K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2023

Tài nguyên khoáng sản đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với các nước Châu Á. Đầu tiên và quan trọng nhất, chúng tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho các nước này. Các tài nguyên như dầu mỏ, khí đốt, quặng sắt và kim loại quý được khai thác và xuất khẩu, giúp tạo ra nguồn thu nhập lớn và đóng góp vào GDP. Ngoài ra, tài nguyên khoáng sản cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp, đặc biệt là trong sản xuất thép, điện tử và năng lượng.

Việc khai thác tài nguyên khoáng sản thu hút sự quan tâm của các công ty quốc tế, dẫn đến đầu tư và hợp tác với các nước Châu Á, từ đó cải thiện hạ tầng và công nghệ trong nước. Ngoài ra, xuất khẩu tài nguyên khoáng sản cũng giúp tăng nguồn ngoại tệ, cải thiện tình hình cân đối thanh toán và hỗ trợ trong việc mua sắm hàng hóa và dịch vụ từ các quốc gia khác.

29 tháng 10 2023

gọn lại được koho

17 tháng 1 2023

Ý nghĩa của tài nguyên khoáng sản đối với với các nước châu Á:

+ Tài nguyên khoáng sản phong phú là cơ sở cho sự phát triển các ngành khai thác, chế biến và xuất khẩu.

+ Cung cấp nguyên vật liệu cần thiết cho công nghiệp luyện kim, sản xuất ô tô.

+ Trong quá trình khai thác cần chú ý sử dụng tiết kiệm và hiệu quả.

13 tháng 11 2021

B

19 tháng 4 2021

+ Tài sản nhà nước là tài sản thuộc sở hữu của toàn dân , do Nhà nước chịu trách nhiệm quản lí. ...

+ Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

24 tháng 3 2022

tham khảo

 

Cục Địa chất & Khoáng sản Việt Nam (ĐC&KSVN), Tổng cục Môi trường (TCMT) phối hợp với Tổng Công ty Dầu khí và Kim loại quốc gia Nhật Bản (TCTDK&KLQGNB) vừa tổ chức Hôị thảo về môi trường mỏ trong khai thác khoáng sản ở Việt Nam nhằm tuyên truyền, phổ biến những tác hại đến môi trường, cảnh quan, đời sống của cộng đồng do hoạt động khai khoáng gây ra; đồng thời nâng cao ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ bảo vệ môi trường (BVMT) mỏ của các doanh nghiệp trong khai thác mỏ vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Tham dự Hội thảo có nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT Đỗ Hải Dũng, lãnh đạo một số Vụ chức năng thuộc Bộ, Cục ĐC&KSVN, TCMT, Tổng hội Địa chất, Viện KHĐC&KS, Sở TN&MT các tỉnh… Về phía Nhật Bản có ông Takayuki Shimonura, Bí thư thứ hai ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam, TGĐ Cơ quan Ngoại thương Nhật Bản tại Việt Nam, ông Hiroyuki Moribe, GĐ điều hành TCT DK &KLQG Nhật Bản (JOGMEC), ông Eimon Ueđa cùng đại diện các Tập đoàn, các Công ty, doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Takayuki Shimonura, Bí thứ thứ hai ĐSQ Nhật Bản tại VN đề cập những mất mát to lớn mà Nhật Bản đang phải gánh chịu do trận động đất và sóng thần gây ra, cảm ơn Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã chia sẻ khó khăn, dành cho Nhật Bản sự ủng hộ giúp đỡ chân tình trong cơn hoạn nạn, khẳng định mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước trong hợp tác phát triển kinh tế nói chung và ngành khai khoáng nói riêng.

Thay mặt Ban tổ chức, Cục trưởng Cục ĐC & KSVN Nguyễn Văn Thuấn bảy tỏ niềm cảm thông với những đau thương mất mát của nhân dân Nhật bản và tin tưởng rằng, với ý chí và truyền thống kiên cường của dân tộc, Nhật Bản sẽ sớm khắc phục hậu quả của thiên tai và tiếp tục phát triển đất nước.

Phát biểu tại Hội thảo, Cục trưởng Nguyễn Văn Thuấn khẳng định: Công nghiệp khai thác mỏ là ngành kinh tế tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng yêu cầu phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển KT-XH của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, công nghiệp (CN) khai khoáng đang đứng trước nhiều thách thức: khai thác, sử dụng chưa có hiệu quả làm cho tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, tác động xấu tới cảnh quan và hình thái môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất đai, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác. Hội thảo là dịp để các cơ quan quản lý Nhà nước về khoáng sản, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản trao đổi kinh nghiệm nhằm phát huy những mặt tích cực và đề ra những định hướng, giải pháp tích cực nhằm nâng cao năng lực  quản lý tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản vì lợi ích quốc gia và sự phát triển bền vững của ngành khai thác mỏ Việt Nam.

Hội thảo đã nghe Giám đốc điều hành JOGMEC giới thiệu các biện pháp phòng chống ô nhiễm tại các khu mở bỏ hoang và vai trò của JOGMEC để khắc phục tình trạng này. Ông Trịnh Minh Cương, Cục ĐC & KSVN nêu thực trạng công tác BVMT trong khai thác mỏ ở Việt Nam, TCT Nghiên cứu công nghệ JFE trình bày khung pháp lý về quản lý ô nhiễm môi trường mỏ của Nhật Bản. ông Mai Thế Toản (TCMT) đề cập các chính sách  bảo vệ môi trường mỏ tại Việt Nam, ông Masao Okumura, Phòng Kiểm soát ô nhiễm hầm mỏ JOGMEC giới thiệu hoạt động nghiên cứu và phát triển của JOGMEC về công nghệ kiểm soát ô nhiêm mỏ. Đại diện  Sở TN&MT các tỉnh và các tập đoàn, công ty khai thác mỏ phát biểu, trao đổi về thực trạng, kinh nghiệm cùng những bất cập trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản.

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

- Đặc điểm địa hình châu Á: phân hóa đa dạng.

+ Núi, cao nguyên và sơn nguyên chiếm ¾ diện tích châu lục, phần lớn tập trung ở khu vực trung tâm. Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là bắc – nam và đông – tây.

+ Các đồng bằng châu thổ rộng lớn phân bố chủ yếu ở phía đông và nam.

+ Địa hình ven biển và hải đảo bị chia cắt mạnh tạo thành các vũng, vịnh….

- Đặc điểm khoáng sản châu Á: 

+ Tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú.

+ Một số khoáng sản có trữ lượng lớn như: than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc, crom, man-gan,…

- Ý nghĩa của đặc điểm địa hình và khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á:

+ Tạo điều kiện cho châu Á phát triển nhiều ngành kinh tế.

+ Cần hạn chế các tác động tiêu cực làm biến đổi địa hình, ô nhiễm môi trường,...