Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ về thực trạng quá tải trong học tập
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cuộc sống chẳng bao giờ dễ dàng đối với bất kì ai. Bởi thế, muốn thành công nhất định phải biết kiên trì. Bền bỉ, kiên trì là thái độ nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, quyết tâm vượt qua thử thách để theo đuổi mục đích mà mình đã đề ra. Người có tính kiên trì là người không thay đổi ý định, luôn giữ vững ý chí, quyết tâm vượt qua khó khăn, thử thách để làm việc đến cùng, đạt tới mục tiêu cuối cùng.
Không biết đã bao nhiêu lần con người buông tay từ bỏ khi mà chỉ một chút nỗ lực, một chút kiên trì nữa thôi là sẽ đạt được thành công. Trong bất kì công việc gì, giai đoạn cuối cùng là giai đoạn gian nan nhất. Khi đó, khó khăn chồng chất mà sức lực đã hao kiệt nhiều, khiến chúng ta rất dễ bỏ cuộc. Chính lòng kiên trì vực dậy sức sức mạnh, giúp ta đứng vững trước khó khăn khi tất cả đã hoàn toàn sụp đổ. một người có lòng kiên trì nhất định sẽ thành công. Bởi thế, thiếu đi lòng kiên trì thật khó làm nên điều gì lớn lao, thậm chí lf sẽ nhận lấy những thất bại đớn đau.
Để trở nên kiên trì, ngoài việc học tập chăm chỉ cũng cần phải rèn luyện ý chí, sự bền bỉ, tăng cường sức chịu đựng và luôn luôn khao khát thành công. Hãy luôn nhắc mình cố gắng, cố gắng hơn nữa trong công việc và cả trong đời sống. Hãy nhớ rằng, thành công là một hành trình chứ không phải là điểm đến. Thiếu tính kiên trì thật khó đi hết hành trình ấy. Những thành tựu vĩ đại không được gặt hái bằng sức mạnh mà chính bằng lòng kiên tri. Ai biết kiên trì, người đó chắc chắn sẽ thắng lợi.
Thamkhảo
Tham khảo:
Con người không thể thiếu đức tính kiên trì và ý chí nghị lực nếu muốn thành công trong cuộc sống. Câu tục ngữ “Có chí thì nên” mà ông cha ta truyền lại đã khẳng định điều đó. “Chí” là hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, là ý chí, nghị lực và sự kiên trì. “Nên” là sự thành công trong mọi việc. “Có chí thì nên” khẳng định vai trò và ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Nhờ điều đó Khi ta làm bất cứ việc gì, nếu có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công bởi vì tất cả những thành công đều phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài. Nên hôm nay em sẽ kể về tính siêng năng, kiên trì trong học tập của em: Khi thầy cô giảng bài ở trên lớp xong em luôn làm bài tập về nhà và học bài. Điều đó giúp ta mở rộng kiến thức và nâng cao khả năng học tập. Em không luôn làm những điều sai trái, vi phạm nội quy nhà trường vì điều đó là việc thiếu kỉ luật: Luôn trốn học , đi chơi game,...Nên mọi người đừng làm nhé!
Tham khảo nha em:
Đức tính trung thực là một trong những đức tính cần thiết để xây dựng và hoàn thiện nhân cách của con người. Về khái niệm, có thể hiểu tính trung thực là đức tính ngay thẳng, tôn trọng sự thật. Biểu hiện của tính trung thực là hành động, suy nghĩ thật thà, ngay thẳng, luôn nói đúng sự thật, không gian dối, không bao che bất cứ điều gì. Trong học tập, tính trung thực được thể hiện khi chúng ta nghiêm túc học tập, nghiêm túc làm bài, không quay cóp, gian lận trong thi cử, dám nhận khuyết điểm và sửa sai. Bên cạnh đó, trong kinh doanh, việc tôn trọng nguyên tắc kinh doanh, không gian lận, không dối trá khi bán hàng hay khai báo thuế, luôn đảm bảo chất lượng hàng hóa như cam kết cũng là biểu hiện của đức tính trung thực. Đức tính trung thực có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống. Người có đức tính trung thực sẽ nhận được sự tin tưởng, yêu quý từ mọi người xung quanh. Ngược lại, người gian dối, không trung thực sẽ bị mọi người nghi ngờ, ngại tiếp xúc, khinh thường. Vậy làm sao để rèn luyện đức tính trung thực? Trung thực đến từ chính cái tâm của mỗi người, ngày từ nhỏ, ta hãy tập trung thực từ những điều nhỏ nhất, luôn luôn tôn trọng và đứng về sự thật dù trong bất kì hoàn cảnh nào.
