K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2021

Văn hoá:

- Chữ viết: Có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ phạn của Ấn Độ.

- Theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

- Nghệ thuật kiến trúc: tháp Chăm, đền, tượng và các bức chạm nổi.

- Có tục hoả táng người chết, ăn trầu, nhuộm răng.

- Có mối quan hệ chặt chẽ với người Việt.

 kinh tế:

- Nông nghiệp : Biêt sử dụng công cụ bằng sắt, dùng trâu, bò để kéo cày.  Trồng lúa mỗi năm hai vụ, làm ruộng bậc thang. Sáng tạo ra xe guồng nước, trồng nhiều loại cây.

- Thủ công nghiệp : khai thác lâm thổ sản, đánh cá, dệt vải, nghề gốm khá phát triển.

- Thương nghiệp : Có trao đổi buôn bán với các quận, huyện của Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ,...

 Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc là thành tựu quan trọng nhất của người Chăm-pa.

Chúc bạn học tốt !

6 tháng 5 2021

 * Thành tựu nổi bật của Cham- pa : Là tháp Chăm, đây là công trình kiến trúc đặc sắc nhất của họ, thể hiện tài sáng tạo có giá trị nghệ thuật cao, tôn giáo tín ngưỡng, ngày nay công trình kiến trúc Chăm được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

12 tháng 3 2017

Những thành tựu về văn hoá và kinh tế của Cham-pa :
- Văn hoá : chữ viết, phong tục, tập quán, đặc biệt là những thành tựu về kiến trúc (tháp Chăm, thánh địa Mĩ Sơn).
- Kinh tế : đạt trình độ ngang với các nước xung quanh : công cụ bằng sắt, trồng lúa một năm hai vụ, sử dụng sức kéo trâu bò, khai thác lâm thổ sản, đánh cá, buôn bán...

19 tháng 3 2017

là ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................thằng dưới tiếp sức hộ cái :v

