K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2023
Làng nghề làm mì gạo (bún khô) thuộc xã Hùng Lô, TP.Việt Trì (Phú Thọ) ngày càng được duy trì và phát triển, giúp người dân nơi đây từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.

Đến làng nghề làm mỳ gạo Hùng Lô vào những ngày cuối tháng 8 trong cái nắng rát của buổi chiều trời quang mây sau cơn mưa kéo dài chúng tôi bắt gặp hình ảnh những người dân làm mỳ gạo đang tất bật đội nắng phơi mỳ.

Tất cả các công đoạn sản xuất mỳ, bún đều được các hộ dân tại làng nghề tuân thủ tiêu chuẩn VS ATTP.

Tất cả các công đoạn sản xuất mỳ, bún đều được các hộ dân tại làng nghề tuân thủ tiêu chuẩn VS ATTP.

Làng nghề Hùng Lô tồn tại từ rất lâu đời, nếu không vào tận nơi chứng kiến khung cảnh làng quê cùng các nghề chế biến nông sản, ít ai có thể biết rằng từng thế hệ người Hùng Lô đã trải qua bao thăng trầm để giữ nghề truyền thống của cha ông để lại.

Nghề làm mì gạo không đòi hỏi vốn lớn nên hộ gia đình nào cũng có thể làm được, có ít làm ít, có nhiều làm nhiều, rải rác khắp các xóm thuộc xã Hùng Lô. Trước đây người làm nghề hoàn toàn làm thủ công, hiện nay đã có máy móc thay thế sức người nên năng suất và sản lượng không ngừng tăng lên, có hộ gia đình đạt sản lượng tới 2 - 3 tạ mì/ngày.

Gia đình ông Nguyễn Đức Chiêu mỗi ngày sử dụng 2 tạ gạo để làm nguyên liệu sản xuất mì.

Gia đình ông Nguyễn Đức Chiêu mỗi ngày sử dụng 2 tạ gạo để làm nguyên liệu sản xuất mì.

Nở nụ cười, vừa nhanh tay đảo giá mì vừa nói chuyện ông Nguyễn Đức Chiêu, khu 4, xã Hùng Lô cho biết: "Nhà tôi đã gắn với nghề làm mì gạo này 3 đời rồi, đời con cái nữa là đời thứ 4. Mì gạo ở đây rất được ưa chuộng vì sợi mỳ nhỏ, trắng và dai.

Trước đây các gia đình làm nghề này đều làm thủ công, tráng bằng tay sau đó mang phơi, ủ cho mềm mới thái. Nhưng giờ đây công nghệ phát triển, người làm mì chúng tôi đã đầu tư máy làm mì để đảm bảo năng suất mà chất lượng tốt nhất, đưa sản phẩm ngon sạch ra thị trường".

Sản phẩm mỳ, bún của làng nghề Hùng Lô cung cấp tới các tỉnh, thành lân cận như: Yên Bái, Bắc Ninh, Hà Nội,…

Sản phẩm mỳ, bún của làng nghề Hùng Lô cung cấp tới các tỉnh, thành lân cận như: Yên Bái, Bắc Ninh, Hà Nội,…

“Mì Hùng Lô nổi tiếng ngon, nhưng ngoài chịu sự canh tranh về giá, còn bị cạnh tranh bởi các loại đồ khô như mì, phở, mì tôm công nghiệp. Để cho ra lò mẻ mì chất lượng cao, người dân phải làm nhiều công đoạn. Nguyên liệu làm mì phải chọn gạo sạch, ngâm khoảng 4 tiếng cho mềm. Sau khi ngâm, gạo phải rửa qua một nước nữa rồi mới cho vào máy xay thành bột. Sau đó hàm bột thành hồ, đưa bột vào máy đùn sợi mì, vắt lên giá và cuối cùng phơi khô mì. Trong đó việc nấu bột, hấp mì rất quan trọng, nếu chưa chín mì sẽ bị sượng, chín quá khi nấu mì sẽ nở bung, nát bét”, ông Chiêu nói.

“Nhà tôi có 2 ông bà làm nên một ngày chỉ làm được khoảng 2 tạ gạo. Tính trung bình mỗi tạ gạo chúng tôi lãi khoảng 150.000 - 200.000 đồng. Một ngày 2 ông bà tất bật cũng kiếm ra hơn 300.000”, ông Chiêu cười.

