K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Các yếu tố miêu tả làm cho bài thuyết minh về quy trình hoạt động trở nên rõ ràng, chi tiết, giúp người đọc; người nghe dễ hình dung hơn về các công đoạn, cách xử lí… của đối tượng.

- Một số chi tiết có sử dụng yếu tố miêu tả là:

+ Vòng nhỏ nhất có đường kính … khoảng 50cm.

+ Chiếc nón bài thơ xứ Huế … đặt nằm ở giữa.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Dàn ý

1. Mở bài

Giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh: bánh chưng.

2. Thân bài

a. Nguồn gốc và hình dáng, đặc điểm của bánh chưng

- Nguồn gốc: gắn liền với câu chuyện "Bánh chưng bánh giầy" và nhân vật hoàng tử Lang Liêu.

- Hình dáng, đặc điểm: vuông vức.

b. Nguyên liệu để làm bánh chưng

- Nguyên liệu bên ngoài: lá dong hoặc lá chuối.

- Nguyên liệu bên trong: nếp, đậu xanh, thịt mỡ.

c. Cách thức làm bánh

- Gói bánh

- Nấu bánh

- Thưởng thức bánh

d. Ý nghĩa của bánh chưng

- Là một món ăn tiêu biểu tượng trưng cho ngày Tết.

- Ẩn dụ cho ý niệm cho mong ước về cuộc sống ấm no.

- Đề cao thành tựu nông nghiệp cùng nền văn minh lúa nước.

3. Kết bài

Khẳng định lại ý nghĩa và tác dụng của bánh chưng trong đời sống tinh thần, tâm thức của người Việt.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

* Đoạn mở bài:

“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”

Bánh chưng là một trong những món ăn không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt Nam mỗi dịp Tết đến xuân về. Từ bao đời nay, bánh chưng đã như một món ăn gắn bó, sum vầy, mang đậm hương vị Tết cổ truyền dân tộc.

* Đoạn thân bài:

Bánh chưng thường được dùng để cúng ông bà tổ tiên, mang làm quà biếu tặng mỗi dịp Tết đến xuân về, vừa gần gũi lại vừa lịch sự. Bóc bánh chưng, màu bánh phải xanh màu lá dong, gạo phải mềm và chín tới mới ngon. Bánh chưng không cắt bằng dao mà dùng chính lạt gói bánh để cắt rất dễ dàng. Lớp vỏ bánh dính chặt và thơm mùi gạo nếp, mùi lá dong, đỗ bở tới, quyện với thịt lợn và hành tươi tạo nên một hương vị độc đáo và riêng biệt. Bánh chưng thường được ăn kèm với hành muối và dưa món,… Những chiếc bánh chưng trong mâm cơm ngày Tết vừa là món ăn thân thuộc vừa là mong chờ và niềm chúc cho những điều tốt đẹp trong năm mới sẽ đến với mỗi gia đình.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

* Bài viết tham khảo:

Tết Trung thu, phải nói đến chiếc bánh nướng, bánh dẻo kì diệu, cũng giống như chiếc bánh chưng trong những ngày Tết Nguyên Đán.

Bánh dẻo có hai phần: Phần áo và phần nhân. Áo bánh phải chọn gạo nếp vàng, vùng Trôi hoặc vùng Bắc Ninh, Bắc Giang. Gạo được rang rồi xay, hoặc giã nhỏ mịn, nhào với nước đường thắng ngan ngát một mùi hương bưởi. Tất cả những công đoạn kể trên đều phải do một bàn tay thợ có “nghề” đã được “hạ sơn” đảm nhiệm. Người thợ không được sai sót một khâu nào. Sai một ly đi một dặm. Lúc ra khuôn, cái bánh hiện rõ những hoa văn chìm nổi của một bông hoa nở 8 cánh hoặc 10 cánh. Khuôn mặt áo bánh dẻo mịn, bánh ngọt đậm, thơm dịu. Phần nhân bánh nhất thiết phải do thợ cả quán xuyến với những khâu quan trọng đầy bí quyết nhà nghề như: rang vừng, ủ vừng, xử lí mứt bí khẩu, mứt sen, hạt dưa, hạnh nhân, ướp nhân, tạo hương cho nhân…

Nhân của bánh dẻo chay tịnh, nặng mùi hương đồng gió nội. Mãi về sau này, người ta mới phá cách cho thêm lạp sườn vào. Nhân bánh nướng được cải tiến với nhiều sáng kiến. Mỗi hiệu bánh đều muốn có phần độc đáo của mình. Vả lại bánh nướng là “em” của bánh dẻo. Nó sinh sau đẻ muộn, mới xuất hiện từ năm 1930 nên lắm trò hơn. Ngoài mứt bí, hạt dưa, nhân bánh nướng còn có thêm cả ruột quả trứng ở giữa hoặc thịt lợn quay, gà quay, lạp sườn…gọi là nhân thập cẩm… Bánh nướng cũng có loại nhân chay bằng đậu xanh mịn, dừa sợi, hạt sen.

