M.Go-no-ki nói : ' sách mở ra trước mắt tôi con đường mới' em hãy giải thích và chứng minhý kiến trên
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
trả lời : bởi vì sách là 1 kiến thức cho chúng ta để học để chở thành người thành công nếu không có sách thì chúng ta chỉ là người dưng mà thôi
Lời khuyên ấy thật thiết tha, chân thành bởi đó là một lời khuyền đúng đắn của một con người hiểu sâu sắc giá trị của sách. Nhân dân ta thường nói: "Đi một ngày đàng học một sàng khôn". Hẳn là M. Go-rơ-ki đã đọc nhiều sách và suy ngẫm nhiều trên những cuốn sách thì mới đúc kết thành một chân lí: sách là một nguồn kiến thức. Đúng như vậy. Sách đã tổng kết trong đó biết bao kiến thức của con người từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội và nhân văn, từ lịch sử, địa lí, khoa học, cho đến văn học nghệ thuật,... Sách tái hiện cuộc sống đa dạng và phong phú của loài người trôn mọi miền của trái đất qua những thăng trầm, biến động của lịch sử, nói lên ước mơ khát vọng của nhân loại qua các thời đại. "Như những con chim kì diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về việc cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp". (M. Go-rơ-ki). Một em bé bán diêm đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa cùng với những mộng tưởng đẹp đè diệu kì khi em bay lên cùng người bà thân yêu đến cái thế giới hạnh phúc nhất của tuổi thơ trong trắng. Một cụ già Bơ-men đã đổi mạng sống của mình để cứu sống một cô gái và để lại cho đời một kiệt tác của lòng nhân ái: Chiếc lả cuối cùng! Một lão Hạc thà ăn bả chó để chết vật vã, đau đớn chứ không bán đi một sào đất của đứa con trai... Một giây phút sung sướng cực điểm khi được ngồi trong lòng mẹ sau bao tháng ngày chờ đợi; một cảm xúc mới lạ dâng lên trong ngày tựu trường đầu tiên của đời học trò; và cả cái tư thế hiên ngang đường hoàng trong tù ngục của các nhà chí sĩ yêu nước,... Tất cả, có phải đó chính là cuộc sống, là nguồn kiến thức mà sách đã mang đến cho ta, làm cho ta càng thêm gắn bó với thế giới, làm cho "người gần người hơn" như Nam Cao từng nói. Và M. Go-rơ-ki cũng nói như vậy: "Nhiều lần tôi khóc khi đọc sách: sách kể chuyện hay biết bao về con người, họ trở nên đáng yêu và gần gũi biết bao".
Sách cung cấp cho ta kiến thức và chỉ có kiến thức mới là con đường sống. Thử hỏi nếu không có kiến thức thì con người sè sống ra sao đây? Nếu không có kiến thức thì làm sao con người có thể tồn tại và phát triển như ngày nay? Tất cả đều nhờ những tìm kiếm, sáng chế, phát minh... của con người qua hàng nghìn năm lịch sử, và những điều đó đều được ghi lại trong sách. Nếu không có sách thì kiến thức của con người sẽ mai một đi, không còn nữa. Sách quý giá biết bao khi nó đã tích lũy trong đó nguồn kiến thức của nhân loại. Nguồn kiến thức đó sẽ giúp cho ta sống tốt hơn, chỉ cho ta cách sống đẹp hơn, văn minh hơn, nhân ái hơn. Đó mới là con đường sống của ta nhờ sách mà có được. Sách trở thành cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống, cung cấp cho ta những kiến thức khoa học và bổ ích để nâng cao chất lượng cuộc sống, hoàn thiện nhân cách con người, tạo ra vãn minh và công băng xã hội. Đó chính là con dường sống mà sách đã mang lại cho ta, như M. Go-rơ-ki đã nói rất sâu sắc và thấm thìa: "Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy".
