viết bài văn nghị luận vè ý kiến "người giàu có về trí tuệ có cần giàu có về nhân cách"
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được, trái tim giàu lên nhờ cái nó cho đi”.
Vậy "trí tuệ" là gì? Theo bạn, "trí tuệ" là gì? Là việc bạn hoạt động về trích dẫn? Là việc bạn sáng tạo, tư duy bản thân? Là tài năng để xây dựng đất nước? Là khả năng vượt qua khó khăn, thử thách để kiên trì trên con đường thành công? Tất cả điều ấy đều đúng. Và là những điều tạo nên trí tuệ cho bạn. Như vậy, "trí tuệ" là kết quả của hoạt động trí thức dựa trên lý trí, dùng đến lý luận, khái niệm, ngôn từ, và chủ yếu gồm những sự hiểu biết, những kiến thức đã được gom góp lại. Trong đạo Phật, "trí tuệ" cũng được gọi là trí huệ, bởi vì cùng một chữ Hán có thể đọc là tuệ hay huệ.Bộ lông làm đẹp con công, trí tuệ làm đẹp con người" (Ngạn ngữ Nga). Thật vậy, có trí tuệ, bạn sẽ có thể sẵn sàng đương đầu mọi khó khăn, để cống hiến cho đất nước. Tại sao trí tuệ lại quan trọng như vậy ư? Thật hay. Trí tuệ như một con đường mà bạn đi được một đoạn, bạn sẽ hiểu biết thêm được nhiều điều tốt đẹp. Bạn sẵn sàng lật dở nhưng trang khó khăn của cuộc đời, nghĩa là bạn đang tiếp thu cho mình những học vấn của sự thành công, vấp ngã để đứng lên trong cuộc sống. Trí tuệ nếu đi kèm cùng sức mạnh của sự kiên trì, nỗ lực thì bạn thật là một người thành công. Khi đó bạn sẽ có được cho mình được học vấn, có cho mình được sự kiên định trên cung đường thành công của mình. Bạn có được trí tuệ, kiên trì, bạn sẽ như con diều gặp gió, cất cánh bay cao, bay xa, đạt đến những điều mình ao ước. Trí tuệ và nỗ lực, nó còn giúp bạn xây dựng cho mình một con đường thành công. Con đường đó sẽ do bạn tự tìm kiếm, tự khám phá và bước đi cho đến đích cuối là thành công. Nếu trí tuệ đi kèm với tình yêu thương, thì bạn sẽ trở thành một người vĩ đại và hạnh phúc. Tình yêu thương gắn kết con người lại gần nhau hơn. Cho con người sự đồng cảm, sẻ chia, cảm thông với người khác. Sự thông minh, trí tuệ sẽ giúp bạn biến những yêu thương ấy thành thực tiễn, để những người đang gặp phải khó khăn, sẽ nhận được từ bạn sự giúp đỡ, trân trọng. Trí tuệ cho bạn nhiều hơn những gì bạn bỏ ra. Bạn bỏ ra quãng thời gian để học tập tại trường lớp, tại nhà thầy cô, để tự tìm kiếm tài liệu sách vở với mục đích tự học,… Bạn bỏ ra ý chí, nghị lực phấn đấu trên con đường học tập của bản thân. Và thứ bạn nhận lại thật xứng đáng và cao đẹp. Trí tuệ sẽ không đến dễ dàng, nó là chuỗi quá trình mà bạn phải hàng ngày rèn luyện học tập để có được. Và khi có được nó, bạn cần phải khiêm tốn, tiếp tục bổ sung kiến thức cho mình, để trí tuệ của bạn thật vững chắc. Đối với xã hội hay đối với chính bản thân bạn, thì trí tuệ đều là một điều kiện vô cùng thiết yếu, không thể thiếu được trong chặng đường thành công của bạn. Như vậy, trí tuệ sẽ giúp bạn có thể xây dựng được cho mình được ước mơ và sẵn sàng đạt được ao ước ấy.
