K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 TÌM HIỂU KIẾN THỨC NGỮ VĂNNhiệm vụ: Tìm hiểu kiến thức ngữ văn và điền thông tin vào bảngKiến thức cần tìm hiểuTruyện ngắnTiểu thuyết1. Khái niệm...................................................................... 2. Cho biết cách tác giả làm bật đặc điểm của nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết. Nêu ví dụ minh...
Đọc tiếp

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

 TÌM HIỂU KIẾN THỨC NGỮ VĂN

Nhiệm vụ: Tìm hiểu kiến thức ngữ văn và điền thông tin vào bảng

Kiến thức cần tìm hiểu

Truyện ngắn

Tiểu thuyết

1. Khái niệm

...................................

...................................

 

2. Cho biết cách tác giả làm bật đặc điểm của nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết. Nêu ví dụ minh họa.

...................................

...................................

...................................

 

................................................

................................................

................................................

 

3. Nêu đặc điểm bối cảnh trong truyện, tiểu thuyết. Cho ví dụ minh họa.

...................................

...................................

...................................

................................................

................................................

................................................

 

Văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng.

0
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 9 2023

- Khi đọc truyện:

+ Truyện kể về những nhân vật: ếch, cua, nhái, ốc bé nhỏ. Nhân vật chính: con ếch.

+ Bối cảnh của truyện: tất cả các loài vật sống chung trong cái giếng, ếch chỉ thấy bầu trời bé bằng chiếc vung.

+ Truyện nêu lên được bài học: phê phán những người vốn hiểu biết thì hạn hẹp mà lúc nào cũng xưng ta đây tài giỏi, hiểu biết nhiều thứ, tự cao, huênh hoang và hay khoác lác. Đồng thời câu truyện còn muốn khuyên mọi người phái cố gắng học hỏi mở rộng tầm nhìn của bản thân, tầm hiểu biết của mình và không nên kiêu ngạo tự cao và quá chủ quan.

- Thông tin về truyện ngụ ngôn:

+ Thể loại: thơ hoặc văn xuôi

 + Đề tài:

* Phê phán thói hư tật xấu của con người trong xã hội: bệnh chủ quan, tham lam ích kỉ, đoán mò, thói huênh hoang,…

* Đả kích giai cấp (thống trị): nhất là trong xã hội cũ thói đời ngang ngược, những kẻ đạo đức giả nhân giả nghĩa.

* Đưa ra những lời khuyên cho con người về cách đối nhân xử thế, về lối sống, sức mạnh của đoàn kết, vai trò của việc gắn liền lý thuyết với thực tiễn. 

+ Nhân vật: các loài vật, đồ vật, cây cối

8 tháng 9 2023

Phần này nắm kĩ kiến thức và trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Thông tin về Đại thi hào Nguyễn Du:

+ Nguyễn Du (1765 -1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh tại kinh thành Thăng Long (Hà Nội). Cha là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm quê ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, làm quan đến chức Tham tụng (Tể tướng) dưới triều Lê; mẹ là bà Trần Thị Tần quê ở Kinh Bắc –Bắc Ninh. Nguyễn Du ra đời trong một gia đình đại quý tộc, có thế lực vào bậc nhất đương thời.

+ Thời đại: Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới ngòi bút của Nguyễn Du khi viết về hiện thực đời sống.

+ Cuộc đời: Cuộc đời từng trải, phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

+ Sự nghiệp văn học: sáng tác của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị cả chữ Hán và chữ Nôm:

●   Sáng tác bằng chữ Hán: gồm ba tập thơ là Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục.

●   Sáng tác bằng chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (thường gọi là Truyện Kiều), Văn chiêu hồn.

- Đặc điểm sáng tác: các tác phẩm đều thể hiện tư tưởng nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó đều thể hiện sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, ... đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả. Đồng thời lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người.

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.- Khi đọc hiểu văn bản thông tin, các em cần chú ý…(…)+ Văn bản viết về vấn đề (đề tài) gì? Vấn đề ấy gần gũi và thiết thực với cuộc sống của mỗi người như thế nào?+ Mục đích của văn bản là gì? Nội dung và hình thức của văn bản được trình bày như thế nào?+ Nội dung văn bản mang lại cho em những thông tin bổ ích...
Đọc tiếp

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc hiểu văn bản thông tin, các em cần chú ý…(…)

+ Văn bản viết về vấn đề (đề tài) gì? Vấn đề ấy gần gũi và thiết thực với cuộc sống của mỗi người như thế nào?

+ Mục đích của văn bản là gì? Nội dung và hình thức của văn bản được trình bày như thế nào?

+ Nội dung văn bản mang lại cho em những thông tin bổ ích gì?

+ Đặc điểm văn bản thông tin được thể hiện ở yếu tố nào?

+ Tình cảm và thái độ của người viết thể hiện trong văn bản như thế nào?

