Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhà LLPB đối mặt với “sứt mẻ” tình bạn
Trung Quốc có một nền văn hóa lớn, lâu đời, nổi tiếng trên thế giới. Nhiều tác phẩm kinh điển của văn học Trung Quốc đã được dịch sang tiếng Việt từ rất sớm. Các tác phẩm này giúp bạn đọc nhiều thế hệ Việt Nam hiểu rõ giá trị, tinh hoa của văn hóa cũng như văn học Trung Hoa.
Nhà văn Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, chia sẻ sự trân trọng với các tác phẩm, tinh hoa của văn hóa Trung Quốc. Ông Hữu Thỉnh nói: Chúng ta đều là nhà văn và đều hiểu rằng, không có giao lưu nào bền chặt bằng giao lưu văn học và giá trị văn học dễ được chấp nhận, ở lại lâu bền trong lòng người… Các tác phẩm văn học của bạn giúp bạn đọc nhiều thế hệ Việt Nam hiểu rõ giá trị, tinh hoa của văn hóa cũng như văn học Trung Hoa… Bước vào thời kỳ cải cách, mở cửa, văn học Trung Quốc được dịch, cập nhật rất nhanh tại Việt Nam. Nhiều tác phẩm ưu tú được nhận giải thưởng Mao Thuẫn, Lỗ Tấn… được bạn đọc Việt Nam đón nhận, yêu mến. Giao lưu văn học đã tạo ra cầu nối bền chặt giữa bạn đọc hai nước, vì thế những thay đổi của văn học Trung Quốc cũng được giới sáng tác, bạn đọc Việt Nam quan tâm.
Cùng chia sẻ những sự ảnh hưởng trong văn hóa, văn học trong cuộc sống đương đại, nhà phê bình Lý Kiến Trạch cho biết, văn học Trung Quốc cũng đi vào thời đại mới. Diện mạo của xã hội đã thay đổi là những điều mà các nhà văn Trung Quốc đang đau đầu để có thể bắt kịp. Thực tế, các nhà văn nước này đang tích cực thâm nhập, tìm hiểu cuộc sống hiện đại. “Nhiều câu chuyện sinh động của cuộc sống đang chờ các nhà văn thể hiện đã mở ra nhiều chân trời mới đối với văn học Trung Quốc”, ông Lý Kiến Trạch cho hay. Song cũng giống như Việt Nam, các nhà văn Trung Quốc thích được khen tặng hơn là chê, vì thế có một thời gian “nhà phê bình” đã trở thành “nhà biểu dương”. Lỗi ấy của các nhà phê bình đã bị vạch trần, ông Lý Kiến Trạch nói, song để trở thành một nhà phê bình chân chính, nói lời chân thực, lời đạo lý đúng với chức trách của mình, quả thực không đơn giản, vì sẽ làm sứt mẻ nhiều quan hệ với đồng nghiệp!
Bà Lục Mai, Tổng biên tập Báo Văn nghệ Thượng Hải, một tờ báo “nặng ký” trong phê bình văn học Trung Quốc, cũng cho rằng, các nhà phê bình và nhà văn đúng là luôn song hành, nhưng lại luôn tồn tại trong mối quan hệ khó xử. Giới phê bình văn học Trung Quốc đang hướng tới việc trở thành những nhà phê bình thực thụ.
Tuy nhiên, các nhà văn cũng đặt câu hỏi, phải chăng có độ chênh lớn giữa người sáng tác với giới phê bình mới dẫn tới mâu thuẫn lớn đến như vậy, đặc biệt là đối với những cây bút trẻ.
Nâng tầm sáng tác trẻ
Cùng trong buổi gặp gỡ, chủ đề về phát triển đội ngũ kế cận cho nền văn học cũng được các nhà văn hai bên đặc biệt quan tâm. Theo Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Nhân dân (Trung Quốc), các nhà văn trẻ của Trung Quốc đã có nhiều bước phát triển nở rộ. Nhiều cây bút trẻ không chỉ thu hút được lượng bạn đọc trên mạng, mà tác phẩm của họ khi được xuất bản cũng có lượng “fan” đông đảo. “Các bạn trẻ vừa sung sức, vừa mang tới nhiều góc nhìn mới tươi trẻ, hiện đại”- bà Lục Mai nói. Vì thế ban biên tập cũng như hội nhà văn nước này luôn tạo điều kiện như lập các chuyên trang, các diễn đàn cho các nhà văn trẻ để họ thỏa sức thể hiện những cách nhìn mới, bút pháp mới và đó cũng là tiền đề quan trọng cho sự phát triển lâu dài sau này.