Sách quý giá biết bao và cần thiết cho con người biết mấy! Hãy yêu sách như lời khuyên tha thiết, chân thành của nhà đại văn hào Nga đã một đời gắn bó với sách. Và phải biết yêu quý sách như nhà bác học Việt Nam Lê Quý Đôn từng tâm niệm:
Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng Chẳng bằng kinh sử một vài pho.
tham khảo nhahttps://download.vn/suy-nghi-ve-cau-noi-cua-m-go-ro-ki-40139
Trong khi từng khắc của dòng thời gian bất tận trôi qua thì xã hội lại từng lúc một phát triển hơn. Từng bước đi lên vững chắc của xã hội chính là nhờ vào kho tàng kiến thức nhân loại đã đúc kết từ bao đời nay, mà sách chính là chiếc cầu tri thức đã nối giữa không gian này với không gian khác, giữa thời đại trước với thời đại sau. Không có cách giải trí nào rẻ hơn đọc sách, cũng không có sự thú vị nào bền lâu hơn đọc sách, cho nên khi nhận định về sách , M.Go-rơ-ki đã nói :”Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.
Sách là một kho tàng huyền bí làm kích thích sự tò mò của biết bao người . Vậy chính xác thì sách là gì? Sách là những trang giấy ghi lại các sự kiện đời sống, các phát minh khoa học, những diễn biến lịch sử, các kiến thức tự nhiên, các tác phẩm văn học,… của nhân loại. Tóm lại, sách là một kho tàng tri thức vô tận cung cấp cho ta mọi kiến thức trong cuộc sống. Nhưng kiến thức ở đây không chỉ là sự hiểu biết về thế giới xung quanh một cách khoa học mà còn là sự khai tâm mở trí cho tâm hồn con người để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Do đó, sách còn là một phương tiện giúp chúng ta rèn luyện nhân cách con người thông qua các tư tưởng, chân lí đường đời mà lớp người đi trước đã tìm ra được.
Trong giai đoạn xã hội phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Mà "không có sách thì không có tri thức", ngoài việc học ở trường lớp thì thực tế, sách là người bạn không thể thiếu của con người giúp chúng ta nâng cao trí thức lẫn nhân cách. Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những bí ẩn sâu sắc của thế giới xung quanh: từ sông ngòi, rừng núi cho tới vũ trụ bao la. Sách đưa ta vào thế giới cụa lớn như thiên hà, cực nhỏ như các hạt vật chất. Sách có sức sống phi thường vượt qua mọi giới hạn về không gian và thời gian đứa ta “trở về quá khứ”, tìm đến những biến cố lịch sử, những cuộc đấu tranh ác chiến của các triều đại xưa. Hoặc chắp cánh cho ta tưởng tượng tới ngày mai hoặc giúp ta hiểu sâu hơn hiện tại. Sách văn học đưa ta vào một thế giới của những tâm hồn con người đủ các thời đại để ta thông cảm với những cuộc đời, chia sẻ những niềm vui, nỗi đau dân tộc và nhân loại. Sách không chỉ giúp mở mang kiến thức mà con đem đến nguồn hạnh phúc,sự thanh thản cho tâm hồn. Chính nhờ có sách mà đôi khi, con người ta khám phá ra sức mạnh của bản thân, tìm ra chân lí thiết thực cho con đường đời của chinh mình, mở rộng thêm tầm hiểu biết về thế giới xung quanh,... Thực tế trong những trang sử nhân loại đã chứng minh được điều đó. Nhiều nhà phát minh, Bác học trên thế giới cũng thành công qua việc tự học, tự mài mò qua sách như Êđixơn, An-be Anh-xtanh,... Hay chính vị lãnh tụ vĩ đại của nước Việt Nam ta- Chủ tịch Hồ Chí Minh qua việc chịu khó đọc sách, đã phát hiện và ứng dụng chủ nghĩa Mác lê-nin vào con đường giải phóng dân tộc, cuối cùng đã thành công, giúp dân ta thoát khỏi cảnh nô lệ. Đó chẳng phải đều là những nhân chứng hùng hồn cho câu nói của M. Go-rơ-ki: :”Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Từ đó ta thấy mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ đưa ta tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất.
