tóc bạc trắng. Phải chăng, chính màu tóc ấy là hiện thân cho những vất vả, gian lao mà mẹ phải trải qua, mà mẹ phải quảng gánh? Hơn thế nữa, tác giả còn nhấn mạnh thời gian còn khiến lưng mẹ còng xuống. Lưng mẹ còng bởi lẽ để cho con ngày một thêm cao". Tức là mẹ đã dầm mưa dãi nắng, lao động cực nhọc không quản ngại khó khăn, vất vả để nuôi con lớn khôn trưởng thành. Thật vậy, đoạn thơ với những ngôn ngữ mộc mạc, chân thành và giản dị đã bộc lộ rõ nét tình cảm chân thành, biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với mẹ. Cũng từ đây, mỗi người con hãy chăm chỉ, siêng năng, cần cù học tập và làm việc để đền đáp công ơn trời biển ấy.
Tham khảo:
Thế Lữ là một trong số những nhà thơ nổi tiếng cho phong trào "Thơ mới" lúc bấy giờ, nhà thơ Thế Lữ cũng được coi là một ngôi sao sáng trên bầu trời "Thơ mới". Nói đến tác phẩm ghi dấu ấn cho một hồn thơ của ông là phải kể đến bài thơ "Nhớ rừng". Đọc Nhớ rừng của Thế Lữ mới thấy được đây chẳng khác nào là lời tự bộc bạch của con hổ trong vườn bách thú, nhưng sâu hơn một chút thì ta lại thấy được tác phẩm này cũng là tiếng lòng của chính nhà thơ. Và khổ thơ thứ 3 chính là minh chứng rõ ràng nhất, một bức tranh tứ bình đẹp đẽ, mang vẻ đẹp tuyệt mĩ của thiên nhiên núi rừng và của chính chúa tể sơn lâm.
Nhắc đến Thế Lữ thì người ta liền nhớ đến thời oanh liệt, vang dội của chúa Sơn Lâm trong tác phẩm Nhớ rừng. Tác phẩm viết trong những năm tháng đất nước chìm đắm trong sự nô lệ, bị dày vò về thể xác, cái sự bí bách ngột ngạt ấy cũng được tác giả làm rõ. Thời bấy giờ, thực dân tàn bạo và dã man quá mà khiến bao nỗi uất hận ấy tác giả không bộc lộ trực tiếp. Lũ thực dân âm mưu muốn đẩy lùi ý chí của nhân dân ta, chúng cấm dân ta, nghệ sĩ ta sáng tác văn chương trên mọi lĩnh vực. Cho nên Thế Lữ mới mượn lời của hổ - thế lực hùng mạnh để nói lên cái sự chán ghét, khinh thường mọi thứ đập vào mắt, những thứ đó chỉ là giả dối, tầm thường xa so với rừng núi bao la của chúng. Từ đấy để nói lên tâm trạng của con hổ cũng giống tâm trạng của con người nhà thơ, mong muốn chiến thắng, khát khao tự do để thoát khỏi cái xã hội ngột ngạt này.
Chảy theo dòng trạng thái đó, chúa Sơn Lâm nhớ lại thời quá khứ vàng son nơi núi rừng xanh bất tận của mình, cuộc sống nơi đó tuyệt đẹp biết bao nhiêu. Một cuộc sống không tù túng, tự do tự tại, cũng từng ngắm trăng, ngắm mưa rừng, ngay đến cả bình minh và hoàng hôn tươi đẹp cũng đã đều từng. Hai câu thơ đầu tiên chính là mảnh ghép của bức tranh tuyệt đẹp cảnh đêm trăng:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan”
“Nào đâu” là tiếng lòng của “hổ” tiếc nuối khi nghĩ về thời đã qua. Đêm trăng đó tuyệt đẹp biết bao nhiêu, một "đêm vàng bên bờ suối" thật lãng mạn và huyền ảo. Ánh trăng soi sáng mọi cảnh vật, bóng của nó in xuống bờ suối, làm cho hổ phải say. Đêm trăng đó, chúa Sơn Lâm đã say đắm vào cảnh vật rực rỡ của thiên nhiên. Đây không đơn thuần là chỉ "say mồi" do được ăn no mà còn là do "say ánh trăng tan". Trong thơ Tố Hữu cũng từng viết: "Rừng thu trăng rọi hòa bình/ Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung", nhưng ánh trăng này là âm thanh tiếng hát của con người, còn ánh trăng của Thế Lữ là ánh trăng vô cùng yên tĩnh. Sự yên tĩnh đó cho ta thấy sự hoang sơ của núi rừng, sự uy nghi khi làm chủ núi rừng của chúa Sơn Lâm.
