K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 10 2023

rất vui

 

 

15 tháng 10 2023

người mẹ thao thức nhớ con mà ko ngủ đc, buồn bã nhớ lại người anh đang đi xa.

1 tháng 4 2021

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Bài hát với giai điệu và ca từ sâu lắng, chân tình đã đi vào biết bao trái tim người Việt để rồi khi nhớ về mảnh đất chôn nhau, cắt rốn của mình, ai ai cũng không khỏi rưng rưng. Tế Hanh đã sáng tác không ít tác phẩm về miền quê làng chài ven biển của ông như một nỗi nhớ, niềm thương về một nơi đầy những hồi ức yêu dấu, ngọt ngào. "Quê hương" là một trong những sáng tác nằm trong dòng cảm xúc ấy.

Hai câu thơ mở bài như một lời giới thiệu của tác giả về làng quê miền biển của mình. Nó là một làng quê nằm ăn sát ra biển, bốn bề quanh năm sóng vỗ. Qua hai câu mở bài này, tác giả còn muốn giới thiệu với mọi người về nghề nghiệp chính ở quê mình, đó là nghề ngư nghiệp.

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Hai câu thơ tiếp theo như những dòng nhật kí tâm tình của Tế Hanh, nói về công việc thường nhật xảy ra ở ngôi làng ven biển này. Tiết trời ở đây thật trong lành: bầu trời trong xanh, gió biển nhẹ, bình minh rực rỡ sắc hồng. Lúc đó, những người thanh niên, trai tráng trong làng cùng nhau căng buồm, tiến ra biển cả.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

 

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang

Trong hai câu thơ này, tác giả Tế Hanh đã sử dụng những động từ, tính từ mạnh: “hăng, phăng, vượt” và sử dụng nghệ thuật so sánh “chiếc thuyền nhẹ” với “con tuấn mã”, làm gợi lên vẻ đẹp, sự dũng mãnh của con thuyền.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Ở hai câu tiếp theo này, nghệ thuật so sánh lại được sử dụng. “Cánh buồm” được so sánh với “mảnh hồn làng”, thể hiện tình yêu quê hương luôn tiềm tàng trong con người Tế Hanh.

Được sử dụng một lần nữa, động từ, tính từ mạnh: “giương, rướn, bao la” đã cho ta thấy một vẻ đẹp kiêu hãnh, đầy tự hào của cánh buồm vi vu trong gió biển.

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ,

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

“Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe”

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Khắp thân mình nồng thở vị xa xăm.

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Tám câu thơ tiếp theo này thể hiện hình ảnh làng chài khi những chiếc thuyền cá trở về sau những ngày chìm trong gió biển. Người dân làng chài vui sướng biết bao khi những người thân của họ đã mang về những thành quả tương xứng. Dân chài lưới mang một màu da thật riêng, có một mùi hương riêng biệt. Cái mùi này chỉ những người yêu quê hương tha thiết, nồng nàn như tác giả Tế Hanh mới có thể cảm nhận được. Chiếc thuyền cũng mệt mỏi sau những ngày đi biển, tựa như con người vậy. Cái chất muối thấm trong thớ vỏ cũng được tác giả cảm nhận bằng cách “nghe”, thật độc đáo!

Nay xa cách, lòng tôi luôn tưởng nhớ:
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Khi viết bài thơ này, tác giả đang ở xa quê hương. Vậy mà, ông vẫn luôn nhớ về mảnh đất quê hương yêu dấu của mình. Nhớ màu nước biển xanh, nhớ những con cá bạc, nhớ cánh buồm trắng, nhớ con thuyền đang băng băng rẽ sóng ra khơi. Ông còn nhớ cả cái mùi muối mặn của biển quê nhà.

Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ còn cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

Tham khảo:

Buồn thương, hẫng hụt, ngậm ngùi, xót xa khi trở thành khách lạ giữa quê hương.

30 tháng 11 2016

Xa quê đã mấy chục năm nhưng tình cảm với quê hương ông vẫn giữ. Điều đó được thể hiện ở giọng quê ông vẫn giữ được, giữ được giọng quê đối với người xa quê mấy chục năm trời là một điều vô cùng quý giá. Thực ra trong cuộc sống có rất nhiều người xa quê thì dường như họ sẽ thay đổi tất cả từ giọng nói cho đến phong cách cử chỉ nhưng với Hạ Tri Chương thì điều đó không hề xảy ra. Chứng tỏ ông không hề quên nơi đã sinh ra mình, cho mình một cuộc sống, nơi có biết bao kỉ niệm, có người mẹ đã nuôi ông lớn lên bằng dòng sữa ngọt ngào, ru ông bằng những câu hát ân tình, tha thiết…Như vậy thời gian chỉ có thể làm thay đổi được mái tóc, được vẻ bên ngoài của con người chứ không thể thay đổi được những nét bên trong, nét quê ẩn chứa trong ông. Ta thấy tình cảm của ông đối với quê hương thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao nhiêu. Bởi ta biết rằng ông từng làm quan to trong triều đình, được bao người trọng vọng, ở một môi trường như thế con người rất dễ thay đổi, thực tế không ít người quay lưng lại với quê hương mình bằng cách thay đổi giọng nói cho phù hợp với nơi đô thị. Hạ Tri Chương quả có một tâm hồn thủy chung, nghĩa tình với quê hương của mình.

