K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 4 2022

Tham khảo:

Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng. Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. Lũ chúng tôi một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh. Người mẹ - nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Từ xưa tới nay, từ Á sang Âu, hình tượng người mẹ luôn tỏa sáng lung linh tấm lòng nhân hậu, bao dung, độ lượng, suốt cả cuộc đời vì chồng vì con, vì quê hương đất nước. Khi viết về người mẹ, mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau, điều đó phụ thuộc vào cung bậc cảm xúc, năng khiếu thẩm mĩ và hình thức thể hiện. Bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm (in trong tập Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985) viết về mẹ say lòng người đọc bởi hơi thơ hồn nhiên mà sâu lắng, ngôn từ giản dị nhưng tính khái quát, chiêm nghiệm cao hòa trong mạch cảm xúc yêu thương, kính trọng vô bờ. Đọc khổ thơ đầu, khá thú vị với cách viết của nhà thơ: Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Tại sao tác giả không viết: Những mùa vụ mẹ tôi thu hoạch Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng. Khi nói đến mùa vụ, người ta nghĩ ngay đến vụ chiêm vụ mùa. Ngoài vụ chiêm vụ mùa mẹ còn phải gieo trồng rau màu bầu bí, mỗi thứ một tí, gom góp nuôi đàn con khôn lớn. Suy cho cùng, hạt lúa cũng là một loại “quả”, vậy nên “mùa quả” có tính khái quát hơn. Đến câu thơ thứ hai: Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng, người đọc băn khoăn với chữ “trông”. Theo Từ điển Tiếng Việt, “trông” có những nghĩa sau: 1. Nhìn để nhận biết; 2. Để ý nhìn ngó, coi sóc, giữ cho yên ổn; 3. Mong; 4. Hướng đến với lòng hi vọng, mong được giúp đỡ…Như vậy, chữ “trông” trong câu thơ hiểu với 3 nghĩa trước là đúng; theo nghĩa thứ 4, câu thơ là sự khẳng định: mùa quả của mẹ do mẹ quyết định, chẳng trông ngóng mong chờ vào ai khác. Mặt trời mọc, mặt trăng lặn là sự tiếp nối không ngừng nghỉ của thời gian, tác giả lấy qui luật này để so sánh với mùa quả của mẹ. Thời gian tuần hoàn, liên tiếp, mùa quả của mẹ cũng vậy. Thời gian không ngưng đọng mẹ không ngưng tay. Thời gian có sáng có tối, mùa quả của mẹ khi bội thu lúc thất bát. Cách so sánh mới lạ nhưng hồn nhiên với hình ảnh đẹp: Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng.
Khổ thơ thứ hai, hai câu đầu tác giả đối chiếu: “lũ chúng tôi” với “bí và bầu” trong không gian ba chiều, ngôn từ ngộ nghĩnh của lứa tuổi đồng giao: Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Cái hình dáng “lớn xuống” được liên tưởng: Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn. Viết được như vậy đã thể hiện sự biết ơn, đã thấy được công lao to lớn của mẹ. Câu thơ thứ tư, câu kết của khổ hai, không ngừng lại ở đấy, cao hơn, là sự thấu hiểu: Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. Giọt mồ hôi rỏ xuống lòng mẹ thầm lặng. Câu thơ thể hiện sự từng trải, chiêm nghiệm. Thầm lặng là âm thầm, lặng lẽ, ít ai biết đến. Nếu tác giả viết: Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn, Rỏ xuống vườn cây trái mẹ tôi thì mới dừng lại ở sự vất vả khó nhọc. Với mẹ, vất vả khó nhọc ấy thường tình. Nỗi vất vả lớn hơn mẹ phải gánh chịu là sự cô đơn, nhớ nhung, âm thầm chịu đựng. Đặt bài thơ trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh lúc ấy, một tay mẹ nuôi đàn con khi chồng “đang đánh giặc cuối trời”, giọt mồ hôi mặn như lại càng mặn hơn. Câu thơ như chìa khóa, giải mã hai câu thơ đầu khổ một. Giờ đây chúng ta hiểu vì sao: “Những mùa quả mẹ tôi hái được/ Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng”. Khổ cuối, câu thơ đầu: “Và chúng tôi một thứ quả trên đời” là một so sánh hay, logic, tiếp nối cặp đôi đối xứng ở khổ trước: “Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên //Còn những bí và bầu thì lớn xuống”. “Bí và bầu” được tác giả dùng đại từ “chúng”. Chúng tôi – chúng nó, lớn lên – lớn xuống đều từ một tay mẹ chăm sóc cả. Nhưng có lẽ là bí và bầu ngoan hơn, mẹ hái chúng biết bao nhiêu mùa vụ. Còn chúng tôi: Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái. Bảy mươi tuổi – “Nhân sinh thất thập cổ lai hi” (Đỗ Phủ), theo logic phổ thông thì những đứa con của mẹ đang độ tuổi 30 – 50. Ba mươi tuổi: “Tam thập nhi lập”; bốn mươi tuổi: “Tứ thập nhi bất hoặc”; năm mươi tuổi: “Ngũ thập tri thiên mệnh”. Ấy vậy mà mẹ vẫn phải “mong chờ”. Mong chờ con cái phương trưởng, thành đạt về mọi mặt. Mong chờ của mẹ theo suốt từ con sang cháu. Với mẹ, dù con đã “ngũ thập tri thiên mệnh” thì vẫn là đứa con cần quan tâm, bao bọc, chở che như ngày nào. Hai câu cuối của khổ thơ cũng là hai câu kết của bài. Nỗi hoảng sợ của tác giả khi một ngày nào đó mẹ ra đi (ngày bàn tay mẹ mỏi): .Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh “Quả non xanh” – chưa thu hoạch được; “lũ chúng tôi một thứ quả trên đời” – còn non xanh, nghĩa là mẹ chưa được hái. Hiểu được tâm nguyện của mẹ, hiểu được khả năng của mình để luôn luôn phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, đó chính là cái cách báo hiếu tốt nhất. “Hoảng sợ” của tác giả là sự giật mình nhìn lại quãng đời đã qua của bản thân, quảng đường ngắn ngủi còn lại của mẹ. Thời gian có đủ cho con “chín”, cho mẹ được hưởng thành qủa suốt cả cuộc đời âm thầm hi sinh, chăm sóc, mong chờ? Cái giật mình của tác giả cũng là cái giật mình của độc giả, chúng ta vô tâm quá! Chỉ với ba khổ, mười hai câu thơ ngôn từ giản dị nhưng tác giả khắc họa đậm nét hình tượng người mẹ trong lòng độc giả. Giọng điệu thơ có cách nhìn sự vật của trẻ con, có sự chiêm nghiệm, đúc kết, hồi tưởng của người từng trải nhưng đều đồng nhất tấm lòng biết ơn, thấu hiểu. Cảm xúc kính trọng, yêu thương mẹ chân thành, da diết gói gọn trong cấu tứ chặt chẽ, ngôn từ hàm ẩn, tinh tế, tài hoa, bài thơ mãi say lòng người đọc mà mỗi đời thơ có được những bài thơ như thế không nhiều.

