K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

♦ Ảnh hưởng của chế độ thực dân với các thuộc địa Đông Nam Á

- Ảnh hưởng tích cực: Sau hơn bốn thế kỉ thống trị, thực dân phương Tây đã tạo ra một số thay đổi ở khu vực Đông Nam Á như:

+ Gắn kết khu vực với thị trường thế giới;

+ Du nhập nền sản xuất công nghiệp, xây dựng một số cơ sở hạ tầng,…

+ Thúc đẩy phát triển một số yếu tố về văn hóa như chữ viết, tôn giáo, giáo dục....

- Ảnh hưởng tiêu cực: chế độ thực dân đã để lại hậu quả nặng nề đối với các quốc gia Đông Nam Á.

+ Về chính trị - xã hội: chính sách “chia để trị" của thực dân phương Tây là một trong những nguyên nhân dẫn tới xung đột sắc tộc, tôn giáo, vùng miền gay gắt ở các quốc gia Đông Nam Á, đồng thời gây ra nhiều tranh chấp biên giới, lãnh thổ giữa các quốc gia trong khu vực.

+ Về kinh tế: chế độ thực dân để lại một hệ thống cơ sở hạ tầng nghèo nàn, lạc hậu. Phần lớn các nước trong khu vực bị biến thành nơi cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa của phương Tây.

+ Về văn hóa: thực dân phương Tây áp đặt nền văn hóa nô dịch, thi hành chính sách ngu dân và hạn chế hoạt động giáo dục đối với nhân dân các nước thuộc địa.

♦ Liên hệ Việt Nam: Ở Việt Nam, hơn 80 năm cai trị của thực dân Pháp đã để lại những hậu quả nặng nề trên mọi lĩnh vực. Ví dụ như:

- Về chính trị:

+ Từ một quốc gia thống nhất, dưới sự thống trị của thực dân Pháp, Việt Nam bị chia thành 3 xứ với 3 chế độ khác nhau: Bắc Kì là xứ bảo hộ; Trung Kỳ là xứ nửa bảo hộ; Nam Kỳ là xứ thuộc địa. Tên nước Việt Nam bị xóa trên bản đồ chính trị thế giới.

+ Thực dân Pháp cũng lập ra nhiều xứ tự trị, làm phức tạp các mối quan hệ vùng miền, tôn giáo, tộc người.

- Về kinh tế:

+ Sự của du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tuy đem lại một số chuyển biến tích cực, tuy nhiên, đó chỉ là sự chuyển biến mang tính cục bộ ở một số ngành nghề, một số địa phương.

+ Về cơ bản, kinh tế Việt Nam vẫn nghèo nàn, lạc hậu, phát triển thiếu cân đối và lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp;

- Về xã hội: hầu hết các giai cấp, tầng lớp nhân dân ở Việt Nam bị áp bức, bóc lột nặng nề, lâm vào cảnh nghèo khổ, bần cùng. Mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược bao trùm xã hội, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh yêu nước.

- Về văn hóa: đại bộ phận dân cư vẫn trong tình trạng nghèo đói, lạc hậu, trình độ dân trí thấp (hơn 90% dân số Việt Nam mù chữ); nhiều giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam bị xói mòn; trong xã hội tồn tại phổ biến nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội, như: cờ bạc, mại dâm, hút thuốc phiện,…

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

♦ Ảnh hưởng của chế độ thực dân với các thuộc địa Đông Nam Á

- Ảnh hưởng tích cực: Sau hơn bốn thế kỉ thống trị, thực dân phương Tây đã tạo ra một số thay đổi ở khu vực Đông Nam Á như:

+ Gắn kết khu vực với thị trường thế giới;

+ Du nhập nền sản xuất công nghiệp, xây dựng một số cơ sở hạ tầng,…

+ Thúc đẩy phát triển một số yếu tố về văn hóa như chữ viết, tôn giáo, giáo dục....

- Ảnh hưởng tiêu cực: chế độ thực dân đã để lại hậu quả nặng nề đối với các quốc gia Đông Nam Á.

+ Về chính trị - xã hội: chính sách “chia để trị" của thực dân phương Tây là một trong những nguyên nhân dẫn tới xung đột sắc tộc, tôn giáo, vùng miền gay gắt ở các quốc gia Đông Nam Á, đồng thời gây ra nhiều tranh chấp biên giới, lãnh thổ giữa các quốc gia trong khu vực.

