K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới : “Kể từ mẹ mới thụ thai, Biết bao khí huyết mẹ bù cho con. Đến ngày hình thể vẹn tròn, Ví như vượt biển trèo non nặng nề. Kiêng ăn kiêng ngủ ê chề, Đã e chín tháng còn e mười ngày. Kể từ hoa nở liền tay, Bao giờ mẹ đó con đây mới mừng. Lòng yêu con mấy cho bằng, Nâng chừng như trứng, hứng chừng như hoa. Phải con hay khóc hay la, Bao đêm quên ngủ, ngày đà quên ăn. Tháng hè đưa võng liền chân, Tháng đông ướt áo, dậy trần quản chi. Đầy năm biết đứng biết đi, Dắt tay từng bước phòng khi lỡ làng. Miếng ngon cũng nhịn cùng nhường, Ba năm bú mớm, mẹ gầy dường xác ve. Nghĩ đã ơn mẹ nhiều bề, Kìa như dạy dỗ lại về ơn cha”. (Nguồn: thivien.com) 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của bài ca dao. (0,5 điểm) 2. Tìm một từ ghép có trong câu ca dao sau và đặt một câu có từ ghép đó (1,0 điểm): “Đến ngày hình thể vẹn tròn, Ví như vượt biển trèo non nặng nề”. 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật có trong câu ca dao sau (1,0 điểm): “Lòng yêu con mấy cho bằng, Nâng chừng như trứng, hứng chừng như hoa”. 4. Nêu nội dung của văn bản. (0,5 điểm) 5. Theo em chúng ta cần phải làm những gì cho xứng đáng với công ơn của cha mẹ ? Em hãy trả lời câu hỏi bằng một đoạn văn từ 3 đến 5 dòng. (1,0 điểm)

0
Bài 1: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:“Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:

“Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai hoạ giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này ”.

(Trích Ngữ văn 7- Tập I)

Câu 1: Những câu văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Văn bản đó thuộc thể loại gì ? Câu 2: Hãy chỉ ra một từ láy có trong những câu văn trên. Xét về cấu tạo, từ láy đó thuộc kiểu từ láy nào ?

Câu 3: Tại sao người anh lại nói “tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này.” ?

Câu 4. Qua văn bản mà em vừa xác định, theo em, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì ?

Bài 2: . Đọc kỹ bài ca dao sau:

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng, con ơi!”

Câu 1: Bài ca dao trên thuộc chủ đề nào? Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng trong bài ca dao là gì?

Câu 2: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng chủ yếu trong bài ca dao? Em hãy phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy. Tìm các từ láy trong bài ca dao và phân loại.

Câu 3: Em có biết bài ca dao nào khác cũng có nội dung tương tự như bài ca dao trên? Hãy chép lại bài ca dao đó.

Câu 4: Từ nội dung bài ca dao trên, kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy viết 1 đoạn văn ngắn ( 8- 10 câu )nêu cảm nhận của em về vai trò của gia đình đối với mỗi con người. Trong đoạn văn có sử dụng từ láy, từ ghép – chỉ rõ 1 từ láy và từ ghép.

1

1. Nội dung: nỗi đau đớn cua hai anh em Thành và Thủy trước khi chia tay.

2. 

Quan hệ từ: và, mà, như, của.

Đại từ: chúng tôi, tôi

Bài tập 1: Đọc bài ca dao sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới“Công cha như núi ngất trờiNghĩa mẹ như nước ở ngoài biển ĐôngNúi cao biển rộng mênh môngCù lao chín chữ ghi lòng con ơi”a) Chỉ ra 1 biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.b) Viết đoạn văn khoảng 8 -10 câu, trình bày cảm nhận của em về bài ca dao, trong đoạn văn có sử...
Đọc tiếp

Bài tập 1: Đọc bài ca dao sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

a) Chỉ ra 1 biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.

b) Viết đoạn văn khoảng 8 -10 câu, trình bày cảm nhận của em về bài ca dao, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 từ láy (gạch chân, chú thích).

Bài tập 2: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

                                                   Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

a) Bài thơ trên được làm theo thể thơ nào? Trình bày hiểu biết của em về của thể thơ đó.

b) Giải thích ý nghĩa của hai từ “Nam quốc”“sơn hà”. Xét về mặt cấu tạo, hai từ đó thuộc loại từ ghép nào?

c) Tại sao bài thơ được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta?

