miệt mài cùng nghĩa với từ j
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo thử đúng không mn:
- Đồng nghĩa với “đẹp”: xinh xắn, đẹp đẽ
- Đồng nghĩa với “ham mê” : nhiệt huyết
- Đồng nghĩa với “thông minh”: sáng dạ, sáng suốt, nhanh trí
Học ăn học nói học gói học mở : là câu tục ngữ nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người ta phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh.
- Học ăn: học những phép lịch sự trong ăn uống.
- Học nói: học nói những điều hay, lẽ phải.
- Học gói: học cách tiết kiệm, giữ gìn, không lãng phí.
- Học mở: học tính rộng lượng, bao dung, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
- Học gói, học mở: cũng có ý nghĩa là học để biết cách làm cái gì trước, cái gì sau, cách sắp xếp công việc, có gói rồi mới đến mở, trong cuộc sống phải biết trước biết sau, chỉ chung sự khéo léo trong công việc, cách đối nhân xử thế cuộc sống hàng ngày.
Dao có mài mới sắc người có học mới nên : Dao đúc bằng thép tốt đến đâu mà không mài thì cũng không sắc bén. Người dù có tư chất thông minh đến đâu, mà không học thì tư chất thông minh cũng không phát triển được, người đó không thể nên người . Câu này lấy con dao ra làm thí dụ, để khuyên người ta phải học vì: có học thì mới nên người .
Luyện mãi thành tài miệt mài tất giỏi : thật sự có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nó luôn nhắc nhở chúng ta phải rèn luyện ý chí, nghị lực để vươn lên trong mọi lĩnh vực của đời sống con người.
Khi mới lớn lên tôi cũng vô tư không để ý gì tới những giá trị tưởng chừng nhỏ bé trong cuộc sống như câu nói trên. Hồi đó tôi luôn quan niệm “Mình thích làm gì thì làm, ai nói gì mặc kệ”. Không có gì xảy ra nếu những chuyện tôi làm đúng và được mọi người ủng hộ. Nhưng một ngày kia tôi phát hiện ra rằng, cái vô tư hồn nhiên của mình đã làm cho nhiều người khó chịu và có lời ra tiếng vào. Tôi suy nghĩ rất thoáng và hiện đại, không muốn gò bó mình trong một khuôn khổ ràng buộc nào cả, chính vì vậy tôi thường không để ý tới phản ứng của mọi người xung quanh. Và điều đó đã gây bất lợi cho tôi. Mọi người sẽ thích sự hồn nhiên, vô tư của tôi nếu họ có suy nghĩ thoáng nhưng họ sẽ không hài lòng nếu họ giữ cho mình những tính truyền thống.
Vì vậy, học ăn học nói rất cần thiết. Ông bà ta có câu:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Đúng vậy, tùy hoàn cảnh, tùy đối tượng mà chúng ta nói chuyện, cư xử khác nhau. Với bạn bè, ta có thể hồn nhiên cười đùa vô tư, nói có hơi quá đáng một tí cũng chẳng ai trách vì họ hiểu mình đang đùa. Nhưng khi đi làm nếu nói kiểu đó bạn sẽ mất điểm trong mắt của sếp và nguy cơ mất việc là rất cao. Rồi với người lớn hơn, các tầng lớp khác nhau cũng phải có cách hành xử riêng. Đừng để một người nghèo buồn vì cách hành xử khinh người của bạn, hay cũng đừng để người có chức có quyền xem bạn là một kẻ nịnh hót. Nói thì dễ làm mới khó. Nhưng nếu để ý một chút, để ý từ việc nhỏ như cách giao tiếp của những người chúng ta quen biết với nhau chúng ta sẽ học được nhiều điều rất hay.
Kỹ năng sống không đâu xa mà nằm ngay trong những việc hàng ngày. Nói năng cho lịch sự, đàng hoàng, đem lại sự tin tưởng cho người khác cũng là một bài học cho chúng ta. Khi đi học, bạn có thể hồn nhiên vui đùa với bạn bè nhưng bạn không được áp dụng hoàn toàn cái đó vào môi trường làm việc của mình. Môi trường làm việc nhiều tiếng cười sẽ vui vẻ, thoải mái nhưng nó sẽ khác với môi trường học tập.