+ Về kinh tế: chế độ thực dân để lại một hệ thống cơ sở hạ tầng nghèo nàn, lạc hậu. Phần lớn các nước trong khu vực bị biến thành nơi cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa của phương Tây.

+ Về văn hóa: thực dân phương Tây áp đặt nền văn hóa nô dịch, thi hành chính sách ngu dân và hạn chế hoạt động giáo dục đối với nhân dân các nước thuộc địa.

♦ Liên hệ Việt Nam: Ở Việt Nam, hơn 80 năm cai trị của thực dân Pháp đã để lại những hậu quả nặng nề trên mọi lĩnh vực. Ví dụ như:

- Về chính trị:

+ Từ một quốc gia thống nhất, dưới sự thống trị của thực dân Pháp, Việt Nam bị chia thành 3 xứ với 3 chế độ khác nhau: Bắc Kì là xứ bảo hộ; Trung Kỳ là xứ nửa bảo hộ; Nam Kỳ là xứ thuộc địa. Tên nước Việt Nam bị xóa trên bản đồ chính trị thế giới.

+ Thực dân Pháp cũng lập ra nhiều xứ tự trị, làm phức tạp các mối quan hệ vùng miền, tôn giáo, tộc người.

- Về kinh tế:

+ Sự của du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tuy đem lại một số chuyển biến tích cực, tuy nhiên, đó chỉ là sự chuyển biến mang tính cục bộ ở một số ngành nghề, một số địa phương.

+ Về cơ bản, kinh tế Việt Nam vẫn nghèo nàn, lạc hậu, phát triển thiếu cân đối và lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp;

- Về xã hội: hầu hết các giai cấp, tầng lớp nhân dân ở Việt Nam bị áp bức, bóc lột nặng nề, lâm vào cảnh nghèo khổ, bần cùng. Mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược bao trùm xã hội, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh yêu nước.

- Về văn hóa: đại bộ phận dân cư vẫn trong tình trạng nghèo đói, lạc hậu, trình độ dân trí thấp (hơn 90% dân số Việt Nam mù chữ); nhiều giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam bị xói mòn; trong xã hội tồn tại phổ biến nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội, như: cờ bạc, mại dâm, hút thuốc phiện,…

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Về mặt kinh tế, thực dân Pháp có những ảnh hưởng tích cực như khai thác tài nguyên và xây dựng nền công nghiệp thuộc địa. Thành thị cũng phát triển và đẩy mạnh nền kinh tế hàng hoá. Tuy nhiên, việc vơ vét sức người, sức của nhân dân thuộc địa là một trong những mục đích của công cuộc khai thác. Đồng thời, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác một cách không bền vững, nông nghiệp và công nghiệp phát triển không đồng đều và thiếu hẳn công nghiệp nặng. Vì vậy, nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc vào nền kinh tế chính quốc.

Về mặt xã hội, xã hội Việt Nam đã trải qua sự xuất hiện của những tầng lớp mới bên cạnh những giai cấp cũ liên tục bị phân hoá. Các tầng lớp mới bao gồm:
- Giai cấp địa chủ phong kiến: một số đại diện của tầng này đã đầu hàng và làm tay sai cho thực dân Pháp, tuy nhiên, vẫn có một số địa chủ vừa và nhỏ với tinh thần yêu nước.

- Giai cấp nông dân: đông đảo và bị áp bức bóc lột nặng nề, tuy nhiên, họ đã sẵn sàng hưởng ứng và tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Tầng lớp tư sản: bao gồm các nhà thầu khoán, chủ xưởng thủ công, chủ hãng buôn,... bị kìm hãm, chèn ép, tuy nhiên, chưa có tinh thần cách mạng.

- Tiểu tư sản thành thị: bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đây là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

- Công nhân: bao gồm những người xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,... Đời sống của họ khổ cực, tuy nhiên, họ có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống lại giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

- Tình trạng đời sống của nhân dân vẫn còn khổ cực, mâu thuẫn xã hội sâu sắc.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

♦ Ảnh hưởng tiêu cực:

- Về kinh tế:

+ Phần lớn các nước Đông Nam Á vẫn là những nước nông nghiệp lạc hậu.

+ Một số nước trong khu vực mặc dù được coi là vựa lúa của thế giới nhưng lại rơi vào tình trạng thiếu lương thực, đói kém triển miền.

