K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 7 2023

Tham khảo ha **

- Hoàn cảnh: Kép Tư Bền là một diễn viên hài kịch nổi tiếng, các buổi biểu diễ của anh rất đông khách. Vì cha bị bệnh nặng nên anh đã không đi diễn. Ông chủ rạp kịch thấy vậy liền đòi tiền mà anh vay và dồn ép anh vào thế phải nhận vai đi diễn tiếp.

- Tính cách, phẩm chất: hiếu thảo, thương yêu người cha già ốm đau bệnh tật của mình.

- Dẫn chứng cụ thể:

+ Anh ngồi ủ rũ trước cái gương, bụng thì rối beng, mặt thì nhăn nhó,…

+ “Sao mà lâu thế! Anh được nghỉ một chốc, mới nhờ người về thăm xem tình hình cha anh ra làm sao”.

+ “Anh Tư Bền bỗng ứa hai hàng nước mắt, rồi khóc nức khóc nở”.

+ …làm cho anh ruột càng như thiêu như đốt

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Hoàn cảnh: Kép Tư Bền là một diễn viên hài kịch nổi tiếng, các buổi biểu diễn của anh rất đông khách. Vì cha bị bệnh nặng nên anh đã không đi diễn. Ông chủ rạp kịch thấy vậy liền đòi tiền mà anh vay và dồn ép anh vào thế phải nhận vai đi diễn tiếp.

- Tính cách, phẩm chất: hiếu thảo, thương yêu người cha già ốm đau bệnh tật của mình.

- Dẫn chứng cụ thể:

+ Anh ngồi ủ rũ trước cái gương, bụng thì rối beng, mặt thì nhăn nhó,…

+ “Sao mà lâu thế! Anh được nghỉ một chốc, mới nhờ người về thăm xem tình hình cha anh ra làm sao”.

+ “Anh Tư Bền bỗng ứa hai hàng nước mắt, rồi khóc nức khóc nở”.

+ …làm cho anh ruột càng như thiêu như đốt

23 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Đặc điểm tính cách nhân vật thầy giáo Ha – men.

* Trang phục:

+ Thầy đã từng hơn 40 năm gắn bó với nghề.

+ Mặc chiếc áo rơ – đanh - gốt.

+ Đội mũ bằng lụa đen

 Trang phục rất trang trọng mà thầy chỉ mặc vào những ngày đại lễ thể hiện ý nghĩa vô cùng quan trọng của buổi học cuối cùng

* Thái độ với học sinh:

+ Rất mực ân cần, diu dàng, không quở trách như mọi ngày khi Phrang đến muộn “Phrang vào chỗ nhanh lên con, lớp học bắt đầu mà lại vắng mất con”, “các con ơi đây là lần cuối cùng thầy dạy các con”

+ Nhiệt tình truyền giảng bằng cả tâm huyết của mình ‘ thầy chuẩn bị cho ngày hôm đó những tờ mẫu mới tinh, trên có viết chữ rông rất đẹp”

+ Thầy giảng bài say sưa

* Những lời nói về việc học tiếng Pháp: “khi một dân tộc…. chìa khóa chốn lao tù” → nhắc nhở mọi người hãy giữ lấy tiếng nói dân tộc.

* Hành động cử chỉ của thầy giáo lúc buổi học kết thúc:

+ Thầy dường như kiệt sức “ người tái nhợt, giọng nghẹn ngào”

+ Dằn mạnh và cố viết thật to dòng chữ “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

+ Đứng im dựa đầu vào tường.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Hình ảnh của Giang (1)

Qua điểm nhìn (2)

Nét tính cách nổi bật (3)

Tại giếng nước công cộng, khi tình cờ gặp anh tân binh.

Tôi

Tin người, trong trẻo, hồn nhiên, sẵn lòng giúp đỡ người khác

Tại nhà cùng với anh tân binh và bố Giang.

Tôi

Bố Giang

Nhanh nhẹn, lo lắng, đảm đang, nũng nịu

Tại chiến trường qua lời của bố Giang.

Bố Giang

Luôn nhớ và có tình cảm với anh tân binh

30 tháng 5 2023

Hình ảnh của Giang (1)

Qua điểm nhìn (2)

Nét tính cách nổi bật (3)

Tại giếng nước công cộng, khi tình cờ gặp anh tân binh.

Điểm nhìn của nhân vật "tôi".

Ân cần, chu đáo.

Tại nhà cùng với anh tân binh và bố Giang.

Điểm nhìn của nhân vật "tôi".

Chu đáo, dễ thương.

Tại chiến trường qua lời của bố Giang.

Điểm nhìn của bố Giang.

Luôn nhắc và nhớ đến nhân vật "tôi".

19 tháng 1 2018

Phương pháp trên là cách lập ý của nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học.

Đáp án cần chọn là: B

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Tham khảo:

* Tiềm năng: Chủ nghĩa tư bản có sức sản  xuất phát triển cao dựa trên thành tựu khoa học - công nghệ và cơ sở vật chất - kĩ thuật hiện đại, đẩy nhanh năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường cạnh tranh.

* Ví dụ:

- Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã giải phóng loài người khỏi "đêm trường trung cổ" của xã hội phong kiến; đoạn tuyệt với nền kinh tế tự nhiên, tự túc, tự cấp chuyển sang phát triển kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa; chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn hiện đại.

- Phát triển lực lượng sản xuất.

Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao: từ kỹ thuật thủ công lên kỹ thuật cơ khí (thời kỳ của C.Mác va V.I.Lênin) và ngày nay các nước tư bản chủ nghĩa cũng đang là những quốc gia đi đầu trong việc chuyển nền sản xuất của nhân loại từ giai đoạn cơ khí hóa sang giai đoạn tự động hóa, tin học hóa và công nghệ hiện đại. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ là quá trình giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả khám phá và chinh phục thiên nhiên của con người, đưa nền kinh tế của nhân loại bước vào một thời đại mới: thời đại của kinh tế tri thức.