TK#
Đức tính trung thực là một trong những đức tính cần thiết để xây dựng và hoàn thiện nhân cách của con người. Về khái niệm, có thể hiểu tính trung thực là đức tính ngay thẳng, tôn trọng sự thật. Biểu hiện của tính trung thực là hành động, suy nghĩ thật thà, ngay thẳng, luôn nói đúng sự thật, không gian dối, không bao che bất cứ điều gì. Trong học tập, tính trung thực được thể hiện khi chúng ta nghiêm túc học tập, nghiêm túc làm bài, không quay cóp, gian lận trong thi cử, dám nhận khuyết điểm và sửa sai. Bên cạnh đó, trong kinh doanh, việc tôn trọng nguyên tắc kinh doanh, không gian lận, không dối trá khi bán hàng hay khai báo thuế, luôn đảm bảo chất lượng hàng hóa như cam kết cũng là biểu hiện của đức tính trung thực. Đức tính trung thực có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống. Người có đức tính trung thực sẽ nhận được sự tin tưởng, yêu quý từ mọi người xung quanh. Ngược lại, người gian dối, không trung thực sẽ bị mọi người nghi ngờ, ngại tiếp xúc, khinh thường. Vậy làm sao để rèn luyện đức tính trung thực? Trung thực đến từ chính cái tâm của mỗi người, ngày từ nhỏ, ta hãy tập trung thực từ những điều nhỏ nhất, luôn luôn tôn trọng và đứng về sự thật dù trong bất kì hoàn cảnh nào.
Trung thực có thể hiểu là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Người có đức tính trung thực là người luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải. Đức tính trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, đức tính trung thực trước tiên là trung thực với chính mình, dám đối diện thẳng thắn, nhận lỗi khi phạm sai lầm, không báo cáo sai sự thật, không tham lam, gian dối, lấy của người khác làm của mình. Có thể thấy, trung thực là đức tính cần thiết, quý báu của mỗi người. Nếu có tính trung thực, nhân cách của mỗi người sẽ dần được hoàn thiện. Bản thân mỗi người sẽ được người khác kính trọng, yêu mến. Điều quan trọng hơn cả là bản thân người có tính trung thực sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng mỗi người. Những người sống chân thật luôn được mọi người yêu thương, quý mến. Còn khi chúng ta sống giả tạo, tạm bợ, sống phụ thuộc vào người khác sẽ bị người ta chi phối, sai khiến, phải làm những việc không muốn, khiến mình trở nên xa lạ, đơn độc. Thực tế ngày nay, vì danh và lợi mà có rất nhiều người chọn cách sống bên trong một đằng bên ngoài một nẻo”, họ nghĩ thế này nhưng họ lại làm trái ngược, dần dần họ đánh mất chính bản thân mình. Với cách sống sai lệch đáng phê phán như thế, ngày qua ngày họ dần xa cách người thân bạn bè. Vì vậy, chúng ta phải dũng cảm đấu tranh để được sống trung thực, được là chính mình một cách “toàn vẹn”.
TK#
Trên đời này, không phải ai cũng tốt đến mức hoàn hả cả, xen lẫn vào điều đó là lỗi lầm mà hầu như mọi người đều mắc phải. đó là sự gian dối, thiều trung thực.
Vậy trung thực là gì? Trung thực là một đức tính quý báu mà bất cứ ai cũng đều mong muốn có cho mình. Đó là lối sống ngay thẳng, không bao giờ nói sai sự thật, và rất cần thiết đối với chúng ta. Trung thực được thể hiện ở rất nhiều mặt của cuộc sống. Đó là trong lớp học, khi một bạn làm vỡ bình hoa, cô giáo hỏi thì ta phải mạnh dạn nhận lỗi mình là người đã gây ra. Đó chính là trung thực. Trong các giờ kiểm tra, thi cử, ta không quay cóp hay hỏi bài bạn bè. Làm bài bằng chính khả năng thực sự của mình. Đó chính là trung thực. Trung thực còn giúp cho chúng ta rất nhiều điều khác trong cuộc sống nữa. Nó giúp ta có được sự tin tưởng, tin yêu của người khác. Trong công việc làm ăn, nếu chúng ta làm ăn trung thực với nhau, không gian dối thì cả hai bên đều có lợi.
