Câu 1 :Trình bày quá trình thành lập nhà nước Ai cập cổ đại.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Qúa trình thành lập nhà nước của người Ai Cập: Từ khoảng thiên nirn kỉ IV TCN, cư dân Ai Cập sống trong các công xã. Vào khoảng năm 3200 TCN, Mê-nét đã thống nhất các công xã thành nhà nước Ai Cập, đứng đầu là Pha-ra-ông.
Qúa trình thành lập nhà nước của người Lưỡng Hà: Vào khoảng cuối thiên niên kỉ IV TCN, nhiều quốc gia ở Lưỡng Hà ra đời ở hai lưu vực sông Ti-grơ và Ơ-phrát. Sau đó, thống nhất các nước nhỏ thành một vương quốc lớn, đứng đầu là En-si
Câu 2: Từ thế kỉ XXI đến thế kỉ III TCN, lịch sử Trung Quốc trải qua các triều đại Hạ Thương, Chu. Sau triều đại nhà Chu, Trung Quốc lại bị chia thành nhiều nước nhỏ. Trong đó, nước Tần có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất, lần lượt tiêu diệt các đối thủ.
Năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng đã thống nhất lãnh thổ, tự xưng hoàng đế. Nhà Tần chia cắt đất nước thành các quận, huyện, đặt các chức quan cai quản, lập ra triều đại phong kiến đầu tiên ở Trung Quốc.
Câu 3 :
- Nhà nước cổ đại Ai Cập mang tính chât chuyên chế, đứng đầu là Pha-ra-ông có quyền lực tối cao; gúp việc cho Pha-ra-ông là các quý tộc và tăng lữ (phụ trách việc: thu thuế, xây dựng đền tháp, chỉ huy quân đội,...).
- Tổ chức còn rất đơn giản và sơ khai. Tuy nhiên, đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế, xã hội đất nước cũng như sự hình thành quốc gia - dân tộc
Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại là:
Ấn Độ là nơi khởi phát của tôn giáo, trong đó hai tôn giáo chính là Hin-đu và Phật giáo.
Người Ấn Độ sáng tạo ra chữ viết từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn.
Văn học Ấn Độ phong phú và nhiều thể loại, tiêu biểu nhất là sử thi.
Công trình kiến trúc Hinđu giáo và Phật giáo đồ sộ, được xây dựng nhiều nơi
Người Ấn Độ biết làm ra lịch, tạo ra các chữ số mà ngày nay vẫn còn đang sử dụng.
**Tham khảo**
- Những thành tựu văn hóa chủ yếu của người Ai Cập:
+ Tín ngưỡng:
Sùng bái tự nhiên (tôn thờ nhiều vị thần, như: thần sông Nin, thần Mặt trời…).Tin vào sự bất tử của linh hồn (cho rằng sau khi chết, linh hồn có thể trở lại thể xác để hồi sinh => có tục ướp xác).
+ Lịch pháp: sáng tạo ra nông lịch.
+ Chữ viết: Sử dụng chữ tượng hình; Chữ được viết trên giấy làm từ thân của cây Papirut.
+ Toán học: Giỏi về hình học; Biết làm các phép tính theo hệ đếm thập phân.
+ Kiến trúc: Xây dựng được các công trình đồ sộ, kì vĩ. Ví dụ: Kim tự tháp…
- Những thành tựu văn hóa chủ yếu của người Lưỡng Hà:
+ Tín ngưỡng: Sùng bái tự nhiên (tôn thờ nhiều vị thần, như: thần Mặt trời…).
+ Lịch pháp: Sáng tạo ra nông lịch.
+ Chữ viết: Sử dụng chữ tượng hình; Chữ được viết trên đất sét.
+ Toán học: Giỏi về số học; Sử dụng hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở.
+ Kiến trúc: xây dựng được các công trình đồ sộ. Ví dụ: vườn treo Ba-bi-lon…
- Cư dân cổ đại Ai Cập sống ở lưu vực sông Nin. Họ sống theo từng công xã và được gọi là Nôm.
- Từ thiên niên kỷ thứ IV TCN, các Nôm ở miền Bắc hợp thành Hạ Ai Cập. Còn các Nôm ở miền Nam hợp thành Thượng Ai Cập.
- Khoảng năm 3000 TCN, vua Na- mơ (Namer), hay vua Mê- nét (Menes) đã thống nhất thượng và hạ Ai Cập và tạo ra nhà nước Ai Cập cổ đại.
Hình như còn thiếu đúng ko ạ ?