K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

- 1773-1777: Tây Sơn lật đỗ chính quyền họ Nguyễn
- 1785: Nguyễn Ánh cầu viện vua Xiêm. Tháng 1 năm 1785, Nguyễn Huệ kéo quân vào Gia Định và bố trí trận địa ở khúc sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu thành- Tiền Giang) để tiêu diệt quân địch. Nguyễn Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.
- 1786: Quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc Hà diệt họ Trịnh. Giữa năm 1786, Nguyễn Huệ đánh Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt đem nộp cho Tây Sơn. Chính quyền họ Trịnh sụp đổ. Nguyễn Huệ vào thành, giao chính quyền cho vua Lê rồi trở về Nam.
- 1788: Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiện là Quang Trung, tiến quân ra Bắc.
- 1789: Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (Hà Nội), đánh tan 29 vạn quân Thanh.

6 tháng 11 2023

Tham khảo: 

- Tháng 2 - 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương.

- Những năm đầu, lực lượng nghĩa quân còn yếu và gặp nhiều khó khăn. Quân Minh tấn công nhiều lần, nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh ba lần.

- Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng mạnh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi và hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
- Cuối năm 1421, hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc tấn công vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

- Năm 1424, Giải phóng Nghệ An.

- Từ tháng 10 năm 1424 đến tháng 8 - 1425, nghĩa quân đã giải phóng được Tân Bình và Thuận Hóa. Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào Tân Bình, Thuận Hóa.

- Cuối năm 1426, nghĩa quân tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động. Nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ.
- Cuối năm 1426, chiến thắng tại trận Tốt Động - Chúc Động.

- Tháng 10 - 1427, chiến thắng tại trận Chi Lăng - Xương Giang.

- Tháng 1 - 1428, quân Minh rút hết về nước, đất nước hoàn toàn giải phóng.

=> Cuộc khởi nghĩa kết thúc thắng lợi.

22 tháng 8 2023

Tham khảo!!!

♦ Phong trào Tây Sơn phát triển qua bốn đoạn chính:

- Giai đoạn 1771 - 1777:

+ Năm 1771, khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.

+ Năm 1774, quân Lê - Trịnh vượt sông Gianh đánh chiếm Phú Xuân. Chính quyền chúa Nguyễn chạy vào Gia Định.

+ Năm 1776, Nguyễn Nhạc xưng vương.

+ Năm 1777, quân Tây Sơn tiêu diệt chúa Nguyễn, Nguyễn Ánh chạy thoát.

- Giai đoạn 1777 - 1785:

+ Quân Tây Sơn kiểm soát phần lớn Đàng Trong.

+ Sau nhiều lần bị Tây Sơn đánh bại, Nguyễn Ánh cầu viện vua Xiêm. Tháng 7/1784, khoảng 5 vạn quân Xiêm kéo vào Gia Định. Đầu năm 1785, hầu hết quân Xiêm bị quân Tây Sơn tiêu diệt trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút.

- Giai đoạn 1786 - 1789:

+ Giữa năm 1786, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đánh chiếm Phú Xuân do quân Lê - Trịnh trấn giữ rồi tiến ra Thăng Long, chính quyền chúa Trịnh sụp đổ.

+ Từ cuối năm 1786 đến giữa năm 1788, quân Tây Sơn ba lần tấn công ra Thăng Long. Vua tôi nhà Lê rời kinh thành, cầu cứu nhà Thanh.

 

+ Cuối năm 1788, hàng chục vạn quân Thanh tiến vào Đại Việt và bị quân Tây Sơn đánh tan trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa (1789).

- Giai đoạn 1789 - 1802:

+ Chính quyền Quang Trung đóng đô ở Phú Xuân, kiểm soát phía bắc Đàng Trong và toàn bộ Đàng Ngoài cũ.

+ Ở vùng đất phía nam, lực lượng của Nguyễn Ánh từng bước chiếm lại Gia Định.

+ Năm 1792, Quang Trung đột ngột qua đời. Quang Toản lên thay nhưng không đủ năng lực, nội bộ triều đình mâu thuẫn. Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh ra Thăng Long, Quang Toản chạy trốn rồi bị bắt.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

11 tháng 4 2017

Đến giữa thế kỉ XIX, sau hơn 200 năm thống trị, chế độ Mạc phủ Tô-ku-ga-oa ở Nhật Bản, đứng đầu là Sôgun (Tướng quân), đã lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. Đây là thời kì trong lòng xã hội phong kiế Nhật Bản chứa đựng nhiều mâu thuẫn ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.