Với vai trò lớn lao như thế, ta thấy sách là một vật nhỏ bé nhưng vĩ đại. Thế mà trong xã hội ngày nay, không ít những thành phần lười đọc sách, khinh chê và không tôn trọng sách. Họ không biết rằng sách chứa đựng kiến thức, kiến thức lại bao bọc thành công. Không một ai bước đi trên con đường thành đạt mà không song hành cùng kiến thức. Không có kiến thức, con người sẽ trở nên vô dụng, lạc hậu, thấp kém trong một xã hội hiện đại hóa như bây giờ. Thế giới này sẽ ra sao nếu không có sách, không có kiến thức? Mọi thứ sẽ bước vào một thời kì tăm tối của sự ngu ***. Lúc này chỉ có kiến thức mới là chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa tương lai tốt đẹp, là con đường sống duy nhất của con người.
Sách là cây đèn thần soi sáng cho con người trên những nẻo đường xa xôi nhất và tăm tối nhất của cuộc đời. Vì vậy ta phải yêu sách. Phải chăm chỉ đọc sách mà thực sự hiểu nó, đam mê nó. Tuy nhiên, ta cần chọn lọc ra những kiến thức hữu dụng và đúng đắn- Một cuốn sách tốt mở ra thì gợi niềm hy vọng, khép lại thì đem lại điều hữu ích. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần biến những kiến thức trong sách vở thành thực tế qua thực hành ứng dụng vào thực tiển cuộc sống. Quan trọng là thái độ của chúng ta đối với sách, cần yêu quý, giữ gìn và nâng niu sách như một báu vật.
Quả thật câu nói của M.Go-rơ-ki là một lời khuyên vô cùng chính xác. Sách đúng là kho tàng trí tuệ của nhân loại là giá trị vô giá của loài ngươi. Tuy sách rất quí nhưng không tự đến với con người mà con người phải tìm lấy sách để đọc. Chỉ có việc đọc sách mới đưa con người đến một tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn.
chúc bạn học tốt
Sách là ông thầy, là người bạn vô cùng thân thiết đối với những người hiếu học xưa nay. Biết yêu sách và ham mê đọc sách là một đức tính quý báu cần được rèn luyện và sớm hình thành từ tuổi ấu thơ. Khẳng định giá trị và lợi ích to lớn của sách, văn hào Go-rơ-ki có nói:
"Phải yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống".
Sách là một trong nhũng thành tựu văn minh kì diệu của con người. Từ những quyển sách được viết trên hàng trăm tấm da cừu, được khắc trên hàng nghìn thẻ tre, được in bằng mộc bản đến những cuốn sách in bằng máy in hiện đại như ngày nay, ta dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của loài người qua mấy nghìn năm lịch sử. Tác giả bài "Phương pháp đọc nhanh" (Lịch sử văn hóa tổng hợp 1987-1990) cho biết: "Tính đến nay, trong 500 năm lịch sử của mình, ngành in thế giới đã xuất bản hơn 300 triệu đầu sách, hàng năm cho ra đời 600 triệu trang in". Những con số ấy làm cho ta vô cùng sửng sốt!
Sách là sản phẩm tinh thần của những tài năng. Những nhà văn, những sử gia, những nhà tư tưởng vĩ đại mới có thể sáng tạo nên những tác phám vĩ đại. Kinh Thánh, Kinh Ko-ran, Kinh Phật, cuốn sử thi Ra-ma-ya-na, sách của Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử,...trải qua mấy nghìn năm, đến nay vẫn còn chiếm lĩnh tâm hồn hàng triệu con người trên trái đất. Những tác phẩm như "Sử kí Tư Mã Thiên", "Chiến tranh và Hòa bình", những bộ tiểu thuyết chương hồi như "Tam quốc chí", "Đông Chu liệt quốc",... những công trình của các nhà văn hóa, khoa học được giải thưởng Nô-ben mãi mãi chiếu sáng nền văn minh nhân loại. Hàng ngàn quyển sách Hán - Nôm được tổ tiên ông cha ta để lại là những chứng tích hùng hồn của nền văn hiến Đại Việt rực rỡ, lâu đời. Mọi thứ vật chất có thể mục nát theo thời gian, nhưng tên tuổi và các công trình của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, của Niu-tơn, Anh-xtanh,... sẽ đời đời bất tử.