- Thực hiện xã hội hóa sản xuất

Chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển mạnh và đạt tới mức điển hình nhất trong lịch sử, cùng với nó là quá trình xã hội hóa sản xuất cả chiều rộng và chiều sâu. Đó là sự phát trển của phân công lao động xã hội, sản xuất tập trung với quy mô hợp lý, chuyên môn hóa sản xuất và hợp tác lao động sâu sắc, mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị, các ngành, các lĩnh vực ngày càng chặt chẽ,... làm cho các quá trình sản xuất phân tán được liên kết với nhau và phụ thuộc lẫn nhau thành một hệ thống, thành một quá trình sản xuất xã hội.

-    Chủ nghĩa tư bản thông qua cuộc cách mạng công nghiệp đã lần đầu tiên biết tổ chức lao động theo kiểu công xưởng, do đó đã xây dựng được tác phong công nghiệp cho người lao động, làm thay đổi nền nếp, thói quen của người lao động sản xuất nhỏ trong xã hội phong kiến.

(1)  Đặc điểm tính cách nhân vật thầy Ha-men được nhà văn khắc họa từ những phương diện:

- Ngoại hình: mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ trong bằng lụa đen thêu mà chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng.

- Lời nói: Dịu dàng giảng giải cho Phrăng khi cậu vào muộn hay không hiểu bài

- Cử chỉ, hành động: chuẩn bị những tờ mẫu tập viết mới tinh, trên có viết bằng chữ rông thật đẹp và ngay ngắn

- Suy nghĩ:

Tiếc nuối vì những lần muốn đi câu cá mà không ngại cho học sinh nghỉ họcTiếc nuối vì phải rời xa nơi đã gắn bó từ bốn mươi năm và nghệ dạy học đã gắn bó cả đời.Sự sống còn của một dân tộc chính là ở ngôn ngữ

(2) Biểu hiện cụ thể trong văn bản thể hiện đặc điểm tính cách của thầy Hamen theo các phương diện: 

- Trang phục: chiếc mũ lụa đen thêu, áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn - những thứ trang phục chỉ dùng trong những buổi lễ trang trọng => thầy Hamen thật sự trân trọng buổi học cuối cùng này.

- Thái độ đối với học sinh: Lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách mắng Phrăng khi cậu đến muộn và cả khi cậu không thuộc bài.

=> Thầy Hamen vô cùng nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết mọi hiểu biết của mình cho học sinh trong buổi học cuối cùng này. 

- Điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha-men muốn nói với học sinh và mọi người là hãy yêu quý, giữ gìn cho mình tiếng nói dân tộc vì đó chính là kho tàng văn hóa của dân tộc 

=> thầy muốn truyền tình yêu nước của mình đến mọi người thông qua tiếng nói dân tộc. 

- Hình ảnh thầy Ha-men ở những giây phút cuối cùng của buổi học... nỗi đau đớn và xúc động trong lòng thầy đã lên tới cực điểm khiến người tái nhợt... thầy nghẹn ngào không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: Nước Pháp muôn năm! 

=> Thầy Hamen là một người thầy có tâm và có tầm. Thầy yêu nghề giáo của mình vì chính nó đã truyền tình yêu nước đến cho biết bao thế hệ học sinh. Nhưng cũng đau đớn và bất lực khi tiếng nói dân tộc có thể bị đồng hóa và thay thế bởi một ngôn ngữ khác. Tiếng hô vang cuối cùng là lời nhắc nhở mọi người không được quên tiếng Pháp cũng như nước Pháp thân yêu trong trái tim mình. 

(3) Một số chi tiết cụ thể hiện suy nghĩ cách nhìn nhận về thầy Hamen và thái độ với việc học tiếng Pháp là: 

*Suy nghĩ, cách nhìn nhận về thầy Hamen:

- Thấy thầy Ha-men ăn mặc trang trọng, nói năng dịu dàng.

- Nhận thấy lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng.

- Tiếc nuối vì đã không chăm chỉ học hành, hi vọng có cơ hội chuộc lại lỗi lầm từ những lần bỏ học đi chơi. 

- Thương, tội nghiệp thầy khi đây sẽ là buổi dạy cuối cùng trong suốt cuộc đời làm nhà giáo của thầy. 

* Thái độ học tiếng Pháp:

- Ban đầu Chuẩn bị buổi học thì có ý định trốn đi chơi.

-  Khi nghe thầy nói buổi học cuối cùng được học tiếng Pháp thì Phrăng có phần ăn năn hối lỗi, phải dừng lại một môn học chỉ “mới biết viết tập toạng”…

- Trong giờ ngữ pháp hôm nay, chính Phrăng đã kinh ngạc thấy mình sao lại hiểu nhanh đến thế.

- Vỡ vạc ra nhiều điều và biết trân trọng tiếng nói dân tộc của mình là tiếng Pháp

(4) Phần (5) của văn bản Buổi học cuối cùng có nhiều chi tiết miêu tả đặc sắc:

- thầy Ha-men "người tái nhợt", "nghẹn ngào, không nói được hết câu"

- Thầy "cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!"

- "đầu dựa vào tường", "chẳng nói", chỉ "giơ tay ra hiệu",...

Các chi tiết này đã giúp tác giả khắc họa được tâm trạng đau buồn, bất lực của thầy Ha-men khi buổi học cuối cùng tiếng nói dân tộc đã kết thúc và  thầy phải rời vùng An-dát thân thương này.