K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 10 2023

Tham khảo
Nhân vật Hoàng Anh là nhân vật khiến tôi cảm thấy cảm thông lẫn khâm phục với nghị lực của cô bé. Ban đầu, vốn dĩ Hoàng Anh có thể sống vui vẻ, hạnh phúc như bao đứa trẻ khác. Nhưng một vụ tai nạn đã dập tắt đi niềm hạnh phúc của Anh, khiến cho cái tên xinh đẹp của Hoàng Anh phải gắn thêm chữ "cụt" . Bằng nghị lực vững vàng, Hoàng Anh đã luyện chữ ngày một đẹp hơn khiến thầy cô và các bạn khâm phục và đã vẽ ra những bức tranh đẹp đến nỗi họ không thể tưởng tượng nổi đó là do một cô bé khuyết tật vẽ ; Hoàng Anh đã tập luyện đạp xe miệt mài, dù chân có bị bao nhiêu sức nẻ thì cũng không thể ngăn được lòng nhiệt huyết luôn tràn đầy trong người cô. Với hành động cứu người dũng cảm của Anh đã khiến bao người cùng với tôi đã càng khâm phục tính cách nghị lực, không ngại bất cứ khó khăn nào để đạt được mục tiêu, mục đích, và tôi cũng cảm nhận được rằng Anh là một cô bé tốt bụng, dù bất cứ hiểm trở nào thì Anh cũng có thể vượt qua được. Giờ đây, Anh thật xứng đáng với câu nói: “Tàn nhưng không phế.” Từ đó, tiếng “cụt” cũng biến mất, không còn gắn sau cái tên Hoàng Anh rất đẹp của cô gái đó nữa. Và từ nhân vật Hoàng Anh trong tác phẩm "Bông hoa của núi" của tác giả Hồng Vân, tôi đã rút ra được rất nhiều điều về con người Việt Nam: Con người Việt Nam luôn nghị lực, vững vàng để bước qua những thử thách, gian nan. Dù có bao nhiêu trở ngại thì chỉ cần có nghị lực cố gắng, niềm tin vững vàng thì tất cả sẽ trở nên dễ dàng mà thôi.

29 tháng 10 2021

rong văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” tác giả Nguyễn Ngọc Thuần đã xây dựng hình ảnh nhân vật một cậu bé mười tuổi, sống ở nông thôn, và không hề có bất kỳ dấu chân nào của người khổng lồ internet ghé ngang. Điều hấp dẫn rất riêng của truyện là những câu thoại ngô nghê trong sáng, lại rất dí dỏm và ấm áp. Cậu có một gia đình tuyệt vời, nơi ấy, bố đã dạy cậu điều tuyệt vời nhất, bố dẫn cậu ra vườn bảo cậu nhắm mắt, rồi hướng dẫn cậu chạm vào từng bông hoa và đoán tên, lúc đầu cậu toàn đoán sai, bố nói không sao cả, dần dần con sẽ đoán đúng, mà thật vậy, từng ngày rồi từng ngày, cậu đã đoán đúng tên từng bông hoa trong vườn, rồi bố lại bày cậu tập đoán khoảng cách đến bông hoa, cậu thích chí mỗi khi đoán đúng, cậu đoán chính xác khoảng cách đến nỗi chú Hùng hàng xóm phải thốt lên “Thật không thể tin nổi, cháu có con mắt thần”. Cậu bé tự kể lại câu chuyện của mình một cách nhẹ nhàng nhưng đầy những cảm xúc hân hoan, hồ hởi khi trải nghiệm cùng bố qua những trò chơi nhỏ trong vườn. Nếu bố là một người tuyệt vời khi dạy con những bài học quý giá thì cậu bé là một đứa trẻ ngoan khi biết lắng nghe, lĩnh hội những điều hay mà bố cậu truyền dạy. Từ bài học của bố, cậu biết yêu những bông hoa, hiểu rằng món quà nào cũng đẹp và mỗi chúng ta phải biết ơn người trao tặng. Có ai đó đã từng nói rằng “người biết yêu thương cỏ cây, động vật là người mang trong mình hạt mầm của lòng nhân ái”. Đúng như vậy, với những bài học quý giá của bố, rồi đây cậu bé sẽ trở thành người tốt và có nếp sống đẹp. Qua hình ảnh nhân vật “tôi”, tác giả đã gửi gắm đến chúng ta bài học về sự biết ơn và yêu thương trong cuộc sống. Tình yêu thương sẽ khiến cho chúng ta hạnh phúc hơn mỗi ngày.

Mẹ từng kể cho tôi nghe rất nhiều câu chuyện cổ tích hay, tuổi thơ tôi lớn lên trong lời ru của mẹ và những câu chuyện ngày xửa ngày xưa, tôi nhớ mãi một câu chuyện về tình mẫu tử cảm động ấy là câu chuyện Sự tích hoa cúc.

Ngày xửa ngày xưa có gia đình nghèo khó, chỉ có hai mẹ con nương tựa lẫn nhau, người mẹ quanh năm làm lụng chăm chỉ, vất vả để nuôi đứa con nhỏ, còn đứa con thì vô cùng ngoan ngoãn và hiếu thảo. Thế nhưng thật không may cuộc sống đầm ấm và hạnh phúc ấy bỗng sụp đổ khi người mẹ bị bệnh nặng, dù đứa con rất thương mẹ, em tìm hết tất cả các thầy thuốc giỏi trong vùng về chữa cho mẹ nhưng đáng tiếc là bệnh tình của bà vẫn không hề thuyên giảm.

