K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9 2023

a. Lời của Vua Quang Trung nói với các tướng sĩ

b. Là câu cảm, tác dụng thể hiện rõ thái độ cua Vua Quang Trung, tự tin, mạnh mẽ, quyết thắng.

Cho đoạn trích sau: “Vua Quang Trung bèn sai mở tiệc khao quân, chia quân sĩ ra làm năm đạo, hôm đó là ngày 30 tháng chạp. Rồi nhà vua bảo kín với các tướng rằng: - Ta với các với các ngươi hãy tạm sửa lễ cúng Tết trước đã. Đến tối 30 Tết lập tức lên đường, hẹn đến ngày mùng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác!” 1. Đoạn trích trên trích từ tác...
Đọc tiếp

Cho đoạn trích sau: “Vua Quang Trung bèn sai mở tiệc khao quân, chia quân sĩ ra làm năm đạo, hôm đó là ngày 30 tháng chạp. Rồi nhà vua bảo kín với các tướng rằng: - Ta với các với các ngươi hãy tạm sửa lễ cúng Tết trước đã. Đến tối 30 Tết lập tức lên đường, hẹn đến ngày mùng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác!” 1. Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào?

2. Đoạn trích kể về sự việc gì? Qua đó em hiểu được gì ở người anh hùng Quang Trung?

3. Câu: “Các ngươi hãy nhớ lấy, đừng cho ta là nói khoác!”, xét về mục đích nói thuộc kiểu câu gì? Thực hiện hành động nói nào? Hành động nói ấy giúp em hiểu thêm điều gì?

4. Viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo cách T– P – H nói về tai thao lược như thần của vua Quang Trung. (Trong đoạn có sử dụng một phép nối và một câu bị động)

5. Tài năng thuyết phục quân sĩ có vai trò rất quan trọng đối với các tướng lĩnh, các vị lãnh đạo trong trận chiến. Có một văn bản trong chương trình cũng nói về một vị tướng có tài năng thuyết phục quân sĩ đứng lên đánh giặc cứu nước. Đó là văn bản nào? Của ai?

1
22 tháng 8 2021

Câu 1: Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ 14) - Ngô Gia Văn Phái.

Câu 2: Kể về sự việc: Quang Trung mở tiệc khao quân, ăn Tết sớm. Hứa đến mồng 7 thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Cho thấy: Quang Trung là người có tầm nhìn xa trông rộng.

Câu 3: Câu cảm thán. Thực hiện hành động nói: yêu cầu. Giúp em hiểu thêm về tài năng và ý chí quyết thắng của ông.

Câu 4: Tham khảo:

Hình tượng Quang Trung được khắc họa trong "Hoàng Lê nhất thống chí" (hồi thứ 14) nổi bật lên là người  có tài thao lược và tài dụng binh như thần. Điều đó được thể hiện qua cuộc hành quân thần tốc của  nghĩa quân Tây Sơn do vua Quang Trung chỉ huy (câu bị động).  Ngày 25 tháng Chạp xuất quân từ Phú Xuân(Huế), ngày 29 đã tới Nghệ An, vượt khoảng 350 km qua núi, qua đèo. Đến Nghệ An, vừa tuyển quân, tổ chức đội ngũ, vừa duyệt binh, chỉ trong vòng một ngày. Hôm sau, tiến quân ra Tam Điệp (cách khoảng 150km). Và đêm 30 tháng Chạp đã “lập tức lên đường”, tiến quân ra Thăng Long mà tất cả đều là đi bộ. Có sách còn nói ông sử dụng cả biện pháp dùng võng khiêng, cứ hai người khiêng thì một người được nằm nghỉ, luân phiên nhau suốt đêm ngày. Từ Tam Điệp ra Thăng Long (khoảng hơn 150km), vừa hành quân, vừa đánh giặc mà vua Quang Trung định kế hoạch chỉ trong vòng 7 ngày, mồng 7 tháng Giêng sẽ vào ăn Tết ở Thăng Long. Trên thực tế, đã thực hiện kế hoạch sớm hai ngày: trưa mồng 5 đã vào Thăng Long.  Hành quân xa liên tục như vậy, thường quân đội sẽ mệt mỏi, rã rời, nhưng nghĩa binh Tây Sơn “cơ nào đội ấy vẫn chỉnh tề”, “từ quân đến tướng, hết thảy cả năm đạo quân đều vâng mệnh lệnh, một lòng một chí quyết chiến quyết thắng”. Đó là nhờ tài năng quân sự lỗi lạc ở người cầm quân. Hơn một vạn quân mới tuyển đặt ở trung quân, còn quân tinh nhuệ từ đất Thuận Quảng ra thì bao bọc ở bốn doanh tiền, hậu, tả, hữu. Phẩm chất ấy còn thể hiện qua việc  tổ chức các trận đánh hợp lí, ít hao tổn binh lực. Trận Hà Hồi không cần đánh,  Trận Ngọc Hồi được thành. Hình ảnh người thủ lĩnh ấy đã làm quân sĩ nức lòng, tạo niềm tin quyết chiến quyết thắng. Đồng thời (phép nối) khiến kẻ thù kinh hồn bạt vía, rơi vào cảnh đại bại nhanh chóng. 