5 tháng 8 2016

 

-giống nhau:

+Đều nói về số phận bất hạnh của người phụ nữ.

+Không làm chủ được cuộc đời.

+Diễn tả thân phận, bất hạnh.

 

-khác nhau:

*Bánh trôi nước

+Mượn hình ảnh"Bánh trôi nước", nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ xưa.

+Nêu lên tấm long chung thủy, son sắt, đáng quý.

*Phụ nữ trong những câu ca dao than thân

+Lời than thân.

1 tháng 10 2018

Tâm trạng của bé Hồng trong bài hồi kí Trong Lòng Mẹ của Tác Gỉa Nguyên Hồng 

Lúc đầu khi nghe bà cô độc ác nói xấu mẹ mình:

Dành trọn tình yêu thương cho mẹ

Không bị những lời lẽ cay kiệt ảnh hưởng đến tình yêu dành cho mẹ minhg

=> Quyết tâm bảo vệ và bênh vực cho mẹ "không cho những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến..Nước mắt đầm đìa..." ; "Gía những cổ tục..mới thôi"

=> Thể hiện sự căm ghét muốn đập tan hết những cổ tục đã đày đọa mẹ em

* Cảm giác được sống trong lòng mẹ 

gọi bối rối "mợ ơi,..."

-> Tiếng gọi khao khát tình yêu thương dồn nén từ bấy lâu nay

-òa lên khóc nức nở

=> Đó là giọt nc mắt vui sướng tột đọ khi đc sống trong lòng mẹ

mẹ vẫn đẹp như xưa

=> Ca ngợi tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng ,đẹp đẽ ko gì phá vở nổi và tình yêu thương mẹ vô bờ bến của chú bé Hồng

TL
3 tháng 2 2021

- Nhân hóa: con hổ có tiếng nói, cảm xúc, trạng thái như con người.

 

- Ẩn dụ: dùng hình ảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để nói về tâm trạng người Việt Nam bị giặc đô hộ.

 

- Điệp từ: "ta", "đâu" - khổ 3; "nơi" - khổ 5

 

- Liệt kê: những cảnh oai linh rừng thẳm của một thời (khổ 2, 3); những cảnh vật tầm thường của hiện tại (khổ 4).

 

=> Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm, làm lời thơ giàu giá trị biểu đạt. Từ đó tạo nên những đặc sắc cho lời thơ và thành công của tác giả.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

Tôi đã nghĩ, Tây Bắc rộng lớn, núi rừng khá hiểm trở, chỉ với hình ảnh hoa mận trắng muốt, mình vẫn có thể nhớ được con đường có thể trở về quê hương. Khi những cánh hoa mận trắng, nhụy vàng bung nở cũng là lúc cái tết miền Tây Bắc đang đến gần. Bên những nếp nhà gỗ, hoa mận nở tràn lối đi vào bản, sà vào cả hiên nhà, hòa với màu áo xanh, áo đỏ của phụ nữ Mông đi chơi xuân, tạo nên bức tranh rực rỡ sắc màu trên rẻo cao. Thiếu nữ e ấp, bẽn lẽn trong những bộ váy xòe thấp thoáng giữa rừng mận trắng đi hội xuân. Ngoài kia hoa mận, hoa đào đang khoe sắc, khèn nhà ai đó đã ghép xong, quả pao đang chờ bàn tay ai đó đón lấy. Giữa khung cảnh nên thơ của núi rừng, đắm chìm trong hương sắc của hoa đào, hoa mận, bồng bềnh trong bầu không khí tết là tiếng kèn môi. Tiếng kèn môi réo rắt vọng ra từ núi, nhẹ như hơi thở mùa xuân giữa núi rừng bao la huyền bí khiến cho ta quên đi bao lo toan thường ngày để cảm nhận niềm hạnh phúc chứa chan tâm tình. Tiếng kèn như gọi mời lữ khách gần xa, khiến mỗi ai đến đây đều không khỏi ngẩn ngơ, mau mau chóng chóng quay lại lối về…

giúp mìh vs mai kiểm tra rồi - Đêm trước ngày khai trường tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Chi tiết nào trong bài chứng tỏ điều đó?2. Bài cuộc chia tay của những con búp bê:- Em hãy giải thích vè sao khi dắt Thủy ra khỏi trường tâm trạng Thành lại kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.- Qua câu chuyện...
Đọc tiếp

giúp mìh vs mai kiểm tra rồi

- Đêm trước ngày khai trường tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Chi tiết nào trong bài chứng tỏ điều đó?

2. Bài cuộc chia tay của những con búp bê:

- Em hãy giải thích vè sao khi dắt Thủy ra khỏi trường tâm trạng Thành lại kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.

