Đọc hiểu: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
HOA ĐỎ
Đất nước ta xanh tươi bốn mùa, có hoa quả quanh năm. Nếu quả là phần ngon nhất thì hoa là phần đẹp nhất của cây.
Chỉ nói riêng màu đỏ cũng có bao nhiêu thứ hoa đẹp.
Đỏ tía là hoa chuối. Đỏ tươi là hoa vông, hoa gạo. Màu đỏ của hoa hồng nhung có quanh năm, ai mà chẳng thích. Hoa mặt trời có nhiều loại, loại cánh đơn màu đỏ cờ, cánh sen, loại cánh kép màu hồng và còn có màu đỏ rực như tiết.
Mùa hè hoa mào gà đỏ đến chói mắt. Hoa lựu như những đốm lửa lập lòe về mùa hè. Mùa thu hoa lộc vừng như những tràng pháo đỏ nhỏ treo khá kín đáo trên cành lá nhiều tầng, phải nhìn thấy thảm đỏ dưới gốc ta mới biết trên cành hoa đang nở rộ.
Đương nhiên mùa xuân là mùa hoa đẹp. Thược dược to bằng chiếc đĩa. Thu hải đường lại như những chùm hoa mọng, nhìn mà muốn ăn. Hải đường lại như những ngọn lửa nến lóe lên từ nách lá. Cây thu hải đường trồng trong chậu. Còn cây hải đường lại to như cây bưởi. Màu đỏ của hoa đỗ quyên làm ta tưởng như cây không biết mọc lá, cây không có lá bao giờ.
Tết đến hoa đào nở thắm. Nó cũng là mùa xuân đấy.
Sau Tết những cây gạo, rồi sau đó là cây vông, sau nữa nhiều ngày mới đến lượt hoa xoan tây thi nhau nở đỏ, xem ai rực rỡ hơn. Cả cây gạo và cây vông khi ra hoa đều không có lá, trông xa tưởng như cành đào ngày Tết đã vụt lớn lên, trở thành khổng lồ để kéo dài mùa xuân ra. Hoa gạo, hoa vông cứ mọc lên sáng chói ở đầu làng ven núi hoặc ngay cả trong những thị xã, thành phố.
Ai mà chẳng yêu hoa. Còn nhiều thứ hoa màu đỏ nữa, với nhiều sắc thái đậm nhạt khác nhau, có thứ hương, có thứ không thơm, nhưng đều làm đất nước và cuộc sống của chúng ta thêm tươi đẹp, thêm đáng yêu, đáng quý.
Theo Băng Sơn.
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi sau:
1. Hoa nào nở vào mùa thu?
A. Hoa thược dược B. Hoa lựu
C. Hoa lộc vừng D. Hoa đào
2. Trong đoạn “Đỏ tía là … màu đỏ rực như tiết.”, tác giả đã dùng những từ ngữ chỉ màu đỏ nào để tả các loài hoa? Em hãy viết các từ chỉ màu đỏ theo thứ tự vào chỗ chấm:
…………………………………………………………………………………………………
3. Theo tác giả, Màu đỏ của hoa đỗ quyên làm ta tưởng như cây không biết mọc lá, cây không có lá bao giờ. là vì:
A. Hoa đỗ quyên nở rộ, tạo thành tán phía trên che phủ màu xanh của lá, màu đỏ của hoa đỗ quyên nổi bật lên.
B. Cây hoa đỗ quyên có rất ít lá.
C. Màu hoa đỏ rực rỡ hơn màu xanh của lá.
D. Cây hoa đỗ quyên không có lá.
4. Tại sao nhà văn nói cây gạo, cây vông kéo dài mùa xuân?
A. Cả cây gạo và cây vông ra hoa vào mùa xuân.
B. Cả cây gạo và cây vông khi ra hoa đều không có lá, trông xa tưởng như cành đào ngày Tết đã vụt lớn lên, trở thành khổng lồ, ngỡ như lúc đó đang là mùa xuân.
C. Cả cây gạo và cây vông ra hoa cuối mùa xuân.
D. Cả cây gạo và cây vông khi ra hoa đều không có lá, hoa đỏ rực nổi bật như hoa đào.
5. Bài văn trên giới thiệu với người đọc về điều gì?
A. Những loài hoa nở vào mùa xuân. B. Các loài hoa màu đỏ trên đất nước ta.
C. Vẻ đẹp của cây trái nước ta. D. Hoa là phần đẹp nhất của cây.
Bài thơ "Hoa Bỉ Ngạn" của Hàn Mặc Tử hoà trộn giữa sự đau khổ, u sầu và vẻ đẹp thần tiên, mang lại một cảm giác kỳ lạ cho độc giả.
Cả bài thơ tập trung vào mô tả vẻ đẹp của hoa Bỉ Ngạn, với những từ ngữ miêu tả rất mạnh mẽ như "đỏ như máu", "nhiễm hồng trần", "đẹp thần bí". Tuy nhiên, bên cạnh vẻ đẹp đó còn phảng phất nỗi đau, sự chia ly và cái chết, như "hoa bỉ ngạn, đầy đau thương", "hoa nở rộ, lá héo tàn".
Cảm nhận của tôi về bài thơ này là sự khai thác tối đa của tác giả ở hai chiều cảm xúc đối lập và trái ngược nhau. Nó là một sự tổng hợp của vẻ đẹp sáng rực và sau đó là sự héo tàn, phải chia lìa và cái chết. Từ những câu thơ đơn giản ấy, Hàn Mặc Tử đã khéo léo thể hiện cảm xúc và sự khát khao muốn đuổi theo vẻ đẹp khó tái hiện ấy. Bài thơ mang đến cho người đọc những suy ngẫm về tính tạm thời và sự trống rỗng của sự tàn độc, cũng như vẻ đẹp sắc sảo trên thế giới này.
Vì sao tác giả lại là Hàn Mặc Tử ạ?