Trong cái nắng gắt, người dân tất bật với công việc phơi mì.

Trong cái nắng gắt, người dân tất bật với công việc phơi mì.

Được biết trên địa bàn xã Hùng Lô hiện nay có khoảng 27 hộ gia đình đang phát triển nghề làm mì gạo này. Mì gạo Hùng Lô luôn được khách hàng ưa chuộng, đầu ra luôn ổn nên những người làm nghề luôn có thu nhập ổn định, “có của ăn của để”.

Ông Nguyễn Văn Đoàn, chủ cơ sở làm mỳ gạo Đoàn Phấn khu 4, xã Hùng Lô cho biết: Trong khoảng 5 năm trở lại đây, làng nghề đã được hiện đại hóa lên nhiều, máy móc, thiết bị được đầu tư mạnh, nguồn vốn và thị trường ổn định. Nhờ vậy mà kinh tế người dân làm nghề ổn đỉnh hơn nhiều.

Những sợ mì gạo được đủn ra tất cả đều đã chín, có thể thưởng thức tại chỗ.

Những sợ mì gạo được đủn ra tất cả đều đã chín, có thể thưởng thức tại chỗ.

“Để chuyên nghiệp trong sản xuất, tôi đã đầu tư máy móc thiết bị vào sản xuất mì thay vì làm thủ công như trước đây. Đồng thời, việc sản xuất mì khô phải sạch từ gạo đảm bảo chất lượng cho đến việc nói không với chất tẩy rửa, chất phụ gia và chất bảo quản. Nhờ vậy sản phẩm gia đình tôi làm ra luôn được ưa chuộng, nhiều khách hàng từ các tỉnh, vùng lân cận thường xuyên đặt mua”.

Bắt đầu từ khâu chọn gạo, bột đều phải làm cẩn thận để có được nguyên liệu làm mỳ ngon.

Bắt đầu từ khâu chọn gạo, bột đều phải làm cẩn thận để có được nguyên liệu làm mỳ ngon.

Ông Đoàn cho biết: Trung bình một ngày gia đình tôi làm được khoảng 2- 2.5 tạ gạo. Công việc làm mì khá vất vả, phải thức dậy lúc 3-4h sáng để ngâm gạo, sau đó rửa thật sạch cho vào máy xát thành bột khô. Khi đã có thành phẩm là bột gạo khô, mịn lúc này người thợ mới trộn bột với nước the tỷ lệ phù hợp.

Nói đến công đoạn này, bà Phấn (vợ ông) sẽ đảm nhiệm vì làm nhiều năm quen tay rồi sẽ rất dễ dàng trong ước lượng tỉ lệ pha trộn sao cho ra thành phẩm bún dai, dẻo mà không bị nát. Bột sau khi trộn với nước theo tỉ lệ phù hợp sẽ được đổ vào máy làm bún. Từ sợ bún trắng ngần, dai dẻo từ từ được đẩy ra , lúc này người thợ sẽ cắt thành từng đoạn ước chừng khoảng 1 cân và đặt lên giá phơi.

Mì sau khi đun thành sợi sẽ được ủ trong khoảng 13 -14 giờ, để đảm bảo cho mì có độ tơi. Sau đó sẽ tiến hành giũ các sợi mì này để đem phơi, công việc này thường được thực hiện trong khoảng thời gian sáng sớm, vì như vậy sẽ đảm bảo mì được phơi khô trong ngày.

Những giá mì sau khi ủ sẽ được vò sau đó đem hong trong cái nắng ngày hè.

Những giá mì sau khi ủ sẽ được vò sau đó đem hong trong cái nắng ngày hè.

“Nghề làm bún tại làng nghề này dù khá vất vả, giá bán mỳ khô là 15 nghìn/kg, trung bình 1 ngày gia đình tôi cũng có lãi khoảng 350- 400 nghìn đồng/2 -2.5 tạ gạo. Nhưng nghề này chỉ làm được vào những hôm trời nắng, trời nắng càng to thì dân làng nghề càng phấn khởi. Nếu trời mưa là phải nghỉ làm vì có làm ra không hơi được cũng đổ đi” bà Phấn nói.

Sản phẩm mì sau khi phơi khô sẽ được bó lại thành từng bó 1kg được bán với giá 15-20 nghìn đồng.