Sông sâu, nước lớn là do tự nguồn. Sách cũng vậy. Sách là kết tinh trí tuệ của con người. Là nguồn kiến thức bao la và mênh mông. Sách nâng cao kiến thức, mở rộng tầm mắt cho độc giả, dạy ta biết yêu, biết ghét, biết mơ ước,... Còn có loại sách để đọc giải trí, nuôi dưỡng trí tưởng tượng, đem lại niềm vui. Sách là tài liệu để học tập, để tu dưỡng. Cho nên "phải biết yêu sách, biết quý sách" vì "nó là nguồn kiến thức". Người xưa đã nói: "Mỗi quyển sách là một hũ vàng". Lê Quý Đôn, nhà bác học của nước ta trong thế kỉ XVIII là một con người rất thông minh, suốt đời “mắt không rời sách, gối đầu lên sách". Con người có hiếu học mới yêu sách đến thế!
Ở đời, ai cũng muốn giàu có, sang trọng. Ai cũng muốn học rộng, biết nhiều. Nghèo khổ thì bị người ta coi thường. Dốt nát càng bị thiên hạ coi khinh. Tại sao trong xã hội phong kiến Việt Nam, sĩ lại đứng đầu các đẳng cấp: “Sĩ, nông, công, thương"? Nhân tài là nguyên khí quốc gia. Sống trong thời đại tin học, ta mới thấy rõ tri thức, trí tuệ, tài năng là vô giá. Chúng ta càng thêm thấm thìa ý kiến của Go-rơ-ki: "Chỉ có kiến thức mới là con đường sống". Không thể sống trong đói rét, tăm tối, dốt nát. Bởi lẽ "người không có trí ít hiểu biết, chỉ làm đầy tớ cho người ta sai khiến mà thôi" (Mạnh Tử). Muốn biết thêm một, hai ngoại ngữ làm công cụ, muốn có một trình độ khoa học hiện đại, tiên tiến thì phải được đào tạo chuyên sâu, phải dày công học tập, phải biết tự học, tự đọc sách. Và bao giờ cũng vậy: "Rễ của học tập thì đắng; quả của học tập thì ngọt".
"Chỉ có kiến thức mới là con đường sống". Sống trong lao động sáng tạo. Sống để làm chủ thiết bị máy móc. Sống trong ánh sáng văn minh của khoa học kĩ thuật. Con đường sống mà Go-rơ-ki nói đến là con đường sáng tạo, có đời sống vật chất sang trọng, có đời sống tinh thần phong phú, tươi đẹp để làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên.
Gần 700 năm về trước, trong "Quốc âm thi tập", Nguyễn Trãi có viết:
"Nên thợ, nên thầy vì có học,
No ăn, no mặc bởi hay làm".
(Bảo kính cảnh giởi - bài 46)
Yêu sách nhưng không phải là con mọt sách. Đọc sách nhưng không được nô lệ vào sách, mà phải vừa thực sự cầu thị, vừa ý thức được: "Học cho rộng, hỏi cho kĩ, suy nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho sáng suốt, làm việc cho hết lòng" (Trung dung).
Người yêu sách là người biết coi trọng tri thức, rất hiếu học, lúc nào cũng muốn vươn lên thành kẻ sĩ (người trí thức) trong xã hội.
Trên con đường hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tuổi trẻ Việt Nam không chỉ học ở trường, học thầy, học bạn, học trong thực tế cuộc sống, mà còn phải biết đọc sách, sách khoa học, sách kĩ thuật, sách ngoại ngữ, sách văn học,... biết tự học để vũ trang cho mình những kiến thức hiện đại, đem tài năng phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh.