Câu 5: Hịch tướng sĩ - Trần Hưng Đạo.

14 tháng 4 2016

Tôi hiểu nhưng giải thích thế nào ms đug nhỉ

14 tháng 4 2016

Nghĩa là vừa muốn dân ăn tết trước , sau đó đến mồng 7 tết quân ta kéo vào TL để đánh giặc lớn , vì vừa nghĩ vào ngày tết giặc sẽ lo ă chơi vào ngày tết chứ k nghĩ sẽ đánh nhau . Thừa cơ hội đó quân ta tiến công đánh giặc , giặc bất ngờ phản công k kiệp nên đành phải chju thua . 

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: Tết vừa rồi, bà ngoại đã ra “quy định mới: tất cả các thành viên khi ngồi vào bàn ăn không được sở, liếc đến điện thoại. Ông bà ngoại cũng biết sử dụng Internet, cũng đã gia nhập mạng xã hội để “bằng con, bằng cháu”, nhưng có lẽ, người ở thế hệ cũ đã dụ cảm được những bất an trong lối sống mới. Khi các con gặp nhau vào...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: Tết vừa rồi, bà ngoại đã ra “quy định mới: tất cả các thành viên khi ngồi vào bàn ăn không được sở, liếc đến điện thoại. Ông bà ngoại cũng biết sử dụng Internet, cũng đã gia nhập mạng xã hội để “bằng con, bằng cháu”, nhưng có lẽ, người ở thế hệ cũ đã dụ cảm được những bất an trong lối sống mới. Khi các con gặp nhau vào mỗi dịp lễ tết, cúng giỗ... thời gian ngắn ngủi đó, các con đã không còn bên nhau trọn vẹn cảm xúc với ý thức “bây giờ và ở đây. Các con có thể ngồi cạnh nhau, nhưng mỗi đứa chăm chú dán mắt vào màn hình riêng nhỏ xíu, thỉnh thoảng lại ô a hay cười một mình. Thời của mẹ, những cỏ cây, hoa lở những côn trùng, dòng sông, con cả, con gà... những trải nghiệm trong veo ấy tuyệt vời hơn thứ hình ảnh có trong điện thoại thông minh của các con. Thế hệ của các con ngày nay dễ chán nản và cáu gắt hơn, bởi ở đó, có lẽ điều bình dị, đời thường chẳng còn làm các con thích thú. (Trích “Hãy là đứa trẻ bản lĩnh” Báo Sài Gòn, ngày 27/9/2020) Câu 1. Chỉ ra hai từ láy và hai từ ghép trong đoạn trích trên. Câu 2. Đoạn văn trên viết về nội dung gì ? Câu 3. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn sau: “Thời của mẹ, những cỏ cây, hoa lá, những côn trùng, dòng sông, con cá, con gà... những trải nghiệm trong veo ấy tuyệt vời hơn thứ hình ảnh có trong điện thoại thông minh của các con". Câu 4. Bài học em rút ra cho bản thân từ đọa

0
Bài tập 1: Em hãy hình dung và tưởng tượng về ngày buồn nhất của En-ri-cô là ngày cậu mất mẹ. Hãy trình bày bằng một đoạn văn (khoảng 7-10 dòng).Bài tập 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :“ Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Việc như thế con không được bao giờ tái phạm nữa. En-ri-cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy! Bố nhớ, cách...
Đọc tiếp

Bài tập 1: Em hãy hình dung và tưởng tượng về ngày buồn nhất của En-ri-cô là ngày cậu mất mẹ. Hãy trình bày bằng một đoạn văn (khoảng 7-10 dòng).

Bài tập 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

“ Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Việc như thế con không được bao giờ tái phạm nữa. En-ri-cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy! Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con...! Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con. Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư? Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!”.

(Trích SGK Ngữ văn 7, tập 1).

Câu 1. En-ri-cô mắc phải lỗi gì? Qua hành động, thái độ của người bố em có suy nghĩ gì về người bố?

Câu 2: Tại sao khi nhận được bức thư này, En-ri-cô lại thấy “xúc động vô cùng”?

Câu 3: Em có nhận xét gì về thái độ của cậu bé? Hãy liên hệ đến bản thân khi mắc lỗi và thái độ của mình khi nhận được sự góp ý của người khác.