Đối với việc phát triển văn học trẻ, nhà văn Khuất Quang Thụy (Việt Nam) cho rằng, có sự giống nhau kỳ lạ giữa nền văn học hai nước, đặc biệt là mối quan tâm tới văn học trẻ - tương lai của nền văn học. Để xây dựng đội ngũ nhà văn kế cận, Hội Nhà văn Việt Nam có Ban Nhà văn trẻ để giúp ban chấp hành hội tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, điều hành đội ngũ cây bút trẻ. Cùng đó, có những chuyên trang mang tên Văn nghệ trẻ dành cho các bạn viết trẻ cũng như bạn đọc trẻ. “Điều này không chỉ giúp các cây bút trẻ có thêm sân chơi sáng tạo mà còn góp phần xây dựng lực lượng cộng tác viên, bạn đọc hùng hậu”- nhà văn Khuất Quang Thụy nhấn mạnh.
Sau mối quan tâm về lực lượng sáng tác trẻ, dưới cái nhìn của một dịch giả văn học, nhà văn Lê Bá Thự bàn tới sức ảnh hưởng của văn học dịch đối với thị trường văn học Trung Quốc, khi mà thị phần văn học nước ngoài ở Việt Nam lên tới 50% thậm chí còn hơn. Chia sẻ mối quan tâm này, đại diện Hội Nhà văn Trung Quốc khẳng định, văn học dịch cũng chiếm vị trí quan trọng đối với bạn đọc nước này. Với những tác phẩm văn học nước ngoài có giá trị, có sức ảnh hưởng lớn, việc phát hành ở nước sở tại gần như song song với việc chuyển ngữ và phát hành tại Trung Quốc. Không chỉ thế, hàng năm giải thưởng văn học uy tín của Trung Quốc là giải thưởng Lỗ Tấn đều có những giải dành riêng cho văn học dịch thuật. Các nhà văn Trung Quốc kỳ vọng sẽ nhận được nhiều hơn sự cộng tác của các nhà văn Việt Nam trên văn đàn nước bạn. Đồng thời, hai bên cũng mong muốn sẽ có thêm nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi.
Cũng tại buổi gặp gỡ, hai bên mong muốn có nhiều hơn các cuộc giao lưu, trao đổi về học thuật, có thể thẳng thắn trao đổi nhiều hơn nữa những vấn đề về trách nhiệm với văn học mỗi quốc gia, khu vực, làm bật lên tiếng nói của văn học châu Á, đáp lại mong muốn của độc giả Trung Quốc là được tiếp cận nhiều hơn nữa với các tác phẩm của Việt Nam. Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc Lý Kiến Trạch cho biết, hội sẽ tăng cường các biện pháp để thúc đẩy hơn nữa việc biên dịch, xuất bản các tác phẩm văn học của Việt Nam sang Trung Quốc.
Văn học Việt Nam là khoa học nghiên cứu các loại hình ngữ văn của người Việt Nam, không kể quốc tịch và thời đại. Ở hậu kỳ trung đại, phần lớn các tác phẩm thành văn của văn học Việt Nam được viết bằng chữ Hán và số ít bằng chữ Phạn. Về sau, văn học Việt Nam được thống nhất viết bằng chữ quốc ngữ.
Văn học dân gian là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học dân tộc. Khi chưa có chữ viết, nền văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian; khi có chữ viết, nền văn học Việt Nam mới bao gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết.
Văn học viết chịu ảnh hưởng của văn học dân gian về nhiều phương diện, từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật. Văn học viết cũng có tác động trở lại đối với văn học dân gian trên một số phương diện. Mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn học viết cũng như vai trò, ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học thể hiện trọn vẹn hơn cả ở lĩnh vực sáng tác và ở bộ phận thơ văn quốc âm.
Văn học dân gian Việt Nam cũng như văn học dân gian của nhiều dân tộc khác trên thế giới có những thể loại chung và riêng hợp thành một hệ thống. Mỗi thể loại phản ánh cuộc sống theo những nội dung và cách thức riêng. Hệ thống văn học dân gian Việt Nam gồm có: sử thi, truyền thuyết, thần thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, thơ, chèo,...
Văn học Trung Quốc có bề dày lịch sử hàng ngàn năm, từ các tài liệu lưu trữ của các triều đại cho đến các tiểu thuyếthư cấu từ thời trung cổ để phục vụ cho các độc giả người Trung Quốc biết chữ. Mặc dù việc đưa vào sử dụng rộng rãi kỹ thuật in mộc bản trong thời nhà Đường (618-907) và sự phát minh ra kỹ thuật in ấn loại di động bởi Tất Thăng(990-1051) trong thời nhà Tống (960-1279) không làm tiêu tan tầm quan trọng hay sự nhấn mạnh vào việc viết thư pháp Trung Hoa, cả hai loại kỹ thuật in ấn này đã nhanh chóng truyền bá kiến thức bằng văn bản khắp Trung Hoa hơn bao giờ hết.