Buồn bã, em bèn tìm đến chùa thắp hương khấn vái Phật tổ cầu mong cho mẹ em được tai qua nạn khỏi để sống đời với mình, những lời khẩn cầu tha thiết của người con đã làm cảm động cả trời xanh và Phật tổ. Vì thế ngài đã hóa thân thành một ông lão râu tóc bạc phơ, chống gậy đến trước mặt em rồi tặng cho em một bông hoa cúc vàng rực rỡ. Ông nói rằng đó là bông hoa cúc may mắn, là biểu tượng của sự sống mạnh mẽ, giản dị, bảo em đem về trồng vào chậu cây trước nhà ngày ngày chăm sóc, bông hoa có bao nhiêu cánh chính là số năm mà người mẹ sống được ở trên đời. Người con rất vui mừng, vội lạy tạ ơn ông lão, lúc em ngẩng đầu lên thì đã không thấy người đâu nữa.

Trên đường trở về nhà, em cứ ngắm nghía bông cúc mãi, rồi bỗng nhiên em trở nên buồn bã, bông cúc chỉ có năm cánh vậy tức là mẹ chỉ sống được thêm 5 năm nữa ư? Thật ngắn ngủi quá, em muốn mẹ sống thật lâu với em cơ, thương mẹ quá em liền nghĩ ra cách xé thật nhỏ từng cánh hoa, cho đến khi chẳng còn đếm được số cánh nữa. Kể từ đó người mẹ hoàn toàn khỏi bệnh và sống hạnh phúc bên người con hiếu thảo. 

Và loài hoa vàng rực rỡ, nhiều cánh ấy được gọi là hoa cúc, biểu tượng cho sự sống mạnh mẽ, kiên cường và tươi đẹp, cũng là tượng trưng cho tấm lòng hiếu thảo của con cái theo quan niệm của người Việt.

7 tháng 3 2023

- Nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam được biểu hiện qua cả 3 yếu tố về cốt truyện, nhân vật và lời kể. Ông viết truyện nhưng không tập trung vào cốt truyện, đậm chất thơ và lãng mạn.

- Nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam có lẽ được biểu hiện rõ nhất qua yếu tố lời kể.

+ Thạch Lam sử dụng lời kể tâm tình để miêu tả lại khung cảnh ngôi nhà, khu vườn nơi Thanh sinh ra và lớn lên, nơi chứa những kỉ niệm thơ ấu tươi đẹp của Thanh.

+ Lời kể trong truyện ngắn còn lột tả được tâm tình của nhân vật chính: một tâm trạng thoải mái mang theo sự hoài niệm.

+ Với lời kể nhẹ nhàng, chỉ qua những dòng đầu tiên của tác phẩm thôi nhưng chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ở Thanh một tình yêu quê hương da diết, một tình yêu bà.

+ Không chỉ khắc họa bức tranh thiên nhiên mang theo tình cảm yêu quê hương mà lời kể còn tái hiện được bức tranh tình yêu trong sáng giữa Nga và Thanh.

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ tác phẩm Dưới bóng hoàng lan.

- Chú ý những chi tiết nói về nhân vật Thanh để lập dàn ý và thực hành viết theo yêu cầu đề bài.

Lời giải chi tiết:

a) Tìm ý và lập dàn ý:

- Tìm ý: triển khai luận điểm rõ ràng, mạch lạc:

+ Thanh vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, người thân yêu duy nhất của Thanh đó là bà, tuổi thơ của Thanh là một cuộc sống vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà. Vì vậy mà với Thanh, người bà vừa là người cha, người mẹ, cũng là người thân duy nhất của anh.

+ Thanh là nhân vật trung tâm của tác phẩm, anh có một tình yêu quê hương da diết, một thứ tình cảm gắn bó thiêng liêng với ngôi nhà, mà trên tất cả là với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng.

+ Theo bước chân Thanh, người đọc như được hòa nhập làm một với nhân vật, cùng trải qua bao trạng thái, cảm xúc, từ bồi hồi, mừng rỡ đến hạnh phúc ngập tràn khi gặp lại người bà của mình. Chỉ một câu nói của bà “Đi vào trong nhà không nắng cháu” cũng có thể khiến cho người đọc cảm thấy xúc động vô cùng, sự quan tâm của bà dù rất nhỏ bé nhưng nó chứa đựng tình cảm, tấm lòng bao la của người bà đối với Thanh.

+ Câu chuyện tình yêu nhẹ nhàng giữa Thanh và Nga cũng khiến cho người đọc cảm thấy xúc động bởi đó là một tình yêu trong sáng và cũng rất đáng yêu. Từ những lời đối thoại của Thanh và Nga, những lời yêu chưa từng được nói ra, tâm trạng bồi hồi khi đi cùng nhau, người đọc có thể cảm nhận được bao nhiêu tình ý chứa đựng trong đó.

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

     Giới thiệu tác giả, tác phẩm, chủ đề bài viết.

2. Thân bài

- Khái quát về tác phẩm.

- Giới thiệu nội dung của tác phẩm: Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan viết về nhân vật Thanh thông qua một lần trở về quê hương, thăm bà, gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng.

- Phân tích nhân vật để làm rõ chủ đề:

+ Giới thiệu về hoàn cảnh nhân vật xuất hiện và giới thiệu về nhân vật: không gian, thời gian. ngoại hình, tính cách nhân vật.

+ Tâm trạng của nhân vật Thanh theo trình tự thời gian của tác phẩm: khi bước vào nhà, trong lúc nói chuyện với người bà, trong lúc nói chuyện với nhân vật Nga.

+ Tâm trạng của nhân vật Thanh có ảnh hưởng gì đến việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

- Ý nghĩa nhân vật, chủ đề đem lại: Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan là một câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị nhưng đầy tinh tế, sâu sắc, bởi nó mang đến cho người đọc cảm giác thư thái, nhẹ nhàng thông qua câu chuyện của Thanh.