- Đọc trước văn bản Phải coi luật pháp như khi trời để thở và tìm hiểu thêm các bài viết về vấn đề tôn trọng, chấp hành pháp luật trong cuộc sống.

- Văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở được in trong cuốn sách Người Việt: Phẩm chất và thói hư tật xấu. Từ nhan đề cuốn sách, hãy dự đoán nội dung chính của văn bản này.

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Văn bản viết về những hiện tượng vi phạm pháp luật, coi nhẹ luật pháp của người Việt. Đây là môt vấn đề gần gũi, cần thiết trong cuộc sống.

- Mục đích của văn bản: cho người đọc thấy được tầm quan trọng của pháp luật.

Hình thức của văn bản được trình bày thành các đề mục lớn, rõ ràng.

- Để làm rõ mục đích ấy, nội dung bài viết đã được trình bày theo cách lần lượt nêu lên các hiện tượng vi phạm pháp luật của người Việt rất cụ thể, sinh động và hậu quả của sự vi phạm đó.

- Thái độ của người viết thể hiện rõ sự phê phán nghiêm túc với các hành vi vi phạm pháp luật và khẩn thiết kêu gọi mọi người chấp hành luật pháp.

- Các bài viết về vấn đề tôn trọng và chấp hành pháp luật trong cuộc sống:

+ Pháp luật với vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay.

+ Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.

+ Mấy vấn đề về phổ biến, giáo dục pháp luật nhìn từ góc độ quốc phòng - an ninh.

- Dự đoán nội dung chính của văn bản này: bàn về phẩm chất và những thói hư tật xấu của người Việt đó chính là việc coi thường pháp luật, không chấp hành pháp luật cần phải thay đổi. Khẳng định tậm quan trọng của luật pháp với cuộc sống con người.

17 tháng 2 2021

Bảng ??

3 tháng 3 2023

Xem lại phần Kiến thức ngữ văn và những hiểu biết về Nguyễn Trãi trong các bài đã học để đọc bài Bảo kính cảnh giới (Bài 43).

Một số chú ý quan trọng về Nguyễn Trãi các em cần nhớ:

+ Nguyễn Trãi Sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương), sau dời về làng Ngọc Ổi, xã Sơn Nam Thượng, huyện Thượng Phúc, lộ Đông Đô (nay thuộc Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội).

+ Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, hai cha con ông đều ra làm quan nhà Hồ. Năm 1406, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị bắt sang Trung Quốc. Tương truyền, Nguyễn Trãi để giữ trọn đạo hiếu định đi cùng cha, nhưng nghe lời cha dặn, ông đã quay về tìm đường cứu nước.

+ Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, dâng Bình Ngô sách (Kế sách đánh đuổi quân Minh), củng Lê Lợi và các tướng lĩnh bàn bạc việc quân, vạch ra đường lối chiến lược của cuộc khởi nghĩa

+ Sau ngày hoà bình lập lại, Nguyễn Trãi đem hết tâm huyết, tài năng, sức lực tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên, do những mâu thuẫn nội bộ của triều đình phong kiến, do bọn quyền thân, gian thân lộng hành, Nguyễn Trãi không còn được tin dùng như trước. Ông lui về ở ẩn tại Côn Sơn nhưng rồi lại hăm hở ra giúp đời, giúp nước khi được vua Lê Thái Tông trọng dụng.

+ Giữa lúc Nguyễn Trãi đang giữ trọng trách công việc quốc gia thì năm 1442 xảy ra vụ án Lệ Chi viên (Trại Vải ở Gia Lương, Bắc Ninh) đầy oan khốc khiến ông bị khép tội “tru di tam tộc” (giết cả ba họ).

+ Năm 1464, Lê Thánh Tông đã minh oan cho Nguyễn Trãi, cho sưu tầm lại thơ văn của ông. Năm 1980, nhân Kỉ niệm 600 năm sinh của ông, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã vinh danh Nguyễn Trãi là Danh nhân văn hoá kiệt xuất.

+ Nguyễn Trãi là một tài năng lỗi lạc về tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hoá, văn học,...

- Bảo kính cảnh giới (Bài 43) là bài thơ Nôm Đường luật viết theo thể thất ngôn xen lục ngôn của Nguyễn Trãi trong tập thơ Quốc âm thi tập, mục Bảo kính cảnh giới (Gương báu khuyên răn).

- Đọc trước bài thơ, tìm hiểu kĩ các chú thích để hiểu rõ các từ Việt cổ.

+ Ví dụ: Tiễn là đầy, thừa; hồng liên là sen hồng; tịch dương là nắng chiều; …

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

* Giống: Mượn chuyện về đồ vật, loài vật, cây cỏ,…để gián tiếp nói chuyện con người, nêu lên triết lý nhân sinh và những bài học kinh nghiệm về cuộc sống.

* Khác: Được kể bằng văn vần, lấy nhân vật là các bộ phận trên cơ thể người để nêu lên bài học về lòng đoàn kết.