Hãy phấn đấu cho mục tiêu mỗi học sinh có một ngăn sách, mỗi gia đình có một tủ sách, đúng như úc Trai đã nói: "Gia hữu cầm thư nhi bối lạc" (Trong nhà có đàn sách thì con cái vui). Đọc sách phải trở thành niềm vui sáng tạo. Tuổi trẻ chúng ta, ai cũng biết học trong sách, dành mỗi ngày một hai giờ đọc sách.
Hơn bao giờ hết, chúng ta càng thấy rõ câu nói của Go-rơ-ki là một lời khuyên đẹp: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống".
Bài làm
Sách là ông thầy, là người bạn vô cùng thân thiết đối với những người hiếu học xưa nay. Biết yêu sách và ham mê đọc sách là một đức tính quý báu cần được rèn luyện và sớm hình thành từ tuổi ấu thơ. Khẳng định giá trị và lợi ích to lớn của sách, văn hào Go-rơ-ki có nói:
"Phải yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống".
Sách là một trong nhũng thành tựu văn minh kì diệu của con người. Từ những quyển sách được viết trên hàng trăm tấm da cừu, được khắc trên hàng nghìn thẻ tre, được in bằng mộc bản đến những cuốn sách in bằng máy in hiện đại như ngày nay, ta dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của loài người qua mấy nghìn năm lịch sử. Tác giả bài "Phương pháp đọc nhanh" (Lịch sử văn hóa tổng hợp 1987-1990) cho biết: "Tính đến nay, trong 500 năm lịch sử của mình, ngành in thế giới đã xuất bản hơn 300 triệu đầu sách, hàng năm cho ra đời 600 triệu trang in". Những con số ấy làm cho ta vô cùng sửng sốt!
Sách là sản phẩm tinh thần của những tài năng. Những nhà văn, những sử gia, những nhà tư tưởng vĩ đại mới có thể sáng tạo nên những tác phám vĩ đại. Kinh Thánh, Kinh Ko-ran, Kinh Phật, cuốn sử thi Ra-ma-ya-na, sách của Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử,...trải qua mấy nghìn năm, đến nay vẫn còn chiếm lĩnh tâm hồn hàng triệu con người trên trái đất. Những tác phẩm như "Sử kí Tư Mã Thiên", "Chiến tranh và Hòa bình", những bộ tiểu thuyết chương hồi như "Tam quốc chí", "Đông Chu liệt quốc",... những công trình của các nhà văn hóa, khoa học được giải thưởng Nô-ben mãi mãi chiếu sáng nền văn minh nhân loại. Hàng ngàn quyển sách Hán - Nôm được tổ tiên ông cha ta để lại là những chứng tích hùng hồn của nền văn hiến Đại Việt rực rỡ, lâu đời. Mọi thứ vật chất có thể mục nát theo thời gian, nhưng tên tuổi và các công trình của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, của Niu-tơn, Anh-xtanh,... sẽ đời đời bất tử.
Sông sâu, nước lớn là do tự nguồn. Sách cũng vậy. Sách là kết tinh trí tuệ của con người. Là nguồn kiến thức bao la và mênh mông. Sách nâng cao kiến thức, mở rộng tầm mắt cho độc giả, dạy ta biết yêu, biết ghét, biết mơ ước,... Còn có loại sách để đọc giải trí, nuôi dưỡng trí tưởng tượng, đem lại niềm vui. Sách là tài liệu để học tập, để tu dưỡng. Cho nên "phải biết yêu sách, biết quý sách" vì "nó là nguồn kiến thức". Người xưa đã nói: "Mỗi quyển sách là một hũ vàng". Lê Quý Đôn, nhà bác học của nước ta trong thế kỉ XVIII là một con người rất thông minh, suốt đời "mắt không rời sách, gối đầu lên sách". Con người có hiếu học mới yêu sách đến thế!