Bức tranh cơn mưa rừng tuyệt đẹp cũng dần được hé lộ, người đọc cũng phải thốt lên rằng "cơn mưa đại ngàn thật mãnh liệt và xối xả":
“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới”
Tác giả sử dụng động từ mạnh "mưa chuyển bốn phương ngàn" để miêu tả nên những cơn mưa rừng trút xuống xối xả và mạnh mẽ. Những cơn mưa đó xối xả, mạnh mẽ dữ dội đến mức có thể làm "chuyển bốn phương ngàn", làm cho muôn hoa, muôn thú phải gầm lên vì sợ hãi. Nhưng với hổ - chúa tể Sơn Lâm chỉ "lặng ngắm giang sơn", một bản lĩnh của người đứng đầu của núi rừng này. Giang sơn núi rừng này là của "ta", không hề sợ hãi bởi "ta" là chúa tể của muôn loài“Mưa chuyển bốn phương ngàn” tác giả sử dụng động từ mạnh để miêu tả những cơn mưa rừng như trút, như xối xả.
Núi rừng trở về cái vẻ rộn rã, thanh bình của nó sau những cơn mưa dữ dội muốn lay chuyển đất trời. Bình minh ở núi rừng đại ngàn đến như bao ngày:
“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”
Một lần nữa, hổ thể hiện cái tự do, phóng khoáng của mình. "Bình minh" ở nơi đại ngàn hoang sơ có cây xanh, có ánh nắng, có tiếng chim hót. Hình ảnh dữ dội của cơn mưa đối lập hoàn toàn so với cảnh bình minh yên bình và tươi đẹp. Sự sống lại tiếp tục, reo vang, còn hổ sau một đêm thức cùng vũ trụ cũng mệt mỏi chìm vào "giấc ngủ tưng bừng", trong giấc ngủ đó tiếng chim hót như một liều thuốc bổ giúp giấc ngủ ngon hơn.
Khi thời khắc khép lại bức tranh hoàn mỹ cũng chính là lúc mảnh ghép mãnh liệt nhất xuất hiện, mang đậm sắc màu và khắc sâu vào trong tâm trí người đọc đó là cảnh hoàng hôn cuối chiều:
“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”
Sắc màu chủ đạo của bức tranh này là màu đỏ. Màu đỏ không chỉ đơn thuần là màu đỏ của ánh mặt trời mà còn là màu đỏ của máu. Từ láy "lênh láng" được tác giả sử dụng trong bài tạo hình gây ám ảnh tột độ, sự ghê rợn và sợ hãi. Chiều tà, "mảnh trời gay gắt kia" lịm xuống dần, cái sự chói chang cũng không còn nữa mà hay vào đó là màu đỏ chói. Chúa Sơn Lâm đang chờ đến giây phút bóng tối xuất hiện để ngự trị thế giới nơi đây. Khát vọng đó có sự táo bạo cũng có sự khinh thường đối thủ. Khi nhắc đến mặt trời còn người ta thường nghĩ đến một vũ trụ to lớn nhưng với hổ thì không nó chỉ là “mảnh mặt trời” mà thôi. Quả thật xứng danh là một chúa tể muôn loài.
Đây là đoạn thơ mà tác giả đã kì công dựng nên, một bộ bức tranh tứ bình đẹp đẽ nhất. Mượn lời của hổ, những đắm say về một thời đã qua cũng là tâm trạng của tác giả. Đoạn thơ đã sử dụng các nghệ thuật đặc sắc góp phần làm nên giá trị nội dung cho đoạn thơ nói riêng và cho toàn bộ bài thơ nói chung.
Lí Thường Kiệt là một vị danh tiến thời Lí. Chiến công của ông gắn liền với cuộc chiến quân Tống trên sông Như Nguyệt. Nhắc đến ông nhân dân ta không chỉ nhớ đến các chiến công hiển hách vang dội của ông mà ta còn nhớ đến một người rất có tài văn chương. Và nhắc đến tài thơ văn của ông ta không thể không nhắc đến tuyên ngôn độc lập bằng thơ của nước Đại Việt ta. Tác phẩm là lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta từ trước đến nay
Mở đầu tác phẩm là một lời tuyên ngôn hùng hồn đối với quân giặc
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư”
(núi sông nước Nam vua ở)
Câu thơ đầu tiên khẳng định một chân lí không thể thay đổi “sông núi nước Nam vua Nam ở” sông núi nước nam là phải vua Nam ở. Đó là một sự thật rất hiển nhiên không một ai có thể chối cãi được. Chữ “cư” ở trong bản nguyên tác chúng ta không chỉ hiểu là ở mà còn mang một ý nghĩa sâu sa hơn. Đó là vuu Nam có quyền làm chủ trên đất nước Nam này Tác giả muốn nói với người đọc nước Nam đã có vua mà ngày xưa vua là một đại diện tối cao cho một quốc gia. Nước đã có vua nghĩa là đã có độc lập chủ quyền và mỗi người nước Nam phải có trách nhiệm cùng vua giữ gìn cái chủ quyền đó. Mặt khác biên giới nước Nam cũng đã được gi rõ trong sách trời.