Nói như vậy không có nghĩa là không có những con người gian dối, không trung thực. Những người không trung thực là những người xấu, dễ gây mất niềm tin đối với người xung quanh, khiến ai cũng phải dè chừng. Nói một đằng làm một nẻo. Trong các giờ kiểm tra, làm bài thi thì chỉ mong muốn quay cóp, hỏi bài bạn bè nhằm đối phó với thầy cô, cha mẹ. Trong cuộc sống hằng ngày, khi vi phạm lỗi lầm gì thì cố gắng kiếm cớ, nói dối sao cho mình thoát khỏi tội. đó là những hành vi của kẻ không trung thực. Người không trung thực là người không tốt. Ta cần phải tránh xa những con người này.
Tóm lại, trung thực là một đức tính tốt, cao quý rất đáng để cho chúng ta noi theo. Là một đức tính chúng ta noi theo. Là một đức tính chúng ta nên ủng hộ và làm theo, cần phải học hỏi và tích lũy nhiều hơn. Tôi sẽ học tập theo đức tính này vì nó sẽ giúp ta có được sự tin tưởng, tin yêu của mọi người đối với mình.
Tình thương là một trong những giá trị tinh thần, tình cảm tốt đẹp của con người và được thể hiện qua việc biết quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ người khác vượt qua những khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống.Và đặc biệt trong dịch Co-vid 19 thì tình thương còn được thể hiện roc nét hơn.Tình yêu thương của mọi người, của toàn dân Việt nam đem lại hạnh phúc cho những người bị nhiễm.Tình yêu thương đó đã giúp con người Việt Nam ta tránh xa lối sống vô cảm, thờ ơ, vị kỉ.Tuy nhiên, vẫn còn vài kẻ vô tâm, thờ ơ, không quan tâm đến người khác, ta cần phải phê phán. Vậy, chúng ta phải biết biến tình thương của mình thành những việc làm trân trọng nhất, gửi gắm đến những người dân vùng dịch. Và việc chúng ta làm theo những việc làm để phòng dịch, cũng là biểu hiện của tình thương. Tình thương là truyền thống quý báu của dân tộc ta, kể cả từ thời chiến đến thời bình, và cả trong thời kì dịch bệnh hoành hành, hãy biết giữ lấy phẩm chất tốt đẹp này.
Hãy cùng nhau đẩy lùi dịch Co-vid 19!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
1. Giải thích hiện tượng lười học ở học sinh:
- Không có tinh thần học tập
- Chán nản trong học tập
- Mơ màng đến những thứ khác khi đến trường
- Đến trường thì không tập trung
- Về nhà không chịu học
2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lười học ở học sinh hiện nay:
- Do cá nhân học sinh: lười nhác học tập, bị lôi kéo, nghiện game, học tập đua đòi theo bạn bè, không có mục dích phấn đấu, không có ước mơ,….
- Gai đình: cha mẹ không yêu thương chăm sóc con cái, tạo áp lực cho con trong học tập làm con chán nản, chưa có sự quan tâm đến con cái,….
- Nhà trường: thầy cô giáo chưa tạo được sự hứng thú trong học tập đối với học sinh, có nhiều cách dạy bảo thủ, chương trình học nặng nề, áp lực thành tích,….
- Xã hội: hòa nhịp với sự phát triển của xã hôi tiếp thu nền văn hóa không tốt của thế hệ học sinh, mê thế giới ảo,….
3. Thực trạng của học sinh lười học hiện nay:
- Tỷ lệ học sinh bỏ học, trốn tiết ngày càng nhiều
- Có nhiều học sinh bỏ học, bị dụ dỗ vào tệ nạn xã hội ngày càng phổ biến
- Thành tích học tập ngày càng giảm
4. Biện pháp tránh hiện tượng lười học ở học sinh:
- Cá nhân học sinh phải hiểu rõ trách nhiệm của mình, có niềm say mê học tập, không bị dụ dỗ bởi các trò chơi vô bổ
- Gia đình quan tâm và chăm sóc con em nhiều lơn
- Nhà trường chú ý tới học sinh, đưa các chương trình giảng dạy độc đáo và thú vị để gây hứng thú cho học sinh
Bạn tham khảo nhé:
Trong cuộc sống, không phải lúc nào con đường đi đến thành công cũng bằng phẳng, đôi khi chúng ta còn gặp phải thất bại, không thể đứng dậy đi tiếp. Nhưng có lòng quyết tâm, ta sẽ vượt qua tất cả. Vậy thế nào là sự quyết tâm? Đó là ý chí nghị lực, là lòng gan dã, dũng cảm quyết chí hoàn thành một mục tiêu, kế hoạch nào đó. Người quyết tâm luôn đạt được thành công. Thực tế trong cuộc sống cho ta thấy rất nhiều tấm gương sở hữu đức tính cao đẹp này. Tiêu biểu như nhà bác học Ê - đi - sơn, để phát minh ra đèn điện, ông đã phải trải qua biết bao đớn đau, thất bại. Ấy thế mà ông không nản lòng, quyết chí sáng tạo, phát minh. Thật vậy, lòng quyết tâm chính là một trong những phẩm chất cần có ở mỗi con người. Hơn hết, nó còn là thước đo cốt cách của con người. Chưa dừng lại ở đó, có lòng quyết tâm, ta sẽ chinh phục được nhiều con đường mới, vượt qua được bão dông của cuộc đời. Qua đây, mỗi chúng ta hãy không ngừng cố gắng, nỗ lực, quyết tâm bản lĩnh vươn tới những giá trị tốt đẹp, cống hiến nhiều thành tích cao, góp phần nâng cao vị thế của nước nhà trên trường quốc tế.