Khi nghiên cứu sự vi phạm về chất lượng của nền kinh tế và nền sản xuất ở các nước đang phát triển, tôi nhận ra rằng nguyên nhân chính là ở các nước này, nhân quyền chưa được tôn trọng. Có rất nhiều sự việc cho thấy điều ấy. Tại sao có hiện tượng bỏ melamine vào sữa, tại sao có hiện tượng nhiễm độc thực phẩm? Bởi vì con người không được giáo dục về nhân quyền, bởi vì con người chưa được tôn trọng. Hiện nay, chúng ta vi phạm những lợi ích của nông thôn, nông dân để đổi lấy một sự nghiệp công nghiệp hoá không có thành tựu. Về cơ bản, người tạo ra toàn bộ vinh quang cho hoạt động xuất khẩu của người Việt vẫn là người nông dân và người công nhân bán chuyên nghiệp có nguồn gốc nông dân, đó là những lực lượng cửu vạn trùng trùng điệp điệp. Và chính cuộc di dân vĩ đại đến các xí nghiệp ấy đã tạo ra các sản phẩm xuất khẩu mà chúng ta kể thành tích là xuất siêu. Bây giờ thử tìm xem liệu có người đô thị nào chấp nhận đi làm thợ may xuất khẩu đế lấy 700 – 800 nghìn/tháng không? Không có. Giai cấp công nhân quốc doanh mà chúng ta vẫn tự hào không tạo ra bất kỳ sản phẩm gì để xuất khẩu, còn giai cấp công nhân tạo ra thành tựu đổi mới, tạo ra thành tích xuất khẩu là giai cấp công nhân cửu vạn, đó là giai cấp hình thành bằng sự tàn phá cơ cấu xã hội nông thôn. Chúng ta thử nghĩ xem, trong điều kiện khủng hoảng, người nông dân không kiếm được công việc ở các đô thị công nghiệp nữa thì họ biết về đâu? Họ không thể quay trở về các sân golf được. Phải nói thật rằng đấy là một tình cảnh đáng khóc. Nhìn sang nước Nhật, chúng ta có thể thấy thái độ đối với con người của họ rất khác. Người Nhật không có những dòng di cư ngược như vậy, người Nhật chín chắn đến mức họ tạo ra giai cấp công nhân gắn bó với xí nghiệp đến mức thoái hoá. Con người lưu luyến công ty đến mức mấy thế hệ như vậy thì tức là chất lượng nhân văn trong chính sách xây dựng các công ty phải rất lớn. Tuy sự gắn bó mấy thế hệ ấy là tiền đề của sự thoái hoá năng lực sáng tạo và họ buộc phải cải cách lại một chút, nhưng về mặt công nghệ con người là họ đúng.
Khi không tôn trọng nhân quyền và không giáo dục con người về nhân quyền thì người ta không thể sản xuất ra hàng hoá có chất lượng để phục vụ con người. Đã đến lúc chúng ta phải nhận thấy sự thiếu nhân quyền ảnh hưởng đến chất lượng của nền kinh tế và nền sản xuất như thế nào. Vì thế, học người Nhật, chúng ta còn phải học thái độ tôn trọng con người, tôn trọng nhân dân của họ. Điều này thể hiện rõ trong chính sách ưu tiên chất lượng hàng nội địa của Nhật Bản. Hàng nội địa Nhật Bản bao giờ cũng tốt hơn hàng xuất khẩu. Người Nhật ở nước ngoài thường về nước để mua đồ dùng. Thái độ, chính sách tôn trọng quyền ưu tiên của người sản xuất như vậy chúng ta không có. Người làm ra sản phẩm phải được ăn cái ngon nhất, dùng cái tốt nhất. Vì con người không quen sử dụng cái tốt nhất thì không thể sản xuất ra cái tốt nhất được. Trong lúc ô tô lắp ráp trong nước không bán được, chúng ta vẫn nhập khẩu những xe tốt cùng hãng ở nước ngoài về. Bởi vì Toyota xuất Mỹ khác Toyota xuất Châu Âu, Toyota xuất Châu Âu thì khác Toyota xuất Bắc Á, cuối cùng mới là Toyota xuất khẩu khu vực Đông Nam Á.

Chỉ nguyên một chính sách sai là tạo ra một dòng nhập khẩu, tức là tạo ra lỗ hổng để nhập siêu. Cho nên khắc phục nhập siêu không phải là kìm hãm hàng nhập khẩu, mà là ưu tiên những hàng hoá chất lượng được bán với giá hợp lý trong thị trường nội địa. Chú trọng xây dựng thị trường nội địa, chú trọng xây dựng nền kinh tế bản thể để tạo ra sự ổn định của đời sống xã hội chính một trong những cách thức quan trọng nhất tạo ra tiền đề căn bản để con người được tôn trọng.

Kết luận

Giai đoạn từ năm 2009 trở đi được coi là một giai đoạn nhiều thử thách đối với Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trước những khó khăn thách thức của khủng hoảng, của hội nhập quốc tế mà chúng ta không có một bộ máy đủ chuyên nghiệp, không có một tổ hợp kiến thức đủ chuyên nghiệp, không có một sự chuyển động linh hoạt đủ chuyên nghiệp thì chúng ta không thể ứng phó được, không thể thành công được. Cần phải nhận thức được đòi hỏi ấy. Để làm được điều đó, chúng ta không có cách nào khác ngoài một sự cải cách, đổi thay quyết liệt.
Chúng ta cần học hỏi những bí quyết, những bài học mà các quốc gia phát triển đi trước đã làm. Nhật Bản là một tấm gương, chúng ta học Nhật Bản để phát triển, và hơn thế, xây dựng mối quan hệ tốt với Nhật Bản chính là một trong những yếu tố giúp chúng ta cân bằng với các quan hệ quốc tế quan trọng và khó khăn khác trong khu vực.