3. Kết luận

b) Viết đoạn văn mở bài và đầu thân bài

- Mở bài:

     Giữa bộn bề ngột ngạt của cuộc sống xô bồ, tìm về với những áng văn Thạch Lam viết về thiên nhiên thơ mộng trữ tình, ta thấy lòng nhẹ nhõm và bình yên đến lạ! Bức tranh quê trong đa số tác phẩm truyện ngắn Thạch Lam, luôn chứa đựng những gì tinh khôi và đẹp đẽ nhất, Thạch Lam là một cây bút được coi là hàng đầu của văn xuôi Việt Nam. Thạch Lam đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị trong đó có tác phẩm Dưới bóng hoàng lan. tác phẩm là truyện ngắn không có cốt truyện. Nó không kể một câu chuyện mà nó gợi sâu suy nghĩ. Thời gian đọng lại không gian tĩnh lặng hé lộ kín đáo bi kịch đời người màn người đọc phải cảm nhận kĩ mới cảm nhận được. Đó chính là cái thú vị cái đặc sắc của tác phẩm.

- Đoạn văn thân bài:

     Chuyện kể về một chàng trai mồ côi cha mẹ, hai bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Lần trở về này đã cách kỳ trước hai năm. Có phải đời sống thị thành đã nhiều lúc khiến Thanh quên bằng người bà tóc bạc phơ đang sống những ngày cuối cùng trong đời mỏi mắt trông chờ anh, đáp lại tiếng gọi bà ơi một cái bóng nhẹ từ bên trong vụt ra rơi xuống mặt bàn anh chàng định thần nhìn con mèo của nhà anh chàng. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo “Bà mày đâu”. Cũng như bao lần Thanh trở lại ngôi nhà cũ nhưng dường như ngôi nhà thân thuộc ấy phần nào lại khiến cho anh chàng cảm thấy hồi hộp bồi hồi đến kì lạ khiến chàng thấy cảm động quá. Chốn Thanh về mọi thứ đều già cỗi và không đổi. Thời gian như quay ngược lại, không gian đứng lặng. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ. Trong cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa, một hình ảnh tươi mát hiện lên. Khu vườn xưa hiện lên trước mắt anh chàng với con đường Bát Tràng rêu phủ với những vòm ánh sáng lọt qua vòm cây với bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà với cả một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Tất cả hiện lên trước mắt chàng thanh niên vốn quen thuộc nhưng lại rất mát mẻ và dịu dàng đối với người anh đến lạ thường. Và hình ảnh những cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà chàng cũng khiến chàng thanh niên trẻ xốn xang và hơi dao động phần nào. Chàng cảm thấy không gian náo nhiệt ồn ào ngoài kia như đang dừng lại trên bậc cửa.

8 tháng 3 2023

a) Tìm ý và lập dàn ý:

 

- Tìm ý: triển khai luận điểm rõ ràng, mạch lạc:

+ Thanh vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, người thân yêu duy nhất của Thanh đó là bà, tuổi thơ của Thanh là một cuộc sống vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà. Vì vậy mà với Thanh, người bà vừa là người cha, người mẹ, cũng là người thân duy nhất của anh.

+ Thanh là nhân vật trung tâm của tác phẩm, anh có một tình yêu quê hương da diết, một thứ tình cảm gắn bó thiêng liêng với ngôi nhà, mà trên tất cả là với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng.

+ Theo bước chân Thanh, người đọc như được hòa nhập làm một với nhân vật, cùng trải qua bao trạng thái, cảm xúc, từ bồi hồi, mừng rỡ đến hạnh phúc ngập tràn khi gặp lại người bà của mình. Chỉ một câu nói của bà “Đi vào trong nhà không nắng cháu” cũng có thể khiến cho người đọc cảm thấy xúc động vô cùng, sự quan tâm của bà dù rất nhỏ bé nhưng nó chứa đựng tình cảm, tấm lòng bao la của người bà đối với Thanh.

+ Câu chuyện tình yêu nhẹ nhàng giữa Thanh và Nga cũng khiến cho người đọc cảm thấy xúc động bởi đó là một tình yêu trong sáng và cũng rất đáng yêu. Từ những lời đối thoại của Thanh và Nga, những lời yêu chưa từng được nói ra, tâm trạng bồi hồi khi đi cùng nhau, người đọc có thể cảm nhận được bao nhiêu tình ý chứa đựng trong đó.

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

     Giới thiệu tác giả, tác phẩm, chủ đề bài viết.

2. Thân bài

- Khái quát về tác phẩm.

- Giới thiệu nội dung của tác phẩm: Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan viết về nhân vật Thanh thông qua một lần trở về quê hương, thăm bà, gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng.

- Phân tích nhân vật để làm rõ chủ đề:

+ Giới thiệu về hoàn cảnh nhân vật xuất hiện và giới thiệu về nhân vật: không gian, thời gian. ngoại hình, tính cách nhân vật.

+ Tâm trạng của nhân vật Thanh theo trình tự thời gian của tác phẩm: khi bước vào nhà, trong lúc nói chuyện với người bà, trong lúc nói chuyện với nhân vật Nga.

+ Tâm trạng của nhân vật Thanh có ảnh hưởng gì đến việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

- Ý nghĩa nhân vật, chủ đề đem lại: Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan là một câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị nhưng đầy tinh tế, sâu sắc, bởi nó mang đến cho người đọc cảm giác thư thái, nhẹ nhàng thông qua câu chuyện của Thanh.