Ở đời, ai cũng muốn giàu có, sang trọng. Ai cũng muốn học rộng, biết nhiều. Nghèo khổ thì bị người ta coi thường. Dốt nát càng bị thiên hạ coi khinh. Tại sao trong xã hội phong kiến Việt Nam, sĩ lại đứng đầu các đẳng cấp: "Sĩ, nông, công, thương"? Nhân tài là nguyên khí quốc gia. Sống trong thời đại tin học, ta mới thấy rõ tri thức, trí tuệ, tài năng là vô giá. Chúng ta càng thêm thấm thìa ý kiến của Go-rơ-ki: "Chỉ có kiến thức mới là con đường sống". Không thể sống trong đói rét, tăm tối, dốt nát. Bởi lẽ "người không có trí ít hiểu biết, chỉ làm đầy tớ cho người ta sai khiến mà thôi" (Mạnh Tử). Muốn biết thêm một, hai ngoại ngữ làm công cụ, muốn có một trình độ khoa học hiện đại, tiên tiến thì phải được đào tạo chuyên sâu, phải dày công học tập, phải biết tự học, tự đọc sách. Và bao giờ cũng vậy: "Rễ của học tập thì đắng; quả của học tập thì ngọt".
"Chỉ có kiến thức mới là con đường sống". Sống trong lao động sáng tạo. Sống để làm chủ thiết bị máy móc. Sống trong ánh sáng văn minh của khoa học kĩ thuật. Con đường sống mà Go-rơ-ki nói đến là con đường sáng tạo, có đời sống vật chất sang trọng, có đời sống tinh thần phong phú, tươi đẹp để làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên.
Gần 700 năm về trước, trong "Quốc âm thi tập", Nguyễn Trãi có viết:
"Nên thợ, nên thầy vì có học,
No ăn, no mặc bởi hay làm".
(Bảo kính cảnh giởi - bài 46)
Yêu sách nhưng không phải là con mọt sách. Đọc sách nhưng không được nô lệ vào sách, mà phải vừa thực sự cầu thị, vừa ý thức được: "Học cho rộng, hỏi cho kĩ, suy nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho sáng suốt, làm việc cho hết lòng" (Trung dung).
Người yêu sách là người biết coi trọng tri thức, rất hiếu học, lúc nào cũng muốn vươn lên thành kẻ sĩ (người trí thức) trong xã hội.
Trên con đường hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tuổi trẻ Việt Nam không chỉ học ở trường, học thầy, học bạn, học trong thực tế cuộc sống, mà còn phải biết đọc sách, sách khoa học, sách kĩ thuật, sách ngoại ngữ, sách văn học,... biết tự học để vũ trang cho mình những kiến thức hiện đại, đem tài năng phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh.
Hãy phấn đấu cho mục tiêu mỗi học sinh có một ngăn sách, mỗi gia đình có một tủ sách, đúng như úc Trai đã nói: "Gia hữu cầm thư nhi bối lạc" (Trong nhà có đàn sách thì con cái vui). Đọc sách phải trở thành niềm vui sáng tạo. Tuổi trẻ chúng ta, ai cũng biết học trong sách, dành mỗi ngày một hai giờ đọc sách.
Hơn bao giờ hết, chúng ta càng thấy rõ câu nói của Go-rơ-ki là một lời khuyên đẹp: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống".
Sách là ông thầy, là người bạn vô cùng thân thiết đối với những người hiếu học xưa nay. Biết yêu sách và ham mê đọc sách là một đức tính quý báu cần được rèn luyện và sớm hình thành từ tuổi ấu thơ. Khẳng định giá trị và lợi ích to lớn của sách, văn hào Go-rơ-ki có nói:
"Phải yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống".
Sách là một trong nhũng thành tựu văn minh kì diệu của con người. Từ những quyển sách được viết trên hàng trăm tấm da cừu, được khắc trên hàng nghìn thẻ tre, được in bằng mộc bản đến những cuốn sách in bằng máy in hiện đại như ngày nay, ta dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của loài người qua mấy nghìn năm lịch sử. Tác giả bài "Phương pháp đọc nhanh" (Lịch sử văn hóa tổng hợp 1987-1990) cho biết: "Tính đến nay, trong 500 năm lịch sử của mình, ngành in thế giới đã xuất bản hơn 300 triệu đầu sách, hàng năm cho ra đời 600 triệu trang in". Những con số ấy làm cho ta vô cùng sửng sốt!