Bài tập 3: Cho câu thơ sau

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà”

 (Bạn đến chơi nhà–Nguyễn Khuyến)

a) Chép thuộc bài thơ có chứa câu thơ trên.

b) Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của phép đối trong 2 câu 3 và 4  (hoặc câu 5 và 6).

c) Trong câu thơ cuối bài thơ trên có cụm từ “ta với ta”, hãy ghi lại chính xác 1 câu thơ trong 1 bài thơ đã học có cụm từ này. So sánh điểm giống và khác nhau về cụm từ “ta với ta” trong hai bài thơ đó.

0
Bố muôn vàn kính yêu của con!Trước hết, con mong bố hiểu rằng con đã ân hận biết bao sau khi mắc lỗi với mẹ. Và sau khi đọc những lời bố viết trong thư, con đã cảm nhận được sâu sắc hơn những tình cảm mà bố mẹ dành cho con. Đặc biệt, là sau những hình ảnh mà bố đã gợi lại về tình cảm mẹ dành cho con thì con rất hối hận khi nghĩ lại hành vi thiếu lễ độ của mình đối với...
Đọc tiếp

Bố muôn vàn kính yêu của con!

Trước hết, con mong bố hiểu rằng con đã ân hận biết bao sau khi mắc lỗi với mẹ. Và sau khi đọc những lời bố viết trong thư, con đã cảm nhận được sâu sắc hơn những tình cảm mà bố mẹ dành cho con. Đặc biệt, là sau những hình ảnh mà bố đã gợi lại về tình cảm mẹ dành cho con thì con rất hối hận khi nghĩ lại hành vi thiếu lễ độ của mình đối với mẹ.

Bố kính yêu, trong lòng con luôn kính trọng và yêu quý bố mẹ. Con hiểu bố mẹ sinh ra con, nuôi con lớn lên thành người là cả chuỗi ngày vất vả. Đó là những ngày mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc con khi con bị ốm. Mẹ đã vô cùng lo lắng sợ hãi khi nghĩ rằng sẽ mất con, rồi còn biết bao nỗi vất vả mà con cũng như bố không thể kể hết ra ở đây. Và như bố đã viết: Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn; người mẹ có thể đi ăn xin đẻ nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con. Con hiểu sâu sắc lời bố nói trong thư. Mẹ là người duy nhất trên đời này tạo cho con một cuộc sống bình yên và con hiểu mẹ bao giờ cũng yêu thương con hết lòng. Chính bởi vậy, con vô cùng hối lỗi khi trong một phút dại khờ con đã thiếu lễ độ với mẹ.

Con càng ân hận hơn khi hiểu rằng người buồn nhất sẽ là mẹ vì mẹ đã dành tất cả tình yêu thương cho con. Bởi chắc chắn mẹ sẽ đặt nhiều niềm hi vọng về con: một đứa con ngoan, hiếu thảo với cha mẹ, học hành giỏi giang. Thế mà con đã khiến mẹ buồn vì không thực hiện được điều mẹ hi vọng. Con rất biết lỗi của mình, con tin rằng từ nay trở đi điều đó sẽ không thể xảy ra nữa.

Bố kính yêu! Cũng như bố nói, con rất sợ một ngày nào đó mẹ thân yêu của con không còn ở bên con, chăm sóc con những lúc con ốm đau hay buồn tủi, con sẽ không còn ai để được nũng nịu, vuốt ve. Con biết rằng trong đời con có thể trải qua những ngày buồn thảm nhưng ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày con mất mẹ. Và dù sau này có khôn lớn trưởng thành thì đối với mẹ con vẫn chỉ là đứa con bé bỏng. Chính vì lẽ đó, tình mẹ còn là tình cảm thiêng liêng cao đẹp nhất. Khi con làm bất cứ điều gì sai trái với mẹ cũng là một sai lầm không bao giờ sửa chữa được và khi đó mọi sự hối hận sẽ là vô nghĩa. Nghĩ được những điều này lòng con càng hối hận hơn khi nghĩ về hành động đã qua của mình. Con cảm thấy hổ thẹn với bố mẹ, với chính bản thân mình.

