K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Gia đình anh A chăn nuôi heo nhưng không có hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi, để chảy tràn lan ra khắp khu vực gây ra mùi hôi thối nồng nặc làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Các gia đình gần đó đã nhiền lần đề nghị hộ gia đình đó có biện pháp xử lý chất thải theo đúng quy định trong chăn nuôi để hạn chế gây ô nhiễm môi trường xung quanh, nhưng anh A cho rằng việc anh nuôi heo ở đất nhà mình là để phát...
Đọc tiếp

Gia đình anh A chăn nuôi heo nhưng không có hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi, để chảy tràn lan ra khắp khu vực gây ra mùi hôi thối nồng nặc làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Các gia đình gần đó đã nhiền lần đề nghị hộ gia đình đó có biện pháp xử lý chất thải theo đúng quy định trong chăn nuôi để hạn chế gây ô nhiễm môi trường xung quanh, nhưng anh A cho rằng việc anh nuôi heo ở đất nhà mình là để phát triển kinh tế gia đình không liên quan gì đến hàng xóm. Vì không khuyên can được anh A nên ông B người ở cạnh nhà anh A đã làm đơn tố cáo lên Chủ tịch UBND xã X. - Hành vi của gia đình anh A có vi phạm quy định nào của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 và sẽ bị xử lí như thế nào? - Gia đình anh A cần làm gì để không gây ô nhiễm môi trường mà vẫn tiến hành chăn nuôi phát triển kinh tế?

0
Gia đình anh A chăn nuôi heo nhưng không có hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi, để chảy tràn lan ra khắp khu vực gây ra mùi hôi thối nồng nặc làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Các gia đình gần đó đã nhiền lần đề nghị hộ gia đình đó có biện pháp xử lý chất thải theo đúng quy định trong chăn nuôi để hạn chế gây ô nhiễm môi trường xung quanh, nhưng anh A cho rằng việc anh nuôi heo ở đất nhà mình là để phát...
Đọc tiếp

Gia đình anh A chăn nuôi heo nhưng không có hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi, để chảy tràn lan ra khắp khu vực gây ra mùi hôi thối nồng nặc làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Các gia đình gần đó đã nhiền lần đề nghị hộ gia đình đó có biện pháp xử lý chất thải theo đúng quy định trong chăn nuôi để hạn chế gây ô nhiễm môi trường xung quanh, nhưng anh A cho rằng việc anh nuôi heo ở đất nhà mình là để phát triển kinh tế gia đình không liên quan gì đến hàng xóm. Vì không khuyên can được anh A nên ông B người ở cạnh nhà anh A đã làm đơn tố cáo lên Chủ tịch UBND xã X. - Hành vi của gia đình anh A có vi phạm quy định nào của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 và sẽ bị xử lí như thế nào? - Gia đình anh A cần làm gì để không gây ô nhiễm môi trường mà vẫn tiến hành chăn nuôi phát triển kinh tế?

0
25 tháng 8 2023

Đề xuất giải pháp phù hợp để xử lí chất thải chăn nuôi trong hệ thống chăn nuôi nông hộ nhỏ ở địa phương em:

+ Khí sinh học và hố sinh học

+ Ủ phân compost

7 tháng 11 2023

Phương pháp ủ thường được áp dụng để xử lí những loại chất thải chăn nuôi: các loại chất thải hữu cơ (phân vật nuôi, chất độn chuồng,...).

Lợi ích của việc xử lí chất thải chăn nuôi bằng phương pháp ủ:

- Mềm bệnh sẽ bị tiêu diệt.

- Rút ngắn thời gian ủ phân.

- Nâng cao chất lượng phân thành phẩm.

6 tháng 8 2023

C

6 tháng 8 2023

Tham khảo:
Cấu tạo:
Bể điều áp
Khu chứa khí
Phần váng
Phần sinh khí
Chất lơ lửng
Chất lắng cặn
Hoạt động của hệ thống biogas: Chất thải chăn nuôi được đưa vào bể phân hủy để phân hủy bởi vi sinh vật trong điều kiện thiếu ôxy.
Quá trình phân hủy sinh ra khí methane và các khí khác như carbon dioxide, nitrogen, hydrogen sulfide và hơi nước. Biogas chứa khoảng 60-70% khí methane, là nguồn năng lượng thay thế cho nhiên liệu hóa thạch.
Biogas được thu thập bằng hệ thống ống dẫn và lưu trữ trong hệ thống lưu trữ.
Biogas có thể được sử dụng để nấu ăn, làm nóng nước, phát điện hoặc đốt nhiên liệu trong lò sưởi, giúp giảm thiểu việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và giảm khí thải ra môi trường.
Phần còn lại của chất thải sau khi phân hủy có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ cho nông nghiệp