6 tháng 4 2022

cái này đâu phải về bài nói với mẹ đâu bạn

 

18 tháng 11 2021

Tham khảo!

Đề 1:

   Bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc. Với ngôn ngữ bình dị, gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước - một món ăn bình dị, quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ thật đẹp “vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu, lận đận “bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc, không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương. Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu, người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son, chung thủy của mình “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy. Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm, trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hương đối với người phụ nữ thời bấy giờ. Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ. Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng, công bằng, văn minh.
Đề 2:

Bài ca dao trên làm xúc động lòng người khi đã gợi lên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những đứa con của mình. Mở đầu bài ca dao, tác giả nhắc đến công cha, nghĩa mẹ. Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với “ núi ngất trời " là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như “ nước biển Đông " là để khẳng định chiều sâu và sự dạt dào của tình mẹ. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt, hình ảnh người cha rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như trụ cột trong gia đình. Hình ảnh người mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn, cách ví von làm hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ “cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!” là nhắc tới công lao to lớn của cha mẹ, thiết tha nhắn gửi những người con ghi lòng công ơn ấy. Tiếng “ơi” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian. Bài ca dao để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ của mỗi con người.

23 tháng 2 2023

Gợi ý cho em các ý: 

Mở bài: Giới thiệu về nhà thơ Tố Hữu và tác phẩm ''Bầm ơi'' 

Giới thiệu về vấn đề cần nói tới (Cảm nghĩ về người mẹ trong đoạn thơ) 

Thân bài: 

Mạ non bầm cấy mấy đòn  

+ Người mẹ phải ra đồng cấy lúa vất vả, số lượng mạ non cũng không hề ít 

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần 

+ Mẹ vừa làm vừa lo cho con, mẹ vất vả bao nhiêu thì lại lo cho con nhiều hơn bấy nhiêu. Cho thấy tình yêu thương bao la mà mẹ dành cho con. 

Mưa phùn ướt áo tứ thân 

+ Mẹ vừa làm nhưng thời tiết không thương mẹ. Mẹ vừa phải lội chân xuống bùn mà trên trời còn có mưa ướt áo mẹ, cái lạnh như tê tái làn da của mẹ. 

Mưa bao nhiêu hạt,thương bầm bấy nhiêu 

+ Người con cũng rất thương mẹ mình, những hạt mưa ngoài kia là vô số không kể xiết, cho thấy tình thương của con dành cho mẹ cũng vô số như những hạt mưa ấy 

Kết bài. 

Bày tỏ suy nghĩ của em về người mẹ trong đoạn thơ. 

_mingnguyet.hoc24_