3. Kết luận

Mẫu 1

- Mở bài:

     Giữa bộn bề ngột ngạt của cuộc sống xô bồ, tìm về với những áng văn Thạch Lam viết về thiên nhiên thơ mộng trữ tình, ta thấy lòng nhẹ nhõm và bình yên đến lạ! Bức tranh quê trong đa số tác phẩm truyện ngắn Thạch Lam, luôn chứa đựng những gì tinh khôi và đẹp đẽ nhất, Thạch Lam là một cây bút được coi là hàng đầu của văn xuôi Việt Nam. Thạch Lam đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị trong đó có tác phẩm Dưới bóng hoàng lan. tác phẩm là truyện ngắn không có cốt truyện. Nó không kể một câu chuyện mà nó gợi sâu suy nghĩ. Thời gian đọng lại không gian tĩnh lặng hé lộ kín đáo bi kịch đời người màn người đọc phải cảm nhận kĩ mới cảm nhận được. Đó chính là cái thú vị cái đặc sắc của tác phẩm.

- Đoạn văn thân bài:

     Chuyện kể về một chàng trai mồ côi cha mẹ, hai bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Lần trở về này đã cách kỳ trước hai năm. Có phải đời sống thị thành đã nhiều lúc khiến Thanh quên bằng người bà tóc bạc phơ đang sống những ngày cuối cùng trong đời mỏi mắt trông chờ anh, đáp lại tiếng gọi bà ơi một cái bóng nhẹ từ bên trong vụt ra rơi xuống mặt bàn anh chàng định thần nhìn con mèo của nhà anh chàng. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo “Bà mày đâu”. Cũng như bao lần Thanh trở lại ngôi nhà cũ nhưng dường như ngôi nhà thân thuộc ấy phần nào lại khiến cho anh chàng cảm thấy hồi hộp bồi hồi đến kì lạ khiến chàng thấy cảm động quá. Chốn Thanh về mọi thứ đều già cỗi và không đổi. Thời gian như quay ngược lại, không gian đứng lặng. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ. Trong cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa, một hình ảnh tươi mát hiện lên. Khu vườn xưa hiện lên trước mắt anh chàng với con đường Bát Tràng rêu phủ với những vòm ánh sáng lọt qua vòm cây với bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà với cả một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Tất cả hiện lên trước mắt chàng thanh niên vốn quen thuộc nhưng lại rất mát mẻ và dịu dàng đối với người anh đến lạ thường. Và hình ảnh những cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà chàng cũng khiến chàng thanh niên trẻ xốn xang và hơi dao động phần nào. Chàng cảm thấy không gian náo nhiệt ồn ào ngoài kia như đang dừng lại trên bậc cửa.

Mẫu 2

- Mở bài:

Thạch Lam là một cây bút tiêu biểu của nhóm Tự lực văn đoàn, cũng là một nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam những năm 1930- 1945. Tuy sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm văn chương của Thạch Lam lại thấm đượm những giá trị nhân văn sâu sắc. “Dưới bóng hoàng lan” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Thạch Lam. Xoay quanh câu chuyện về một lần về thăm quê của nhân vật Thanh, truyện ngắn đã khai thác diễn biến tâm trạng tinh tế của nhân vật, từ đó làm nổi bật chủ đề của truyện: những tình cảm giản dị, đơn sơ, thân thuộc, những khung cảnh bình dị, thân quen vẫn luôn đủ sức nâng đỡ tâm hồn của con người.

- Một đoạn trong thân bài: Một đoạn trong phần phân tích tâm trạng của Thanh khi vừa trở về nhà.

Đứng trước sự tĩnh lặng của gian nhà, trong lòng Thanh như trào dâng bao nỗi niềm, khiến anh “trở nên nghẹn họng”. Thanh nhận ra từ khi mình lên tỉnh làm việc thì ngôi nhà vốn neo người của bà cháu anh càng trở nên hoang vắng, quạnh quẽ hơn: “Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ngoài kia đều ngừng lại trên bậc cửa”. Nhưng, ngôi nhà ấy vẫn mang lại cảm giác thân quen, bởi dù xa nhà một thời gian dài nhưng mỗi lần trở về thăm quê thì ngôi nhà ấy vẫn chẳng có sự đổi thay nào, tựa như tình yêu thương nơi người bà và những ký ức trong trẻo ngày xưa vẫn luôn nguyên vẹn: “ …cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi, cũng y như ngày chàng đi khi xưa”. Chỉ qua những dòng đầu tiên của tác phẩm thôi nhưng chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ở Thanh một sự gắn bó tha thiết với quê hương và với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng. Vì vậy mà mỗi lần về thăm quê, Thanh không tránh khỏi cảm giác bồi hồi, mừng rỡ, đó là thứ tình cảm của một người con xa quê khi được trở về nơi mái nhà thân yêu, nơi mình được sinh ra, được lớn lên “…Khi Thanh từ giã cái bức nóng của phố xã, bước chân vào ngôi nhà mát rượi của bà, gặp lại những gì thương mến sau hai năm xa cách. Sự chăm sóc ân cần của bà, hương ngọc lan dịu ngọt phảng phất đâu đây đem đến chàng sự nhẹ nhõm….” Đó là sự nhẹ nhõm của tâm hồn con người luôn yêu quê, hướng về quê hương.

Mẫu 3

Đoạn văn mở bài: Dưới bóng hoàng lan là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Thạch Lam. Thanh - nhân vật chính trong truyện ngắn là một con người hết sức nhạy cảm. Anh có những cảm nhận tinh tế về thiên nhiên và có những tình cảm chân thành, nhẹ nhàng, giản dị với những người quanh mình. Tâm trạng nhân vật Thanh là một vấn đề thú vị khiến tôi phải quan tâm.