Về kinh tế, nền nông nhiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nông dân rất nặng nề. Mức tô trung bình chiếm tới 50% số thu hoa lợi. Tình trạng mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra. Trong khi đó, ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

Về xã hội, Chính phủ Sôgun vẫn giữ duy trì chế độ đẳng cấp. Tầng lớp Đaimyo là những quý tộc phong kiến lớn, quản lí các vùng lãnh địa trong nước, có quyền lực tuyệt đối trong lãnh địa của họ. Tầng lớp Samurai (võ sĩ) thuộc giới quý tộc hạng trung và nhỏ, không có ruộng đất, chỉ phục vụ các đaimyo bằng việc huấn luyện và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Do một thời gian dài không có chiến tranh, địa vị của Samurai bị suy thoái, lương bổng thất thường, đời sống khó khăn, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham gia hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công…dần dần tư sản hóa, trở thành lực lượng đấu tranh chống chế độ phong kiến lỗi thời.

Tầng lớp tư sản công thương nghiệp ngày càng giàu có, song các nhà tư sản công thương lại không có quyền lực về chính trị. Nông dân là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến, còn thị dân thì không chỉ bị phong kiến khống chế mà còn bị các nhà buôn và những người cho vay lãi bóc lột.

Về chính trị, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao, nhưng quyền hành thực tế thuộc về Sô gun dòng họ Tô-ku-ga-oa ở phủ Chúa (Mạc phủ).

Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật bản phải “mở cửa”.

Năm 1854, Mạc phủ buộc phải kí với Mĩ hiệp ước, theo đó, Nhật Bản mở 2 cửa biển Si-mô-đa và Ha-kô-đa-tê cho người Mĩ ra vào buôn bán. Các nước Anh, Pháp, Nga, Đức thấy vậy cũng đua nhau ép Nhật Bản kí những hiệp ước bất bình đẳng với những điều kiện nặng nề.

Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn: hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ để bị các nước đế quốc xâu xé hoặc tiến hành duy tân, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây.

21 tháng 4 2017

Lạc đề....

26 tháng 2 2017

Cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 do Trung Quốc đồng minh hội lãnh đạo.

→ Nguyên nhân:

- Do mâu thuẩn giữa nhân dân với chế độ phong kiến và đế quốc

- Do nhà Mãn Thanh trao quyền khai thác đường sắt cho bọn đế quốc, bán rẻ lợi ích dân tộc

→ Diễn biến chính:

- 10-10-1911: Cách mạng bùng nổ ở Vũ Sương, nhanh chóng lan ra khắp miền nam và miền trung Trung Quốc

- 29-12-1911: Lực lượng cách mạng tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân Quốc, bầu Tôn Trung Sơn làm đại tổng thống, thông qua hiến pháp

- 2-1912: Tôn Trung Sơn từ chức, trao quyền lại cho Viên Thế Khải. Cuộc cách mạng kết thúc.

→ Ý nghĩa :

- Đã làm chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời.

- Mở đường cho Chủ Nghĩa Tư Bản phát triển.

- Có ảnh hưởng nhất định đến các cuộc đấu tranh giải phóng của một số nước Châu Á.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

♦ Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á hải đảo:

- Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây, bởi đây là khu vực giàu tài nguyên, có nguồn hương liệu và hàng hoá phong phú, nhiều thương cảng sầm uất nằm trên tuyến đường biển huyết mạch nối liền phương Đông và phương Tây.

+ Giữa thế kỉ XVI, Philíppin chính thức bị thực dân Tây Ban Nha xâm lược và thống trị. Sau cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (1898), Philíppin đã trở thành thuộc địa của Mỹ.

+ Cuối thế kỉ XVI, thực dân Hà Lan bắt đầu quá trình xâm nhập Inđônêxia. Nhưng phải đến giữa thế kỉ XIX, trải qua cuộc cạnh tranh quyết liệt với Bồ Đào Nha, Hà Lan mới hoàn thành việc kiểm soát nước này.

+ Đầu thế kỉ XX, toàn bộ vùng lãnh thổ ngày nay của Malaixia, Xingapo, Brunây rơi vào tay người Anh dưới những hình thức cai trị khác nhau.

- Trải qua gần 4 thế kỉ (đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX), bằng những thủ đoạn khác nhau, thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á hải đảo.

