K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 11 2023

Tham khảo:

6 tháng 3 2021

I. Nhận xét

1. Đọc đoạn văn đã cho.

Bên đường, cây cối xanh um. Nhà cửa thưa thớt dần. Đàn voi bước đi chậm rãi. Chúng thật hiền lành. Người quản tượng ngồi vắt vẻo trên chú voi đi đầu. Anh trẻ và thật khỏe mạnh. Thỉnh thoảng, anh lại cúi xuống như nói điều gì đó với chú voi.

Theo Hữu Trị

2. Tìm các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong các câu ở trong đoạn văn trên. 

Gợi ý:

Con đọc kĩ lại đoạn văn, tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của các sự vật: "cây cối", "nhà cửa", "chúng" (đàn voi), "anh" (người quản tượng)?

Trả lời:

Những từ cần tìm là những từ in nghiêng:

-  Cây cối xanh um.

-  Nhà cửa thưa thớt.

-  Chúng thật hiền lành.

-  Anh trẻ và thật khỏe mạnh.

3. Đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được.

M: Cây cối thế nào?

Gợi ý:

Con suy nghĩ và đặt câu cho phù hợp.

Trả lời:

Các câu hỏi cần đặt:

-  Cây cối thế nào?

-  Nhà cửa thế nào?

-  Chúng thế nào?

-  Anh thế nào?

4. Tìm những từ ngữ chỉ các sự vật được miêu tả trong mỗi câu:

M: Cây cối xanh um

Gợi ý:

Con tìm các sự vật chỉ người, con vật, cây cối, đồ vật,... được miêu tả trong đoạn văn.

Trả lời:

Đó là các từ: Cây cối, Nhà cửa; Chúng, Anh.

5. Đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được:

M: Cái gì xanh um?

Gợi ý:

Con đặt câu sao cho phù hợp với ngữ pháp và nội dung.

Trả lời:

Câu hỏi cần đặt:

-  Cái gì xanh um?

-  Cái gì thưa thớt?

-  Các con gì thật hiền lành?

-  Ai trẻ và thật khỏe mạnh? 

II. Luyện tập

1. Đọc và trả lời các câu hỏi:

Rồi những người con cũng lớn lên và lần lượt lên đường. Căn nhà trống vắng. Những đêm không ngủ, mẹ lại nghĩ về họ. Anh Khoa hồn nhiên, xởi lởi. Anh Đức lầm lì, ít nói. Còn anh Tịnh thì đĩnh đạc, chu đáo.

Theo Duy Thắng

a)  Tìm các câu kể "Ai thế nào?" trong đoạn văn trên.

Gợi ý:

Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận:

- Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?

- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào?

Trả lời:

Đó là các câu:

-  Rồi những người con cũng lớn lên và lần lượt lên đường.

-  Căn nhà trống vắng.

-  Anh Khoa hồn nhiên, xởi lởi.

-  Anh Đức lầm lì, ít nói

-  Còn anh Tịnh thì đĩnh đạc, chu đáo.

b + c) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu vừa tìm:

Gợi ý:

a) Phân tích cấu tạo câu, chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?

b) Phân tích cấu tạo câu, vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào?

Trả lời:

-  Rồi những người con // cũng lớn lên và lần lượt lên đường.

                    CN                            VN

-  Căn nhà // trống vắng.

      CN               VN

-  Anh Khoa // hồn nhiên, xởi lởi.

       CN                VN

-  Anh Đức // lầm lì, ít nói.

      CN               VN

-  Còn anh Tịnh // thì đĩnh đạc, chu đáo.

                 CN                         VN

 

2. Kể về các bạn trong tổ em, trong đó có các câu kể "Ai thế nào?"

Gợi ý:

Con kể về tính cách, đặc điểm của các bạn bằng các câu kể theo dạng Ai thế nào?

Trả lời:

Bài làm tham khảo

         Tổ em gồm mười bạn. Bạn Nam là tổ trưởng. Nam rất hoạt bát, năng nổ. Trí là tổ phó. Bạn ấy chậm rãi và chín chắn. Bá Hưng rất hiền lành. Còn Hải thì lém lỉnh nhất tổ. Thuỳ xinh xắn và dịu dàng. Lan sôi nổi, tháo vát. Ngọc thì nhu mì và nhút nhát. Tuy mỗi người mỗi tính cách nhưng chúng em đều chăm chỉ học hành và đoàn kết với nhau nên vẫn luôn được cô giáo khen ngợi.