 - Một đoạn văn thuộc phần thân bài: Khi phải lên tỉnh, Thanh có tâm trạng vừa buồn vừa vui. Buồn là vì lại phải chia xa chốn thôn quê, xa nơi lưu giữ biết bao nhiêu kí ức. Ở nơi đó có bà anh, có người con gái mà anh thương mến và vẫn đang chờ đợi anh. Anh lên tỉnh nghĩa là lại phải xa họ. Nhưng Thanh cũng cảm thấy vui vì biết mình có một nơi để về sau những ngày làm việc ở tỉnh. Đó là nơi luôn sẵn sàng thương yêu và chăm sóc anh. Đặc biệt, anh vui vì biết rằng Nga vẫn luôn chờ anh. Tâm trạng vừa buồn vừa vui của Thanh là một tâm trạng rất người, rất thật đã cho thấy sự tinh tế trong việc thể hiện tâm lí nhân vật của Thạch Lam.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023
a. Tìm ý và lập dàn ý

- Hoàn cảnh nhân vật

- Tính cách nhân vật

+ Với quê hương

+ Với bà

+ Với Nga

- Vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm

- Đánh giá, nhận xét về nhân vật

b. Viết đoạn

     Nhắc đến Thạch Lam, bạn đọc thường nhớ đến những “truyện không có truyện” nhưng lại để lại những dư âm sâu sắc về vẻ đẹp cuộc sống, tâm hồn con người. “Dưới bóng hoàng lan” là một truyện ngắn như vậy. Trong đó, nhân vật Thanh đã để lại trong lòng bạn đọc những cảm nhận sâu sắc. 

     Câu chuyện kể về Thanh – một chàng trai mồ côi cha mẹ, sống cùng bà. Chàng lên tỉnh đi làm rồi hằng năm có dịp nghỉ phép sẽ về thăm quê. Lần trở về lần này đã cách kỉ nghỉ trước 2 năm, vì vậy Thanh mang trong mình nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết. 

     Quê hương đối với mỗi con người là mái ấm không bao giờ có thể quên. Và Thanh cũng vậy! Dù xa nhà 2 năm nhưng khi trở về, chàng cảm thấy bình yên và quen thuộc đến lạ. Căn nhà với thửa vườn như một nơi mát mẻ và hiền lành luôn sẵn sàng dang tay đón chờ Thanh. Có thể nói, dù lên tỉnh làm việc nhưng cuộc sống chốn phồn hoa đô thị không khiến chàng trai ấy thay tính đổi nết. Vẫn là một con người hiền lành, trân quý những điều giản dị và yêu thương mái ấm gia đình mình dù còn nghèo khó. Đó chính là phẩm chất cao đẹp của Thanh. Quê hương không chỉ là nơi con người “đi để trở về” mà còn là như một làn suối thanh mát làm thanh sạch tâm hồn.

22 tháng 11 2023

a) Tìm ý và lập dàn ý:

  

- Tìm ý: triển khai luận điểm rõ ràng, mạch lạc:

+ Thanh vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, người thân yêu duy nhất của Thanh đó là bà, tuổi thơ của Thanh là một cuộc sống vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà. Vì vậy mà với Thanh, người bà vừa là người cha, người mẹ, cũng là người thân duy nhất của anh.

+ Thanh là nhân vật trung tâm của tác phẩm, anh có một tình yêu quê hương da diết, một thứ tình cảm gắn bó thiêng liêng với ngôi nhà, mà trên tất cả là với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng.

+ Theo bước chân Thanh, người đọc như được hòa nhập làm một với nhân vật, cùng trải qua bao trạng thái, cảm xúc, từ bồi hồi, mừng rỡ đến hạnh phúc ngập tràn khi gặp lại người bà của mình. Chỉ một câu nói của bà “Đi vào trong nhà không nắng cháu” cũng có thể khiến cho người đọc cảm thấy xúc động vô cùng, sự quan tâm của bà dù rất nhỏ bé nhưng nó chứa đựng tình cảm, tấm lòng bao la của người bà đối với Thanh.

+ Câu chuyện tình yêu nhẹ nhàng giữa Thanh và Nga cũng khiến cho người đọc cảm thấy xúc động bởi đó là một tình yêu trong sáng và cũng rất đáng yêu. Từ những lời đối thoại của Thanh và Nga, những lời yêu chưa từng được nói ra, tâm trạng bồi hồi khi đi cùng nhau, người đọc có thể cảm nhận được bao nhiêu tình ý chứa đựng trong đó.

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

     Giới thiệu tác giả, tác phẩm, chủ đề bài viết.

2. Thân bài

- Khái quát về tác phẩm.

- Giới thiệu nội dung của tác phẩm: Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan viết về nhân vật Thanh thông qua một lần trở về quê hương, thăm bà, gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng.

- Phân tích nhân vật để làm rõ chủ đề:

+ Giới thiệu về hoàn cảnh nhân vật xuất hiện và giới thiệu về nhân vật: không gian, thời gian. ngoại hình, tính cách nhân vật.

+ Tâm trạng của nhân vật Thanh theo trình tự thời gian của tác phẩm: khi bước vào nhà, trong lúc nói chuyện với người bà, trong lúc nói chuyện với nhân vật Nga.

+ Tâm trạng của nhân vật Thanh có ảnh hưởng gì đến việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

- Ý nghĩa nhân vật, chủ đề đem lại: Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan là một câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị nhưng đầy tinh tế, sâu sắc, bởi nó mang đến cho người đọc cảm giác thư thái, nhẹ nhàng thông qua câu chuyện của Thanh.

3. Kết luận

- Mở bài:

     Giữa bộn bề ngột ngạt của cuộc sống xô bồ, tìm về với những áng văn Thạch Lam viết về thiên nhiên thơ mộng trữ tình, ta thấy lòng nhẹ nhõm và bình yên đến lạ! Bức tranh quê trong đa số tác phẩm truyện ngắn Thạch Lam, luôn chứa đựng những gì tinh khôi và đẹp đẽ nhất, Thạch Lam là một cây bút được coi là hàng đầu của văn xuôi Việt Nam. Thạch Lam đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị trong đó có tác phẩm Dưới bóng hoàng lan. tác phẩm là truyện ngắn không có cốt truyện. Nó không kể một câu chuyện mà nó gợi sâu suy nghĩ. Thời gian đọng lại không gian tĩnh lặng hé lộ kín đáo bi kịch đời người màn người đọc phải cảm nhận kĩ mới cảm nhận được. Đó chính là cái thú vị cái đặc sắc của tác phẩm.

