Khai thác Bảng 2 (tr.56) và Lược đồ hình 6, trình bày diễn biến chính của phong trào Tây Sơn.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
- Tháng 2 - 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương.
- Những năm đầu, lực lượng nghĩa quân còn yếu và gặp nhiều khó khăn. Quân Minh tấn công nhiều lần, nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh ba lần.
- Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng mạnh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi và hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
- Cuối năm 1421, hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc tấn công vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.
- Năm 1424, Giải phóng Nghệ An.
- Từ tháng 10 năm 1424 đến tháng 8 - 1425, nghĩa quân đã giải phóng được Tân Bình và Thuận Hóa. Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào Tân Bình, Thuận Hóa.
- Cuối năm 1426, nghĩa quân tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động. Nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ.
- Cuối năm 1426, chiến thắng tại trận Tốt Động - Chúc Động.
- Tháng 10 - 1427, chiến thắng tại trận Chi Lăng - Xương Giang.
- Tháng 1 - 1428, quân Minh rút hết về nước, đất nước hoàn toàn giải phóng.
=> Cuộc khởi nghĩa kết thúc thắng lợi.
Tham khảo!!!
♦ Phong trào Tây Sơn phát triển qua bốn đoạn chính:
- Giai đoạn 1771 - 1777:
+ Năm 1771, khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.
+ Năm 1774, quân Lê - Trịnh vượt sông Gianh đánh chiếm Phú Xuân. Chính quyền chúa Nguyễn chạy vào Gia Định.
+ Năm 1776, Nguyễn Nhạc xưng vương.
+ Năm 1777, quân Tây Sơn tiêu diệt chúa Nguyễn, Nguyễn Ánh chạy thoát.
- Giai đoạn 1777 - 1785:
+ Quân Tây Sơn kiểm soát phần lớn Đàng Trong.
+ Sau nhiều lần bị Tây Sơn đánh bại, Nguyễn Ánh cầu viện vua Xiêm. Tháng 7/1784, khoảng 5 vạn quân Xiêm kéo vào Gia Định. Đầu năm 1785, hầu hết quân Xiêm bị quân Tây Sơn tiêu diệt trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút.
- Giai đoạn 1786 - 1789:
+ Giữa năm 1786, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đánh chiếm Phú Xuân do quân Lê - Trịnh trấn giữ rồi tiến ra Thăng Long, chính quyền chúa Trịnh sụp đổ.
+ Từ cuối năm 1786 đến giữa năm 1788, quân Tây Sơn ba lần tấn công ra Thăng Long. Vua tôi nhà Lê rời kinh thành, cầu cứu nhà Thanh.
+ Cuối năm 1788, hàng chục vạn quân Thanh tiến vào Đại Việt và bị quân Tây Sơn đánh tan trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa (1789).
- Giai đoạn 1789 - 1802:
+ Chính quyền Quang Trung đóng đô ở Phú Xuân, kiểm soát phía bắc Đàng Trong và toàn bộ Đàng Ngoài cũ.
+ Ở vùng đất phía nam, lực lượng của Nguyễn Ánh từng bước chiếm lại Gia Định.
+ Năm 1792, Quang Trung đột ngột qua đời. Quang Toản lên thay nhưng không đủ năng lực, nội bộ triều đình mâu thuẫn. Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh ra Thăng Long, Quang Toản chạy trốn rồi bị bắt.
Thắng lợi tiêu biểu:
-1773-1774: Chiếm được phủ thành Quy Nhơn, từng bước kiểm soát Bình thuận đến Quảng Nam.