[tham khảo]
Trí tuệ và tâm hồn là hai phương diện quan trọng thể hiện giá trị và vị thế của con người đối với đời sống xã hội. Bởi vậy, chúng ta cần không ngừng học hỏi để nâng cao trí tuệ và luôn quan tâm, sẻ chia với những người xung quanh để nuôi dưỡng đời sống tâm hồn. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho rằng: "Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi". Câu nói đã thể hiện một bài học có ý nghĩa sâu sắc về việc hoàn thiện hai phương diện trí tuệ và tâm hồn của con người.
Như chúng ta đã biết, trí tuệ là vốn kiến thức, hiểu biết của con người sau quá trình nhận thức, tư duy bằng việc quan sát, học hỏi, tiếp thu. Trí tuệ của con người càng cao khi người đó biết tiếp nhận, làm mới tri thức và không ngừng học hỏi. "Con tim" là hình ảnh ẩn dụ cho tình cảm, cảm xúc, đời sống tâm hồn và thuộc lĩnh vực tinh thần của con người. Nếu trí tuệ là biểu tượng cho sự lí trí, sáng suốt thì con tim là sự thể hiện của tình cảm, cảm xúc. Đây là hai phương diện quan trọng tác động và chi phối đến quan điểm cũng như thái độ sống của con người. Như vậy, câu nói trên đã thể hiện bài học sâu sắc và ý nghĩa về việc rèn luyện trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn.
"Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được" bởi để nắm bắt được tri thức, chúng ta cần trải qua một chặng đường mang tính tư duy. Điều mà trí tuệ "nhận được" chính là kho tàng tri thức của nhân loại sau quá trình chính là quá trình học tập, tiếp nhận kiến thức, kĩ năng, từ đó làm giàu vốn hiểu biết của bản thân và nâng tầm trí tuệ. Khi tích lũy được nhiều kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm thì trình độ, sự hiểu biết và trí tuệ của con người ngày càng được nâng cao. Chính vì vậy, Lê - nin đã từng nói: "Học, học nữa, học mãi" để khẳng định vai trò của việc học. "Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi" bởi đời sống tâm hồn cần được bồi đắp, nuôi dưỡng bằng sự quan tâm, chăm sóc, sẻ chia. "Cái cho đi" chính là tình cảm, cảm xúc, tình yêu thương, sự đồng cảm trong mối quan hệ giữa người với người. Khi biết quan tâm, chia sẻ tình thương với người khác, trái tim của con người sẽ càng ấm áp, hạnh phúc hơn và giàu có, phong phú hơn về mặt tình cảm, cảm xúc để nuôi dưỡng tâm hồn, bởi: "Tình thương chính là hạnh phúc của con người". Đặc biệt, sự giàu lên của trí tuệ và sự giàu lên của con tim luôn có mối quan hệ tác động qua lại. Khi có trí tuệ sáng suốt, chúng ta sẽ có cơ hội và khả năng thực hiện những điều có ích cho người khác. Ngược lại, khi có trái tim giàu lòng yêu thương và nhân ái, con người sẽ biết vận dụng trí tuệ để tạo nên những điều diệu kì.
Như vậy, con người cần không ngừng bồi đắp trí tuệ và nuôi dưỡng đời sống tâm hồn để cân bằng, hài hòa hai phương diện, giống như bức thông điệp mà câu nói sau truyền tải: "Nếu có hai cái bánh mì, tôi sẽ bán một cái để mua hoa hồng. Cả tâm hồn, cũng cần phải được ăn uống". Đồng thời, chúng ta cần lên án, phê phán những người có trí tuệ nhưng sống vô tâm, ích kỉ và tàn nhẫn với những người xung quanh.
Qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể khẳng định câu nói trên đã để lại một bài học có ý nghĩa giáo dục sâu sắc về việc rèn luyện, bồi đắp trí tuệ, tâm hồn. Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần tích cực, nỗ lực trong học tập, rèn luyện, không ngừng học hỏi để nâng cao hiểu biết, đồng thời luôn quan tâm, sẻ chia đối với những người xung quanh, bởi: "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình" (Trịnh Công Sơn).