Bố kính yêu! Con xin hứa từ nay sẽ không nặng lời với mẹ và con sẽ đến trước mặt mẹ để xin mẹ tha thứ cho hành vi thiếu suy nghĩ đó của con. Và để phần nào đền đáp công lao sinh thành và dưỡng dục của bố mẹ, con xin hứa sẽ luôn ngoan ngoãn, lễ phép với bố mẹ, đặc biệt là sẽ cố gắng học tập thật tốt để trờ thành người con  có ích đối với xã hội, với bố mẹ.

các bạn thấy bài viết này như thế nào

 

3
17 tháng 9 2016

được lắm bạn ạ

nhưng mà đoạn cuối bạn thiếu

Con gái bất hiếu của bố,

En-ri-cô

17 tháng 9 2016

Bức thư này khá là ổn nhưng mình nghĩ đoạn cuối lúc chốt bài thì nên có câu " đó là sự chừng trị cho những người đã chà đạp lên tình yêu thương của cha mẹ" và thêm lời chúc với cha nữa như vậy bài của bạn sẽ gây cảm xúc ấn tượng với người đọc, người nghe

Chúc bạn học ốt!

Đọc kĩ các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi1. "...Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cách cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Cho...
Đọc tiếp

Đọc kĩ các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

1. "...Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cách cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".

a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Cho biết thể loại và phương thức biểu đạt?

b) Đoạn văn trên giúp em hiểu được điều gì?

c) Tìm các quan hệ từ trong đoạn văn trên và cho biết ý nghĩa các quan hệ từ đó.

d) _ Xác định đại từ trong đoạn văn trên.

_ Cho biết nó thuộc loại đại từ nào?

_ Đặt câu có đại từ vừa tìm được.

2.

- "...việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa".

- "Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy".

- "bố không thể nén được cơn tức giận đối với con".

- "Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ".

​- "...thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ".

a) Những câu văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt? Hoàn cảnh sáng tác?

b) Nội dung các chi tiết trên thể hiện điều gì?

c) Tìm các từ ghép trong những câu văn trên và phân loại các từ ghép đó.

d) Hãy đặt 1 câu với 1 từ ghép đẳng lập và 1 câu với 1 từ ghép chính-phụ vừa tìm được.

​3. "Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân"

a) Hai câu thơ trên trích trong văn bản nào? Nêu hoàn cảnh ra đời? Văn bản được làm theo thể loại nào? Trình bày theo phương thức biểu đạt chính nào?

b) Nội dung bài thơ là gì?

c) Chỉ ra điệp ngữ được vận dụng trong bài thơ. Xác định các dạng điệp ngữ đó.

d) Hãy cho biết bức tranh thiên nhiên trong bài thơ đã nói lên điều gì trong lòng tác giả? ( Viết thành một đoạn văn dài 5-7 câu ).

 

 

 

 

0
Từ xưa đến nay, đạo đức luôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với mỗi chúng ta, nó thể hiện phần nào nhân cách và phẩm giá của mỗi con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều khía cạnh để ta có thể đánh giá đạo đức một con người. Trong đó có lòng biết ơn. Từ xa xưa, lòng biết ơn chính là một đạo lí sống tốt đẹp của dân tộc ta. Vì vậy, ông cha ta có câu:“Ăn quả nhớ...
Đọc tiếp

Từ xưa đến nay, đạo đức luôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với mỗi chúng ta, nó thể hiện phần nào nhân cách và phẩm giá của mỗi con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều khía cạnh để ta có thể đánh giá đạo đức một con người. Trong đó có lòng biết ơn. Từ xa xưa, lòng biết ơn chính là một đạo lí sống tốt đẹp của dân tộc ta. Vì vậy, ông cha ta có câu:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước. Trước hết, ta phải hiểu về câu tục ngữ. Ở đây, “quả” chính là trái ngọt chỉ thành quả tốt đẹp mà ta được hưởng. Vậy còn kẻ trồng cây là người đã có công tạo ra quả ngọt ấy hàm ý chỉ những người làm nên thành quả tốt đẹp. Vậy, qua câu tục ngữ ta có thể hiểu rằng khi ăn một trái chín ngon ngọt thì ta phải nhớ tới những người đã đổ mồ hôi chăm sóc cho cây tới khi cây ra hoa kết trái. Qua đó, ta cũng như thấm thía hơn về một bài học làm người: khi ta được hưởng một thành quả tốt đẹp, ta phải biết ơn những người đã tạo ra nó. Từ đó ông cha ta muốn khuyên chúng ta phải biết ơn những người đã mang lại hạnh phúc cho ta như ngày hôm nay. Chúng ta được sống trong cuộc sống ấm no, hòa bình thì chúng ta phải biết rằng ai đã làm nên điều ấy.