“tiệt nhiên nhân định tại thiên thư”
(vằng vặc sách trời chia xứ xở)
Đó là một chân lí không thể thay đổi được. Có thể nói đó là một tuyên ngôn về chủ quyền và nền độc lập của nước Nam khẳng định niềm tin và ý chí về tinh thần tự lập của nước Nam. Chính nhờ có niềm tin ấy khiến nhân dân ta luôn vùng lên mạnh mẽ mỗi khi giặc ngoại xâm. Vậy mà không hiểu lí lẽ đó giặc Tống lại ỷ mạnh đem quân sang gây chiến tranh phi nghĩa khiến cho nhân dân ta lâm vào cảnh điêu tàn nhân dân phải sống một cuộc đời lầm than càng hun đúc tinh thần ý chí quật cường quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền cho dân tộc. Dân tộc ta vốn là một dân tộc yêu hòa bình nhưng trước cuộc chiến tranh phi nghĩa chúng đang muốn vi phạm cái chủ quyền đã được sách trời quy định ấy.
“Giặc giữ cớ sao phạm đến đây”
(như hà nghịch lỗ sao xâm phạm)
Lời tuyên bố thật đanh thép: kẻ thù chớ có xâm phạm. Nếu chúng bay dám coi thường cả đấng tối cao là “Trời”, phạm vào “sách trời”; coi thường cả một dân tộc, phạm vào lòng tự tôn dân tộc, xâm phạm đến sông núi nước Nam thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại, nhơ nhuốc đến ngàn đời. Có thể nói, Sông núi nước Nam là lời tuyên bố đanh thép và hùng hồn nhất từ trước đến nay về chủ quyền đất nước. Với ý nghĩa ấy, Sông núi nước Nam xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.
Bản tuyên ngôn ấy kết tinh tất cả tư tưởng và tình cảm, khát vọng và ý chí của cả dân tộc Đại Việt suốt mấy ngàn năm dựng nước giữ nước và tỏa sáng đến muôn đời. Hành động xâm lược dã man, tàn bạo của quân giặc chắc chắn là trái với đạo trời. Hành động ấy là phi nghĩa vì thế mà chúng bay chắc chắn sẽ phải chuốc lấy bại vong". . Nếu hai câu thơ đầu là lời khẳng định chân lý về độc lập chủ quyền thì lời khẳng định chân lý về độc lập chủ quyền thì hai câu thơ sau là lời khẳng định niềm tin chiến thắng. Có niềm tin ấy bởi chúng ta có tinh thần đoàn kết, có truyền thống yêu nước lâu bền.
Chúng ta lại có ngọn cờ chính nghĩa và có cả những người con ưu tú, anh hùng luôn chiến đấu mưa lược và dũng cảm trong những cuộc chiến tranh để bảo vệ và gìn giữ sự tồn vong của đất nước, quê hương. Đó là một lời khẳng định. Cuộc chiến phi nghĩa nhất định thất bại. Và lịch sử đã chứng minh. Quân Tống thảm bại trên sông Như Nguyệt, phải tháo chạy nhục nhã. Lịch sử lại ghi thêm một chiến công chói lọi của quân và dân ta.
Bài thơ “Nam quốc sơn hà” được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, khẳng định chủ quyền của dân tộc, đồng thời nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược. Tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc từ bài thơ đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta, đã cùng đồng hành với biết bao thế hệ đi vào lịch.