Sách là sản phẩm tinh thần của những tài năng. Những nhà văn, những sử gia, những nhà tư tưởng vĩ đại mới có thể sáng tạo nên những tác phám vĩ đại. Kinh Thánh, Kinh Ko-ran, Kinh Phật, cuốn sử thi Ra-ma-ya-na, sách của Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử,...trải qua mấy nghìn năm, đến nay vẫn còn chiếm lĩnh tâm hồn hàng triệu con người trên trái đất. Những tác phẩm như "Sử kí Tư Mã Thiên", "Chiến tranh và Hòa bình", những bộ tiểu thuyết chương hồi như "Tam quốc chí", "Đông Chu liệt quốc",... những công trình của các nhà văn hóa, khoa học được giải thưởng Nô-ben mãi mãi chiếu sáng nền văn minh nhân loại. Hàng ngàn quyển sách Hán - Nôm được tổ tiên ông cha ta để lại là những chứng tích hùng hồn của nền văn hiến Đại Việt rực rỡ, lâu đời. Mọi thứ vật chất có thể mục nát theo thời gian, nhưng tên tuổi và các công trình của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, của Niu-tơn, Anh-xtanh,... sẽ đời đời bất tử.
Sông sâu, nước lớn là do tự nguồn. Sách cũng vậy. Sách là kết tinh trí tuệ của con người. Là nguồn kiến thức bao la và mênh mông. Sách nâng cao kiến thức, mở rộng tầm mắt cho độc giả, dạy ta biết yêu, biết ghét, biết mơ ước,... Còn có loại sách để đọc giải trí, nuôi dưỡng trí tưởng tượng, đem lại niềm vui. Sách là tài liệu để học tập, để tu dưỡng. Cho nên "phải biết yêu sách, biết quý sách" vì "nó là nguồn kiến thức". Người xưa đã nói: "Mỗi quyển sách là một hũ vàng". Lê Quý Đôn, nhà bác học của nước ta trong thế kỉ XVIII là một con người rất thông minh, suốt đời “mắt không rời sách, gối đầu lên sách". Con người có hiếu học mới yêu sách đến thế!
Ở đời, ai cũng muốn giàu có, sang trọng. Ai cũng muốn học rộng, biết nhiều. Nghèo khổ thì bị người ta coi thường. Dốt nát càng bị thiên hạ coi khinh. Tại sao trong xã hội phong kiến Việt Nam, sĩ lại đứng đầu các đẳng cấp: “Sĩ, nông, công, thương"? Nhân tài là nguyên khí quốc gia. Sống trong thời đại tin học, ta mới thấy rõ tri thức, trí tuệ, tài năng là vô giá. Chúng ta càng thêm thấm thìa ý kiến của Go-rơ-ki: "Chỉ có kiến thức mới là con đường sống". Không thể sống trong đói rét, tăm tối, dốt nát. Bởi lẽ "người không có trí ít hiểu biết, chỉ làm đầy tớ cho người ta sai khiến mà thôi" (Mạnh Tử). Muốn biết thêm một, hai ngoại ngữ làm công cụ, muốn có một trình độ khoa học hiện đại, tiên tiến thì phải được đào tạo chuyên sâu, phải dày công học tập, phải biết tự học, tự đọc sách. Và bao giờ cũng vậy: "Rễ của học tập thì đắng; quả của học tập thì ngọt".
"Chỉ có kiến thức mới là con đường sống". Sống trong lao động sáng tạo. Sống để làm chủ thiết bị máy móc. Sống trong ánh sáng văn minh của khoa học kĩ thuật. Con đường sống mà Go-rơ-ki nói đến là con đường sáng tạo, có đời sống vật chất sang trọng, có đời sống tinh thần phong phú, tươi đẹp để làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên.
