Bài 1: Xác định từ ghép trong đoạn văn sau:“Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai sấm được trai đừng thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân”( Mùa xuân...
Đọc tiếp
Bài 1: Xác định từ ghép trong đoạn văn sau:
“Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai sấm được trai đừng thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân”( Mùa xuân của tôi- Vũ Bằng)
Bài 2: Xác định từ ghép trong đoạn văn sau:
“ Tôi yêu Sài Gòn da diết. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. Nếu cho là cường điệu, xin thưa:
“Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi, họ hàng”( Minh Hương)
Bài 3: Xác định từ ghép trong 2 đoạn văn sau:
a. Việc chuẩn bị quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường.
b. Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổng [...].
Bài 4: Xác định từ ghép trong các câu sau :
a. Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
b. Nếu không có điệu Nam ai
Sông Hương thức suốt đêm dài làm chi.
Nếu thuyền độc mộc mất đi
Thì hồ Ba Bể còn gì nữa em.
c. Ai ơi bưng bát cơm đầy.
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
a) Biện pháp tu từ: điệp từ
b) Biện pháp tu từ còn được thể hiện ở từ: đừng thương-được lặp lại nhiều lần
c) Nhằm mục đích: Nhấn mạnh, khẳng định tư tưởng mà tác giả muốn truyền đạt qua tác phẩm, tăng sức gợi hình gợi cảm, tăng sự diễn đạt và nhịp điệu cho câu đồng thời làm nổi bật được vấn đề, cho người đọc thấy được tình yêu mà tác giả dành cho mùa xuân, mảnh đất Hà Nội.
a / biện pháp tu từ ở những cụm từ in đậm trong câu văn trên là:
- Biện pháp tu từ được sử dụng: điệp ngữ
b / Biện pháp tu từ đó còn được thể hiện ở những từ ngữ khác trong câu
- Điệp ngữ còn thể hiện trong các từ ngữ: đừng thương
c / tác dụng của biện pháp tu từ đó là
- Tác dụng: Tăng sức gợi hình gợi cảm, tăng sự diễn đạt và nhịp điệu cho câu đồng thời nhấn mạnh được tư tưởng mà tác giả muốn truyền đạt, thể hiện tình yêu thiên nhiên, đặc biệt là tình yêu mùa xuân Hà Nội của tác giả