K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 6 2019

Nghệ thuật văn học thế kỉ X- hết thế kỉ XIX có những đặc điểm lớn:

Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm, khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị, tiếp thu và dân tộc hóa tinh thần tinh hoa văn học nước ngoài.

- Văn học cổ nói nhiều tới chí khí, đạo lí trong phép ứng xử hàng ngày của con người

- Văn học hiện đại đi sâu vào thế giới, sự biến chuyển nội tâm nhân vật

- Văn học cổ:

   + Xem trọng tính quy phạm (nắm vững tính quy phạm như niêm, luật rong thơ Đường, đánh giá đúng mức tính sáng tạo khi phá vỡ quy phạm

   + Chú trọng tới vẻ đẹp trang nhã, đánh giá đúng mực xu hướng bình dị hóa, gần gũi với đại chúng, nhân dân lao động…

   + Chú ý đến tính dân tộc (hình thức, nội dung)

18 tháng 6 2018

a, Các nội dung lớn của văn học Việt Nam trong lịch sử: chủ nghĩa yêu nước, cảm hứng thế sự, chủ nghĩa nhân đạo

- Văn học viết Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của văn học và văn hóa dân gian

    + Các tác phẩm như Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Nôm (Hồ Xuân Hương) đều có nhiều yếu tố của tục ngữ, ca dao...

- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp văn học, văn hóa Trung Hoa. Phần lớn sáng tác thời phong kiến đều được viết bằng chữ Hán, thể loại văn học Hán ( cáo, chiếu, biểu, hịch, phú, ngâm khúc...)

- Các tác phẩm chữ Nôm cũng chịu ảnh hưởng như: Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Truyện Kiều...

- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, trực tiếp là văn học Pháp thời kì chuyển từ văn học cổ điển sang hiện đại.

    + Phong trào Thơ mới phá bỏ niêm luật, đưa thơ tự do và các thể thơ phương Tây vào văn học.

    + Các tác giả tiên phong, tiêu biểu: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố... đều được viết theo phong cách văn học phương Tây.

- Thời kì văn học trung đại (từ TK X- XIX)

    + Ngôn từ: dùng chữ Hán, lối diễn đạt Hán ngữ, sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng, lối văn biền ngẫu, điển tích, điển cố...

    + Thể loại: thơ Đường luật, tiểu thuyết, chương hồi, cáo, hịch...

- Thời kì hiện đại (từ TK XX – nay):

    + Về ngôn ngữ: xóa bỏ lối viết, lối dùng từ câu nệ chữ nghĩa, ít dẫn điển cố, điển tích, không lạm dụn từ Hán- Việt

    + Về thể loại: bỏ dần thơ Đường luật, thay bằng thể thơ tự do, các thể thơ cổ thể được thay thế bằng tiểu thuyết hiện đại, các thể truyện ngắn, kí, phóng sự, tùy bút...

12 tháng 11 2018
Trung Quốc có một nền văn hóa lớn, lâu đời, nổi tiếng trên thế giới. Nhiều tác phẩm kinh điển của văn học Trung Quốc đã được dịch sang tiếng Việt từ rất sớm. Các tác phẩm này giúp bạn đọc nhiều thế hệ Việt Nam hiểu rõ giá trị, tinh hoa của văn hóa cũng như văn học Trung Hoa. Nhà văn Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, chia sẻ sự trân trọng với các tác phẩm, tinh hoa của văn hóa Trung Quốc. Ông Hữu Thỉnh nói: Chúng ta đều là nhà văn và đều hiểu rằng, không có giao lưu nào bền chặt bằng giao lưu văn học và giá trị văn học dễ được chấp nhận, ở lại lâu bền trong lòng người… Các tác phẩm văn học của bạn giúp bạn đọc nhiều thế hệ Việt Nam hiểu rõ giá trị, tinh hoa của văn hóa cũng như văn học Trung Hoa… Bước vào thời kỳ cải cách, mở cửa, văn học Trung Quốc được dịch, cập nhật rất nhanh tại Việt Nam. Nhiều tác phẩm ưu tú được nhận giải thưởng Mao Thuẫn, Lỗ Tấn… được bạn đọc Việt Nam đón nhận, yêu mến. Giao lưu văn học đã tạo ra cầu nối bền chặt giữa bạn đọc hai nước, vì thế những thay đổi của văn học Trung Quốc cũng được giới sáng tác, bạn đọc Việt Nam quan tâm.Cùng chia sẻ những sự ảnh hưởng trong văn hóa, văn học trong cuộc sống đương đại, nhà phê bình Lý Kiến Trạch cho biết, văn học Trung Quốc cũng đi vào thời đại mới. Diện mạo của xã hội đã thay đổi là những điều mà các nhà văn Trung Quốc đang đau đầu để có thể bắt kịp. Thực tế, các nhà văn nước này đang tích cực thâm nhập, tìm hiểu cuộc sống hiện đại. “Nhiều câu chuyện sinh động của cuộc sống đang chờ các nhà văn thể hiện đã mở ra nhiều chân trời mới đối với văn học Trung Quốc”, ông Lý Kiến Trạch cho hay. Song cũng giống như Việt Nam, các nhà văn Trung Quốc thích được khen tặng hơn là chê, vì thế có một thời gian “nhà phê bình” đã trở thành “nhà biểu dương”. Lỗi ấy của các nhà phê bình đã bị vạch trần, ông Lý Kiến Trạch nói, song để trở thành một nhà phê bình chân chính, nói lời chân thực, lời đạo lý đúng với chức trách của mình, quả thực không đơn giản, vì sẽ làm sứt mẻ nhiều quan hệ với đồng nghiệp!Bà Lục Mai, Tổng biên tập Báo Văn nghệ Thượng Hải, một tờ báo “nặng ký” trong phê bình văn học Trung Quốc, cũng cho rằng, các nhà phê bình và nhà văn đúng là luôn song hành, nhưng lại luôn tồn tại trong mối quan hệ khó xử. Giới phê bình văn học Trung Quốc đang hướng tới việc trở thành những nhà phê bình thực thụ.Tuy nhiên, các nhà văn cũng đặt câu hỏi, phải chăng có độ chênh lớn giữa người sáng tác với giới phê bình mới dẫn tới mâu thuẫn lớn đến như vậy, đặc biệt là đối với những cây bút trẻ. 
12 tháng 11 2018