Đi chơi bạn có thể hồn nhiên, cười đùa hết cỡ nhưng đi làm bạn phải kiềm chế lại bớt cái tính trẻ con của mình. Sắp tốt nghiệp ra trường tôi có rất nhiều điều cần phải trang bị cho mình về cách giao tiếp xã hội. Một anh bạn tôi đã khuyên như thế này: “Em bớt giỡn lại một tí, làm tốt công việc được giao để người khác thấy em đã trưởng thành, đã lớn có thể tin tưởng giao việc cho em”. Cái ấy tưởng chừng nhỏ nhặt lắm nhưng thực sự nếu không chú ý chúng ta có thể bị mất điểm trong mắt mọi người.
Hay một người bạn khác khuyên tôi một cách chân thành: “Lần này về phải làm một cô gái xinh đẹp, không được làm cô gái xấu xí nữa nghe chưa”. Anh vừa đùa vừa thật nhưng tôi hiểu anh muốn nói gì. Anh đang khuyên tôi nên chú ý tới bề ngoài một tí, điều đó sẽ tốt hơn cho tôi trong công việc. Hay việc bạn mặc một chiếc áo sơ mi hơi ngắn, khi cúi người xuống để lộ một phần lưng hay với tay lên hở một phần bụng điều đó là bình thường nếu đi học nhưng nếu đi làm bạn sẽ bị nhiều người chú ý. Hơn nữa việc giao tiếp khi đến các cơ quan chức năng ăn mặc như vậy có phần không được lịch sự cho lắm.
Sống thành thật, không dối trá nhưng khéo léo trong cách giao tiếp. Hay ít ra cũng biết phải làm gì khi có tình huống xảy ra. Một bạn nam thấy một bạn nữ bị đánh mà thờ ơ không lên tiếng cứ lẳng lặng đi một cách vô cảm thì không thể chấp nhận được. Như vừa rồi một chàng trai đã lạnh lùng bỏ đi khi người yêu mình nhảy xuống sông Sài Gòn tự vẫn trong dòng nước xiết. Cô ấy không biết bơi, vẫy vùng trong dòng nước thế mà anh ta mang tiếng là người yêu lại cứ thế bỏ đi. Mà chẳng cần gì tới người yêu, nếu là một trang nam tử thì dù không quen biết khi thấy người khác như vậy cũng phải nhảy xuống cứu nếu biết bơi hoặc đi tìm người giúp. Thế mà anh ta lạnh lùng bỏ đi. Liệu có phải giới trẻ hiện nay quá thờ ơ vô cảm với những chuyện trước mắt mình? Hay việc tự tay giết người yêu cũ của mình rồi vứt xuống sông, thật dã man. Mà sao dạo này nhiều vụ bạo hành xảy ra đến vậy. Không lẽ hiện nay ngưới trẻ thích bạo lực, đâm chém? Giá trị đạo đức nhân văn hay lòng trắc ẩn của con người đâu mất rồi?
Có lẽ giáo dục nên đưa môn đạo đức là một môn học chính dạy cho học sinh những giá trị sống ngay từ khi còn trên ghế nhà trường để các em vững vàng hơn trong cuộc sống và biết hành xử cho tốt.
“Học ăn, học nói, học gói, học mở” câu này của ông bà ta đã có cách đây rất lâu rồi nhưng đến ngày nay nó vẫn còn nguyên giá trị. Ở đâu, thời điểm nào nó cũng có ý nghĩa và giúp con người ta ứng xử tốt hơn trong xã hội.
- học ăn học nói học gói học mở là câu tục ngữ nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người ta phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh
- Dao có mài có sắc, người có học mới khôn: Dao đúc bằng thép tốt đến đâu mà không mài thì cũng không sắc bén. Người dù có tư chất thông minh đến đâu, mà không học thì tư chất thông minh cũng không phát triển được, người đó không thể trở nên khôn. Câu này lấy con dao ra làm thí dụ, để khuyên người ta phải học vì: có học thì mới khôn.
-Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi. thật sự có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nó luôn nhắc nhở chúng ta phải rèn luyện ý chí, nghị lực để vươn lên trong mọi lĩnh vực của đời sống con người. nếu chúng ta có một phương pháp học đúng cách như: trước khi học phải xem bài trước; khi nghe một bài giảng phải chú ý đến vấn đề trọng tâm; trong cuộc sống thường nhật phải để ý đến tường lời ăn tiếng nói hay cử chỉ, hành động
Tính từ nêu phẩm chất của nhà khoa học: kiên trì, nghiêm túc, chuyên nghiệp, thông minh, kiên nhẫn,…
a.