Một số ý chính:
- Chỉ ra nguyên nhân nghiện game của các bạn:
+ Do lười học, chán học tìm đến thú vui trên mạng là game.
+ Do được giới thiệu, chơi game nhiều và từ đó nghiện.
+ Do không được cha mẹ quan tâm nên có chơi game nhiều cũng không ai nói gì, từ ấy cũng dẫn đến việc các bạn nghiện game.
- Hậu quả của việc nghiện game:
+ Người nghiện game sẽ có tật về mắt, gây ảnh hưởng đến sức khỏe do thức khuya chơi game.
+ Người nghiện game sẽ thường xuyên đau đầu, mệt mỏi thậm chí bỏ ăn bỏ uống bỏ ngủ. --> Đó là một cách sống tự bào mòn sức khỏe bản thân.
+ Ảnh hưởng đến tương lai sau này, nghiện game làm cho các bạn không học hành, từ đó không có kiến thức và sau này lớn lên không ai nuôi mình nữa, các bạn không biết làm gì hoặc chỉ làm những việc cơ bản lặt vặt.
+ Đánh mất tương lai vốn tốt đẹp của bản thân.
=> Từ đây, phản bác lại ý kiến chơi game không có hại.
- Mở rộng vấn đề:
+ Có một số bạn đưa ra dẫn chứng rằng những người chơi game vẫn có giải thưởng là tiền. Nhưng liệu số tiền đó có nuôi được bạn?, nuôi được cha mẹ khi ốm đau và tương lai hôn nhân con cái của bạn?.
- Dẫn chứng:
+ Nói về thực trạng hiện nghiện game hiện nay của các bạn ngay trong lớp mình: ở nhà chơi không đủ còn phải mang điện thoại đến lớp để ra chơi chơi, ở cấp hai là vậy còn khi lên cấp 3 thì các anh chị chơi trực tiếp trong giờ học.
- Luận:
+ Bản thân chính em không hiểu làm vậy để làm gì, nếu lên lớp học vẫn chơi vậy còn phải đi học để làm gì?.
+ Cá nhân em, học ra học và chơi ra chơi; chúng ta không nên chìm đắm trong thế giới ảo để rồi ở thế giới thực: ta đánh mất chính giá trị bản thân mình, đánh mất sức khỏe của mình.
- Giải pháp cho vấn đề nghiện game:
+ Tìm đến thú vui mới, sở thích mới lành mạnh như hoạt động ngoài trời với bạn bè, đọc sách, học hành online, tự học,....
+ Tự đưa ra thời gian chơi game và sử dụng điện thoại trong ngày của mình.
Vd: mỗi ngày chỉ chơi 1 tiếng hoặc không chơi.
- Tổng kết, khẳng định lại hậu quả của việc nghiện game.
+ Từ đó đưa ra lời khuyên, lời nhắn nhủ đến mọi người (không riêng gì các bạn học sinh) rằng không nên nghiện game vì nó có hậu quả mà chúng ta không thể lường trước được (đặc biệt là giới trẻ, học sinh hiện nay).
a, Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương (nội dung nghị luận về vấn đề văn chương)
b, Đặc sắc trong văn nghị luận của Hoài Thanh: vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh
- Ví dụ như trong đoạn văn mở đầu: “Người ta kể... nguồn gốc của thi ca.”
+ Đoạn này nghị luận về nguồn gốc của thi ca
+ Tác giả lấy dẫn chứng từ một câu chuyện có từ xa xưa về thi sĩ Ấn Độ
bạn tham khảo nhé:
Có người cho rằng, con người có thể làm chủ được thiên nhiên. Suy nghĩ trên là hoàn toàn sai lầm.
Đầu tiên, hiểu một cách đơn giản nhất, thiên nhiên là tất cả những vật chất bao quanh con người, không do con người tạo ra mà tự sinh ra dưới sự tác động qua lại lẫn nhau tạo nên các thực thể trong tự nhiên thường thấy như sông, núi…
Từ xưa đến nay, con người luôn mong muốn có thể chinh phục thiên nhiên. Nhưng theo tôi, con người cần chung sống hòa bình với thiên nhiên. Bởi thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của nhân loại.