Nam Quốc sơn hà là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn và sắc sảo. Nó xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên ngợi ca lòng yêu nước, ngợi ca niềm tự hào dân tộc, đồng thời cũng biểu thị ý chí, sức mạnh và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam
Lí Thường Kiệt là một vị danh tiến thời Lí. Chiến công của ông gắn liền với cuộc chiến quân Tống trên sông Như Nguyệt. Nhắc đến ông nhân dân ta không chỉ nhớ đến các chiến công hiển hách vang dội của ông mà ta còn nhớ đến một người rất có tài văn chương. Và nhắc đến tài thơ văn của ông ta không thể không nhắc đến tuyên ngôn độc lập bằng thơ của nước Đại Việt ta. Tác phẩm là lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta từ trước đến nay
Mở đầu tác phẩm là một lời tuyên ngôn hùng hồn đối với quân giặc
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư”
(núi sông nước Nam vua ở)
Câu thơ đầu tiên khẳng định một chân lí không thể thay đổi “sông núi nước Nam vua Nam ở” sông núi nước nam là phải vua Nam ở. Đó là một sự thật rất hiển nhiên không một ai có thể chối cãi được. Chữ “cư” ở trong bản nguyên tác chúng ta không chỉ hiểu là ở mà còn mang một ý nghĩa sâu sa hơn. Đó là vuu Nam có quyền làm chủ trên đất nước Nam này Tác giả muốn nói với người đọc nước Nam đã có vua mà ngày xưa vua là một đại diện tối cao cho một quốc gia. Nước đã có vua nghĩa là đã có độc lập chủ quyền và mỗi người nước Nam phải có trách nhiệm cùng vua giữ gìn cái chủ quyền đó. Mặt khác biên giới nước Nam cũng đã được gi rõ trong sách trời.
“tiệt nhiên nhân định tại thiên thư”
(vằng vặc sách trời chia xứ xở)
Đó là một chân lí không thể thay đổi được. Có thể nói đó là một tuyên ngôn về chủ quyền và nền độc lập của nước Nam khẳng định niềm tin và ý chí về tinh thần tự lập của nước Nam. Chính nhờ có niềm tin ấy khiến nhân dân ta luôn vùng lên mạnh mẽ mỗi khi giặc ngoại xâm. Vậy mà không hiểu lí lẽ đó giặc Tống lại ỷ mạnh đem quân sang gây chiến tranh phi nghĩa khiến cho nhân dân ta lâm vào cảnh điêu tàn nhân dân phải sống một cuộc đời lầm than càng hun đúc tinh thần ý chí quật cường quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền cho dân tộc. Dân tộc ta vốn là một dân tộc yêu hòa bình nhưng trước cuộc chiến tranh phi nghĩa chúng đang muốn vi phạm cái chủ quyền đã được sách trời quy định ấy.
“Giặc giữ cớ sao phạm đến đây”
(như hà nghịch lỗ sao xâm phạm)
Lời tuyên bố thật đanh thép: kẻ thù chớ có xâm phạm. Nếu chúng bay dám coi thường cả đấng tối cao là “Trời”, phạm vào “sách trời”; coi thường cả một dân tộc, phạm vào lòng tự tôn dân tộc, xâm phạm đến sông núi nước Nam thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại, nhơ nhuốc đến ngàn đời. Có thể nói, Sông núi nước Nam là lời tuyên bố đanh thép và hùng hồn nhất từ trước đến nay về chủ quyền đất nước. Với ý nghĩa ấy, Sông núi nước Nam xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.
Bản tuyên ngôn ấy kết tinh tất cả tư tưởng và tình cảm, khát vọng và ý chí của cả dân tộc Đại Việt suốt mấy ngàn năm dựng nước giữ nước và tỏa sáng đến muôn đời. Hành động xâm lược dã man, tàn bạo của quân giặc chắc chắn là trái với đạo trời. Hành động ấy là phi nghĩa vì thế mà chúng bay chắc chắn sẽ phải chuốc lấy bại vong". . Nếu hai câu thơ đầu là lời khẳng định chân lý về độc lập chủ quyền thì lời khẳng định chân lý về độc lập chủ quyền thì hai câu thơ sau là lời khẳng định niềm tin chiến thắng. Có niềm tin ấy bởi chúng ta có tinh thần đoàn kết, có truyền thống yêu nước lâu bền.
Chúng ta lại có ngọn cờ chính nghĩa và có cả những người con ưu tú, anh hùng luôn chiến đấu mưa lược và dũng cảm trong những cuộc chiến tranh để bảo vệ và gìn giữ sự tồn vong của đất nước, quê hương. Đó là một lời khẳng định. Cuộc chiến phi nghĩa nhất định thất bại. Và lịch sử đã chứng minh. Quân Tống thảm bại trên sông Như Nguyệt, phải tháo chạy nhục nhã. Lịch sử lại ghi thêm một chiến công chói lọi của quân và dân ta.