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ nghị luận về hiện tượng kì thị người vùng dịch trong thời điểm covid-19
“Từ giờ phút này trở đi, người dân có bằng chứng, hình ảnh bất kỳ nhà thuốc nào tăng giá bán... Bộ Y tế rút giấy phép ngay lập tức cửa hiệu đó, đây là vấn đề kỷ cương và đạo đức" - Phó thủ tướng cho biết. Hiện nay nhu cầu về trang thiết bị phòng dịch, đặc biệt là khẩu trang y tế, nước sát khuẩn vẫn tăng cao là thời điểm, hàng hóa bị thổi giá gấp cả chục lần. Như lời Phó thủ tướng đây là vấn đề kỷ cương và đạo đức, nó còn liên quan đến sức khỏe của con người do đó cần ngăn chặn và có biện pháp phòng ngừa ngay. Những hành động ấy được bắt nguồn từ sự thiếu ý thức, thiếu đạo đức chỉ vì lợi ích cá nhân sẵn sàng trục lợi trên khó khăn của người khác, làm tha hóa đạo đức và ảnh hưởng đến xã hội. Với sự vào cuộc mạnh tay của nhà lãnh đạo, cơ quan chức năng, theo thông tin có được từ Zing.vn, ngày 13/2 Công ty TNHH Đầu tư phát triển Thủy Tiên bị Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk xử phạt 50 triệu đồng vì tăng giá bán khẩu trang y tế gấp 3 lần trong mùa dịch hay theo báo Thanh Niên có tới 85 cửa hàng trong một ngày bị xử phạt do tăng giá và bán sản phẩm kém chất lượng. Để ngăn ngừa tình trạng này, người dân cần ý thức được việc sử dụng khẩu trang và nước sát khuẩn hợp lí, gặp các trường hợp nâng giá cần báo ngay cho cơ quan chức năng để xử lý. Vì một Việt Nam vững mạnh.
Chúc bạn học tốt
tham khảo cách làm
Các bước trong cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
Bước 1: Xác định dạng đề trong cách viết đoạn văn nghị luận xã hội
Dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lí
Dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lí thường đưa ra những yêu cầu bàn luận về: câu nói, quan điểm sống hay phẩm chất, đức tính của con người.
Ví dụ một số đề về tư tưởng đạo lí:
Ra đề thông qua một câu nói: Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ”. Ý kiến của anh/chị về câu nói trên.
Đề văn về phẩm chất, đức tính: Suy nghĩ của anh/chị về đức tính trung thực.
Dạng đề nghị luận về hiện tượng đời sống
Dạng đề nghị luận về hiện tượng đời sống là những vấn đề, sự việc, hiện tượng có đã xảy ra và đang xảy ra trong cuộc sống của con người.
Một số đề ví dụ về hiện tượng đời sống như:
Trình bày suy nghĩ về vấn đề sử dụng ngôn ngữ giao tiếp của học sinh hiện nay.
Anh/chị có suy nghĩ gì về trách nhiệm của tuổi trẻ học đường để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông?
Nhận xét: Mỗi một vấn đề được đưa ra có thể là đạo lí, hiện tượng tích cực, nhưng cũng có thể là hiện tượng tiêu cực, tư tưởng phản nhân văn. Trước mỗi vấn đề người viết cũng cần xác định đúng tính chất, đặc điểm của nó để có thể thể hiện quan điểm đồng tình hay không đồng tình một cách rõ ràng. Ví dụ một số vấn đề tích cực hay tiêu cực có thể được đưa ra như:
Đạo lí, tư tưởng:
Đạo lí, tư tưởng tích cực: lòng dũng cảm, khoan dung, ý chí, nghị lực.