♦ Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á lục địa:

- Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây đối với các quốc gia Đông Nam Á lục địa bắt đầu vào thế kỉ XIX, muộn hơn so với các nước Đông Nam Á hải đảo:

+ Thực dân Anh sau hơn 60 năm (1824 - 1885), tiến hành ba cuộc chiến tranh mới chiếm được Miến Điện (Mianma).

+ Thực dân Pháp phải trải qua cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài gần nửa thế kỉ (1858 - 1893) mới hoàn thành việc xâm chiếm ba nước Đông Dương.

- Đến đầu thế kỉ XX, các nước thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình thôn tính Đông Nam Á. Hầu hết các nước trong khu vực đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

- Vương quốc Xiêm (Thái Lan) tuy vẫn giữ được nền độc lập nhưng bị lệ thuộc vào nước ngoài về nhiều mặt và trở thành “vùng đệm” giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp.

11 tháng 4 2017

Chia theo mốc thời gian : khoảng giữa thế kỉ XIX ; cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX và xét các yếu tố như mục đích, hình thức đấu tranh, lực lượng, xu hướng cách mạng, kết quả, ý nghĩa và sự hạn chế (lưu ý nét mới để thấy được sự phát triển của phong trào).

27 tháng 1 2018

* Khoảng giữa thế kỉ XIX:

- Ở Nhật Bản: năm 1868, Thiên Hoàng Minh Trị tiến hành Duy Tân trên tất cả các lĩnh vực. Sau đó trở thành nước tư bản chủ nghĩa phát triển.

* Nửa sau thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:

- Ở Ấn Độ:

     + 1857 – 1859: Khởi nghĩa Xipay.

     + 1885: thành lập Đảng Quốc Đại, đưa giai cấp tư sản bước lên vũ đài chính trị.

     + 1885 – 1908 : phong trào dân tộc chống thực dân Anh diễn ra mạnh mẽ.

- Ở Trung Quốc:

     + 1851 – 1898: phong trào đấu tranh giành độc lập diễn ra mạnh mẽ: Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc của Hồng Tú Toàn(1/1/1851); cuộc Duy Tân Mậu Tuất(1898),… cuối cùng bị đán áp.

     + 1911: Cách mạng Tân Hợi thành công, lật đổ Triều đại Mãn Thanh

- Ở các nước Đông Nam Á: phong trào đấu tranh giành độc lập diễn ra mạnh mẽ và liên tục ở hầu khắp các nước:

     + 1825 – 1830: cuộc đấu tranh chống thực dân Hà lan của In-đô-nê-xi-a (KN nông dân của Sa-min)

     + Phong trào đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha của Phi-lip-pin những năm 90 của thế kỉ XIX.(xu hướng cải cách của Hô-xê Ri-dan; xu hướng bạo động của Bô-ni-pha-xi-ô.). Về sau chuyển sang đấu tranh chống Mĩ.

     + Từ nửa sau thế kỉ XIX: Phong trào đấu tranh chống thực dân và tình thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương: Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia diễn ra mạnh mẽ và đều giành được những thắng lợi nhất định.

- Xiêm : Ra-ma V tiến hành cải cách năm 1892, giúp giữ được nền độc lập, tuy nhiên vẫn bị lệ thuộc về kinh tế và chính trị vào các nước đế quốc.

20 tháng 7 2023

Tham khảo!!!

- Từ khoảng những năm 30 của thế kỉ XVIII, xã hội Đại Việt từng bước lâm vào khủng hoảng:

+ Ở Đàng Ngoài: chính quyền Lê - Trịnh suy thoái, không chăm lo đời sống nhân dân. Nhiều năm mất mùa, đói kém. Các cuộc khởi nghĩa nông dân liên tục bùng nổ, đặc biệt là dưới thời chúa Trịnh Giang (1729 - 1740).

+ Ở Đàng Trong: năm 1765, Nguyễn Phúc Thuần lên ngôi chúa khi còn nhỏ tuổi. Đại thần Trương Phúc Loan thao túng mọi việc, tham lam vô độ. Tầng lớp quý tộc, quan lại ở Đàng Trong sống hưởng lạc, xa xỉ. Do chế độ thuế khoá nặng nề và ngoại thương suy tàn, nền kinh tế Đàng Trong rơi vào khủng hoảng. Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc. Ở nhiều nơi đã diễn ra các cuộc khởi nghĩa của dân nghèo, người dân tộc thiểu số.

=> Trong bối cảnh đó, phong trào Tây Sơn đã nổ ra.