- tò mò
- miệt mài?
b. có thể vì phụng dưỡng cũng có nghĩa là nuôi
Cô ...... là giáo viên Văn của trường ........... Nhiều năm nay, cô đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố. Lớp 5C chúng em vinh dự được cô làm chủ nhiệm.
Cô ...............khoảng ba mươi tuổi. Dáng người thon thả trông rất ưa nhìn. Mái tóc đen óng ả buông ngang lưng rất hợp với gương mặt thanh tú và đôi mắt lúc nào cũng ánh lên nét vui tươi.
Đúng như cái tên, cô giản dị và rất dễ gần. Học sinh chúng em quý mến cô, coi cô như người bạn lớn, như người mẹ hiền. Có băn khoăn thắc mắc gì, cứ hỏi cô là sẽ được giải đáp đến nơi đến chốn.
Em không thể nào quên giờ Văn cuối buổi học thứ sáu tuần qua, bởi truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên qua lời giảng của cô Hiền đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.
Trước khi giảng, cô hỏi chúng em nghĩa của hai tiếng đồng bào là gì? Cả lớp ngơ ngác nhìn nhau. Hai tiếng này em thường nghe thấy trên đài, trên tivi, nhất là trong chương trình kêu gọi mọi người hưởng ứng phong trào xóa đói, giảm nghèo hay cứu trợ cho nhân dân ở các vùng bị thiên tai lũ lụt hằng năm nhưng em chưa hiểu tường tận về ý nghĩa của nó.
Đợi cho tiếng xôn xao lắng xuống, cô Hiền từ tốn nói:
– Hôm nay, cô sẽ giới thiệu cho các em thiên truyện nổi tiếng trong kho tàng truyện cổ nước ta. Đó là truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên nói về nguồn gốc của dân tộc Việt. Cô hy vọng rằng sau giờ học này, các em sẽ hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của hai tiếng đồng bào.
Cô đọc mẫu một lần, cả lớp im lặng lắng nghe. Giọng cô trong và ấm lắm! Chúng em như lạc vào một thế giới huyền ảo đầy hoa thơm cỏ lạ và ríu rít tiếng chim. Nơi ấy Lạc Long Quân đã gặp gỡ với Âu Cơ. Một người là con của Thần Long Nữ dưới biển Đông, một người là Tiên ở non cao, dòng dõi Thần Nông. Trai tài gái sắc kết duyên vợ chồng. Kết quả cuộc hôn nhân kì lạ của hai người là Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra thành trăm người con trai khôi ngô tuấn tú; chẳng cần bú mớm vẫn lớn nhanh như thổi. Sau đó, đàn con được chia hai. Năm mươi người theo cha xuống biển sinh sống, năm mươi người theo mẹ lên rừng lập nghiệp. Họ chia nhau cai quản các phương. Con trưởng được lập làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương. Đất Lạc Việt với kinh đô ở Phong Châu khẳng định chủ quyền độc lập của người Việt và dân tộc Việt tự hào là dòng giống Rồng Tiên.
Rồi cô giải thích: đồng là cùng, bào là bọc; đồng bào là cùng chung một bọc sinh ra. Tên gọi này bắt nguồn từ Sự tích trăm trứng hay còn gọi là Con Rồng cháu Tiên hoặc Truyền thuyết Âu Cơ, Lạc Long Quân.
Chưa bao giờ em thấy cô giảng hay đến thế và cũng chưa bao giờ em thấy mình nghe chăm chú, say mê đến thế. Tiếng trống tùng tùng báo giờ học đã hết mà cả lớp vẫn chìm trong không khí mơ mơ thực thực của câu chuyện cổ.
Giờ Văn của cô ........... có sức hấp dẫn lạ lùng. Cô đã tạo nhiều cơ hội cho học sinh tự khám phá và tìm hiểu bài học. Điều ấy làm cho chúng em thích thú. Cô là người dẫn dắt chúng em trên con đường tìm đến với thế giới muôn màu muôn vẻ của văn chương. Chính vì vậy mà cứ đến giờ Văn là chúng em lại háo hức đón chờ cô.
Đồng nghĩa với từ miệt mài là chăm chỉ, cần cù, siêng năng ,....
Chắc là vậy bạn ạ😃
đồng nghĩa với cần mẫn, siêng năng, kiên trì, mải mê,..