Thiên nhiên cung cấp cho con những nhu cầu cần thiết trong cuộc sống. Đất đai để sinh sống, trồng trọt. Nguồn nước để tắm rửa, sinh hoạt. Rừng cung cấp nguyên liệu để xây dựng, các vị thuốc quý để chữa bệnh… Không chỉ vậy, thiên nhiên còn cung cấp cho con người những giá trị mỹ quan, làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Nhiều khu du lịch sinh thái đang ngày càng được nhân rộng để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn của con người. Ngoài ra thiên nhiên cũng là niềm cảm hứng bất tận trong thơ ca, nhạc họa.
Nhưng có thực trạng đáng buồn là ngày hôm nay, con người đang tàn phá thiên nhiên một cách nghiêm trọng. Từ không khí, nguồn nước đến đất đai đều đối mặt với nguy cơ bị ô nhiễm. Nhiều cánh rừng bị tàn phá, các loài động thực vật quý hiếm bị săn bắt trái phép. Việc tàn phá thiên nhiên sẽ gây ra những hậu quả ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của con người. Trái Đất ngày càng nóng lên, các hình thức thời tiết cực đoan xảy ra nhiều hơn hay các dịch bệnh mới xuất hiện. Từ sức khỏe của con người, đến sự phát triển kinh tế đều chịu ảnh hưởng của môi trường. Cuộc sống bình yên của nhân loại đang bị đe dọa từ chính những hành vi của chúng ta.
Chính vì vậy, việc bảo vệ môi trường thiên nhiên vô cùng quan trọng. Chỉ một hành động nhỏ như vứt rác đúng nơi quy định, tích cực trồng rừng, hạn chế sử dụng đồ nhựa, tắt điện khi không sử dụng… đều đem đến ảnh hưởng tích cực cho môi trường. Rõ ràng, việc bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết, cấp bách.
Thiên nhiên giống như một người mẹ bảo vệ con người. Bởi vậy, chúng ta và thiên nhiên cần chung sống hòa bình.
Em tham khảo nhé !
Từ xa xưa, con người đã biết phản ánh tâm tư, tình cảm của mình qua văn học truyền miệng hay trên những tấm tre, mảnh giấy. Văn học đã trở thành người bạn thân thiết, gắn bó với con người. Nó là sợi dây liên kết vô hình khiến con người xích” lại gần nhau hơn. Văn học giúp con người sống với nhau bằng tình cảm đẹp đẽ, biết sống bằng sự chia sẻ, cảm thông. Vì thế, ngay từ khi sinh ra, khi được truyền hơi thở ấm áp của bà, của mẹ qua những câu hát ru thì ta đã cảm nhận được rằng: Văn học luôn ca ngợi tình yêu thương giữa người và người”.
Văn học là một bộ môn Nghệ thuận quan trọng trong cuộc sống tinh thần mỗi con người. Là công cụ để bày tỏ cảm xúc hay tình cảm của mình bằng ngôn ngữ, giúp con người thể hiện rõ từng khung bậc cảm xúc của mình. Những tác phẩm văn học được làm nên từ chất liệu cuộc sống, thể hiện rõ tình cảm của cuộc sống hiện thực. Vì thế, văn học còn là chiếc chìa khóa vàng mở ra lâu đài nhân ái và tình thương, hướng chúng ta đến chân - thiện - mĩ”. Tình yêu thương con người làm nên sự hấp dẫn của văn chương, ngược lại, văn chương có nhiệm vụ bồi đắp tình yêu thương giữa người với người.
Nhà phê bình văn học Nguyễn Văn Siêu đã từng nói: Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại đáng thờ là loại chuyên chú đến con người. Còn loại không đáng thờ chỉ chuyên chú ở văn chương”. Thật vậy, văn học là nhân học” (Maksim Gorky), nó dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con người, làm thay đổi cả một thế giới giả dối và tàn ác, ca ngợi sự công bình, làm người gần người hơn” (Thạch Lam). Tóm lại, nó biểu hiện cho tất cả những gì gọi là tình cảm nhân loại, sự xót xa, đồng cảm hay lòng nhân ái, mang cái dư vị của cuộc sống thực tại.
