Câu 1: Điều kiện tự nhiên của đồng bằng sông cửu long
Câu 2: Dân cư, xã hội của Đông Nam Bộ
(giúp mình với, mai thi rùi huhu)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 13: Vùng nào được coi là trọng điểm sản xuất lúa ở nước ta
A. Trung du miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 15: Điều kiện tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ thích hợp chuyên canh loại cây nào?
A. Cây lương thực. B. Cây CN hàng năm.
C. Cây CN lâu năm. D. Các loại rau ôn đới.
Câu 16: Khí hậu nổi bật vùng Đông Nam Bộ là
A. nhiệt đới, nóng khô quanh năm. B. cận xích đạo, nóng quanh năm.
C. cận xích đạo, có mưa quanh năm. D. nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh.
ĐNB:
+vị trí địa lí;
thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với ĐBSCL, tây nguyên, DHNTB và các nước trong khu vực ĐNÁ
+ĐKTN và TNTN:
-thuận lợi;
*đất liền
địa hình thoải cao trung bình
khí hậu cận xích đạo nóng ẩm
đất xám, đất ba dan
sinh vật đa dạng
sông ngòi ít
→trồng cây công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp, sinh vật đa dạng cho năng suất cao
*biển:
biển ấm, ngư trường rộng, nhiều hải sản
thềm lục địa giàu tiềm năng giàu khí
gần đường hải cảng quốc tế, nhiều cảng lớn
→khai thác nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải biển, du lịch, khai thác dầu khí
-khó khăn:
khoáng sản ít, phát triển công nghiệp khó khăn , ngyên liệu phải nhập khẩu
rừng tự nhiên còn ít
nguy cơ ô nhiễm môi trường
thiếu nước vào mùa khô
+ Đặc điểm dân cư xã hội
chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội rất cao
nền kinh tế phát triển năng động
nhiều di tích lịch sử , danh lam thắng cảnh có ý nghĩa kinh tế và lịch sử lớn
ĐBSCL;
+vị trí địa lí
nằm ở phía tây vùng ĐNB
tiếp giáp ở campuchia ở phía bắc
biển đông ở đông nam
vịnh thái lan ở tây nam
thuận lợi cho giao lưu trên đất liền và biển với các vùng và các nước lân cận
+ĐKTN và TNTN
*thuận lợi:
-tài nguyên đất: đất phù sa được bồi đắp hằng năm, diện tích rộng, màu mỡ→ phát triển trồng cây lương thực thực phẩm
-rừng ngập mặn phát triển chiếm diện tích lớn
-khí hậu nóng ẩm quanh năm →cây trồng vật nuôi phát triển mạnh
-sông ngòi kênh rạch chằng chịt nguồn thủy sản phong phú→nuôi trồng thủy sản thuận lợi
-biển rộng ấm nhiều đảo quần đảo ngư trường lớn→ thuận lợi khai thác thủy sản
-khoáng sản than bùn và đá vôi
*khó khăn
-lũ lụt
-diện tích đất mặn đất phèn lớn 2.5 triệu ha
-thiếu nước ngọt vào mùa khô
+đặc điểm dân cư xã hội;
với số dân trên 16.7 triệu người (2000) ĐBSCL là vùng đông dân
thành phần các dân tộc ngoài người kinh còn có người khơ-me, người chăm,...
người dân ĐBSCL có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa
mặt bằng dân trí chưa cao
câu 1:
Thuận lợi:
– Đất badan diện tích rộng, màu mỡ, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm.
– Có những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn…
– Khí hậu cận xích đạo, nhiệt lượng dồi dào cùng với nguồn nước phong phú, là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển; mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy.
– Nhiệt, ẩm có sự phân hóa theo độ cao thuận lợi cho trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su…) và cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè…).
b) Khó khăn:
– Mùa khô kéo dài gây trở ngại lớn cho sản xuất.
– Mùa mưa gây xói mòn đất, nhất là ở những nơi mất lớp phủ thực vật
CHÚC BN HOK TỐT
Nhưng mỗi tội nó còn hơi sơ sài mình cần chi tiết về điều kiện xã hội tự nhiên ha nhưng vẫn rất cảm ơn bạn
1.Nằm trong miền khí hậu phía Nam, Đông Nam Bộ có đặc điểm của vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu như không thay đổi trong năm. Đặc biệt có sự phân hoá sâu sắc theo mùa, phù hợp với hoạt động của gió mùa. ... Khí hậu của vùng tương đối điều hoà, ít có thiên tai.
3.
- Đặc điểm:
+ Đông dân, mật độ dân số cao.
+ Thành phần dân tộc: người Kinh, người Khơ-me, người Chăm, người Hoa.
+ Trình độ đô thị hóa và trình độ dân trí thấp.
- Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, cần cù, có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hoá, thị trường tiêu thụ lớn.