- Đoạn văn thân bài:

     Chuyện kể về một chàng trai mồ côi cha mẹ, hai bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Lần trở về này đã cách kỳ trước hai năm. Có phải đời sống thị thành đã nhiều lúc khiến Thanh quên bằng người bà tóc bạc phơ đang sống những ngày cuối cùng trong đời mỏi mắt trông chờ anh, đáp lại tiếng gọi bà ơi một cái bóng nhẹ từ bên trong vụt ra rơi xuống mặt bàn anh chàng định thần nhìn con mèo của nhà anh chàng. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo “Bà mày đâu”. Cũng như bao lần Thanh trở lại ngôi nhà cũ nhưng dường như ngôi nhà thân thuộc ấy phần nào lại khiến cho anh chàng cảm thấy hồi hộp bồi hồi đến kì lạ khiến chàng thấy cảm động quá. Chốn Thanh về mọi thứ đều già cỗi và không đổi. Thời gian như quay ngược lại, không gian đứng lặng. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ. Trong cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa, một hình ảnh tươi mát hiện lên. Khu vườn xưa hiện lên trước mắt anh chàng với con đường Bát Tràng rêu phủ với những vòm ánh sáng lọt qua vòm cây với bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà với cả một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Tất cả hiện lên trước mắt chàng thanh niên vốn quen thuộc nhưng lại rất mát mẻ và dịu dàng đối với người anh đến lạ thường. Và hình ảnh những cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà chàng cũng khiến chàng thanh niên trẻ xốn xang và hơi dao động phần nào. Chàng cảm thấy không gian náo nhiệt ồn ào ngoài kia như đang dừng lại trên bậc cửa.

cực lì béo

15 tháng 9 2023

Chọn B

22 tháng 1 2018

 Nguyễn Quang Sáng là một nhà văn Nam Bộ nên trong văn thơ của ông có cái chất hồn hậu, mộc mạc mà thấm tình người như chính con người Nam Bộ vậy. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” sáng tác năm 1966, khi cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ gay gắt, quyết liệt ở chiến trường miền Nam. Trong không khí chiến tranh, tình cảm cha con trong truyện ngắn được nhà văn làm nổi bật tạo sự xúc động mãnh liệt cho người đọc. Trong các nhân vật trong truyện ngắn, hình ảnh người cha, tức ông Sáu thật khiến người đọc cảm thấy thật bình dị song cũng thật đẹp, tình yêu ông dành cho bé Thu làm lay động tâm hồn của độc giả.

Ông Sáu sau tám năm chiến đấu ở chiến trường, khi được nghỉ phép về thăm nhà, lòng ông nôn nao vì biết sắp được gặp con gái của mình, khi ông đi, con gái của mình mới được hơn một tuổi. Vì vậy,lần này trở về không tránh khỏi cảm giác hồi hộp, mong chờ. Có lẽ, tình cảm cha con thiêng liêng khiến ông nhận ngay ra bé Thu khi thuyền vừa mới cập bến, đó là một đứa bé khoảng lên chín, lên mười đang chơi ở gốc xoài. Sự xúc động, vui sướng khiến ông nghẹn ngào gọi tên con: “Thu! con” . Sự nôn nóng, xúc động của ông Sáu ta hoàn toàn có thể hiểu được. Với một người cha mà nói, sự xa cách, biệt li suốt tám năm ròng với chính đứa con gái mình hết mực yêu thương, nay được gặp lại vừa là niềm vui đoàn viên, vừa là niềm hạnh phúc vô bờ bến.

Tuy nhiên, mọi niềm vui của ông Sáu dường như không được lâu, bởi ngay sau đó, khi ông “bước tới vừa đưa tay đón chờ con” thì bé Thu không chạy lại ôm chặt lấy ông như ông từng mường tượng mà còn bé “tròn mắt nhìn”, cái nhìn “vừa lạ lùng, vừa ngơ ngác”. Sự xúc động làm cho vết thẹo trên mặt của ông “giật giật”, giọng nói run run không còn kìm chế được được sự xúc động: “Ba đây con! Ba đây con”. Vì sự nôn nóng, biểu hiện có phần gấp gáp, vồ vập của ông Sáu, lại thêm vết sẹo đỏ ửng trên mặt giật giật khiến cho bé Thu hoảng sợ , bé đã chạy đi, vừa chạy vừa kêu thét “má! Má”. Bé Thu là một đứa trẻ, trước mặt có người lạ, lại có phần đáng sợ bởi vết sẹo trên mặt, sự hoảng hốt của bé, ông Sáu cũng phần nào hiểu được.

Nhưng bởi vì quá hi vọng vào cuộc đoàn viên hạnh phúc này nên khi bị bé Thu khước từ đón nhận, hoảng sợ chạy vụt đi thì ông Sáu đã “ngạc nhiên, đau đớn và hụt hẫng”. Sự đau khổ của người cha bị chính con mình từ chối thừa nhận được nhà văn Nguyễn Quang Sáng miêu tả rất xúc động : “đau đớn khiến mặt anh sầm lại…hai tay buông thỏng như bị gãy”. Người cha náo nức vì niềm vui được gặp con gái,muốn ôm con vào lòng với tất cả sự âu yếm dành dụm bao năm xa cách nhưng lại bị đứa con hoảng sợ, chối từ. Đó chẳng phải nỗi đau đớn, tuyệt vọng nhất của một người cha hay sao?