Tư tưởng phản nhân văn: thù hận, ích kỷ, đố kỵ, dối trá.
Tư tưởng có tính hai mặt: sự chờ đợi.
Hiện tượng đời sống:
Tích cực: tiếp sức mùa thu, hiến máu nhân đạo.
Tiêu cực: bạo lực học đường, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông.
Có cả tích cực và tiêu cực: sử dụng mạng xã hội, thiết bị điện tử.
Bước 2: Xác định yêu cầu trọng tâm của đề ở cách viết đoạn văn nghị luận
Như đã đề cập trong phần trên, khi đưa ra yêu cầu viết đoạn văn thì đề được ra sẽ không làm khó người viết trình bày hết những nội dung cần viết trong như một bài văn nghị luận. Mỗi đề thi thường sẽ có một yêu cầu cụ thể về việc người viết cần tập trung vào phần viết nào của vấn đề nghị luận. Chẳng hạn, trong đề thi Ngữ văn trong kì thi THPT Quốc gia năm 2017 có yêu cầu câu viết đoạn văn như sau: Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thấu cảm trong cuộc sống.
Như vậy, trong đề văn trên, yêu cầu trọng tâm là nêu ý nghĩa của sự thấu cảm, tức là trong bài viết, người viết cần xoáy sâu vào những giá trị tốt đẹp, tích cực hay tác dụng, giá trị mà đức tính ấy mang lại cho cuộc sống con người. Trong tiếng Anh, khi chúng ta nêu ra các ý nghĩa như yêu cầu thì tức là đang trả lời cho câu hỏi “What” (Sự thấu cảm mang lại ý nghĩa gì?).
Với chủ đề được ra là sự thấu cảm, nhưng đề cũng có thể được ra dưới dạng như sau: Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về điều bản thân cần làm để thể hiện sự thấu cảm trong cuộc sống.
Với câu hỏi “điều bản thân cần làm” thì đề đang hướng người đọc đến việc trình bày giải pháp. Lúc này, người viết sẽ tập trung trình bày những việc làm có thể thực hiện thay vì đi sâu phân tích ý nghĩa của sự thấu cảm như đề thi 2017. Như vậy, khi nêu ra giải pháp, chúng ta đang thực hiện yêu cầu đề dựa vào câu hỏi “How” (Điều bản thân cần làm thế nào để thể hiện sự thấu cảm?).
Như vậy, với bất kì một đề thi nào được ra, để xác định đúng yêu cầu đề, người viết cần tìm được từ chìa khóa xuất hiện trong đề. Chẳng hạn như:
Giải thích, nêu nguyên nhân: tại sao, do đâu, trình bày nguyên nhân, trình bày cách hiểu, giải thích…
Nêu ý kiến cá nhân: đồng tình hay không đồng tình, nêu suy nghĩ cá nhân, trình bày ý kiến bản thân…
Bàn nội dung: nêu ý nghĩa, nêu giá trị…
Đưa giải pháp: làm thế nào, làm sao, điều cần làm…
Mỗi từ chìa khóa sẽ là một gợi ý để học sinh có định hướng đúng và viết tốt phần đoạn văn.
Bước 3: Tìm ý cho đoạn văn trong cách viết đoạn văn nghị luận xã hội
Sau khi xác định được trọng tâm cần viết trong đoạn, chúng ta có thể lên ý tưởng về những điều cần viết xoay quanh vấn đề cần viết. Bước này cần được thực hiện trên giấy nháp để khi người viết không bị quên và bỏ sót những điều đã suy nghĩ trong đầu. Đồng thời, khi xác định những ý cần viết, người viết cũng nên dảnh chút thời gian để suy nghĩ về những dẫn chứng để minh họa cho phần lí lẽ của mình. Cách đơn giản để có thể tìm được ý cho phần viết là thử tự đặt và trả lời các câu hỏi, chẳng hạn như:
Vấn đề đặt ra được hiểu như thế nào?.
Tại sao lại cần có/ không nên có có vấn đề đó trong cuộc sống?.
Vấn đề đặt ra cần được đồng tình/ phản đối hay có chỗ đồng tình, có chỗ phản đối?.
Vấn đề có những biểu hiện như thế nào trong cuộc sống?.
Cần phải làm những gì để ngăn chặn/ phát huy vấn đề trên?.