Trong thời kỳ hiện đại, tác gia Lỗ Tấn (1881-1936) có thể được xem là người sáng lập văn học bạch thoại hiện đại ở Trung Quốc. Văn học cổ đại Trung Quốc có ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn học các nước Hán hóa như: Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam. Cho đến khi văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam, đặc biệt là thời Pháp thuộc thì văn học Việt Nam mới dần chuyển qua chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây cho đến nay.
So sánh văn học trung đại của Việt Nam và Trung Quốc không hề là một lĩnh vực nghiên cứu mới. Do thực tế giao lưu và ảnh hưởng của văn học Trung Quốc đối với văn học Việt Nam, một cách tự giác hay không tự giác, bất cứ nhà nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam nào trên mỗi bước đường nghiên cứu của mình đều “đụng chạm” đến công việc so sánh. Tuy nhiên, mục đích, phương pháp so sánh không phải bao giờ cũng thống nhất trong các thời kỳ khác nhau của lịch sử, càng không thống nhất ở mỗi nhà nghiên cứu. Nói cách khác, so sánh văn học là một phạm trù lịch sử. Xưa, các nhà nho Việt Nam dường như không nhận thấy sự khác biệt giữa hai nền văn học. Với họ, việc nền văn hiến Việt Nam không khác, không thua kém Trung Quốc được xem là niềm tự hào chân chính của trí tuệ dân tộc. Có thời kỳ các nhà nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ truyền thống lâu đời giữa hai nền văn hoá, văn học này nhằm củng cố tình hữu nghị giữa hai dân tộc. Lại có lúc, do tinh thần dân tộc kích thích mà hướng nghiên cứu chủ yếu nhắm vào tìm kiếm sự khác biệt để khẳng định tính chất độc lập của văn hoá và văn học Việt Nam. Hiện nay, mục đích so sánh theo nhận thức của tôi nên nhằm mục đích góp phần hiểu biết những quy luật vận động của văn học Việt Nam trung đại.
STT |
Tên tác phẩm (hoặc đoạn trích) |
Tác giả |
Thể loại |
Tóm tắt nội dung (đại ý) |
1 |
Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế Mèn phiêu lưu kí) |
Tô Hoài |
Truyện đồng thoại |
Dế Mèn tự tả chân dung, trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt và ân hận. |
2 |
Sông nước Cà Mau (trích Đất rừng phương Nam) |
Đoàn Giỏi |
Truyện dài |
Bức tranh thiên nhiên rộng lớn, hoang dã và cuộc sống ở vùng sông nước Cà Mau độc đáo. |
3 |
Bức tranh của em gái tôi |
Tạ Duy Anh |
Truyện ngắn |
Tình cảm hồn nhiên,trong sáng và lòng nhân hậu của em gái Kiều Phương đã giúp người anh nhận ra phần hạn chế của chính mình. |
4 |
Vượt thác (trích Quê nội) |
Võ Quảng |
Truyện dài |
Cảnh vượt thác của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy trên sông Thu Bồn. |
5 |
Buổi học cuối cùng |
An -phông-xơ Đô-đê. |
Truyện ngắn |
Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh của thầy Ha-men qua cái nhìn và tâm trạng của chú bé Phrăng. |
6 |
Cô Tô |
Nguyễn Tuân |
Kí |
Cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng và sinh hoạt đông vui của con người trên vùng đảo Cô Tô. |
7 |
Cây tre Việt Nam |
Thép Mới |
Kí |
Cây tre - người bạn thân thiết của dân tộc Việt Nam, là một biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam. |
8 |
Lòng yêu nước |
I-li-a Ê-ren-bua |
Kí |
Lòng yêu nước tha thiết của tác giả và người dân Xô viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc. |
9 |
Lao xao (trích Tuổi thơ im lặng) |
Duy Khán |
Kí |
Bức tranh sinh động, nhiều màu sắc về thế giới các loài chim ở đồng quê. |
I. Truyện và kí:
1. Hệ thống hóa những truyện và kí đã học:
STT |
Tên tác phẩm (hoặc đoạn trích) |
Tác giả |
Thể loại |
Tóm tắt nội dung (đại ý) |
1 |
Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế Mèn phiêu lưu kí) |
Tô Hoài |
Truyện đồng thoại |
Dế Mèn tự tả chân dung, trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt và ân hận. |
2 |
Sông nước Cà Mau (trích Đất rừng phương Nam) |
Đoàn Giỏi |
Truyện dài |
Bức tranh thiên nhiên rộng lớn, hoang dã và cuộc sống ở vùng sông nước Cà Mau độc đáo. |