- Qua câu chuyện này, theo em, tác giả muốn nhắn gửi điều gì?

3. Bài ca dao , dân ca:

- bài anh em... và bài thân em sử dụng nghệ thuật gì? nội dung của mỗi câu chuyện.

- Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương có mấy nghĩa? Nghĩa nào quyết định giá trị của bài thơ ?

- Cảnh Đèo Ngang được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày ? Thời điểm đó có lợi gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?

II. Tập làm văn

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về người thân mà em yêu quý nhất

4
18 tháng 11 2016

1. _ Tâm trạng của người con :
Hăng hái dọn dẹp đồ chơi,… và háo hức.
Giấc ngủ đến với con dễ dàng.
Vô tư thanh thản, ngủ ngon lành.

_ Tâm trạng của người mẹ :
Trìu mến quan sát những việc làm của con, vỗ về cho con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con.
Mẹ thao thức, không ngủ, suy nghĩ triền miên.
Mẹ thương yêu con, lo lắng hồi hộp, súc động.
Nhớ lại ngày khai trường đầu tiên của mình.
Mẹ có tấm lòng sâu nặng quan tâm sâu sắc đến con.
Người mẹ yêu con vô cùng.

2. _ Tại sao buổi sáng, hai anh em Thành và Thủy đau khổ, ngồi dưới gốc cây hồng xiêm khi “tai họa giáng xuống đầu” một cách nặng nề thì lũ chim sâu… vẫn “nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót”, người đi chợ vẫn “ríu rắt” ? Tại sao khi dắt em gái ra khỏi trường, Thành “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”? Đó là hai chi tiết nghệ thuật rất đặc sắc và giàu ý nghĩa. Nỗi đau buồn của Thủy đã được cô giáo và các bạn nhỏ lớp 4B thương cảm và san sẻ. Tuy vậy, cảnh vật vẫn đẹp, cuộc sống vẫn sôi động, vui vẻ diễn ra. Chim vẫn hót. Nắng vẫn "vàng ươm”. Người đi lại vẫn bình thường, vẫn cười nói ríu ran. Không có chuyện “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" (Nguyễn Du). Tại sao ? – Bố mẹ bỏ nhau, Thành và Thủy phải xa nhau, đó là bi kịch riêng của một gia đình, bi kịch riêng của anh em Thành và Thủy. Còn dòng chảy thời gian, màu sắc cảnh vật, nhịp điệu cuộc sống vẫn diễn ra một cách tự nhiên. Qua đó, Khánh Hoài đã chỉ rõ nỗi đau khổ của những đứa con thơ khi bố mẹ bỏ nhau là tột cùng của đau khổ, biết ngỏ cùng ai ? Và như một lời nhắc khẽ: môi người hay lắng nghe và chú ý đến những gì đang diễn ra quanh ta, để san sẻ nỗi đau cùng đồng loại. Không nên sống dửng dưng, vô tình…

_ Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi đến chúng ta một lời nhắn nhủ rằng: mái ấm gia dình là một tài sản vô cùng quý giá. Nó là nơi gìn giữ những tình cả cao quý và thiêng liêng. Hãy gìn giữ nó, đừng bao giờ vì một lí do gì mà làm tổn hại đến những tình cảm cao quý và thiêng liêng ấy.

 

 

18 tháng 11 2016

3.

_ Với nghĩa thứ nhất, Hồ Xuân Hương đã miêu tả lại hình dáng của chiếc bánh cũng như các công đoạn làm ra chúng. Bánh có màu trắng của bột, bánh được nặn thành những viên tròn, bánh rắn hay nát đúng là phụ thuộc và tay người nặn (cho nước nhiều hay ít). Bánhluộc bằng cách đun sôi nước. Khi chín, bánh sẽ nổi lên.

Với nghĩa thứ hai, hình ảnh bánh trôi nước trở thành biểu tượng, biểu trưng cho người phụ nữ xưa, với những khía cạnh như:
- Hình thức: xinh đẹp
- Phẩm chất: trong trắng, dù gặp cảnh ngộ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung, tình nghĩa.
- Thân phận: nổi trôi, bấp bênh giữa cuộc đời.
=> Trong hai nghĩa này, nghĩa thứ hai là nghĩa chính. Nghĩa trước là phương tiện để nhà thơ chuyển tải nghĩa thứ hai. Nhờ có nghĩa thứ hai mà bài thơ mới có giá trị tư tưởng.
_ Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà”, đây là thời điểm cuối của một ngày. Thời điểm này, thường gợi lên trong lòng người một nỗi buồn man mác. Đặc biệt, với tác giả vừa là một thi sĩ vừa là người lữ khách đang trên đường đi qua đèo Ngang - một địa điểm khá hoang sơ. Cách miêu tả đó dễ gợi buồn, gợi nhớ qua đó giúp cho tác giả dễ dàng bộc bạch những tâm sự sâu kín của người khách tha hương.