Bài thơ “Nam quốc sơn hà” được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, khẳng định chủ quyền của dân tộc, đồng thời nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược. Tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc từ bài thơ đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta, đã cùng đồng hành với biết bao thế hệ đi vào lịch.
Nam Quốc sơn hà là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn và sắc sảo. Nó xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên ngợi ca lòng yêu nước, ngợi ca niềm tự hào dân tộc, đồng thời cũng biểu thị ý chí, sức mạnh và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam
Trong tiềm thức của con người Việt Nam, tiếng tu hú là tiếng gọi mùa: 'Tu hú kêu, tu hú kêu, hoa phượng nở, hoa gạo đỏ đầy ước mơ hi vọng...". Đó là mùa hạ chói chang ánh nắng và đi cùng với đó là những sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Tiếng tu hú thân quen bất chợt vang vọng gợi lên trong tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi đang sục sôi ước mơ, khát vọng nhưng bị mất tự do ấy bao suy tưởng về một mùa hè ngập tràn màu sắc và niềm vui. Mới hồi tưởng thôi đã đủ cồn cào khao khát lao ra trời cao mà nhảy nhót hát ca. Tác giả đã vẽ lên bức tranh mùa hè sông động và tươi tắn bằng những từ ngữ giản dị, nhưng đầy sức gợi hình, gợi cảm. Nếu không có niềm gắn bó tha thiết với cuộc đời, không có niềm khao khát tự do mãnh liệt, không có một tâm hồn tinh tế nhạy cảm và một trí tưởng tượng vô cùng phong phú thì nhà thơ không thế viết được những câu thơ tuyệt vời đến thế... Một tiếng chim thôi cũng gợi trong tâm tưởng nhà thơ cả một trời thương nhớ về những mùa hè nồng nàn của quê hương. Những âm thanh rạo rực và hình ảnh tươi đẹp, tràn đầy sức sống của mùa hè nối nhau hiện lên trong tâm trí của tác giả. Phải yêu thương quê hương đến độ nào tác giả mới có thể đưa ra được những cảm nhận như vậy . Đó chỉ là một chút cảm xúc có trong nhất thời hay là tình cảm đúc kết từ quãng thời gian gắn bó đầy sâu nặng? Đó là cảm xúc đã chín muồi của con người tha thiết yêu cuộc sống, gắn bó máu thịt với quê hương thì mới có nỗi nhức nhối không nguôi đến như thế!
Với bài thơ Dặn con của nhà thơ Trần Nhuận Minh thì việc dạy con chỉ thông qua lời dặn dò giản đơn nhưng cũng hết sức sâu sắc và có ý nghĩa. Vốn là người từng trải người bố đã nghĩ rất thấu đáo và sâu sắc mọi điều. Hiện tại người bố nhận thấy“Mình tạm gọi là no ấm”. Nghĩa là dù sao gia đình mình vẫn còn quá ấm cúng và hạnh phúc so với nhiều gia đình, nhiều hoàn cảnh, nhiều mảnh đời bất hạnh cần sự cưu mang, sẻ chia giúp đỡ của cộng đồng. Nhưng biết đâu được cơ trời vần xoay, một ngày nào đó bố cũng trở thành người hành khất! Cho nên việc con làm bây giờ đó là việc tu nhân tích đức, một việc làm hết sức có ý nghĩa. Và rồi một ngày nào đó nhỡ bố có là người hành khất thì người ta sẽ giúp bố, biết đâu! Lời dặn con hết sức giản dị, nhưng cũng hàm chứa những ẩn ý sâu xa. Người bố không chỉ dặn đứa con của mình mà qua đó ông đã đánh thức lòng trắc ẩn, sự yêu thương sẻ chia, khơi dậy lòng tốt, tấm lòng từ thiện của nhiều người. Để rồi họ nhận ra rằng việc giúp đỡ người bất hạnh, người hành khất, những người có hoàn cảnh không may … đó chính là việc nghĩa mà họ cần phải nên làm, dù rằng đây là hành động không ai bắt buộc chỉ là tuỳ tâm, tuỳ thích! Với những từ ngữ, câu chữ mộc mạc, giản dị, cái nhìn tinh tế và những trải nghiệm về đời sống. Trần Nhuận Minh đã đem đến cho công chúng một bài thơ hay, một bài học đạo đức có ý nghĩa. Để con khôn lớn thành người có nhiều điều mà người bố phải dạy cho con. Nhưng cái quan trọng trước tiên nhất đó là dạy con lòng yêu thương con người. Lời dặn con của nhà thơ cũng chính là điều mà các bậc làm cha làm mẹ cần phải dạy cho con mình.
398076545435m+-532453678=??