23 tháng 10 2017

Chịu bó tay.kom

 Nói về văn hóa thới cổ đại thì rất rộng lớn vì có rất nhiều nền văn minh cũng như những thành tựu đặc sắc cho mỗi thời kỳ và mỗi nên văn minh đó: 
-------------->>>>>>>>>>Phương Đông: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc.
Phương Tây: Hi Lạp, Rô-ma. 
<<<<<<<<<<<<<<<<----------------------... 
+Nền văn hoá cổ đại Phương Đông hình thành ở lưu vực những con sông lớn: Ai Cập (Sông Nin) Trung Quốc( Hoàng Hà, Trường Giang)… 
Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN. Đó là những quốc gia xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người : Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, họ đã sáng tạo ra âm lịch, sáng tạo ra chữ tượng hình, người Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, giỏi hình học. người Lưỡng Hà giỏi số học; người Ấn Độ tìm ra chữ số 0. 
Họ đã xây dựng những công trình kiến trúc: Kim tự tháp( Ai Cập),Thành Ba bi lon( Lưỡng Hà). Đó là những kì quan của thế giới và những thành tựu văn hoá còn sử dụng đến ngày nay: chữ số và công trình kiến trúc. 

Nền văn hoá cổ đại Phương Tây tập trung ở Hy Lạp và Rô-Ma tức La Mã vảo khoảng thiên niên kỉ I TCN, trên bán đảo Ban Căng và I-ta-li-a ngày nay. Họ đã sáng tạo ra Dương lịch dựa trên chu kì quay của Trái Đất quanh Mặt Trời, hệ chữ cái: a, b, c,… như ngày nay, có nhiều đóng góp về số học, hình học, thiên văn, vật lí, triết học, văn học, kiến trúc, điêu khắc, tạo hình với những công trình nổi tiếng như đền Pác tê nông ở A ten( Hi Lạp), đấu trường Cô li dê(ở Rô ma) v...v... 
+Về chữ viết, chữ số: 
CHỮ TƯỢNG HÌNH AI CẬP 
BẢNG CHỮ CÁI LATINH 
Chữ số Ai Cập 
=16 
=143 
1 2 3 
10 
100 
1000 
+Về chữ viết, chữ số: Chữ tượng hình, chữ theo mẫu a,b,c, chữ số. 
Về các khoa học: toán học, vật lí, lịch sử. 
Về các công trình nghệ thuật: 
KIM TỰ THÁP 
VƯỜN TREO BA-BI-LON 
Đền Pac-tê-nông 
Đấu trường Cô-li-dê 
+các nhà khoa học 
Ac-si-met 
Pi-ta-go 
Hê-rô-đốt 
Hô-me

30 tháng 9 2019

a. Sự ra đời của lịch và thiên văn học

– Thiên văn học và lịch là 2 ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Một năm có 365 ngày và chia thành 12 tháng

– Việc tính lịch chỉ đúng tương đối, nhưng nông lịch thì có ngay tác dụng đối với việc gieo trồng.

b. Chữ viết

– Nguyên nhân ra đời của chữ viết: Do sự phát triển của đời sống người ta cần ghi chép, lưu giữ kinh nghiệm mà chữ viết sớm hình thành

– Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là chữ tượng ý

c. Toán học

– Nguyên nhân ra đời: Do nhu cầu tính lại ruộng đất, nhu cầu xây dựng tính toán,… mà toán học ra đời.

– Thành tựu: Tính diện tích các hình, số Pi = 3,16, phát minh ra số 0 của cư dân Ấn Độ

d. Kiến trúc

 Kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà, Vạn lý trường thành,…là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người

* Thành tựu văn hóa cổ đại phương Tây Hy Lạp và Rô-ma

a. Lịch và chữ viết

– Lịch:

+ Tính được lịch một năm có 365 ngày và 1/4. Trái đất hình cầu, 1 năm lần lượt có 31, 30 ngày, tháng 2 có 28 ngày. Như vậy, mặc dù chưa chính xác nhưng những hiểu biết của cư dân Rô-ma cổ đại đã rất gần với hiểu biết ngày nay

– Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C,… lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay. Đây là cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại.

b. Sự ra đời của khoa học

– Chủ yếu các lĩnh vực: toán, lý, sử, địa.

