Qua văn bản "Hai cây phong" gợi cho em tình cảm gì với thiên nhiên? Trả lời bằng một đoạn văn khoảng 6 đến 8 dòng.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử đã thể hiện nội tâm cô đơn, trống vắng qua khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba. Nếu cõi thực của kí ức trong khổ 1 thật trong trẻo, tươi tắn và rực rỡ với ánh nắng ấm áp buổi sớm, thì phần hai lại tràn ngập ánh trăng khiến mọi thứ trở nên mờ ảo, nhợt nhạt, lạnh lẽo và chân thực như một giấc mơ. Cách diễn đạt phiếm chỉ “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó” tạo cảm giác lạnh lẽo bao trùm cả dòng sông, lên cảnh vật, Hàn Mặc Tử như khát khao có con thuyền chở trăng về, phải chăng là để chở những khát khao hy vọng đến khắc khoải về một sự gặp gỡ và hòa hợp? Chữ “kịp” trong câu thơ thứ 2 càng thấm thía nỗi tiếc nuối, xót xa, lo sợ khi luôn biết rằng chẳng bao giờ kịp nữa nhưng ông vẫn cố hỏi khiến tâm trạng trở nên bồn chồn, chua xót, bất lực. Hỏi chỉ để tiếc, chỉ để tự dày vò bản thân mình. Dường như, nếu trăng không về “kịp” thì người bị số phận bỏ rơi bên bờ vực cuộc đời này sẽ hoàn toàn tuyệt vọng và đau khổ mãi mãi nếu cứ ở lại dưới bầu trời thăm thẳm này
Qua văn bản "Hai cây phong" gợi cho em tình cảm gắn bó thân thiết và trân trọng đối với thiên nhiên. Thiên nhiên không chỉ đơn giản là những sự vật quanh ta đem lại sự sống cho con người. Thiên nhiên còn là nơi để chúng ta gửi gắm tình cảm và những kỉ niệm tươi đẹp. Ngay cả khi ta vô tình bắt gặp một cảnh thiên nhiên bên đường, ta cũng sẽ cảm thấy lòng mình nhẹ nhõm biết bao sau những căng thẳng mệt mỏi. Đó chính là sợi dây liên kết bền chắc nhất giữa con người và thiên nhiên. Vì vậy, đối xử và trân trọng thiên nhiên cũng chính là góp phần xây dựng cuộc sống chúng ta tốt đẹp hơn.
Hai cây phong, nơi ấy chứa bao kỉ niệm của tuổi học trò với những trò chơi thuở nhỏ "khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chạy ào lên đấy phá tổ chim". Song ấn tượng sâu đậm trở thành điêm nhớ về hai cây phong trong ký ức của nhân vật ở đây chính là "thế giới diều kỳ được mở ra trong tâm hồn trẻ thơ" từ góc nhìn, tầm nhìn mà hai cây phong ấy đem lại. Trước hết, hai cây phong là điểm tựa để bọn trẻ đua nhau thể hiện ý chí: "Chúng tôi cứ leo lên cao nữa - nào xem ai can đảm và khéo léo hơn ai!". Nhưng thế giới xung quanh mới là điều kinh ngạc và quyến rũ bọn trẻ "Chúng tôi cố giương hết tầm mắt nhìn vào nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên và nhìn thấy không biết bao nhiêu, bao nhiêu là vùng đất mà trước đây chúng tôi chưa từng biết đến, thấy những con sống mà trước đây chúng tôi chưa từng nghe nói. Những dòng sông lấp lánh tận chân trời như sợi chỉ bạc mỏng manh... Chúng tôi ngồi nép trên các cành cây, lắng nghe tiếng gió áo huyền, và tiếng lá cây đáp lại lời gió, thì thầm to nhỏ về những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm và biêng biếc kia". Càng đọc ta càng cảm nhận được chất họa sĩ ở người kể chuyện, càng cảm nhận được thế giới "bí ẩn đầy sức quyến rũ" của những miền đất lạ đã thu hút tâm hồn trẻ thơ, đọng lại một khoảng sáng trong tâm hồn cô bé An-tư-nai để khi trưởng thành nỗi nhớ về ký ức tuổi thơ và hình ảnh hai cây phong lại rực lên những hình ảnh lung linh kì thú thuở nào để rồi xa quê lâu ngày lòng cô lại thao thức. Và trog cõi sâu thẳm ta hiểu rằng nỗi nhớ và cảm xúc cùng thế giới tuổi thơ vẫn đọng lại nguyên vẹn hai cây phong ấy chính là tình yêu quê hương da diết.