Sản phẩm mì sau khi phơi khô sẽ được bó lại thành từng bó 1kg được bán với giá 15-20 nghìn đồng.

Uy tín được tạo dựng, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao mì, bún sạch của Hùng Lô không những có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong tỉnh mà đã vươn tới các tỉnh, thành lân cận như: Yên Bái, Bắc Ninh, Hà Nội. Nhờ nghề làm mì gạo người dân có thu nhập ổn định, cuộc sống nơi đây đã dần có sự khởi sắc.

#Nguyễn Chí Bảo

 
23 tháng 3 2023

Cop mạng mà đánh dấu bản quyền như đúng r vậy??

Xã Hùng Lô (TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) là nơi có nhiều làng nghề truyền thống lâu năm được duy trì và phát triển như: Làng nghề mì gạo, làng nghề rượu xốm… nhưng được biết tới nhiều hơn cả vẫn là làng nghề gói bánh chưng.

Bánh chưng tại xã Hùng Lô có tiếng là ngon vì được lựa chọn kỹ từ thịt, gạo, lá dong và được nấu "mộc" bằng bếp than. Theo lời kể của những người dân sinh sống lâu năm cho biết, làm bánh quan trọng nhất là cách chọn nguyên liệu, cách gói và cách luộc. Bánh chưng luộc suốt đêm. Bí quyết để luộc bánh mau nhừ rất đơn giản, khi luộc bánh cứ sau khoảng 1 giờ lại pha thêm một ít nước lã vào nồi nước đang sôi.

Bánh chưng Hùng Lô - Thương hiệu mang đậm hồn quê Việt - Ảnh 1

Bánh chưng tại xã Hùng Lô ngon có tiếng vì được lựa chọn kỹ từ thịt, gạo, lá dong và được nấu "mộc" bằng bếp than.

Bánh chưng Hùng Lô - Thương hiệu mang đậm hồn quê Việt - Ảnh 2

Được biết, xã Hùng Lô được coi là cái nôi của nghề gói bánh chưng truyền thống dâng Vua Hùng vào dịp giỗ Tổ Hùng Vương.

Tiếp tục dò hỏi những người làm bánh chưng lâu năm trong làng, chúng tôi được biết xã Hùng Lô được coi là cái nôi của nghề gói bánh chưng truyền thống dâng Vua Hùng vào dịp giỗ Tổ Hùng Vương. Ngày nay, hàng chục hộ dân trong xã vẫn duy trì nghề gói bánh chưng quanh năm suốt tháng.

Nếu cách đây vài năm, trong làng chỉ có khoảng 30 hộ gói bánh chưng truyền thống nhưng đến nay số hộ gói bánh đã lên đến 70 hộ. Những ngày giáp Tết cổ truyền của dân tộc, xã Hùng Lô lại nhộn nhịp hơn bao giờ hết, từ ngoài ngõ vào sân, trong nhà bạt ngàn màu xanh của lá dong, màu trắng của gạo, màu vàng của đỗ.

Từ người già, người trẻ đều hối hả rửa lá, vo gạo, gói bánh. Khi trời về chiều cũng là lúc mọi công đoạn gói bánh hoàn tất, bánh được xếp vào những nồi to đặt lên bếp. Bếp lửa rực sáng suốt đêm luộc bánh. Gần sáng, bánh được vớt ra ép cho sạch nước. Có lẽ vì sự cầu toàn và tỉ mỉ trong từng chiếc bánh mà bánh chưng Hùng Lô là hương vị không thể thiếu trong những dịp quan trọng như cỗ bàn, cưới hỏi, quà biếu, lễ Tết.

Bánh chưng Hùng Lô - Thương hiệu mang đậm hồn quê Việt - Ảnh 3

Bánh chưng Hùng Lô không chỉ riêng của đất Phú Thọ mà đã trở thành đặc sản yêu thích của cộng đồng người Việt.

Nhiều du khách thập phương đến vùng đất này, nhất định không về tay không mà phải xách thêm năm mười chiếc bánh về làm quà. Từ đó, mà bánh chưng Hùng Lô không còn là “độc nhất” của đất Phú Thọ mà đã trở thành đặc sản yêu thích của cộng đồng người Việt.

Trao đổi với PV Thương hiệu và Pháp luật, ông Nguyễn Tiến Đức, Chủ tịch UBND xã Hùng Lô cho biết: "Sự tích bánh chưng, bánh dày có từ thuở lập quốc mở làng. Bánh chưng xanh của Lang Liêu gắn với lịch sử Việt Nam trong việc chọn người trị vì đất nước.