Gần 700 năm về trước, trong "Quốc âm thi tập", Nguyễn Trãi có viết:
"Nên thợ, nên thầy vì có học,
No ăn, no mặc bởi hay làm"
Yêu sách nhưng không phải là con mọt sách. Đọc sách nhưng không được nô lệ vào sách, mà phải vừa thực sự cầu thị, vừa ý thức được: "Học cho rộng, hỏi cho kĩ, suy nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho sáng suốt, làm việc cho hết lòng"
Người yêu sách là người biết coi trọng tri thức, rất hiếu học, lúc nào cũng muốn vươn lên thành kẻ sĩ trong xã hội.
Trên con đường hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tuổi trẻ Việt Nam không chỉ học ở trường, học thầy, học bạn, học trong thực tế cuộc sống, mà còn phải biết đọc sách, sách khoa học, sách kĩ thuật, sách ngoại ngữ, sách văn học,... biết tự học để vũ trang cho mình những kiến thức hiện đại, đem tài năng phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh.
Hãy phấn đấu cho mục tiêu mỗi học sinh có một ngăn sách, mỗi gia đình có một tủ sách, đúng như úc Trai đã nói: "Gia hữu cầm thư nhi bối lạc" (Trong nhà có đàn sách thì con cái vui). Đọc sách phải trở thành niềm vui sáng tạo. Tuổi trẻ chúng ta, ai cũng biết học trong sách, dành mỗi ngày một hai giờ đọc sách.
Hơn bao giờ hết, chúng ta càng thấy rõ câu nói của Go-rơ-ki là một lời khuyên đẹp: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống".
Tham khảo:
Trong xã hội con người điều đáng sợ nhất có lẽ là việc không có được tình yêu thương, sự sẻ chia. Đã có một câu nói khẳng định điều đó "Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương". Bắc Cực là điểm cực Bắc của quả địa cầu, nơi đây có gió rít (tượng thanh) bão bùng, có băng tuyết bao phủ lãnh lẽo (tượng hình) quanh năm, con người khó sinh sống và phát triển. Tình thương là tình cảm yêu thương, sự đồng cảm giữa những con người với nhau. Câu nói trên đã đề cao vai trò của tình thương. Con người sống ở một nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình yêu thương. Cái khắc nghiệt của thiên nhiên cũng không thể nào ngăn cản được tình yêu của con ngươi. Tình thương giúp con người trở nên tốt đpẹ hơn, có thể cảm hóa được trái tim của mõi người. Sẽ thế nào khi con người sống với nhau mà không thương yêu nhau. Tình yêu thương có một sức mạnh vô cùng to lớn, nó có thể sưởi ấm trái tim con người, có thể gắn kết đồng loại với nhau. Con người dường như có thể chống lại với thiên nhiên nhưng không thể cô đọc một mình. Như vậy qua câu nói trên, chúng ta phải khẳng định một điều rằng nơi thiếu vắng tình thương là nơi lạnh nhất. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần sống trao đi và lan tỏa yêu thương.
''cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng'' đâu????
* Tác phẩm Tôi đã học tập như thế nào? (M. Go-rơ-ki):
- Ngôi kể thứ nhất dùng để miêu tả hành trình học tập của bản thân.
- Đặt điểm nhìn vào nhân vật chính - tác giả, kể lại những kinh nghiệm, cảm nhận của mình trong quá trình học tập.
=> Tác giả chia sẻ kinh nghiệm và khuyến khích mọi ngượi tự học, tự đọc.
giải thích Sách lịch sử giống như cỗ máy thần kì giúp chúng ta vượt thời gian quay trở lại quá khứ hào hùng đã qua. Sách địa lí giống như cánh cửa thần kỳ giúp ta vượt thời gian, đưa chúng ta vi vu đến những vùng đất xa xôi, bay đến những vì sao, thám hiểm trong lòng biển
chứng minh Sách không chỉ là người bạn tri âm tri kỉ gắn bó với con người, mà giá trị của nó đối với cuộc sống không bao giờ nguôi đi giá trị, bởi nó đã để lại những điều quý giá nhất cho mỗi chúng ta, chắc hẳn mỗi người khi đọc những tác phẩm có giá trị sẽ không bao giờ quen, và những điều mà họ học được cũng đáng quý tới vô ngần