- Khó khăn: mặt bằng dân trí thấp, cơ sở vật chất hạ tầng ở nông thôn chưa hoàn thiện.
- Biện pháp: Để phát triển kinh tế vùng trước hết chú ý việc nâng cao mặt bằng dân trí, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn hoàn thiện, phát triển đô thị
MÌNH CHỈ TRẢ LỜI ĐƯỢC CÂU 1 VỚI 3 À
Đồng bằng sông Hồng
Vị trí địa lý
Đồng bằng sông Hồng trải rộng từ vĩ độ 21°34´B (huyện Lập Thạch) tới vùng bãi bồi khoảng 19°5´B (huyện Kim Sơn), từ 105°17´Đ (huyện Ba Vì) đến 107°7´Đ (trên đảo Cát Bà). Phía bắc và đông bắc là Vùng Đông Bắc (Việt Nam), phía tây và tây nam là vùng Tây Bắc, phía đông là vịnh Bắc Bộ và phía nam vùng Bắc Trung Bộ. Đồng bằng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ các thềm phù sa cổ 10 - 15m xuống đến các bãi bồi 2 - 4m ở trung tâm rồi các bãi triều hàng ngày còn ngập nước triều.
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Địa hình:
- Địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông thuỷ bộ và cơ sở hạ tầng của vùng.
- Hệ thống sông ngòi tương đối phát triển. Tuy nhiên về mùa mưa lưu lượng dòng chảy quá lớn có thể gây ra lũ lụt, nhất là ở các vùng cửa sông khi nước lũ và triều lên gặp nhau gây ra hiện tượng dồn ứ nước trên sông. Về mùa khô (tháng 10 đến tháng 4 năm sau), dòng nước trên sông chỉ còn 20-30% lượng nước cả năm gây ra hiện tượng thiếu nước. Bởi vậy, để ổn định việc phát triển sản xuất, đặc biệt trong nông nghiệp thì phải xây dựng hệ thống thuỷ nông đảm bảo chủ động tưới tiêu và phải xây dựng hệ thống đê điều chống lũ và ngăn mặn.
Khí hậu:
- Đặc trưng khí hậu của vùng là mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa này cũng là mùa khô. Mùa xuân có tiết mưa phùn. Điều kiện về khí hậu của vùng tạo thuận lợi cho việc tăng vụ trong năm vụ đông với các cây ưa lạnh, vụ xuân, vụ hè thu và vụ mùa.
Tài nguyên khoáng sản:
- Đáng kể nhất là tài nguyên đất sét, đặc biệt là đất sét trắng ở Hải Dương, phục vụ cho phát triển sản xuất các sản phẩm sành sứ. Tài nguyên đá vôi ở Thuỷ Nguyên - Hải Phòng đến Kim Môn - Hải Dương, dải đá vôi từ Hà Tây đến Ninh Bình chiếm 5,4% trữ lượng đá vôi cả nước, phục vụ cho phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng. Tài nguyên than nâu ở độ sâu 200m đến 2.000m có trữ lượng hàng chục tỷ tấn đứng hàng đầu cả nước, hiện chưa có điều kiện khai thác. Ngoài ra vùng còn có tiềm năng về khí đốt. Nhìn chung khoáng sản của vùng không nhiều chủng loại và có trữ lượng vừa và nhỏ nên việc phát triển công nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài.
Tài nguyên biển:
- Đồng bằng sông Hồng có một vùng biển lớn, với bờ biển kéo dài từ Thuỷ Nguyên - Hải Phòng đến Kim Sơn - Ninh Bình. Bờ biển có bãi triều rộng và phù sa dày là cơ sở nuôi trồng thuỷ hải sản, nuôi rong câu và chăn vịt ven bờ.
- Ngoài ra một số bãi biển, đảo có thể phát triển thành khu du lịch như bãi biển Đồ Sơn, huyện đảo Cát Bà,...
Tài nguyên đất đai:
- Đất đai nông nghiệp là nguồn tài nguyên cơ bản của vùng do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Hiện có trên 103 triệu ha đất đã được sử dụng, chiếm 82,48 % diện tích đất tự nhiên của vùng và chiếm 5,5% diện tích đất sử dụng của cả nước. Như vậy mức sử dụng đất của vùng cao nhất so với các vùng trong cả nước.
- Đất đai của vùng rất thích hợp cho thâm canh lúa nước, trồng màu và các cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng có diện tích trồng cây lương thực đứng thứ 2 trong cả nước với diện tích đạt 1242,9 nghìn ha.
- Khả năng mở rộng diện tích của đồng bằng vẫn còn khoảng 137 nghìn ha. Quá trình mở rộng diện tích gắn liền với quá trình chinh phục biển thông qua sự bồi tụ và thực hiện các biện pháp quai đê lấn biển theo phương thức “lúa lấn cói, cói lấn sú vẹt, sú vẹt lấn biển”.
