K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Lời nhân vật: Ngôi chùa đầu tiên mở cửa đón Thân là chùa Đông Chú, Kiến Xương. Nhiệm vụ của Thân là vừa làm công việc của một chú tiểu, vừa lo săn sóc, nuôi dưỡng bác Trần Diệu Tánh bị tàn tật do di chứng nhiễm chất độc màu da cam, chân tay co quắp, liệt toàn thân....

- Lời người kể chuyện xưng “tôi”: Khi trao đổi với Ủy ban Mặt trận huyện Kiến Xương, tôi mới hay: Sở dĩ Đông Am là chùa gương mẫu vì sư thầy Đàm Thân không để các tạp giáo bá đạo len lỏi vào chùa. Không  lợi thế cửa Phật để làm những điều nhảm nhí, mê tín, đồng bóng, xóc thẻ, yểm bùa, đốt mã, gọi hồn,...

 
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

Lời của người kể chuyện và lời của nhân vật có sự cộng hưởng với nhau:

- Lời người kể chuyện trong việc miêu tả những cử chỉ ngoại hiện của ông Năm, Thán và Diễm Thương.

- Lời của nhân vật là những đoạn đối thoại, hoặc câu văn bộc lộ suy nghĩ của các nhân vật.

⇒ Tạo nên sức hấp dẫn cho truyện kể. Lối văn trần thuật giúp nhà văn kể chuyện một cách chân thực và hấp dẫn, làm cho người đọc hình dung ra được hành trình đi tìm con Cải của ông Năm.

14 tháng 3 2019

- Căn cứ vào đại từ nhân xưng người kể chuyện (tôi hoặc chúng tôi) để phân biệt hai mạch kể:

   + Từ đầu… mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh: mạch kể xưng "tôi"

   + Từ năm học…sau chân trời xanh biêng biếc: mạch kể xưng "chúng tôi"

   + Đoạn còn lại: mạch kể trở về xưng "tôi"

- "Tôi" là vai tác giả ủy thác để kể chuyện, dẫn dắt câu chuyện. Mọi sự việc, cảm nhận, quan sát đều bằng nhãn quan của "tôi"

- Dù đoạn kể xuất hiện đại từ nhân xưng "chúng tôi" là lúc "tôi" nhân danh bọn con trai ngày trước, nhưng kí ức thơ ấu hiện lên chân thực, rõ nét.

- Mạch kể của nhân vật "tôi" là chủ yếu,còn mạch kể nhân xưng "chúng tôi" là mạch kể trữ tình.

22 tháng 9 2022

Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, vừa đẹp người đẹp nết, gả cho Trương Sinh con nhà hào phú nhưng ít học. Chưa bao lâu, Trương Sinh phải đi lính, Vũ Nương ở nhà sinh con đầu lòng, chăm sóc chu đáo và lo ma chay cho mẹ chồng như mẹ ruột. Trương Sinh về, nghe con nhỏ nói không rõ ràng, lại có tính hay ghen từ trước, chàng hiểu lầm vợ phản bội, liền không nghe giải thích mà đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương oan không thể giải, liền trẫm mình xuống bến Hoàng Giang, may được Linh Phi cứu giúp làm tiên nữ dưới thủy cung. Sau khi Vũ Nương qua đời, Trương Sinh mới biết, người cha hàng đêm vẫn đến mà con nói là chiếc bóng trên tường nhưng đã quá muộn để nhận ra nỗi oan của vợ, nàng đã không còn nữa. Phan Lang- một người cùng làng, là ân nhân của Linh Phi, một hôm, chàng được Linh Phi tiếp đón ở thủy cung, Vũ Nương đã gặp nhờ chàng gửi cho chồng tín vật. Trương Sinh biết chuyện liền lập đàn trên bến Hoàng Giang cho vợ, Vũ Nương hiện về trong ngày lập đàn nhưng mãi mãi không thể quay trở về.

1 tháng 2 2024

Sự kết hợp giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật: “Một lần...đến làm ăn chứ?”
=> Sự kết hợp hài hòa, nhịp nhàng của người kể chuyện và lời nhân vật vừa dẫn dắt câu chuyện, vừa bộc lộ ý nghĩ nhân vật.

30 tháng 12 2021

đáp án c nha bạn

30 tháng 12 2021

C

5 tháng 12 2023

D. Người kế không tham gia vào câu chuyện

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Lời đối thoại của chú San: Ân hận, hối lỗi, muốn được làm lại với dì.

- Lời đối thoại của dì Mây: Hụt hẫng, tiếc nuối, tủi thân nhưng rất cương quyết 

- Lời bình luận của người kể: Tiếc nuối cho mối tình dang dở giữa chú San và dì Mây.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

- Điểm nhìn:

+ Ban đầu, Kim Lân miêu tả nhân vật từ điểm nhìn bên ngoài để người đọc hình dung được ngoại hình, hoàn cảnh của nhân vật.

+ Sau đó, tác giả dùng điểm nhìn bên trong để thấy được suy nghĩ, cảm nhận của nhân vật.

- Lời kể: Lời người kể chuyện và lời nhân vật có sự cộng hưởng, kết nối với nhau, tạo nên một số hiện tượng trong văn bản: lời của người kể chuyện nhưng tái hiện ý thức giọng điệu của nhân vật.

- Giọng điệu: Mộc mạc, giản dị. Ngôn ngữ gần với khẩu ngữ, nhưng có sự chắt lọc kĩ lưỡng.