Nhà LLPB đối mặt với “sứt mẻ” tình bạn

Trung Quốc có một nền văn hóa lớn, lâu đời, nổi tiếng trên thế giới. Nhiều tác phẩm kinh điển của văn học Trung Quốc đã được dịch sang tiếng Việt từ rất sớm. Các tác phẩm này giúp bạn đọc nhiều thế hệ Việt Nam hiểu rõ giá trị, tinh hoa của văn hóa cũng như văn học Trung Hoa. 

Nhà văn Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, chia sẻ sự trân trọng với các tác phẩm, tinh hoa của văn hóa Trung Quốc. Ông Hữu Thỉnh nói: Chúng ta đều là nhà văn và đều hiểu rằng, không có giao lưu nào bền chặt bằng giao lưu văn học và giá trị văn học dễ được chấp nhận, ở lại lâu bền trong lòng người… Các tác phẩm văn học của bạn giúp bạn đọc nhiều thế hệ Việt Nam hiểu rõ giá trị, tinh hoa của văn hóa cũng như văn học Trung Hoa… Bước vào thời kỳ cải cách, mở cửa, văn học Trung Quốc được dịch, cập nhật rất nhanh tại Việt Nam. Nhiều tác phẩm ưu tú được nhận giải thưởng Mao Thuẫn, Lỗ Tấn… được bạn đọc Việt Nam đón nhận, yêu mến. Giao lưu văn học đã tạo ra cầu nối bền chặt giữa bạn đọc hai nước, vì thế những thay đổi của văn học Trung Quốc cũng được giới sáng tác, bạn đọc Việt Nam quan tâm.

Cùng chia sẻ những sự ảnh hưởng trong văn hóa, văn học trong cuộc sống đương đại, nhà phê bình Lý Kiến Trạch cho biết, văn học Trung Quốc cũng đi vào thời đại mới. Diện mạo của xã hội đã thay đổi là những điều mà các nhà văn Trung Quốc đang đau đầu để có thể bắt kịp. Thực tế, các nhà văn nước này đang tích cực thâm nhập, tìm hiểu cuộc sống hiện đại. “Nhiều câu chuyện sinh động của cuộc sống đang chờ các nhà văn thể hiện đã mở ra nhiều chân trời mới đối với văn học Trung Quốc”, ông Lý Kiến Trạch cho hay. Song cũng giống như Việt Nam, các nhà văn Trung Quốc thích được khen tặng hơn là chê, vì thế có một thời gian “nhà phê bình” đã trở thành “nhà biểu dương”. Lỗi ấy của các nhà phê bình đã bị vạch trần, ông Lý Kiến Trạch nói, song để trở thành một nhà phê bình chân chính, nói lời chân thực, lời đạo lý đúng với chức trách của mình, quả thực không đơn giản, vì sẽ làm sứt mẻ nhiều quan hệ với đồng nghiệp!

