Đặt mình vào trong nhân vật người con trong bài thơ '' Nói với con '' . Viết bài văn nói về cảm xúc của mình khi nghe lời cha nói .
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tình phụ tử thiêng liêng, ấm cúng.
- Yêu mến truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Hiều thêm sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, thêm yêu quý gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
- Chúng ta từng viện cớ thiếu thốn, khó khăn mà đánh mất đạo đức, văn hóa, dường như ngày nay các con em dân tộc không mấy mặn mà với truyền thống, họ đang dần tự nguyện nhập ngoại một cách dễ dãi. Nghe lời cha nói, tôi ủng hộ hòa nhập nhưng không hòa tan. Văn hóa là tài sản vô cùng to lớn.
Ý nghĩa - Giá trị
Qua bài thơ, học sinh cảm nhận được tình cảm gia đình ấm cúng, truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mà tác giả Y Phương đã thể hiện, cụ thể là sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, từ đó tác giả gợi nhắc những tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống của con người.
Học sinh đồng thời cảm nhận được ý nghĩa của những đặc sắc nghệ thuật trong ngòi bút tác giả: những từ ngữ mang tính chất địa phương miền núi, chân chất, giản dị, những hình ảnh giàu sức gợi, giọng điệu thủ thỉ, tâm tình ngọt ngào.
Trong bài thơ Anh Đom Đóm, còn các con vật được gọi và tả như người đó là Cò Bợ, Vạc. Các con vật này được gọi bằng chị, thím. Việc làm của :
* Cò Bợ đều được tả như người qua hình ảnh ru con: Ru hỡi! Ru hời! Hỡi bé tôi ơi! Ngủ ngon ngon giấc.
* Vạc được tả như người qua hình ảnh lặng lẽ mò tôm.
tham khảo
Khi lắng nghe những lời tâm sự của cha gửi đến mình, trong lòng tôi dâng trào bao cảm xúc nghẹn ngào. Cảm nhận được tình yêu đầy trìu mến và tha thiết của cha khiến tôi thật hạnh phúc. Những kỉ niệm ngày thơ ấu chợt ào ạt quay về trong tâm trí. Nhớ làm sao những ngày còn thơ được cha mẹ nâng niu, che chở, được thỏa thích vẫy vùng nơi quê hương thanh bình, yêu dấu cùng với những “người đồng mình” mộc mạc, thân thương. Những nhắn nhủ của cha giúp tôi hiểu được rằng dân tộc tôi có thật nhiều truyền thống tốt đẹp, quý báu và đáng tự hào. Là một người con của quê hương, tôi hiểu mình cần phải biết trân trọng và kế tục những truyền thống ấy một cách xứng đáng. Nghe theo lời nhắn nhủ của cha, nhất định tôi sẽ lấy đó làm hành trang bước vào đời. Trên con đường tương lai còn nhiều chông gai phía trước, tôi nhất định sẽ thật vững vàng và tự tin vì sau lưng tôi còn có gia đình và quê hương yêu dấu.
tham khảo
Cha kính yêu!
Cảm ơn cha vì tất cả. Nhận được thư cha gửi con càng hiểu ra rằng cha thương yêu con nhường nào. Tình yêu thương mà cha dành cho con tựa như lá của cây trong rừng, trong lành như con suối trong thung. Con lớn lên, khôn lớn trưởng thành như thế này là nhờ bàn nay nuôi nấng chăm sóc, quan tâm của cha mà thành. Cha dạy dỗ con những điều mà con người ta nên làm. Con sẽ sông như lời cha dặn, sẽ cố gắng cống hiến sức mình cho quê hương, cho đất nước mình ngày càng tươi đẹp. Cha luôn bên cạnh con trên suốt chặng đường mà con bước. Ngày thơ bé cha và mẹ bên con nhìn con những bước đi chập chững vào đời, rồi dần con trưởng thành cha bên cạnh dạy dỗ chỉ bảo con thành người. Dưới sự chỉ bảo của cha, con hiểu được rằng:” rừng cho hoa”,” con người cho những tấm lòng”. Con hiểu rằng bản thân mình phải sống như thế nào để cống hiến hết mình vì Tổ quốc, quê hương. Cho dù đường đời có chông gai thế nào, con phải " lên thác xuống gềnh" ra sao thì con vẫn sẽ luôn cố gắng làm mọi điều có thể, con sẽ không giục ngã trước thất bại. Cha, con nhất định sẽ làm được, con sẽ cố gắng hết để xây dựng quê hương, đất nước, báo ơn Tổ quốc.
- Con người trong bài thơ hiện qua những hình ảnh: cô thôn nữ, tiếng ca vắt vẻo, ai ngồi dưới trúc, khách xa, chị ấy
- Hình ảnh gắn với nhân vật trữ tình là “khách xa”
- Đối tượng quan sát trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình là làng quê và “chị ấy”. Đó có thể là một người ở làng quê xưa, cũng có thể là một cô bạn gái trước của “khách”.