 
15 tháng 4 2022

bạn tham khảo nha

Vào thời ấy, giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam. Chúng coi dân ta như cỏ rác, thi hành nhiều điều bạo ngược làm cho thiên hạ căm giận đến tận xương tủy. Bấy giờ, ở vùng Lam-sơn nghĩa quân đã nổi dậy chống lại chúng, nhưng buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị giặc đánh cho tan tác, Thấy vậy, đức Long quân quyết định cho họ mượn thanh gươm thần để họ giết giặc.

Hồi ấy ở Thanh-hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ. Thận thả lưới ở một bến vắng như thường. Tự nhiên trong một lần kéo lưới, chàng thấy nằng nặng, trong bụng mừng thầm chắc là có cá to. Nhưng khi thò tay bắt cá. Thận mới biết đó là một thanh sắt. Chàng vứt luôn xuống nước rồi lại thả câu ở một chỗ khác.

Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay. Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại nhặt lên và ném xuống sông. Lần thứ ba vẫn là thanh sắt ấy mắc vào lưới. Lấy làm quái lạ, Thận ghé mồi lửa lại nhìn xem. Bỗng chàng reo lên một mình:

- Ha ha! Một lưỡi gươm!

Thận về sau gia nhập quân đoàn khởi nghĩa Lam-sơn. Chàng đã mấy lần vào sinh ra tử ở nơi trận mạc để diệt lũ cướp nước. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận. Trong gian nhà tối om, thanh sắt hôm đó chợt sáng quắc lên ở một xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi đến gần cầm lấy xem và nhận ra chữ "Thuận Thiên" khắc sâu vào lưỡi. Song tất cả mọi người đều không biết đó là báu vật.

Một hôm bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng chạy tháo thân mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy ánh sáng trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lơi rút lấy chuôi gươm giắt vào lưng.

Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại tất cả các bạn, trong đó có Lê Thận. Khi lắp lưỡi vào với chuôi thì kỳ lạ thay, vừa vặn khớp nhau. Lê Lợi bèn kể lại câu chuyện. Mọi người nghe xong đều hồ hởi vui mừng. Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với chủ tướng:

- Đây là thần có ý phó thác cho "minh công" làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương da của mình theo "minh công" và thanh gươm thần này để báo đền xã tắc!

Từ đó khí thế của nghĩa quân ngày một tăng. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoàng trên mọi trận địa và làm cho quân Minh bạt vía. Chẳng mấy chốc tiếng tăm của quân Lam-sơn lan khắp nơi. Họ không phải trốn tránh trong rừng nữa mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương thực của giặc mới cướp được tiếp tế cho họ. Gươm thần đã mở đường cho họ đánh tràn ra mãi cho đến lúc không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước.

Sau khi đuổi giặc Minh về được một năm, ngày hôm ấy Lê Lợi - bấy giờ đã là một vị thiên tử - cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả-vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền chèo ra giữa hồ thì tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi làn nước xanh. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Vua đứng trên và nhận thấy lưỡi gươm đeo bên mình cũng đang cử động. Con rùa vàng không sợ người, nhô thêm nữa, tiến sát về phía thuyền vua. Nó đứng nổi lên trên mặt nước và nói:

- Bệ hạ hoàn gươm cho Long quân!

Nghe nói thế nhà vua bỗng hiểu ra bèn thò tay rút gươm ra khỏi bao. Chỉ một lát thanh gươm thần rời khỏi tay vua bay đến phía rùa vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy ngang lưỡi. Cho đến khi gươm và rùa lặn xuống, người ta vẫn thấy có vệt sáng le lói dười mặt nước hồ xanh.

Khi những chiếc thuyền của bá quan tiến lên kịp thuyền rồng thì vua liền báo ngay cho họ biết:

- Đức Long quân cho chúng ta mượn thanh gươm thần để trừ giặc Minh. Nay đất nước đã thanh bình, Người sai rùa lấy lại.

Và từ đó, hồ bắt đầu được mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn-kiếm.

16 tháng 11 2021

1sai

2đúng

3sai

4sai

16 tháng 11 2021

thank bạn nhabucminh

20 tháng 12 2021

bạn có thể cho đề lên câu hỏi luôn đc ko bạn?