Có lẽ vì trân trọng ý nghĩa đó nên trong Tết Nguyên đán nghìn đời nay, không chỉ riêng gì con em Phú Thọ mà khắp mọi nơi đều có bánh chưng. Đặc biệt, bánh chưng Hùng Lô vinh dự được tỉnh nhà chọn là sản phẩm phục vụ ngành du lịch của tỉnh. Đây sẽ là điểm đột phá để đưa Hùng Lô phát triển toàn diện cả về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng...".

6 tháng 3 2018

Bánh chưng tại xã Hùng Lô có tiếng là ngon vì được lựa chọn kỹ từ thịt, gạo, lá dong và được nấu "mộc" bằng bếp than. Theo lời kể của những người dân sinh sống lâu năm cho biết, làm bánh quan trọng nhất là cách chọn nguyên liệu, cách gói và cách luộc. Bánh chưng luộc suốt đêm. Bí quyết để luộc bánh mau nhừ rất đơn giản, khi luộc bánh cứ sau khoảng 1 giờ lại pha thêm một ít nước lã vào nồi nước đang sôi.Bánh chưng tại xã Hùng Lô ngon có tiếng vì được lựa chọn kỹ từ thịt, gạo, lá dong và được nấu "mộc" bằng bếp than.Được biết, xã Hùng Lô được coi là cái nôi của nghề gói bánh chưng truyền thống dâng Vua Hùng vào dịp giỗ Tổ Hùng Vương. Tiếp tục dò hỏi những người làm bánh chưng lâu năm trong làng, chúng tôi được biết xã Hùng Lô được coi là cái nôi của nghề gói bánh chưng truyền thống dâng Vua Hùng vào dịp giỗ Tổ Hùng Vương. Ngày nay, hàng chục hộ dân trong xã vẫn duy trì nghề gói bánh chưng quanh năm suốt tháng.

Nếu cách đây vài năm, trong làng chỉ có khoảng 30 hộ gói bánh chưng truyền thống nhưng đến nay số hộ gói bánh đã lên đến 70 hộ. Những ngày giáp Tết cổ truyền của dân tộc, xã Hùng Lô lại nhộn nhịp hơn bao giờ hết, từ ngoài ngõ vào sân, trong nhà bạt ngàn màu xanh của lá dong, màu trắng của gạo, màu vàng của đỗ.

Từ người già, người trẻ đều hối hả rửa lá, vo gạo, gói bánh. Khi trời về chiều cũng là lúc mọi công đoạn gói bánh hoàn tất, bánh được xếp vào những nồi to đặt lên bếp. Bếp lửa rực sáng suốt đêm luộc bánh. Gần sáng, bánh được vớt ra ép cho sạch nước. Có lẽ vì sự cầu toàn và tỉ mỉ trong từng chiếc bánh mà bánh chưng Hùng Lô là hương vị không thể thiếu trong những dịp quan trọng như cỗ bàn, cưới hỏi, quà biếu, lễ Tết.Bánh chưng Hùng Lô không chỉ riêng của đất Phú Thọ mà đã trở thành đặc sản yêu thích của cộng đồng người Việt.

Nhiều du khách thập phương đến vùng đất này, nhất định không về tay không mà phải xách thêm năm mười chiếc bánh về làm quà. Từ đó, mà bánh chưng Hùng Lô không còn là “độc nhất” của đất Phú Thọ mà đã trở thành đặc sản yêu thích của cộng đồng người Việt.

Trao đổi với PV Thương hiệu và Pháp luật, ông Nguyễn Tiến Đức, Chủ tịch UBND xã Hùng Lô cho biết: "Sự tích bánh chưng, bánh dày có từ thuở lập quốc mở làng. Bánh chưng xanh của Lang Liêu gắn với lịch sử Việt Nam trong việc chọn người trị vì đất nước.

Có lẽ vì trân trọng ý nghĩa đó nên trong Tết Nguyên đán nghìn đời nay, không chỉ riêng gì con em Phú Thọ mà khắp mọi nơi đều có bánh chưng. Đặc biệt, bánh chưng Hùng Lô vinh dự được tỉnh nhà chọn là sản phẩm phục vụ ngành du lịch của tỉnh. Đây sẽ là điểm đột phá để đưa Hùng Lô phát triển toàn diện cả về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng...".