Hai ngày ở nhà, ông Sáu cũng chẳng dám đi đâu xa, cứ quanh quẩn tìm mọi cách để được gần con, mong mỏi sự đón nhận của bé Thu. Tuy nhiên, hiện thực diễn ra khiến ông vô cùng đau lòng, bé Thu không những nhất quyết không chịu nhận ông, mà một chút quan tâm, chút lễ phép đối với ông cũng không có. Khi được má sai vào gọi ba xuống ăn cơm, bé Thu cũng gọi cộc lốc, trống không, gọi chỉ vì bắt buộc phải làm vậy: “cơm chín rồi”.Lúc ấy ông Sáu “vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười”. Tuy là cười đấy, nhưng sao nụ cười này thật buồn, còn man mác sự thất vọng, bất lực, khổ tâm của người cha. Vì dù bao nhiêu cố gắng đi nữa thì cũng đều vô vọng, chính đứa con gái ruột thịt mình yêu quý đều một mực khước từ, thậm chí còn phủ nhận sự xuất hiện của ông.

Tuy rất buồn nhưng chưa một phút giây nào ông Sáu thôi cố gắng, thôi chăm chút, lo lắng cho bé Thu. Trong bữa cơm gia đình, vì yêu thương con nên ông Sáu đã gắp cho con miếng trứng cá to nhất, ngon nhất. Nhưng đáplại cử chỉ ân cần ấy là sự chối bỏ quyết liệt của con bé, con bé không những không đón nhận nó mà còn dùng đũa hất miếng trứng ra ngoài. Vì quá tức giận, ông Sáu đã đánh con. Đánh con nhưng lòng người cha còn đau gấp bội. Vì hành động nóng nảy này mà đến lúc hi sinh, ông Sáu vẫn mang theo sự hối hận. Đến tận lúc chia tay, lên đường vào chiến trận, ông Sáu vẫn “buồn nẫu ruột”, ông không dám chạy lại ôm con, bế con vì sợ con bé hoảng sợ. Ông chỉ đưa mắt lên nhìn, cái nhìn cũng “buồn rầu”. Nhưng thật bất ngờ,vào giây phút cuối cùng, khi sắp phải chia tay, ông Sáu lại vỡ òa trong hạnh phúc vì tiếng gọi ba bất ngờ từ bé Thu “b…a..”. Ông Sáu sững sờ, một lần nữa không kìm nén được xúc động, người đàn ông ấy một tay ôm con, một tay lau nước mắt. Có thể nói, đây là món quà ý nghĩa nhất mà ông Sáu nhận được trước giây phút lên đường.

Vào chiến trường, ông Sáu không giây phút nào thôi nhớ con, vì lời hứa mua cho bé Thu một chiếc lược, nên khi nhặt được một mảnh ngà, ông đã vui sướng như nhặt được một thứ gì lớn lao lắm. Rồi cũng tự tay ông làm món quà này tặng cho con. Trên chiếc lược ông còn kì công khắc lên những dòng chứa đầy yêu thương: “Yêu nhớ, tặng Thu con của ba”. Khi chiến đấu, vào giây phút cuối cùng của cuộc đời mình, ông Sáu vẫn nhớ đến con. Thu hết tàn lực, ông lấy ra cây lược, trao cho ông Ba, bạn chiến đấu thân thiết của mình, cũng là người ông tin tưởng nhất lúc này. Không đủ sức chăng chối điều gì, ông Sáu chỉ nhìn ông Ba thật. Ánh nhìn ấy ám ảnh và thiêng liêng hơn một lời di chúc. Và đến lúc nhận được lời hứa từ ông Ba: “Tôi sẽ mang về trao tận tay cháu”, ông mới nhắm mắt đi xuôi. Ông Sáu ra đi, nhưng kỉ vật là cây lược ngà, vật chứa đựng biết bao tình cảm của ông dành cho con thì vẫn còn mãi đó. Tấm lòng của người cha dành cho con đến phút cuối của cuộc đời vẫn bao la như vậy, da diết như vậy.

Thông qua nhân vật ông Sáu, nhà văn Nguyễn Quang Sáng không chỉ khắc họa được sinh động mà không kém phần chân thực hình ảnh người cha vĩ đại, cùng với tình yêu to lớn dành cho con của mình. Mà còn đánh động vào sâu thẳm trãi tim mỗi độc giả tình cảm cha con. Tôi tin rằng đọc tác phẩm này, nhiều độc giả nhớ về cha mình, nhớ về những hi sinh thầm lặng của cha trong suốt cuộc đời để dành cho chúng ta. Ta cảm nhận được sự thiêng liêng, vĩ đại nơi ông Sáu, ông không chỉ dành cho bé Thu tình cảm tuyệt vời nhất mà còn lưu giữ lại cho bé Thu một kỉ vật, đó chính là chiếc lược ngà, để khi nhìn vào đó, bé Thu có thể nhớ về cha mình, biết được tình cảm của cha dành cho mình sâu đậm đến mức nào

Không chỉ là một người cha hết lòng yêu thương con, ông Ba còn là một người chiến sĩ cách mạng kiên trung, dũng cảm. Ông gắn bó với chiến trường, ngày ngày đối đầu với mưa bom bão đạn cũng chỉ mong mỏi đất nước được hòa bình, đất nước được tự do. Ông đã dành hơn nửa cuộc đời của mình để chiến đấu, dù có thương nhớ con nhưng ông cũng chưa bao giờ từ bỏ, vẫn sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hi sinh, dâng hiến bất cứ lúc nào về Tổ quốc, quê hương của mình. Ta có thể thấy, dù yêu con nhưng ông Sáu cũng biết được trách nhiệm lớn lao của mình đối với Tổ Quốc. Vì vậy mà ông gác lại mong muốn được gặp con, được ôm con vào lòng, thực hiện nghĩa vụ với Tổ quốc thân yêu. Không chỉ chịu nhiều nỗi đau về thể xác khi chiến đấu, vết tích còn để lại đó là vết thẹo dài trên mặt mà ông cũng đã hi sinh tính mạng của mình cho độc lập, tự do của Tổ quốc.