Bà Lục Mai, Tổng biên tập Báo Văn nghệ Thượng Hải, một tờ báo “nặng ký” trong phê bình văn học Trung Quốc, cũng cho rằng, các nhà phê bình và nhà văn đúng là luôn song hành, nhưng lại luôn tồn tại trong mối quan hệ khó xử. Giới phê bình văn học Trung Quốc đang hướng tới việc trở thành những nhà phê bình thực thụ.

Tuy nhiên, các nhà văn cũng đặt câu hỏi, phải chăng có độ chênh lớn giữa người sáng tác với giới phê bình mới dẫn tới mâu thuẫn lớn đến như vậy, đặc biệt là đối với những cây bút trẻ. 

Nâng tầm sáng tác trẻ

Cùng trong buổi gặp gỡ, chủ đề về phát triển đội ngũ kế cận cho nền văn học cũng được các nhà văn hai bên đặc biệt quan tâm. Theo Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Nhân dân (Trung Quốc), các nhà văn trẻ của Trung Quốc đã có nhiều bước phát triển nở rộ. Nhiều cây bút trẻ không chỉ thu hút được lượng bạn đọc trên mạng, mà tác phẩm của họ khi được xuất bản cũng có lượng “fan” đông đảo. “Các bạn trẻ vừa sung sức, vừa mang tới nhiều góc nhìn mới tươi trẻ, hiện đại”- bà Lục Mai nói. Vì thế ban biên tập cũng như hội nhà văn nước này luôn tạo điều kiện như lập các chuyên trang, các diễn đàn cho các nhà văn trẻ để họ thỏa sức thể hiện những cách nhìn mới, bút pháp mới và đó cũng là tiền đề quan trọng cho sự phát triển lâu dài sau này.

Đối với việc phát triển văn học trẻ, nhà văn Khuất Quang Thụy (Việt Nam) cho rằng, có sự giống nhau kỳ lạ giữa nền văn học hai nước, đặc biệt là mối quan tâm tới văn học trẻ - tương lai của nền văn học. Để xây dựng đội ngũ nhà văn kế cận, Hội Nhà văn Việt Nam có Ban Nhà văn trẻ để giúp ban chấp hành hội tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, điều hành đội ngũ cây bút trẻ. Cùng đó, có những chuyên trang mang tên Văn nghệ trẻ dành cho các bạn viết trẻ cũng như bạn đọc trẻ. “Điều này không chỉ giúp các cây bút trẻ có thêm sân chơi sáng tạo mà còn góp phần xây dựng lực lượng cộng tác viên, bạn đọc hùng hậu”- nhà văn Khuất Quang Thụy nhấn mạnh. 

Sau mối quan tâm về lực lượng sáng tác trẻ, dưới cái nhìn của một dịch giả văn học, nhà văn Lê Bá Thự bàn tới sức ảnh hưởng của văn học dịch đối với thị trường văn học Trung Quốc, khi mà thị phần văn học nước ngoài ở Việt Nam lên tới 50% thậm chí còn hơn. Chia sẻ mối quan tâm này, đại diện Hội Nhà văn Trung Quốc khẳng định, văn học dịch cũng chiếm vị trí quan trọng đối với bạn đọc nước này. Với những tác phẩm văn học nước ngoài có giá trị, có sức ảnh hưởng lớn, việc phát hành ở nước sở tại gần như song song với việc chuyển ngữ và phát hành tại Trung Quốc. Không chỉ thế, hàng năm giải thưởng văn học uy tín của Trung Quốc là giải thưởng Lỗ Tấn đều có những giải dành riêng cho văn học dịch thuật. Các nhà văn Trung Quốc kỳ vọng sẽ nhận được nhiều hơn sự cộng tác của các nhà văn Việt Nam trên văn đàn nước bạn. Đồng thời, hai bên cũng mong muốn sẽ có thêm nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi.

Cũng tại buổi gặp gỡ, hai bên mong muốn có nhiều hơn các cuộc giao lưu, trao đổi về học thuật, có thể thẳng thắn trao đổi nhiều hơn nữa những vấn đề về trách nhiệm với văn học mỗi quốc gia, khu vực, làm bật lên tiếng nói của văn học châu Á, đáp lại mong muốn của độc giả Trung Quốc là được tiếp cận nhiều hơn nữa với các tác phẩm của Việt Nam. Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc Lý Kiến Trạch cho biết, hội sẽ tăng cường các biện pháp để thúc đẩy hơn nữa việc biên dịch, xuất bản các tác phẩm văn học của Việt Nam sang Trung Quốc.

Qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó (Ngữ văn 8, tập II) có thểthấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiênnhiên. Nguyễn Trãi cũng đã từng ca ngợi “thú lâm tuyền” trong bàithơ Côn Sơn ca (Ngữ văn 7, tập I) mà em đã được học. Em hãy chobiết “thú lâm tuyền” (từ Hán Việt: lâm là rừng, tuyền là suối) ởNguyễn Trãi và ở Hồ Chí Minh có gì giống và khác nhau ?Qua bài thơ Tức...
Đọc tiếp

Qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó (Ngữ văn 8, tập II) có thể

thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên

nhiên. Nguyễn Trãi cũng đã từng ca ngợi “thú lâm tuyền” trong bài

thơ Côn Sơn ca (Ngữ văn 7, tập I) mà em đã được học. Em hãy cho

biết “thú lâm tuyền” (từ Hán Việt: lâm là rừng, tuyền là suối) ở

Nguyễn Trãi và ở Hồ Chí Minh có gì giống và khác nhau ?Qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó (Ngữ văn 8, tập II) có thể

thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên

nhiên. Nguyễn Trãi cũng đã từng ca ngợi “thú lâm tuyền” trong bài

thơ Côn Sơn ca (Ngữ văn 7, tập I) mà em đã được học. Em hãy cho

biết “thú lâm tuyền” (từ Hán Việt: lâm là rừng, tuyền là suối) ở

Nguyễn Trãi và ở Hồ Chí Minh có gì giống và khác nhau ?

0
1 tháng 7 2019

Hiện đại hóa: quá trình làm cho văn học thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại, đổi mới theo hình thức văn học phương Tây

Các nhân tố tạo điều kiện:

+ Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đưa đất nước phát triển tiến bộ

+ Sự góp phần của báo chí, ngành xuất bản dần thay thế chữ Hán, Nôm tạo điều kiện nền văn học Việt Nam hình thành, phát triển

- Qúa trình hiện đại hóa của văn học diễn ra:

+ Giai đoạn thứ nhất ( từ đầu TK XX tới năm 1920)

+ Giai đoạn thứ hai ( 1920 – 1930)

+ Giai đoạn thứ ba (1930- 1945)

⇒ Văn học giai đoạn đầu chịu nhiều ràng buộc của cái cũ, tạo nên tính chất giao thời văn học

b, Sự phân hóa của văn học Việt Nam:

+ Chia thành hai bộ phận: công khai và không công khai

+ Do đặc điểm của nước thuộc địa, chịu sự ảnh hưởng, chi phối của quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc

+ Văn học công khai chia nhỏ: văn học lãng mạn và văn học hiện thực

+ Văn học không công khai có văn thơ cách mạng của chiến sĩ và người tù yêu nước

c, Nguyên nhân:

- Sự thúc bách của yêu cầu thời đại

- Chủ quan của nền văn học

- Cái tôi thức tỉnh, trỗi dậy

- Nhu cầu thưởng thức, văn chương trở thành hàng hóa

1 tháng 6 2019

Chọn đáp án: C

18 tháng 1 2018

Đáp án C

21 tháng 1 2019

- Đặc điểm:

+ Từ thế kỉ XVI – XVII, cùng với sự suy thoái của Nho giáo, văn học chữ Hán đã mất dần vị thế vốn có của nó.

+ Văn học chữ Nôm xuất hiện và ngày càng phát triển với nhiều nhà thơ Nôm nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ,..

+ Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học dân gian nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười,...

- Ý nghĩa

+ Thể hiện tinh thần dân tộc của người Việt.

+ Chứng tỏ cuộc sống tinh thần của nhân dân ta được đề cao góp phần làm cho văn học thêm phong phú và đa dạng

28 tháng 5 2018

Văn học có hai truyền thống: chủ nghĩa yêu nước và nhân đạo

- Văn học giai đoạn đầu TK XX tới Cách mạng tháng Tám:

+ Quan tâm phản ánh mọi giai tầng, kể cả người dân lầm than

+ Tố cáo, thể hiện khát vọng mãnh liệt của cá nhân về vẻ đẹp hình thức, phẩm giá

b, Các thể loại văn học mới: phóng sự, lí luận phê bình văn học

+ Tiểu thuyết cách tân xóa bỏ sự vay mượn đề tài, cốt truyện của văn học Trung Quốc, kết cấu chương hồi, cốt truyện li kì

+ Tiểu thuyết hiện đại trọng tính cách nhân vật, đi sâu vào thế giới nội tâm

+ Lối kể linh hoạt, kết thúc có hậu, gần với đời sống

- Thơ: xóa bỏ tính quy phạm, ước lệ trong thơ cũ

+ Cái tôi Thơ Mới được giải phóng, giàu cảm xúc

+ Nhìn thế giới bằng đôi mắt háo hức, tích cực hơn