15 tháng 2 2017

Ta thấy cả 5 ý a, b, c, d, e đều nêu đúng về vai trò của chuồng nuôi. Vì vây ta chọn đáp án g cả 5 ý trên đều đúng là câu trả lời đầy đủ nhất.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 8 2023

Một số biện pháp phổ biến trong xử lí chăn nuôi:

Khí sinh học (biogas) và hồ sinh học: Chất thải chăn nuôi (phân, nước tiểu, nước rửa chuồng, nước tắm vật nuôi,...) được đưa về hầm, túi hoặc hồ lên men để thực hiện quá trình lên men kị khí. Quá trình lên men kị khí sẽ phân giải các chất hữu cơ thành khí sinh học, đồng thời tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh cho con người và vật nuôi. Khí sinh học tạo ra sẽ được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như làm chất đốt, chạy máy phát điện,... Chất thải sau hầm biogas có thể được sử dụng làm phân bón. Nước thải sau biogas có thể sử dụng để tưới cho cây trồng hoặc đưa về hồ sinh học tiếp tục xử lí và tái sử dụng trong trang trại chăn nuôi. Phương pháp này phù hợp với hệ thống chăn nuôi có sử dụng nước để dội chuồng, tắm, làm mát cho gia súc.

Ủ phân compost: Ủ phân compost là quá trình quá trình chuyển đổi các chất thải hữu cơ trong chăn nuôi (phân vật nuôi, chất độn chuồng,...) thành phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng sử dụng trong trồng trọt. Thông qua quá trình ủ, các chất hữu cơ trong chất thải chăn nuôi được phân huỷ nhờ hoạt động lên men của vi sinh vật. Bên cạnh đó, nhiệt độ đống ủ có thể đạt đến 70oC nên hầu hết các mầm bệnh sẽ bị tiêu diệt. Phương pháp ủ được sử dụng chủ yếu đối với chất độn chuồng và phân của động vật.

Xử lí nhiệt: Phương pháp xử li nhiệt (đốt) sử dụng nhiệt độ cao trong các lò đốt để làm giảm kích thước chất thải cho khâu xử lí tiếp theo. Đốt chất thải rắn có độ an toàn dịch bệnh cao, đảm bảo diệt được cả bào tử của vi khuẩn. Phương pháp này khá đơn giản, dễ áp dụng. Năng lượng phát sinh trong quá trình đốt có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các ngành công nghiệp cần nhiệt. 

Lọc khí thải: Không khí trong chuồng nuôi thường chứa bụi, ammonia và các hợp chất gây mùi. Khi vật nuôi được nuôi trong hệ thống chuồng kín, không khí trong chuồng được lọc bụi, mùi và ammonia trước khi xả thải ra ngoài. Việc giảm thiểu các khí gây mùi trong không khí có thể thực hiện bằng các kĩ thuật tách khí như hấp thụ khí gây mùi bằng các chất hấp thụ thể lỏng, thể rắn và hoá lỏng khí. Tuy vậy, các giải pháp này thường có chi phí cao.

Liên hệ với thực tiễn xử lí chất thải chăn nuôi ở gia đình, địa phương em: Địa phương em thường xuyên áp dụng khí sinh học (biogas) và ủ phân compost để xử lí chất thải chăn nuôi.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 8 2023

Xử lí chất thải: Giun quế là loài giun ưa ẩm, thích ăn các loại chất hữu cơ trong chất thải như bã cỏ, cỏ khô, rơm rạ, phân bò, phân gà, phân heo, vv. Việc nuôi giun quế giúp xử lí các chất thải này và biến chúng thành phân hữu cơ có giá trị.
Sản xuất phân hữu cơ: Phân của giun quế là một loại phân hữu cơ tuyệt vời, giàu dinh dưỡng và có thể được sử dụng để làm phân bón cho cây trồng, đất trồng và khu vườn.
Giảm thiểu rác thải: Việc sử dụng giun quế để xử lí chất thải có thể giảm thiểu lượng rác thải tạo ra từ chăn nuôi, giúp giảm bớt áp lực cho các bãi rác và giảm thiểu tác động đến môi trường.