Làng tôi ở vốn nghề chài lưới Nước trong xanh cách biển nửa ngày sông Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng Dân chai tráng bơi thuyền đi đánh cá Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió : nêu nội dung đoạn trích ( tr oi cius voi , giúp tớ huhu)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án
Nội dung 2 khổ thơ đầu bài thơ Quê hương:
- 2 câu đầu giới thiệu về quê hương ngắn gọn, tự nhiên nhưng không kém phần da diết. Đó là một làng chài ven biển với con sông Trà Bồng. (0.5đ)
- 6 câu tiếp: cảnh thuyền chài ra khơi
+ Hình ảnh quê hương trong lao động: thiên nhiên thơ mộng, trong sáng “Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng”, báo hiệu một ngày làm việc thành công. (0.5đ)
+ Con thuyền hăng hái ra khơi dưới bàn tay chèo lái khỏe khoắn của người dân làng chài. Biện pháp so sánh “chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”, cùng các động từ phăng, vượt cho thấy hình ảnh con thuyền mạnh mẽ, dũng mãnh cùng với khí thế hăng hái, hứng khởi (0.75đ)
+ Cánh buồm no gió được liên tưởng so sánh độc đáo “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Cánh buồm trở thành biểu tượng của dân làng chài, mang theo hi vọng về chuyến ra khơi yên bình, nâng đỡ ngư dân trên hành trình lao động. (0.5đ)
→ Tâm hồn tinh tế, lòng yêu quê hương của nhà thơ (0,25đ)
Đề bài: Nội dung chính của bài thơ “Quê hương” là gì?
Trả lời:
- Bài thơ với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, thể hiện nỗi niềm thương nhớ da diết của tác giả đối với quê nhà. Cả bài thơ như một bức tranh sinh động, vẽ nên một miền quê chài lưới bình dị, yên ả mà rất đỗi nên thơ. Cùng đó, tác giả còn cho thấy sự khỏe khoắn, đầy sức sống của những con người nơi đây. Qua bài thơ, những tình cảm giản dị hiện lên tha thiết, tuy sâu lắng mà lại da diết khôn nguôi.
3. Trong hoàn cảnh đoàn thuyền chuẩn bị ra khơi.
Vì có những hình ảnh miêu tả như: Khi trời trong ... đi đánh cá.
Bộc lộ tình cảm:
- Thương nhớ quê nhà da diết.
- Khắc gợi lại trong tim những hình ảnh cực kì chân thật và quen thuộc với tuổi thơ tác giả về cảnh thuyền, người dân.
4. ND chính:y
- Miêu tả cảnh đẹp của quê hương tác giả.
- Thể hiện cái đẹp của hình ảnh người dân lao động và con thuyền quen thuộc của tg.
tại t hết bài làm t ms làm á mốt đăng 1 đề hoi nghe
C1: quê hương của Tế Hanh
C2:
quê ông ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
C3: đầy đủ hơn là biện pháp nhân hóa và so sánh
tác dụng :làm cho hình ảnh con thuyền mang một vẻ đẹp lãng mạn mang bao khát khao hy vọng của ngư dân chài lưới.
C4:có thể tham khảo những ý như sau:
1. Giới thiệu chung: vai trò của quê hương đối với đời sống tâm hồn mỗi con người
2. Bàn luận
- Quê hương là vùng đất, là nơi mà chúng ta được sinh ra, lớn lên.
=> Quê hương không chỉ có ý nghĩa về mặt vị trí địa lý mà nó còn mang giá trị tinh thần, có vai trò quan trọng đối với đời sống tâm hồn mỗi con người.
- Vai trò của quê hương:
+ Quê hương là nơi ta sinh ra, lớn lên bởi vậy nó là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần mỗi con người.
+ Quê hương còn là mục đích để ta không ngừng vươn lên, phấn đấu để khẳng định tên tuổi nơi mình được sinh ra.