Đúng thật vậy, tuy rằng, câu tục ngữ đã trải qua hàng trăm năm nhưng vẫn rất đúng với chúng ta ngày nay. Tại sao lại như vậy? Đã bao giờ bạn tự hỏi: Nhờ đâu mà ta được sinh ra? Đó là nhờ cha mẹ những đấng sinh thành ra chúng ta. Ca dao có câu:

“Công cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.”

Quả thật, ta không thể quên ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Từ khi ta sinh ra, mẹ chính là người đồng hành cùng ta, cho ta những lời khuyên quý giá, chăm sóc ta từng ngày. Còn cha là người dìu dắt, nâng bước ta đến khi ta lớn lên trưởng thành. Trong trường, thầy cô cũng chính là người mà ta mang ơn rất nặng. Thầy cô chính là người lái đò đưa ta đến bến bờ kiến thức. Ta biết rằng, những thành quả ta được hưởng ngày hôm nay không phải tự nhiên mà có được mà đó là mồ hôi,  công sức của biết bao người đã làm ra để chúng ta hưởng. Người xưa,  đã có câu:

“Ai ơi, bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần .”

Thì ra, bát gạo ta bưng mỗi ngày cũng thấm đậm vị đắng cay của những giọt mồ hôi người nông dân “hai sương một nắng, bán lưng cho đất, bán mặt cho trời” để làm nên bông lúa chín vàng, trĩu nặng. Trong cuộc sống, chiếc áo ta mặc hay chiếc dép ta mang cũng là công sức của những người nghệ nhân khéo léo. Hay ngay cả vật nhỏ bé như chiếc tăm tre, to lớn như những công trình vĩ đại cũng từ hai bàn tay con người mà nên.

Hay mở rộng ra hơn nữa, đất nước Việt Nam ta được hòa bình như ngày hôm nay là công sức của biết bao vị anh hùng dân tộc. Chúng ta lớn lên nhờ công dựng nươc và giữ nước của tổ tiên,cha anh đi trước. Mọi thứ quanh ta: trang sách, ngòi bút, con đường đến trường, hàng cây bên đường, bài giảng của thầy cô đều ẩn chứa một sự kết tinh công sức, xương máu của bao người.

Ta biết rằng, một người có lòng biết ơn sẽ trở thành mọt con người hoàn thiện về nhân cách, được mội người tôn trọng và trở  thành người có ích trong xã hội. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về lòng biết ơn:

“Uống nước nhớ nguồn”

Hay

“Ơn ai một chút chẳng quên”

Tuy nhiên, lòng biết ơn không chỉ được thể hiện ở lời nói mà còn ở hành động. Là người con dân Việt Nam ai mà không biết câu ca:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”

Đối với nhân dân ta, ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm chính là dịp để ta nhớ về cội nguồn. Hay có thể kể đến ngày mùng 5 tháng 1 âm lịch là ngày chúng  nhớ đến chiến công oanh liệt của vị anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ .... Để bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy hòa bình dân tộc, chúng ta đã có những việc làm rất thiết thực. Những ngôi nhà tình nghĩa được xây lên khắp nơi. Những bà mẹ Việt Nam anh hùng neo đơn được các cơ quan, trường học nhận chăm sóc. Trên đất nước, đâu đâu cũng có miếu, đài tưởng niệm để ghi nhớ công lao của các vị anh hùng ấy. Những ngôi nhà tình nghĩa được xây lên khắp nơi. Những bà mẹ Việt Nam anh hùng neo đơn được các cơ quan, trường học nhận chăm sóc.