- Về chính trị: việc áp đặt bộ máy cai trị, thực hiện chính sách “chia để trị”, chính sách “ngu dân” của các chính quyền thực dân đã để lại những hậu quả nặng nề và lâu dài cho các nước Đông Nam Á.

+ Chính sách “chia để trị”, sự phân biệt đối xử giữa các tộc người khác nhau là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự chia rẽ sâu sắc giữa các cộng đồng dân cư.

+ Tình trạng xung đột về sắc tộc, tôn giáo,… còn kéo dài nhiều năm sau khi giành độc lập ở một số nước như: Mianma, Inđônêxia, Philíppin,…

- Về văn hóa: chính sách nô dịch, áp đặt văn hóa ngoại lai của chính quyền thực dân đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo vệ và phát huy những truyền thống của nền văn hóa các dân tộc ở Đông Nam Á.

♦ Ảnh hưởng tích cực: Sự thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây cũng có ảnh hưởng tích cực nhất định đến quá trình phát triển của một số nước Đông Nam Á. Ví dụ:

- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập vào Đông Nam Á.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải ở nhiều vùng, miền của các nước Đông Nam Á có sự thay đổi.

- Hệ thống pháp luật, hành chính của các nước Đông Nam Á cũng có sự thay đổi theo hướng tích cực, do sự du nhập của văn hóa phương Tây,…

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Thực dân Pháp (TDP) duy trì chế độ phong kiến làm tay sai cho bộ máy thống trị thực dân; thi hành ở Việt Nam chính sách pháp luật hết sức phản động, phân biệt đối xử giữa người da trắng và người bản địa. Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” (năm 1925), Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) viết: “Về hành chính và pháp lý: cả một vực thẳm cách biệt người Âu với người bản xứ. Người Âu hưởng mọi tự do và ngự trị như người chủ tuyệt đối; còn người bản xứ thì bị bịt mõm và bị buộc dây dắt đi, chỉ có quyền phải phục tùng, không được kêu ca, vì nếu anh ta dám phản đối thì anh ta liền bị tuyên bố là kẻ phản nghịch hoặc là một tên cách mạng, và bị đối xử đúng với tội trạng ấy
- Thực dân Pháp còn thi hành chính sách “chia để trị”, hòng “làm nguội được tình đoàn kết, nghĩa đồng bào trong lòng người An Nam và tạo ra những mối xung khắc giữa anh em ruột thịt với nhau”.
- TDP thực hiện “chế độ lính tình nguyện” bằng cách tiến hành những cuộc lùng ráp lớn về nhân lực trên toàn cõi Đông Dương, đẩy hàng chục vạn người dân Việt Nam phải bỏ mạng nơi đất khách quê người, trở thành người đóng “thuế máu” cho chúng. 
- Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, thực dân Pháp đã thể hiện sự “khai hóa” bằng “chính sách ngu dân” để trị. Tuy người Pháp có mở một số trường dạy chữ, dạy nghề, nhưng không phải vì mục tiêu nâng cao dân trí, mà chủ yếu nhằm đào tạo ra một đội ngũ người Việt có thể giúp việc đắc lực cho việc khai thác, bóc lột và duy trì lâu dài nền thống trị thuộc địa của mình. 
- Trên lĩnh vực y tế, hầu như người dân không được hưởng sự chăm sóc y tế, thường xuyên đối mặt với các loại dịch bệnh, đặc biệt là các loại bệnh truyền nhiễm có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khả năng gây tử vong.

22 tháng 11 2023

Tiêu cực:

* Nền kinh tế 

- Tài nguyên của Việt Nam bị vơ vét

- Nông nghiệp không phát triển; bị bóc lột nặng nề, bị mất đất

- Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hụt nặng.

- Thị trường Việt Nam bị Pháp độc chiếm.

28 tháng 12 2020

Lúa là cây lương thực quan trọng nhất ở châu Á vì:

- Phần lớn các nước châu Á đều có thế mạnh trồng cây lúa nước (khí hậu nhiệt đới ẩm, đồng bằng châu thổ, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào)

- Lúa nước là cây trộng từ lâu đời, gắn liền với nền văn minh của nhiều quốc gia ở châu Á từ thời cổ đại cho đến nay (Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan,..)

- Gạo là nguồn lương thực không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của người châu Á.

28 tháng 12 2020

Help me!! mình sắp thi rồi!khocroi