– Khoa học đến thời Hy Lạp, Rô-ma mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học, đạt tới trình độ khái quát thành định lý, định đề, tiên đề.

c. Văn học

– Chủ yếu là kịch. Một số nhà viết kịch tiêu biểu như Sô phốc, Ê-sin,…

– Giá trị của các vở kịch: Ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo sâu sắc.

d. Nghệ thuật

– Nghệ thuật điêu khắc: xây đền đài đạt đến đỉnh cao. Tiêu biểu đền Pác-tê-nông

– Nghệ thuật tạc tượng: tượng lực sĩ ném đĩa, tranh tượng nữ thần A- tê- na,…

27 tháng 11 2016

ban hay do sach ls 6ra xem

 

27 tháng 11 2016

- Dương Lịch

- Hệ chữ cái a,b,c

- Khoa học:

+ Toán học: Ta-lét; Pi-ta-go;...

+ Vật lý: Ác - si - mét

+ Sử học: Hê-rô-đốt; tu-xi-đít

+ Triết học: Pla-tôn; A-ri-xtốt

+ Địa lý: Stơ-ra-bôn

- Văn học cổ Hi Lạp:

+ I-li-at ( Hô-me )

+ Ô-đi-xê ( Hô-me )

- Vở kịch thơ:

+ Ô-re-xti ( Et-sin )

+ Ơ-đíp làm vua ( Xô-phô-clơ )

- Di tích, kiến trúc, điêu khắc:

+ Đền Pác-tê-nông ( A-ten )

+ Đấu trường Cô-li-dê ( Rô-ma )

+ Tượng Lực sĩ ném đĩa, tượng thần Về nữ ( mi-lô )

26 tháng 10 2016

cot sat ko gi

 

5 tháng 5 2017

kinh VÊ-đa viết bằng chữ Phạn

-cột sắt ko gỉ

15 tháng 1 2018

Câu 1

Hỏi đáp Địa lý

15 tháng 1 2018

* ASEAN và các quốc gia Thành viên hoạt động theo các nguyên tắc dưới đây:

1. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các Quốc gia thành viên;

2.Cùng cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực;

3. Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kỳ hình thức nào trái với luật pháp quốc tế;

4. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình;

5. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN;

6. Tôn trọng quyền của các Quốc gia Thành viên được quyết định vận mệnh của mình mà không có sự can thiệp, lật đổ và áp đặt từ bên ngoài;

7. Tăng cường tham vấn về các vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN;

8. Tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt, các nguyên tắc của nền dân chủ và chính phủ hợp hiến;

9. Tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, và đẩy mạnh công bằng xã hội;

10. Đề cao Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế bao gồm cả luật nhân đạo quốc tế mà các Quốc gia Thành viên đã tham gia;

11. Không tham gia vào bất kỳ một chính sách hay hoạt động nào, kể cả việc sử dụng lãnh thổ của một nước, do bất kỳ một Quốc gia Thành viên ASEAN hay ngoài ASEAN hoặc đối tượng không phải là quốc gia tiến hành, đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định chính trị và kinh tế của các Quốc gia Thành viên ASEAN;

12. Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của người dân ASEAN, đồng thời nhấn mạnh những giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng;

13. Giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội với bên ngoài, đồng thời vẫn duy trì tính chủ động, hướng ra bên ngoài, thu nạp và không phân biệt đối xử; và

14. Tuân thủ các nguyên tắc thương mại đa biên và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN nhằm triển khai có hiệu quả các cam kết kinh tế, và giảm dần, tiến tới loại bỏ hoàn toàn các rào cản đối với liên kết kinh tế khu vực, trong một nền kinh tế do thị trường thúc đẩy.