-1777: Lật đổ được chính quyền nhà Nguyễn ở đàng trong
-1786: Lật đổ được chính quyền chúa Trịnh ở đàng Ngoài. Sau đó giao chính quyền đàng Ngoài cho nhà Lê
-1787: Đàng ngoài rối loạn dưới sự lãnh đạo của nhà Lê
-1788: Chính quyền nhà Lê ở đàng Ngoài sụp đổ. Lê Chiêu Thống cầu cứu quân Thanh
- Thời gian bùng nổ: Giữa thế kỉ XVIII
- Diễn biến chính một số cuộc khởi nghĩa nông dân
Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu/Thời gian diễn ra | Diễn biến chính |
Nguyễn Hữu Cầu | - Địa bàn: Đồ Sơn, Văn Đón... - Diễn biến: Từ Đồ Sơn, Văn Đón, nghĩa quân đánh lên Kinh Bắc, uy hiếp kinh thành Thăng Long, rồi mở rộng hoạt động xuống Sơn Nam, vào Thanh Hóa, Nghệ An. - Năm 1751, quân Trịnh tấn công dồn dập, khởi nghĩa thất bại. |
Hoàng Công Chất | Hoàng Công Chất tập hợp dân nghèo ở Sơn Nam |
Nguyễn Danh Phương | - Địa bàn: Tam Đảo (Vĩnh Phúc), rồi mở rộng hoạt - Năm 1751, trước sự tấn công ồ ạt của quân Trịnh, Nguyễn Danh Phương bị bắt. Khởi nghĩa thất bại. |
bạn tham khảo nha
- Nguyên nhân dẫn đến phong trào nông dân Tây Sơn.
Nguyên nhân chính dẫn tới sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn là do mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền Đàng Trong. Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Việc mua quan bán tước phổ biến.
- Lập bảng niên biểu diễn biến các hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789.
Niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789
Thời gian | Sự kiện |
Đầu năm 1771 | Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai). |
Tháng 9-1773 | Chiếm được phủ thành Quy Nhơn |
Giữa năm 1774 | Nghĩa quân kiểm soát vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam ở phía Bắc đến Bình Thuận ở phía Nam. |
Năm 1777 | Lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong. |
Tháng 1-1785 | Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm. |
Tháng 6-1786 | Hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong |
Ngày 21-7-1786 | Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài. |
Giữa năm 1788 | Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long trị tội Vũ Văn Nhậm, bè lũ Lê Chiêu Thống cũng trốn sang Kinh Bắc. |
Tháng 12-1788 | Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc. |
Năm 1789 | Quang Trung đại phá quân Thanh. |
=> Như vậy, phong trào Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ mà lịch sử lúc bấy giờ đặt ra là xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước, dẹp tan quân xâm lược. Từ đó, tạo tiền đề cho việc thống nhất chính quyền hoàn toàn ở thời nhà Nguyễn.
- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.
+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Đã lật đổ thành công chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê
+ Đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.
+ Giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của nhà Thanh và quân Xiêm.
chúc bạn học tốt nha.
- Năm 1898, tại Sơn Đông nổ ra phong trào Nghĩa Hòa Đoàn. Được nhân dân ủng hộ, nghĩa quân đã mở rộng cuộc đấu tranh với Trực Lệ, Sơn Tây và cả Bắc Kinh.
- Lúc đầu, nhà Thanh hợp tác với Nghĩa Hòa Đoàn chống đế quốc. Sau vì thấy liên quân 8 nước hợp lực đàn áp Nghĩa Hòa Đoàn, nhà Thanh quay sang cấu kết với đế quốc chống lại quân khởi nghĩa.
- Tháng 8-1900, phong trào bị dập tắt.
cau3, đóng cửa không quan hệ với phương tây
- thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng
Theo em phong trào Tây Sơn có đóng góp như thế nào đối với lịch sử dân tộc?
- Lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Lê – Trịnh, Nguyễn, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
- Mở ra thời kì vàng son trong lịch sử nước ta, cuộc sống của người dân ấm no sung sướng, có nhiều quyền lợi và đất.
Tham khảo:
- 1773-1777: Tây Sơn lật đỗ chính quyền họ Nguyễn
- 1785: Nguyễn Ánh cầu viện vua Xiêm. Tháng 1 năm 1785, Nguyễn Huệ kéo quân vào Gia Định và bố trí trận địa ở khúc sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu thành- Tiền Giang) để tiêu diệt quân địch. Nguyễn Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.
- 1786: Quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc Hà diệt họ Trịnh. Giữa năm 1786, Nguyễn Huệ đánh Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt đem nộp cho Tây Sơn. Chính quyền họ Trịnh sụp đổ. Nguyễn Huệ vào thành, giao chính quyền cho vua Lê rồi trở về Nam.
- 1788: Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiện là Quang Trung, tiến quân ra Bắc.
- 1789: Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (Hà Nội), đánh tan 29 vạn quân Thanh.