Tài nguyên sinh vật:
- Tài nguyên sinh vật trong vùng khá phong phú với nhiều động thực vật quí hiếm đặc trưng cho giới sinh vật của Việt Nam. Mặc dù trong vùng có các khu dân cư và đô thị phân bố dầy đặc nhưng giới sinh vật vẫn được bảo tồn ở các vườn quốc gia Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương.
Câu 1
- Thuận lợi:
+ Địa hình thấp và khá bằng phẳng. Đồng bằng rộng lớn, diện tích khoảng 4 triệu ha.
+ Đất: có 3 loại: phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn. Trong đó đất phù sa ngọt có độ màu mỡ cao thuận lợi để thâm canh lúa nước.
+ Khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.
+ Sông Mê Công đem lại nguồn lợi lớn về phù sa và thuỷ sản, hệ thống kênh rạch chằng chịt thuận lợi giao thông thuỷ bộ và nuôi thuỷ sản nước ngọt, sinh vật phong phú, đa dạng.
+ Rừng ngập mặn có diện tích lớn thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản.
+ Biển và hải đảo có nguồn hải sản phong phú, biển ấm, ngư trường rộng, nhiều đảo thuận lợi đánh bắt thuỷ sản.
+ Khoáng sản: đá vôi, than bùn,... cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp.
- Khó khăn: Diện tích đất phèn, đất mặn lớn cần được cải tạo, thiếu nước ngọt trong mùa khô. Lũ gây ra ở đồng bằng sông Cửu Long vào mùa mưa với diện rộng và thời gian dài.
- Phương hướng:
+ Đầu tư các dự án thoát lũ, cải tạo đất, cấp nước ngọt cho người dân.
+ Chủ động chung sống với lũ sông Mê Công, đồng thời khai thác các lợi thế kinh tế do chính lũ hằng năm đem lại.
Câu 2
- Dân cư:
+ Số dân: Đông dân (16,6 triệu người năm 2016).
+ Mật độ dân số khá cao (434 người/km2).
+ Tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước.
+ Lao động dồi dào với tay nghề cao, thị trường tiêu thụ lớn. Là vùng có sức hút mạnh với lao động cả nước.
- Xã hội:
+ Hầu hết các chỉ tiêu xã hội của vùng đều cao hơn cả nước.
+ Đời sống người dân ở mức cao.
+ Nhiều di tích lịch sử, văn hoá có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch.
- Khó khăn: Lao động từ nơi khác đến nhiều nên dân số tăng cao gây sức ép dân số đến các đô thị trong vùng.
1.
- Thuận lợi:
+ Địa hình thấp và khá bằng phẳng. Đồng bằng rộng lớn, diện tích khoảng 4 triệu ha.
+ Đất: có 3 loại: phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn. Trong đó đất phù sa ngọt có độ màu mỡ cao thuận lợi để thâm canh lúa nước.
+ Khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.
+ Sông Mê Công đem lại nguồn lợi lớn về phù sa và thuỷ sản, hệ thống kênh rạch chằng chịt thuận lợi giao thông thuỷ bộ và nuôi thuỷ sản nước ngọt, sinh vật phong phú, đa dạng.
+ Rừng ngập mặn có diện tích lớn thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản
+ Biển và hải đảo có nguồn hải sản phong phú, biển ấm, ngư trường rộng, nhiều đảo thuận lợi đánh bắt thuỷ sản.
+ Khoáng sản: đá vôi, than bùn,... cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp.
- Khó khăn: Diện tích đất phèn, đất mặn lớn cần được cải tạo, thiếu nước ngọt trong mùa khô. Lũ gây ra ở đồng bằng sông Cửu Long vào mùa mưa với diện rộng và thời gian dài.
- Phương hướng:
+ Đầu tư các dự án thoát lũ, cải tạo đất, cấp nước ngọt cho người dân.
+ Chủ động chung sống với lũ sông Mê Công, đồng thời khai thác các lợi thế kinh tế do chính lũ hằng năm đem lại.
2.
- Dân cư:
+ Số dân: Đông dân (16,6 triệu người năm 2016).
+ Mật độ dân số khá cao (434 người/km2).
+ Tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước.
+ Lao động dồi dào với tay nghề cao, thị trường tiêu thụ lớn. Là vùng có sức hút mạnh với lao động cả nước.
- Xã hội:
+ Hầu hết các chỉ tiêu xã hội của vùng đều cao hơn cả nước.
+ Đời sống người dân ở mức cao.
+ Nhiều di tích lịch sử, văn hoá có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch.
- Khó khăn: Lao động từ nơi khác đến nhiều nên dân số tăng cao gây sức ép dân số đến các đô thị trong vùng.