+ Quê hương như vòng tay êm ấm của mẹ, là nơi ta trở về sau những bộn bề của cuộc sống, tiếp cho ta năng lượng, sức mạnh để tiếp tục phấn đấu.
+…
- Trách nhiệm của mọi người với quê hương:
+ Yêu quê hương, gắn bó máu thịt với quê hương.
+ Có lý tưởng sống đẹp, không ngừng phấn đấu để xây dựng quê hương giàu mạnh.
- Liên hệ bản thân.
a. Câu thơ ngắt nhịp 3/2/3, gieo vần "ông", "a", "ang" giúp bài thơ có nhịp điệu hơn, không khí về làng chài cá trở nên sinh động, sôi nổi hơn.
b. Bức tranh sinh động về một làng chài được khắc họa với đầy ắp niềm vui, tiếng cười, gợi tả một cuộc sống bình yên, no ấm. Qua đó còn bộc lộ tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.
c. Phép nhân hóa “rướn thân trắng” kết hợp với các động từ mạnh: con thuyền từ tư thế bị động thành chủ động.
a. - Gieo vần: vần liền (sông-hồng, giang-làng)
- Ngắt nhịp: ¾
→ Nhận xét: Cách gieo vần và ngắt nhịp như vậy không chỉ tạo nhạc điệu cho lời thơ mà nó còn thể hiện rõ tình cảm của tác giả đối với quê hương một cách bình dị, chân thực.
b. Cảm xúc của tác giả được thể hiện qua bài thơ là tình yêu quê hương tha thiết thể hiện qua những hình ảnh miêu tả vẻ đẹp đặc trưng của quê hương. Đó là cánh buồm quê hương, biển quê hương mang theo sự gần gũi, thân thương và đầy trân trọng. Đó là thứ tình cảm thiêng liêng, cao cả, là tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc.
c.
– Biện pháp tu từ: so sánh (chiếc thuyền-con tuấn mã, cánh buồm-mảnh hồn làng)
Tác giả đã hình tượng hóa các sự vật vô tri nơi quê hương mình, biến nó trở nên có hồn, tràn đầy sức sống. Đó là những chiếc thuyền cưỡi gió trên biển, là những cánh buồm mang đậm dấu ấn của quê hương, con người nơi đây. Tất cả đều làm nổi bật lên tình yêu quê hương sâu sắc qua việc lưu giữ những kí ức về những sự vật bình dị đời thường của tác giả.
Tham khảo nha em:
Đoạn thơ là cảnh người dân làng chài ra khơi đánh cá, từ đó tác giả Tế Hanh gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình. Câu thơ bắt đầu với "Khi trời trong..hồng" là lúc bình minh đang lên là dân làng chài ra thuyền đánh cá. Câu thơ "Chiếc..mã/ Phăng mái chèo...giang" là một hình ảnh thơ lãng mạn. Hình ảnh thơ có biện pháp tu từ so sánh chiếc thuyền với con tuấn mã. Nhờ có hình ảnh này mà đoạn thơ gợi được vẻ đẹp khỏe khoắn, hăng hái rắn rỏi của con thuyền giống như tuấn mã cũng như vẻ đẹp hình thể của những người dân làng chài. Không những vậy, con thuyền còn được nhân hóa :"Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang" được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và thành công. Không những vậy, hình ảnh cánh buồm trắng chính là linh hồn của bài thơ. "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng" đã sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ. So sánh, ẩn dụ cánh buồm với mảnh hồn làng là để hình tượng hóa mảnh hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Cánh buồm ra khơi mang theo những ước mơ khát vọng của những người dân làng chài ra khơi. Mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của người dân làng chài. Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động và thiêng liêng. Cùng với đó, "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" là cánh buồm được nhân hóa qua từ “rướn" , "thâu góp" làm cho con thuyền trở nên sinh động chân thực như 1 con người. Tóm lại, tác giả đã gửi gắm những tình cảm, suy nghĩ của mình vào cánh buồm và con thuyền chất chứa tình yêu ông dành cho quê hương.