Người thợ làm cả cái việc tạo hình trên chiếc bánh. Bánh dẻo, bánh nướng Trung thu nói lên cái tài hoa của người thợ. Ngay cả ở các hiệu lớn của người Hoa trước đây, thợ Việt Nam cũng chiếm 70-90%. Hằng năm, cứ đến gần Tết Trung thu là các hiệu lại rộn rã cho người về các vùng lân cận, đón các phường thợ làm bánh nổi tiếng ra Hà Nội vào mùa. Các chủ hiệu ưu ái họ lắm, mỗi người được chủ hiệu phát một áo choàng trắng, mũ trắng và một đôi guốc mộc. Các cửa hàng lấy làm hãnh diện đã mời được ông Toán làng Bưởi, các ông Ba Thiện xã Cào ở tỉnh Sờn, ông Quế Xuân Tảo Sở, hoặc ông Lý Bắc Ninh.

Tết Trung thu, nhà nào cũng phải có bánh dẻo. Người nghèo cũng cố mua cho con cái một vài cái bánh dẻo. Không có bánh dẻo tức là không có Tết. Người ta làm quà cho ân nhân, khách quý, bạn thân…bằng bánh Trung thu. Chiếc bánh dẻo tròn, gợi hình mặt trăng thể hiện sự tròn đầy, viên mãn.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Bảng 1: Văn bản thuyết minh về một đối tượng hoặc quy trình hoạt động có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận và báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

So sánh

Văn bản thuyết minh về một đối tượng hoặc quy trình hoạt động có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận

Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Điểm tương đồng

Đều phải giới thiệu được đối tượng, vấn đề và dùng ngôn ngữ chính xác, sử dụng hợp lí hiệu quả các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và diễn đạt rõ ràng, trong sáng, khách quan.

Điểm khác biệt

- Miêu tả đối tượng/quy trình và trình bày phương diện của đối tượng/quy trình.

- Tập trung giới thiệu một vài điểm đặc sắc và làm rõ vai trò, giá trị, ý nghĩa của đối tượng, quy trình.

- Tóm tắt nội dung và có từ khóa, cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu và tài liệu tham khảo.

- Các đề mục được trình bày dựa trên quá trình nghiên cứu và nêu được lý do chọn đề tài, nhiệm vụ, mục đích và phạm vi nghiên cứu

 
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Bảng 2: Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

So sánh

Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

Điểm tương đồng

Đều phải giới thiệu được đối tượng, vấn đề và dùng ngôn ngữ chính xác, sử dụng hợp lí hiệu quả các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và diễn đạt rõ ràng, trong sáng, khách quan.

Điểm khác biệt

- Giải thích vấn đề cần bàn luận và trình bày được hệ thống luận điểm quan điểm của người viết.

- Lập luận đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng đầy đủ, khách quan, chính xác để làm rõ những luận điểm đã nêu.

- Đưa ra một số ý kiến trái chiều và làm rõ những ý kiến → Làm nổi bật hơn sự đúng đắn của những luận điểm đã đưa ra.

- Tóm tắt nội dung và có từ khóa, cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu và tài liệu tham khảo.

- Các đề mục được trình bày dựa trên quá trình nghiên cứu và nêu được lý do chọn đề tài, nhiệm vụ, mục đích và phạm vi nghiên cứu

 
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Yếu tố thuyết minh, tự sự, miêu tả giúp cho các văn bản nghị luận trở nên hấp dẫn, rõ nét và thuyết phục người đọc, người nghe hơn.

26 tháng 11 2021

Em tham khảo:

 Sử dụng miêu tả trong thuyết minh giúp người đọc (nghe) hình dung cụ thể, sinh động hơn về đối tượng, làm tăng sức hấp dẫn cho văn bản thuyết minh. Miêu tả là dựa vào đặc điểm, tính chất khách quan của đối tượng, phát huy trí tưởng tượng, hư cấu; sử dụng nhiều yếu tố so sánh, liên tưởng, ít sử dụng số liệu cụ thể; dùng nhiều trong sáng tác văn học nghệ thuật; ngôn ngữ thường đa nghĩa.

15 tháng 3 2022

Câu 1 : Vai trò : giúp chúng ta hiểu hơn về đặc điểm tính chất, nguyên nhân ... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội.

Câu 2 : Văn thuyêt minh chủ yếu là giới thiệu. Không chủ yếu kể như văn tự sự, không bộc lộ cảm xúc như văn biểu cảm, không miêu tả sự vật như văn miêu tả, không dùng lí lẽ, dẫn chứng,đánh giá hay nhận xét như văn nghị luận.

Câu 3 : Muốn làm tốt bài văn thuyết minh thì cần tìm hiểu về đối tượng, sự vật cần thuyết minh. Bài văn thuyết minh làm nổi bật về  đặc điểm tính chất, nguyên nhân ... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội.

Câu 4 : Những phương pháp thuyết minh thường được chú ý vận dụng : nêu định nghĩa,giải thích,liệt kê,nêu ví dụ,dùng số liệu,so sánh,phân tích,phân loại,...

Câu 5 : Dàn ý

`-` Mở bài : giới thiệu khái quát về đối tượng cần thuyết minh

`- ` Thân bài : 

`+` Thời gian, hoàn cảnh ra đời của đối tương (đối với các sự vật)

`+` Nó như thế nào (nêu đặc điểm)

`+` Cấu tạo

`+` Tác dụng 

`-` Kết bài: Nêu suy nghĩ của mình và rút ra bài học.