Trong văn học chân chính - thứ được gọi là loại văn chương đáng thờ” kia được chia ra làm nhiều cung bậc cảm xúc. Nó bộc lộ sự thương cảm xót xa, sâu sắc đối với những mảnh đời, thân phận bất hạnh, vẻ đẹp nhân cách con người, ... Nhưng nổi bật trong đó vẫn là tình cảm gia đình, làng xóm ; tình yêu thiên nhận, quê hương, đất nước hay sự đồng cảm, xót xa trước mảnh đời đau xót.
Tiên phong đi đầu vẫn là tình cảm gia đình, làng xóm. Tình mẫu tử, phụ tử là cao quý hơn cả. Ta vẫn còn nhớ mãi hình ảnh người mẹ nhân hậu, âu yếm đưa con đến trường qua tác phẩm Tôi đi học” (Thanh Tịnh), đã cho ta thấy sự hồn nhiên, ngây thơ của người con và tình yêu thương con hết mực của người mẹ. Và rồi hình ảnh cậu bé Hồng trong hồi kí Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng” thì sao? Hoàn cảnh đáng thương của gia đình bé Hồng những xen lẫn vào đó là niềm khao khát cháy bỏng, dữ dội. Dường như, thứ tình cảm cao quý ấy cứ gắn chặt” với nhau, như thứ keo rắn chắc, không thế nào gỡ bỏ được. Cũng gần như vậy, tình phụ tử thiêng liêng của lão Hạc trong tác phẩm cùng tên cũng được thể hiện rõ. Nam Cao đã nhìn thấu rõ trái tim nồng ấm mà lão Hạc dành tặng cho con, hi sinh vì con để giữ đạo làm cha. Hay tình cảm vợ chồng chị Dậu thì sao? Chị luôn ân cần, chăm sóc chồng chu đáo, quên mình bảo vệ chồng trước bọn quan lại gian trá. Hình tượng người phụ nữ đẹp đẽ đã được thể hiện qua ngòi bút của Ngô Tất Tố. Tóm lại, văn học đã làm nên một thứ tình cảm thiêng liêng qua nét vẽ tài tình của các nhà văn. Nó đã làm sáng tỏ thế nào là thứ khí giới thang tao” của văn chương. Nhà thơ Chế Lan Viên đã có câu thơ về tình cảm gia đình rất hay đã phần nào khẳng định được điều đó:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”
Hay:
Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”
Không chỉ trong gia đình mà ngay cả giữ những con người không có máu mủ, những văn học vẫn đề cập đến, đó là tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người trong xã hội. Và trong văn học truyền miệng đã có câu:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tùy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Dân gian đã đề cao con người, mượn đề tài bầu - bí” để nhắc nhở chúng ta về mối quan hệ trong xã hội. Cũng như bà lão hàng xóm cạnh gia đình chị Dậu, đã ái ngại” mạng bát gạo sang giúp đỡ gia đình chị trong hoàn cảnh khó khăn. Hay nhân vật ông Giáo - hàng xóm lão Hạc - là tầng lớp tri thức nghèo nhưng lại mang một trái tim đồng cảm vô bờ bến. Chính ông Giáo đã xoa dịu nỗi đau của Lão Hạc, giúp đỡ về mặt tinh thần trong mọi hoàn cảnh. Và chính trong những tác phẩm văn học nước ngoài, cụ Bơ-men ( Chiếc là cuối cùng” - O’Hen ri) đã cứu Giôn-xi từ cõi chết trở về. Đâu chỉ có văn học Việt Nam mà toán thế giới hay nói cách khác, mọi nơi, mọi thời điểm, nơi nào có văn học là có tình thương, thắp sáng trong bóng tối, sưởi ấm trong lạnh giá. Và đó chính là phương châm tồn tại mãi mãi của văn học chân chính.