Tóm lại, chúng ta phải có nhiệm vụ phát huy và giữ gìn đạo lí tốt đẹp này. Đó là đạo lí muôn đời mà mỗi người chũng ta phải ghi nhớ trong lòng. Đối với em, em sẽ cố gắng là con ngoan, trò giỏi để góp phần gìn giữ truyền thống tốt đẹp này.

 

8
6 tháng 5 2018

Văn bạn hay đó! Mk rất khâm phục bạn!

6 tháng 5 2018

mk cảm ơn Bùi Đặng Thu Trang

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Khi con biết đòi ănMẹ là người mớm cho con muỗng cháoKhi con biết đòi ngủ bằng tiết tấuMẹ là người thức hát ru câuBầu trời trong con ngày một xanh hơnLà khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạcMẹ đã thành hiển nhiên như Trời – ĐấtNhư cuộc đời, không thể thiếu trong con.Nếu như con đi một vòng quả đất trònNgười mong con mỏi mòn vẫn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Khi con biết đòi ăn
Mẹ là người mớm cho con muỗng cháo
Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tấu
Mẹ là người thức hát ru câu
Bầu trời trong con ngày một xanh hơn
Là khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạc
Mẹ đã thành hiển nhiên như Trời – Đất
Như cuộc đời, không thể thiếu trong con.
Nếu như con đi một vòng quả đất tròn
Người mong con mỏi mòn vẫn không ai ngoài mẹ
Cái vòng tay mở ra từ tấm bé
Cứ rộng dần khi con trẻ lớn lên.
Mẹ là người đã cho con cái tên riêng.
Trước cả khi con bật lên tiếng “Mẹ”.
Mẹ! Cái tiếng gọi mà từ khi bập bẹ đến lúc trưởng thành
Con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu
Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!

(Trích “Ngày xưa có mẹ” – Thanh nguyên)
1.Xác định thể thơ? PTBĐ chính?
2.Chỉ rõ biện pháp tu từ nổi bật nhất có trong đoạn thơ?
3.Xét về cấu tạo, hai câu thơ sau thuộc kiểu câu gì?

Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!
4.Cảm nhận của em về nội dung của đoạn thơ, bằng 1 đoạn văn ngắn tử 3-5 câu.

0
Bài 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới. “Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. ...
Đọc tiếp
Bài 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới. “Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. (Trích Ngữ văn7, tập một) Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2. Trình bày phương thức biểu đạt của văn bản. Câu 3. Tìm những từ ghép trong đoạn văn. Phân loại từ ghép. Câu 4. Theo em “thế giới kì diệu” là gì? Ý nghĩa của câu văn “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Câu 5. Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 8 câu kể về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình. Trong đoạn có sử dụng ít nhất một câu trần thuật đơn (gạch chân chỉ rõ câu trần thuật đơn đó). Giúp em với 😢😢😢 Ai giúp em mua kẹo cho 🥺🥺🥺
9
28 tháng 10 2021

ship 1 thùng kẹo oshi vị me tới nhà thì chỉ =))))

28 tháng 10 2021

Câu 1 : Tác giả : Lý Lan - Văn bản nhật dụng 

Câu 2 : " Đêm nay mẹ không ngủ được" 

Câu 3 : Tham khảo:

- Người mẹ suy nghĩ và lo lắng cho ngày khai trường đầu tiên của con, đó là ngày rất đặc biệt và thật sự quan trọng đối với một đứa trẻ. (cổng trường rộng lớn đang đợi con, những điều mới lạ đang chờ đón con và ngày mai, ngày khai trường đầu tiên chính là lúc đặt một nền móng, một chân trời mới cho kho tàng tri thức của con)

- Sự chuẩn bị và nghĩ đến ngày khai trường đầu tiên của đứa con làm người mẹ hồi tưởng về kỉ niệm ngày khai trường đầu tiên của mình. Những cảm xúc bồi hồi, háo hức mẹ cũng từng có như chính đứa con bây giờ trước ngày khai trường.

- Người mẹ suy nghĩ về những điều sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến con mình, đó là môi trường nhà trường, về một nền giáo dục bởi “nếu sai một li sẽ chệch đi hàng dặm”

*Chi tiết thể hiện ngày khai trường đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn người mẹ:

“Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng…… cái thế giới mà mẹ bước vào”. Có thể nói, những cảm xúc đầu tiên về ngày khai trường, đã xếp gọn vào trong miền kí ức của người mẹ trong truyện nói riêng, và cả thực tại mỗi chúng ta.