17 tháng 1 2017

bn phải ghi rõ ra hum

Câu 1. Nguyên nhân cơ bản để xảy ra chấn thương trong tập luyện thể dục thể thao là gì?A. Tập từ đơn giản đến phức tạpB. Khởi động kỹ trước khi tập luyệnC. Tập luyện các động tác khó, nguy hiểm khi không có người hướng dẫnCâu 2. Để tiến hành tập luyện cho tốt, trước khi tập các em nên ăn uống như thế nào?A. Ăn nhẹ, uống nhẹB. Ăn nhẹ, uống nhiềuC. Ăn no, uống nhẹCâu 3. Trong quá trình...
Đọc tiếp

Câu 1. Nguyên nhân cơ bản để xảy ra chấn thương trong tập luyện thể dục thể thao là gì?

A. Tập từ đơn giản đến phức tạp

B. Khởi động kỹ trước khi tập luyện

C. Tập luyện các động tác khó, nguy hiểm khi không có người hướng dẫn

Câu 2. Để tiến hành tập luyện cho tốt, trước khi tập các em nên ăn uống như thế nào?

A. Ăn nhẹ, uống nhẹ

B. Ăn nhẹ, uống nhiều

C. Ăn no, uống nhẹ

Câu 3. Trong quá trình tập luyện nếu thấy sức khoẻ không bình thường em cần phải làm gì?

A. Ngồi hoặc nằm ngay.

B. Báo cáo cho giáo viên biết.

C. Tập giảm nhẹ động tác

Câu 4. Bài thể dục phát triển chung lớp 7 gồm bao nhiêu động tác?

A. 8 động tác

B. 9 động tác

C. 10 động tác

Câu 5. Tư thế chuẩn bị của bài thể dục phát triển chung là?

A. Đứng nghiêm.

B. Chân trước, chân sau.

C. Hai chân rộng bằng vai.

 

Câu 6. Khi thực hiện động tác vươn thở của bài thể dục phát triển chung , những nhịp nào hít vào và nhịp nào thở ra?

A. Nhịp 1 và 3 hít vào, nhịp 2 và 4 thở ra.                        

B. Nhịp 1 và 2 hít vào, nhịp 3 và 4 thở ra.

C. Nhịp 2 và 3 hít vào, nhịp 1 và 4 thở ra.

Câu 7. Khi thực hiện động tác chạy đạp sau, chân sau cần phải?

A. Gập gối.

B. Duỗi thẳng.

C. Sao cũng được.

Câu 8. Khi thực hiện động tác chạy đạp sau, tư thế thân người sẽ?

A. Thẳng đứng.

B. Ngả ra sau.      

C. Ngả về trước

Câu 9. Các động bổ trợ cho chạy nhanh đã học là?

A. Bật xa, đà 1 bước giậm nhảy.

B. Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy gót chạm mông, chạy đạp sau.

C. Đá lăng trước, đá lăng trước - sau, đá lăng sang ngang.

Câu 10. Để bổ trợ cho môn chạy nhanh, cần phát triển sức mạnh nào?

A. Tay.

B. Bụng.  

C. Chân.

Câu 11. Khi thực hiện tư thế xuất phát cao trong chạy nhanh, trọng tâm dồn vào chân nào?

A. Trọng tâm dồn vào chân sau.

B. Trọng tâm dồn nhiều vào chân trước

C. Trọng tâm dồn đều cả 2 chân.

Câu 12. Kỹ thuật xuất phát cao  trong chạy nhanh bao gồm mấy hiệu lệnh?

          A. 2 hiệu lệnh.                       

          B. 3 hiệu lệnh.

          C. 4 hiệu lệnh.

Câu 13. Khi nghe hiệu lệnh chạy thì chân sau bước trước hay là chân trước bước trước?

          A. Chân trước.                        

          B. Chân sau.

          C. Chân nào cũng được.

Câu 14. Thứ tự thực hiện của giai đoạn kỹ thuật xuất phát cao là ?

A.Vào chỗ - Chạy - Sẵn sàng.

B.Vào chỗ - Sẵn sàng - Chạy.

C.Sẵn sàng - Vào chỗ - Chạy.

Câu 15. Trong suốt quá trình chạy đến khi về đích, chân chạm đất như thế nào?