Văn học không chỉ ca ngợi tình thương sâu đậm trong lòng mỗi người, không chỉ khêu gợi tình cảm thực tại mà còn khích lệ tình cảm tiềm tàng ẩn chưa trong mỗi con người, phê phán những tấm lòng vô cảm rồi chính cái vô cảm đó sẽ phần nào biểu lộ ra thứ tình cảm chân chính:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy trí nhân để thay cường bạo”
( Nước Đại Việt Ta” - Nguyễn Trãi)
Bên cạnh những thứ tình cảm khích lệ về mặt tinh thần đó thì tình yêu quê hương, đất nước là thứ tình cảm chân chính thể hiện bằng hành động thực tế. Lòng yêu quê hương, đất nước đã thể hiện sâu sắc qua Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn). Ông đã thể hiện tình yêu mãnh liệt của mình đồng thời khích lệ tướng sĩ tấm lòng yêu nước mà bản thân họ đã có sẵn”. Cũng vậy, Nước Đại Việt ta” (Nguyễn Trãi) là bước nhảy vọt thời gian” khẳng định những yếu tố độc lập đề cao sức mạnh dân tộc, đề cao, ca ngợi đi đôi với lên án, phê phán. Đó là những bằng chứng phê phán hành động sai trái nhưng trong Cô bé bán diêm” (An-đéc-xen) lại phê phán chính trái tim được coi là nồng ấm: của con người. Nhà văn An-đéc-xen đã lên án gay gắt thái độ sống thờ ơ của những con người trong cùng một xã hội. Phải chăng, sau cái chết của em bé bán diêm, những người dân nơi đây lại có cách nhìn khác về bản thân. Tóm lại, văn chương ra đời không chỉ có vậy àm còn với mục đích khơi gợi những gì chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa ai có” (Nam Cao), thắp sáng lên tia sáng hi vọng, sưởi ấm trái tim băng giá của những con người chưa biết vẻ đẹp nhân cách tâm hồn tiềm tàng của mình.
Văn học trau dồi tình yêu con người, gợi cho con người cảm xúc. Cảm xúc con người như viên kim cương” thô thiển nhưng được mài giũa, viên kim cương thô thiển ấy sẽ trở thành dá quý đắt giá”. Cũng như trái tim con người vậy, hãy tự biết tan chảy” lớp băng lạng giá kia để trở thành những con người biết đồng cảm, chia sẻ. Như văn hào M.Gorki đã nói: Xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người”. Thật vậy, quả là loại văn chương đáng thờ”, đáng trưng bày” cho cả nhân loại chiêm ngưỡng.
Qua những tác phẩm văn học trên, ta mới cỏm nhận được rằng, văn học luôn luôn cả ngợi những tình yêu thương cao cả, làm người gần người hơn. Chúng hòa quện vào nhau tạo nện một bức tranh tươi sáng, giúp con người phát triển theo một định hướng chung để ngày một hoàn thiện như mục đích của văn học: luôn hướng con người tới chân - thiện - mĩ”. Và đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau”.
TK:
Từ xa xưa, con người đã biết phản ánh tâm tư, tình cảm của mình qua văn học truyền miệng hay trên những tấm tre, mảnh giấy. Văn học đã trở thành người bạn thân thiết, gắn bó với con người. Nó là sợi dây liên kết vô hình khiến con người xích” lại gần nhau hơn. Văn học giúp con người sống với nhau bằng tình cảm đẹp đẽ, biết sống bằng sự chia sẻ, cảm thông. Vì thế, ngay từ khi sinh ra, khi được truyền hơi thở ấm áp của bà, của mẹ qua những câu hát ru thì ta đã cảm nhận được rằng: Văn học luôn ca ngợi tình yêu thương giữa người và người”.