12 tháng 4 2022

tham khảo

“Em về Vạn Phúc cùng anh

Áo lụa em mặc thêm thanh vẻ người”.

Nhắc đến những làng nghề cổ truyền ở Hà Nội không thể bỏ qua làng Lụa Vạn Phúc một trong những ngành thủ công mỹ nghệ nổi tiếng ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Nơi đây không chỉ là nơi lưu giữ cốt hồn nét đẹp văn hóa của cả dân tộc mà nó còn là một trong những điểm tham quan du lịch hấp dẫn. Hãy cùng khám phá vẻ đẹp tinh hoa của làng nghề cổ truyền này.

Làng lụa Hà Đông hay còn có tên gọi khác là Làng Lụa Vạn Phúc nằm ở phường Vạn Phúc thuộc quận Hà Đông cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km. Đây là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng tại Hà Nội chuyên về làm vải lụa.

Bên bờ sông Nhuệ, làng nghề Vạn Phúc vẫn còn nguyên nét cổ kính của thôn quê ngày xưa với hình ảnh chiếc giếng làng với những bông hoa sen bên cạnh gốc đa cổ thụ và những phiên chợ trước mái đình. Lụa Hà Đông đã có tên tuổi khắp nơi trở thành nguồn cảm hứng bất tận trong thơ ca dân gian cũng như các tác phẩm truyền hình nổi tiếng như “Áo lụa Hà Đông”…. Hiện nay tại các gia đình khung dệt cổ vẫn còn được lưu giữ xen lẫn với các khung dệt cơ khí hiện đại như một cách nhắc nhở về quá khứ, truyền thống của dân tộc.

 

Làng nghề Vạn Phúc ra đời cách đây khoảng 1200 năm do bà A Lã Thị Nương một người con gái gốc Cao Bằng nổi tiếng xinh đẹp và dệt lụa giỏi theo chồng về làm dâu làng Vạn Phúc. Chính bà cũng là người đã truyền lại ngón nghề cho dân làng cho nên sau khi mất bà được phong làm Thành Hoàng Làng.

Tính đến thời điểm hiện tại làng Vạn Phúc có khoảng 800 hộ dân làm nghề dệt chiếm 60% dân số sinh sống trong làng. Mỗi năm làng nghề sản xuất ra khoảng 2.5 đến 3 triệu m2 vải chiếm tới 63% doanh thu của toàn làng nghề.

Lụa Vạn Phúc có tên tuổi nổi tiếng không chỉ được dân trong nước ưa chuộng mà còn xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị tinh thần văn hóa truyền thống lớn lao mà còn góp phần giải quyết việc làm, đóng góp lớn vào ngân sách của nhà nước.

 

Những miếng lụa được tạo thành dưới bàn tay nghệ nhân tài ba trải qua rất nhiều công đoạn như khâu tơ, khâu sợi, khâu dệt, khâu nhuộm… Mỗi quy trình phải tuân thủ quy định vô cùng nghiêm ngặt. Ngày nay khi đến với làng nghề bạn có thể yêu cầu nghệ nhân thêu tay bất cứ một hình nào theo ý thích, thể hiện sự sáng tạo độc đáo của làng nghề truyền thống này.

Trải qua biết bao nhiêu thế hệ bao nhiêu bàn tay người thợ dệt, đến nay làng nghề Vạn Phúc đã thay da đổi thịt. Những miếng lụa tạo ra không chỉ có chất lượng tốt, đẹp mắt hình thù độc đáo sáng tạo mà nó còn đạt đạt độ hoàn mỹ tới từng mũi kim sợi chỉ. Hoa văn không chỉ tinh tế độc đáo mà còn đối xứng nhau, mềm mại và hài hòa.

Làng nghề Vạn Phúc đến nay vẫn còn nguyên đó những giá trị truyền thống bất diệt. Nó không chỉ nhắc nhở chúng ta về một nét văn hóa, hồn cốt dân tộc mà hơn thế nó còn giúp truyền bá văn hóa Việt Nam vươn xa hơn bên ngoài thế giới.