A. Cả bàn chân.

B. Nửa bàn chân trước.     

C. Gót chân.

Câu 16. Khi thực hiện kỹ thuật chạy giữa quãng, tay và chân người chạy sẽ?

A. Tay và chân cùng bên.

B.Tùy người chạy.         

C. Tay và chân ngược nhau.

Câu 17. Ở hiệu lệnh vào chỗ” của kĩ thuật xuất phát cao, tư thế đứng của hai chân là?

A. Chân trước - chân sau.

B. Hai chân rộng bằng vai

C. Cả A và B đều đúng.

Câu 18. Chiều dài của sân đá cầu là?

A. 12m10

B. 14m00

C. 13m40

Câu 19. Khi thực hiện tâng cầu bằng má trong bàn chân thì vị trí nào của chân tiếp xúc với cầu?

A. Má trong bàn chân

B. Má ngoài bàn chân

C. Mu bàn chân

Câu 20. Khi thực hiện động tác phát cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân có nâng trọng tâm  lên cao không?

A. Có nâng trọng tâm

B. Không nâng trọng tâm

C. Tùy người thực hiện

Câu 21. Muốn tâng cầu được nhiều trong thời gian qui định thì người tập cần phải?

A. Tâng cầu lên cao hơn đầu người

 B. Tâng cầu cao ngang mặt

C. Tâng cầu ở tầm thấp

Câu 22. Kĩ thuật cơ bản đúng của động tác của tâng cầu bằng mu bàn chân là?

A. Dùng mu bàn chân tâng cầu lên cao

B. Dùng mu bàn chân tâng cầu ra sau

C. Dùng mu bàn chân tâng cầu ra trước

Câu 23. Tập Đá cầu thường xuyên giúp cho cơ thể phát triển tố chất nào?

A. Nhanh

B. Linh hoạt

C. Cả 2 phương án trên

Câu 24. Động tác nào bổ trợ chính cho kĩ thuật tâng cầu bằng má trong bàn chân?

A. Chạy đá lăng trước

B. Chạy đá má trong

C. Chạy đá má ngoài

Câu 25. Động tác tâng cầu trở lại cho người đối diện là động tác?

A. Tâng cầu bằng đùi

B. Tâng cầu bằng má trong bàn chân

C. Chuyền cầu theo nhóm 2 người

Câu 26.Trong thi đấu Đá cầu, cầu chạm vị trí nào là phạm qui?

A. Chạm đầu

B. Chạm tay

C. Chạm ngực

Câu 27. Trong thi đấu đơn nội dung Đá cầu, mỗi vận động viên được chạm cầu mấy lần?

A. 3 lần chạm

B. 2 lần chạm

C. 1 lần chạm

Câu 28. Chọn chiến thuật nào cho phù hợp trong phát cầu khi thấy đối thủ đứng gần lưới?

A. Phát cầu cao và sâu ra phía sau

B. Phát cầu gần lưới

C. Phát cầu sao cho qua lưới là được.

Câu 29.  Để đưa cầu vào cuộc trong mỗi trận đấu, vận động viên sử dụng động tác nào?

A. Tâng cầu

B. Đỡ cầu

C. Phát cầu

Câu 30. Tình huống sau: Vận động viên A phát cầu chạm vào mép trên của lưới nhưng qua sân của đối phương, vậy theo Luật hiện hành vận động viên A có điểm không?
A. Có
B. Không
C. Phát cầu lại

 

 

 

 

1
31 tháng 12 2021

Câu 1. Nguyên nhân cơ bản để xảy ra chấn thương trong tập luyện thể dục thể thao là gì?

A. Tập từ đơn giản đến phức tạp

B. Khởi động kỹ trước khi tập luyện

C. Tập luyện các động tác khó, nguy hiểm khi không có người hướng dẫn

Câu 2. Để tiến hành tập luyện cho tốt, trước khi tập các em nên ăn uống như thế nào?

A. Ăn nhẹ, uống nhẹ

B. Ăn nhẹ, uống nhiều

C. Ăn no, uống nhẹ

Câu 3. Trong quá trình tập luyện nếu thấy sức khoẻ không bình thường em cần phải làm gì?

A. Ngồi hoặc nằm ngay.

B. Báo cáo cho giáo viên biết.

C. Tập giảm nhẹ động tác

11 tháng 5 2018

- Đáp án: a) Làm gì ?

9 tháng 3 2023

giúp mình ạ!