Văn học là một bộ môn Nghệ thuận quan trọng trong cuộc sống tinh thần mỗi con người. Là công cụ để bày tỏ cảm xúc hay tình cảm của mình bằng ngôn ngữ, giúp con người thể hiện rõ từng khung bậc cảm xúc của mình. Những tác phẩm văn học được làm nên từ chất liệu cuộc sống, thể hiện rõ tình cảm của cuộc sống hiện thực. Vì thế, văn học còn là chiếc chìa khóa vàng mở ra lâu đài nhân ái và tình thương, hướng chúng ta đến chân - thiện - mĩ”. Tình yêu thương con người làm nên sự hấp dẫn của văn chương, ngược lại, văn chương có nhiệm vụ bồi đắp tình yêu thương giữa người với người.
Nhà phê bình văn học Nguyễn Văn Siêu đã từng nói: Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại đáng thờ là loại chuyên chú đến con người. Còn loại không đáng thờ chỉ chuyên chú ở văn chương”. Thật vậy, văn học là nhân học” (Maksim Gorky), nó dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con người, làm thay đổi cả một thế giới giả dối và tàn ác, ca ngợi sự công bình, làm người gần người hơn” (Thạch Lam). Tóm lại, nó biểu hiện cho tất cả những gì gọi là tình cảm nhân loại, sự xót xa, đồng cảm hay lòng nhân ái, mang cái dư vị của cuộc sống thực tại.
Trong văn học chân chính - thứ được gọi là loại văn chương đáng thờ” kia được chia ra làm nhiều cung bậc cảm xúc. Nó bộc lộ sự thương cảm xót xa, sâu sắc đối với những mảnh đời, thân phận bất hạnh, vẻ đẹp nhân cách con người, ... Nhưng nổi bật trong đó vẫn là tình cảm gia đình, làng xóm ; tình yêu thiên nhận, quê hương, đất nước hay sự đồng cảm, xót xa trước mảnh đời đau xót.
Tiên phong đi đầu vẫn là tình cảm gia đình, làng xóm. Tình mẫu tử, phụ tử là cao quý hơn cả. Ta vẫn còn nhớ mãi hình ảnh người mẹ nhân hậu, âu yếm đưa con đến trường qua tác phẩm Tôi đi học” (Thanh Tịnh), đã cho ta thấy sự hồn nhiên, ngây thơ của người con và tình yêu thương con hết mực của người mẹ. Và rồi hình ảnh cậu bé Hồng trong hồi kí Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng” thì sao? Hoàn cảnh đáng thương của gia đình bé Hồng những xen lẫn vào đó là niềm khao khát cháy bỏng, dữ dội. Dường như, thứ tình cảm cao quý ấy cứ gắn chặt” với nhau, như thứ keo rắn chắc, không thế nào gỡ bỏ được. Cũng gần như vậy, tình phụ tử thiêng liêng của lão Hạc trong tác phẩm cùng tên cũng được thể hiện rõ. Nam Cao đã nhìn thấu rõ trái tim nồng ấm mà lão Hạc dành tặng cho con, hi sinh vì con để giữ đạo làm cha. Hay tình cảm vợ chồng chị Dậu thì sao? Chị luôn ân cần, chăm sóc chồng chu đáo, quên mình bảo vệ chồng trước bọn quan lại gian trá. Hình tượng người phụ nữ đẹp đẽ đã được thể hiện qua ngòi bút của Ngô Tất Tố. Tóm lại, văn học đã làm nên một thứ tình cảm thiêng liêng qua nét vẽ tài tình của các nhà văn. Nó đã làm sáng tỏ thế nào là thứ khí giới thang tao” của văn chương. Nhà thơ Chế Lan Viên đã có câu thơ về tình cảm gia đình rất hay đã phần nào khẳng định được điều đó:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”
Hay:
Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”
Không chỉ trong gia đình mà ngay cả giữ những con người không có máu mủ, những văn học vẫn đề cập đến, đó là tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người trong xã hội. Và trong văn học truyền miệng đã có câu:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tùy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Dân gian đã đề cao con người, mượn đề tài bầu - bí” để nhắc nhở chúng ta về mối quan hệ trong xã hội. Cũng như bà lão hàng xóm cạnh gia đình chị Dậu, đã ái ngại” mạng bát gạo sang giúp đỡ gia đình chị trong hoàn cảnh khó khăn. Hay nhân vật ông Giáo - hàng xóm lão Hạc - là tầng lớp tri thức nghèo nhưng lại mang một trái tim đồng cảm vô bờ bến. Chính ông Giáo đã xoa dịu nỗi đau của Lão Hạc, giúp đỡ về mặt tinh thần trong mọi hoàn cảnh. Và chính trong những tác phẩm văn học nước ngoài, cụ Bơ-men ( Chiếc là cuối cùng” - O’Hen ri) đã cứu Giôn-xi từ cõi chết trở về. Đâu chỉ có văn học Việt Nam mà toán thế giới hay nói cách khác, mọi nơi, mọi thời điểm, nơi nào có văn học là có tình thương, thắp sáng trong bóng tối, sưởi ấm trong lạnh giá. Và đó chính là phương châm tồn tại mãi mãi của văn học chân chính.