(từ những chi tiết này bn triển khai thành đoạn văn nha)

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
10 tháng 10 2018

1. PTBĐ chính: biểu cảm

2. Nội dung chính: công lao sinh thành như trời bể của cha mẹ và nhắc nhớ con cái phải biết hiếu thảo, biết ơn cha mẹ.

3. BPTT: so sánh. 

Tác giả so sánh cái vô hình, trìu tượng với cái hữu hình, cụ thể của thiên nhiên, vũ trụ: "công cha" với "núi Thái Sơn", "nghĩa mẹ" với "nước trong nguồn" => cụ thể hóa công lao to lớn như trời bể của mẹ cha.

=> Để tỏ lòng biết ơn cha mẹ: các em chăm ngoan, học giỏi; lễ phép, vâng lời người lớn; nhường nhịn em,... là thể hiện sự biết ơn đối với cha mẹ...

4. Từ láy: mênh mông => có 1 từ láy

5. Từ ghép: công cha, nghĩa mẹ, biển đông, núi cao, biển rộng, cù lao, ghi lòng

6. Bài ca dao không có từ Hán Việt

13 tháng 2 2019

1. Phương thức biểu đạt chính của bài ca dao trên là biểu cảm.

2. Nội dung chính của bài ca dao: Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu.

3. Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao : So sánh

Tác dụng : Gợi hình , gợi cảm

4. + ngoan ngoãn , vâng lời bố mẹ

    + chăm sóc, hỏi han khi bố, mẹ ốm đau

    + học hành chăm chỉ để bố, mẹ vui lòng

5. Bài ca dao có 1 từ láy : Mênh mông

6. Công cha , nghĩa mẹ , biến đông , núi cao , biển rộng , cù lao , ghi lòng

7. Không có từ Hán Việt trong bài ca dao

a) Hãy sửa lại đoạn văn để En-ri-cô có thể hiểu được ý bố mình.Muốn sửa lỗi liên kết, phải nắm đoán định được ý đồ của người viết. Trong đoạn văn trên, người bố muốn nói cho En-ri-cô nhận thấy lỗi của mình khi đã thiếu lễ độ với mẹ, cũng là để giúp En-ri-cô hiểu được tình thương yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con. Với định hướng về chủ đề như vậy, có thể...
Đọc tiếp

a) Hãy sửa lại đoạn văn để En-ri-cô có thể hiểu được ý bố mình.

Muốn sửa lỗi liên kết, phải nắm đoán định được ý đồ của người viết. Trong đoạn văn trên, người bố muốn nói cho En-ri-cô nhận thấy lỗi của mình khi đã thiếu lễ độ với mẹ, cũng là để giúp En-ri-cô hiểu được tình thương yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con. Với định hướng về chủ đề như vậy, có thể sửa đoạn văn như sau:

Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Con biết không, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con! Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con! Người ấy có đáng để con cư xử như thế không? Bố rất buồn vì hành động của con. Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố.

b) Chỉ ra sự thiếu liên kết trong đoạn văn sau và sửa lại:

Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của đứa trẻ tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.

c) Qua hai đoạn văn trên, hãy tự rút ra:

- Một văn bản như thế nào thì được xem là có tính liên kết?

- Các câu trong văn bản phải sử dụng những phương tiện gì để văn bản có tính liên kết?

1
8 tháng 7 2018

a, Trong đoạn văn trên thiếu ý:

+ Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố

+ Nhớ lại điều ấy bố không thể nén được cơn tức giận đối với con

⇒ Điều này khiến đoạn văn tối nghĩa và khó hiểu

b, Đoạn văn thiếu tính liên kết vì không có gì gắn bó với nhau

- Để đoạn văn trở nên hợp lý, có nghĩa cần phải thêm cụm từ “Còn bây giờ” trước câu thứ hai và thay từ “đứa trẻ” bằng từ “con” ở câu ba

c, Một văn bản có thiếu tính liên kết phải có điều kiện: Người nói và người viết phải làm thống nhất, gắn bó chặt chẽ nội dung với nhau. Các câu trong văn bản phải được liên kết hợp lí.