Như vậy, thông qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, nhà văn Nguyễn Quang Sáng không chỉ làm nổi bật lên sự thiêng liêng của tình cha con, nỗi đau, nỗi mất mát mà chiến tranh mang lại cho mỗi gia đình. Mà nhà văn còn khắc họa thành công nhân vật ông Sáu, người chiến sĩ kiên trung, song cũng là một người cha dành cho con mình tình cảm yêu thương vô bờ bến. Câu chuyện về ông Sáu thật khiến người đọc xúc động, bồi hồi, bởi hình ảnh ấy quá đẹp, nó chạm vào phần tình cảm sâu thẳm trong trái tim mỗi độc giả, đó là tình phụ tử thiêng liêng

22 tháng 1 2018

"Chiếc lược ngà" là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết về tình cha - con và nỗi đau trong chiến tranh do quân giặc gieo rắc thời chống Mĩ. Ông Sáu là một trong những nhân vật thể hiện sâu sắc chủ đề ấy.

Ông Sáu, một nông dân Nam Bộ giàu lòng yêu nước đã tham gia 2 cuộc kháng chiến (đánh Pháp và đánh Mĩ), và đã anh dũng hi sinh. Ra đi đánh giặc từ năm 1946 mãi đến năm 1954, hòa bình lập lại, ông mới được về thăm quê một vài ngày. Ngày ra đi bộ đội, đứa con gái bé bỏng thân yêu của ông mới lên một tuổi, ngày về thì con đã 8, 9 luổi. Cái khao khát của một người lính sau những năm dài vào sinh ra tử được trở lại quê hương, được gặp lại vợ con, được nghe con cất tiếng gọi "ba" một tiếng cũng không trọn vẹn! Đó là bi kịch thời chiến tranh. Lúc chia tay vợ con lần thứ hai để bước vào một cuộc chiến đấu mới, ông mới được một khoảnh khắc hạnh phúc khi đứa con gái ngây thơ "nhận ra" ba mình và kêu thét lên: "Ba... ba!". Ông ôm con "rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con". Ông Sáu đã ra đi với nỗi nhớ thương vợ con không thể nào kể xiết. Bom đạn giặc đã làm thay đổi hình hài ông. Vết thẹo dài trên má phải - vết thương chiến tranh - đã làm cho đứa con gái thương yêu, bé bỏng không nhận ra gương mặt người cha nữa! Ông đã ra đi, mang theo hình ảnh vợ con, với lời hứa mang về cho con gái chiếc lược cùng với nỗi ân hận day dứt "sao mình lại đánh con " cứ giày vò ông mãi. Nỗi đau, nỗi nhớ thương và mất mát... do quân giặc đem đến cho ông Sáu, cho bao người lính, cho bao bà mẹ, em thơ trên khắp mọi miền đất nước ta có bao giờ nguôi! Sự hi sinh của thế hệ đi trước để làm nên độc lập, thống nhất, dân chủ, hòa bình là vô giá.

Sau năm 1954, ông Sáu không tâp kết ra Bắc, ông nhận nhiệm vụ mới ở lại miền Nam "nằm vùng" hoạt động bí mật. Trong những ngày ở rừng, ở cứ bị giặc ruồng bố triền miên. Thiếu gạo phải ăn bắp. Gian khổ và nguy hiểm. Cái chết bủa vây cuộc chiến đấu thầm lặng. Ông Sáu vẫn không nguôi nhớ vợ con. Ông đã biến vỏ đạn 20 li của giặc Mĩ thành chiếc cưa nhỏ, đã tỉ mỉ, kiên nhẫn và khéo léo như một người thợ bạc chế tác khúc ngà voi thành một chiếc lược ngà xinh xắn có khắc dòng chữ: "Yêu nhớ tặng Thu con của ba". Chiếc lược ngà với dòng chữ ấy mang theo bao tình cảm sâu nặng của người cha đối với đứa con bé bỏng. Tình thương con của ông Sáu thật vô cùng tha thiết. Điều đó cho thấy, ông Sáu cũng như hàng triệu chiến sĩ, đồng bào ta hi sinh chiến đấu vì đất nước và dân tộc, vì hạnh phúc gia đình, vì tình vợ chồng, tình cha con.

Chiếc lược ngà như một vật kí thác thiêng liêng của người lính về tình phụ - tử sâu nặng mà bom đạn quân thù không thể nào tàn phá được. Chính vì thế, khi bị trúng đạn máy bay Mỹ bắn vào ngực, lúc hấp hối, ông "đưa tay vào túi, móc cây lược" đưa cho bạn, nhìn bạn hồi lâu rồi tắt thở... Ông Sáu đã hi sinh trong những ngày đen tối và gian khổ. Ngôi mộ ông là "ngôi mộ bằng phẳng như mặt rừng". Nhưng chỉ có "tình cha con là không thể chết được!"

Hình ảnh ông Sáu, hình ảnh người cha trong truyện "Chiếc lược ngà" sâu nặng tình cha - con, chiếc lược ngà với dòng chữ mãi mãi là kỉ vật, là nhân chứng về nỗi đau, về bi kịch đầy máu và nước mắt đã để lại nhiều ám ảnh bi thương trong lòng ta. Ông Sáu là người lính của một thế hệ anh hùng đi trước mở đường đã nếm trải nhiều thử thách, gian khổ và hi sinh.

Truyện "Chiếc lược ngà" và hình ảnh ông Sáu, bé Thu đã khơi gợi trong lòng ta bao ý nghĩ về tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Và bài học "uống nước nhớ nguồn "càng thêm thấm thía.