3 |
Bức tranh của em gái tôi |
Tạ Duy Anh |
Truyện ngắn |
Tình cảm hồn nhiên, trong sáng và lòng nhân hậu của em gái Kiều Phương đã giúp người anh nhận ra phần hạn chế của chính mình. |
4 |
Vượt thác (trích Quê nội) |
Võ Quảng |
Truyện dài |
Cảnh vượt thác của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy trên sông Thu Bồn. |
5 |
Buổi học cuối cùng |
An -phông-xơ Đô-đê. |
Truyện ngắn |
Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh của thầy Ha-men qua cái nhìn và tâm trạng của chú bé Phrăng. |
6 |
Cô Tô |
Nguyễn Tuân |
Kí |
Cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng và sinh hoạt đông vui của con người trên vùng đảo Cô Tô. |
7 |
Cây tre Việt Nam |
Thép Mới |
Kí |
Cây tre - người bạn thân thiết của dân tộc Việt Nam, là một biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam. |
8 |
Lòng yêu nước |
I-li-a Ê-ren-bua |
Kí |
Lòng yêu nước tha thiết của tác giả và người dân Xô viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc. |
9 |
Lao xao (trích Tuổi thơ im lặng) |
Duy Khán |
Kí |
Bức tranh sinh động, nhiều màu sắc về thế giới các loài chim ở đồng quê. |
2. Những yếu tố có chung ở truyện và kí:
STT |
Tên tác phẩm hoặc đoạn trích) |
Cốt truyện |
Nhân vật |
Nhân vật kể chuyện |
1 |
Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế Mèn phiêu lưu kí) |
Kể theo trình tự thời gian |
Có nhân vật chính và nhân vật phụ (Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc...) |
Mèn- ngôi kể thứ nhất. |
2 |
Sông nước Cà Mau (trích Đất rừng phương Nam) |
Cảnh miêu tả theo sự di chuyển của không gian |
Ông Hai, thằng Cò, thằng An... |
Nhân vật thằng An- ngôi kể thứ nhất. |
3 |
Bức tranh của em gái tôi |
Theo trình tự thời gian |
Anh trai, em gái Kiều Phương, chú Tiến Lê, bố mẹ Kiều Phương... |
Người anh trai- ngôi kể thứ nhất. |
4 |
Vượt thác ( trích Quê nội) |
Cảnh miêu tả theo sự di chuyển của không gian |
Dượng Hương Thư và các bạn chèo thuyền |
Hai chú bé Cục và Cù Lao- ngôi kể thứ nhất, xưng chúng tôi |
5 |
Buổi học cuối cùng |
Theo trình tự thời gian |
Chú bé Phrăng , thầy Ha-men, cụ Hô-de... |
Chú bé Phrăng- ngôi kể thứ nhất. |
6 |
Cô Tô |
Không |
Anh hùng Châu Hòa Mãn và vợ con, những người dân trên đảo, tác giả... |
Tác giả-ngôi kể thứ nhất. |
7 |
Cây tre Việt Nam |
Không |
Cây tre và họ hàng của tre, nông dân, bộ đội.... |
Giấu mình- ngôi kể thứ ba. |
8 |
Lòng yêu nước |
Không |
Nhân dân các dân tộc thuộc Liên Xô |
Giấu mình- ngôi kể thứ ba. |
9 |
Lao xao (trích Tuổi thơ im lặng) |
Không |
Các loài hoa, ong, bướm, chim.... |
Tác giả-ngôi kể thứ nhất. |
II. Thơ:
STT |
Tên bài thơ- năm sáng tác |
Tác giả |
Phương thức biểu đạt |
Nội dung (đại ý) |
1 |
Đêm nay Bác không ngủ (1951) |
Minh Huệ- Nguyễn Đức Thái (1927-2003) |
Tự sự, miêu tả |
Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc rộng lớn của Bác Hồ với bộ đội, nhân dân và tình cảm kính yêu cảm phục của người chiến sĩ đối với Bác. |
2 |
Lượm (1949) |
Tố Hữu (1920-2002) |
Miêu tả, tự sự |
Bài thơ khắc họa hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em vẫn còn sống mãi với chúng ta. |
3 |
Mưa (đọc thêm- 1967) |
Trần Đăng Khoa (1958) |
Miêu tả |
Bài thơ miêu tả sinh động cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê. |
III. Văn bản nhật dụng:
STT |
Tên bài |
Tác giả |
Nội dung |
1 |
Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử |
Thúy Lan (báo Người Hà Nội) |
Hơn một thế kỉ, cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện hào hùng, bi tráng của Hà Nội. Hiện nay, cầu Long Biên vẫn mãi mãi trở thành một chứng nhân lịch sử. |
2 |
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ |
x |
Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình. |
3 |
Động Phong Nha |
Trần Hoàng |
Động Phong Nha là kì quan thứ nhất. Vẻ đẹp của hang động đã và đang thu hút khách trong và ngoài nước tham quan. Chúng ta tự hào về vẻ đẹp của Phong Nha và những thắng cảnh khác. |