Văn học không chỉ ca ngợi tình thương sâu đậm trong lòng mỗi người, không chỉ khêu gợi tình cảm thực tại mà còn khích lệ tình cảm tiềm tàng ẩn chưa trong mỗi con người, phê phán những tấm lòng vô cảm rồi chính cái vô cảm đó sẽ phần nào biểu lộ ra thứ tình cảm chân chính:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy trí nhân để thay cường bạo”
( Nước Đại Việt Ta” - Nguyễn Trãi)
Bên cạnh những thứ tình cảm khích lệ về mặt tinh thần đó thì tình yêu quê hương, đất nước là thứ tình cảm chân chính thể hiện bằng hành động thực tế. Lòng yêu quê hương, đất nước đã thể hiện sâu sắc qua Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn). Ông đã thể hiện tình yêu mãnh liệt của mình đồng thời khích lệ tướng sĩ tấm lòng yêu nước mà bản thân họ đã có sẵn”. Cũng vậy, Nước Đại Việt ta” (Nguyễn Trãi) là bước nhảy vọt thời gian” khẳng định những yếu tố độc lập đề cao sức mạnh dân tộc, đề cao, ca ngợi đi đôi với lên án, phê phán. Đó là những bằng chứng phê phán hành động sai trái nhưng trong Cô bé bán diêm” (An-đéc-xen) lại phê phán chính trái tim được coi là nồng ấm: của con người. Nhà văn An-đéc-xen đã lên án gay gắt thái độ sống thờ ơ của những con người trong cùng một xã hội. Phải chăng, sau cái chết của em bé bán diêm, những người dân nơi đây lại có cách nhìn khác về bản thân. Tóm lại, văn chương ra đời không chỉ có vậy àm còn với mục đích khơi gợi những gì chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa ai có” (Nam Cao), thắp sáng lên tia sáng hi vọng, sưởi ấm trái tim băng giá của những con người chưa biết vẻ đẹp nhân cách tâm hồn tiềm tàng của mình.
Văn học trau dồi tình yêu con người, gợi cho con người cảm xúc. Cảm xúc con người như viên kim cương” thô thiển nhưng được mài giũa, viên kim cương thô thiển ấy sẽ trở thành dá quý đắt giá”. Cũng như trái tim con người vậy, hãy tự biết tan chảy” lớp băng lạng giá kia để trở thành những con người biết đồng cảm, chia sẻ. Như văn hào M.Gorki đã nói: Xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người”. Thật vậy, quả là loại văn chương đáng thờ”, đáng trưng bày” cho cả nhân loại chiêm ngưỡng.
Qua những tác phẩm văn học trên, ta mới cỏm nhận được rằng, văn học luôn luôn cả ngợi những tình yêu thương cao cả, làm người gần người hơn. Chúng hòa quện vào nhau tạo nện một bức tranh tươi sáng, giúp con người phát triển theo một định hướng chung để ngày một hoàn thiện như mục đích của văn học: luôn hướng con người tới chân - thiện - mĩ”. Và đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau”.
ơ nghiện
Ngủ