2
12 tháng 8 2021

Tham khảo:

BT 1:

Hôm nay là ngày buồn nhất trong đời tôi, mẹ tôi đã mãi mãi không còn ở bên tôi nữa. Tôi thật buồn, thật hối hận, vì sao trước kia tôi lại có thể làm cho mẹ đau lòng. Tôi nghĩ mình là một đứa trẻ tồi tệ nhất, tuy bây giờ tôi đã lớn, đã có thể tự chăm sóc mình nhưng tôi vẫn cần mẹ, cần vòng tay chở che, ấm áp của mẹ. Hôm nay tôi chẳng biết làm gì ngoài việc ngồi đây và nhớ về mẹ. Các bạn đừng giống như tôi, hãy trân trọng người mẹ mình có vì người sẽ k ở mãi bên bạn đâu.

12 tháng 8 2021

Tham khảo *quên in đậm*

Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới : “Kể từ mẹ mới thụ thai, Biết bao khí huyết mẹ bù cho con. Đến ngày hình thể vẹn tròn, Ví như vượt biển trèo non nặng nề. Kiêng ăn kiêng ngủ ê chề, Đã e chín tháng còn e mười ngày. Kể từ hoa nở liền tay, Bao giờ mẹ đó con đây mới mừng. Lòng yêu con mấy cho bằng, Nâng chừng như trứng, hứng chừng như hoa. Phải con hay khóc hay la, Bao đêm quên...
Đọc tiếp

Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới : “Kể từ mẹ mới thụ thai, Biết bao khí huyết mẹ bù cho con. Đến ngày hình thể vẹn tròn, Ví như vượt biển trèo non nặng nề. Kiêng ăn kiêng ngủ ê chề, Đã e chín tháng còn e mười ngày. Kể từ hoa nở liền tay, Bao giờ mẹ đó con đây mới mừng. Lòng yêu con mấy cho bằng, Nâng chừng như trứng, hứng chừng như hoa. Phải con hay khóc hay la, Bao đêm quên ngủ, ngày đà quên ăn. Tháng hè đưa võng liền chân, Tháng đông ướt áo, dậy trần quản chi. Đầy năm biết đứng biết đi, Dắt tay từng bước phòng khi lỡ làng. Miếng ngon cũng nhịn cùng nhường, Ba năm bú mớm, mẹ gầy dường xác ve. Nghĩ đã ơn mẹ nhiều bề, Kìa như dạy dỗ lại về ơn cha”. (Nguồn: thivien.com) 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của bài ca dao. (0,5 điểm) 2. Tìm một từ ghép có trong câu ca dao sau và đặt một câu có từ ghép đó (1,0 điểm): “Đến ngày hình thể vẹn tròn, Ví như vượt biển trèo non nặng nề”. 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật có trong câu ca dao sau (1,0 điểm): “Lòng yêu con mấy cho bằng, Nâng chừng như trứng, hứng chừng như hoa”. 4. Nêu nội dung của văn bản. (0,5 điểm) 5. Theo em chúng ta cần phải làm những gì cho xứng đáng với công ơn của cha mẹ ? Em hãy trả lời câu hỏi bằng một đoạn văn từ 3 đến 5 dòng. (1,0 điểm)

0
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:          "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn  biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

          "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn  biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy. " 

                          (Trích Bàn luận về phép học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp

                                           Ngữ Văn 8 - tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)          

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Câu "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo.” thuộc kiểu câu gì xét theo mục đích nói?

Câu 3: Trong đoạn văn trên, tác giả đã nêu lên mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì?

Câu 4. Kiểu hành động nói nào đã được thực hiện trong câu: “Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền."?

Câu 5 : Viết đoạn văn tổng phân hợp (8-10 câu) nêu lên tầm quan trọng của phương pháp Học đi đôi với hành, đọan văn có sử dụng 1 câu phủ định (gạch chân và chỉ rõ).

1

1.PTBĐ chính:Nghị luận

2.Câu trình bày

 

27 tháng 4 2022

Tôi tưởng đấy là câu phủ định

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:          "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn  biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

          "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn  biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy. " 

                          (Trích Bàn luận về phép học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp

                                           Ngữ Văn 8 - tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)          

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Câu "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo.” thuộc kiểu câu gì xét theo mục đích nói?

Câu 3: Trong đoạn văn trên, tác giả đã nêu lên mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì?

Câu 4. Kiểu hành động nói nào đã được thực hiện trong câu: “Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền."?

Câu 5 : Viết đoạn văn tổng phân hợp (8-10 câu) nêu lên tầm quan trọng của phương pháp Học đi đôi với hành, đọan văn có sử dụng 1 câu phủ định (gạch chân và chỉ rõ).

0