6 tháng 1 2022

Theo thư tịch cổ, vào thế kỉ XIII ở phía Tây kinh đô Thăng Long, có một xóm thợ chuyên nghề làm giấy; theo thần phả còn được lưu giữ tại các đình ở vùng này cho biết, từ thời Lý, làng Dịch Vọng đã có nhiều gia đình chuyên nghề làm giấy. Thời đó dòng Tô Lịch còn chảy qua làng, có chiếc cầu gỗ bắc qua sông, dân làng đặt tên cầu là Cầu Giấy – cầu của làng có nghề làm giấy, để ghi nhớ nghề nghiệp của quê hương. Ngày nay cầu cũ không còn, nhưng dấu tích của nghề làm giấy ở cố đô Thăng Long vẫn gắn mãi với địa danh này.Trong nước ta còn có một số nơi có nghề làm giấy như làng Xuân Ổ còn gọi là làng Ó ở Tiên Sơn – Bắc Ninh, làng Mai Chử (làng Mơ) thuộc huyện Đông Sơn, Thanh Hóa làm giấy bản. Làng Lộc Tụy và Đại Phú (Lệ Thủy – Quảng Bình) sản xuất giấy bằng vỏ cây niết, làng Từ Vân – Thanh Oai – Hà Tây làm giấy bìa bổi… nhưng không đâu nổi tiếng bằng vùng giấy Bưởi – Thăng Long . Con cháu bà đều đi làm nhà nước, chẳng ai chịu giữ lấy nghề tổ liềm seo. Vì vậy, sản phẩm làm ra phải mang sang tận vùng Thuận Thành để bán cho những người seo giấy làm hàng mã, in tranh ở làng Mái, Đông Hồ.

Tham khảo: 

Giới thiệu về làng tranh Đông Hồ

- Làng tranh Đông Hồ thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, là làng nghề vẽ tranh dân gian nổi tiếng của Việt Nam. Cách Hà Nội chừng 33 km về hướng Đông và nằm sát bờ Nam đê sông Đuống, làng Hồ hay Đông Hồ là cái nôi của dòng tranh khắc gỗ dân gian đặc sắc được nhiều người cả trong và ngoài nước biết đến, với những bức tranh từ lâu đã đi vào đời sống tinh thần bao người dân Việt.

- Xuất hiện từ khoảng thế kỷ XVI, tranh Đông Hồ được hình thành bằng phương pháp thủ công, là kết tinh của sự khéo léo và nhẫn nại, cộng với nghệ thuật thẩm mỹ đầy tinh tế… Đây không phải là những bức tranh được vẽ theo cảm hứng nhưng được in lại qua những bản khắc, và để có bản khắc đạt đến độ tinh xảo, đòi hỏi ở người vẽ mẫu cũng như người khắc ván phải có lòng yêu nghệ thuật và trình độ kỹ thuật cao. Tranh Đông Hồ có đến 180 loại được phân thành 5 loại chính gồm: tranh thờ, tranh lịch sử, tranh chúc tụng, tranh sinh hoạt và truyện tranh.

- Có thể nói giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1944 là thời cực thịnh của làng tranh, với 17 dòng họ trong làng đều tham gia làm tranh.

- Qua những năm kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), do chiến tranh tàn phá khốc liệt nên nghề làm tranh cũng tạm bị gián đoạn.

- Đến khi hòa bình lập lại ở miền Bắc nhất là khi đất nước thống nhất thì làng tranh mới được khôi phục. Đáng tiếc là qua mấy chục năm đổi mới theo nền kinh tế thị trường và với sự tác động của các trào lưu nghệ thuật phương Tây, nhận thức và xu hướng xã hội cũng có sự thay đổi đẩy dòng tranh Đông Hồ đối mặt với sự tồn vong của chính mình.

1 tháng 2 2019

Hồ sen được bao quanh bởi một con đường nhỏ. Dưới hồ, lá sen xanh mát trông như những chiếc ô nhỏ xinh xắn. Xen lẫn trong hàng ngàn chiếc ô xanh là những bông hoa hồng tươi thắm tựa những gương mặt rạng ngời. Đài sen, nhị sen với những chấm phấn vàng tươi như trang điểm thêm cho gương mặt ấy thêm đáng yếu. Thật là thú vị mỗi khi chiều hè, được ngâm mình trong hồ sen mát lạnh và tận hưởng hương sen ngan ngát.

27 tháng 2 2019

Mình cũng phải làm đề này

5 tháng 4 2022

Giúp mik với