K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Trước cách mạng tháng Tám, người nông dân chịu rất nhiều những bất công, chà đạp, sống trong cảnh một cổ hai tròng bị đọa đầy, khó khăn. Nhưng mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, người nông dân trước cách mạng tháng Tám vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Trích Tắt đèn- Ngô Tất Tố) và truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, ta thấy rõ điều đó.

Trước cách mạng tháng Tám, số phận của những người nông dân thấp cổ bé họng gần như rơi vào tuyệt vọng bởi sự chà đạp bất công của những tên “cai trị” hống hách, ngang ngược, lộng hành, vô nhân tính thêm vào đó là một xã hội tù đọng, đẩy tình cảnh của những người ngông dân nghèo rơi vào bế tắc. Đó là bế tắc đến mức phải bán chó, bán cả con để đủ nộp tiền sưu cho một người đã chết của gia đình chị Dậu, đó là bế tắc phải bán con chó mình yêu quý vì hoàn cảnh túng quẫn. Thế nhưng, những người nông dân ấy không vì hoàn cảnh trớ trêu mà cho phép bản thân mình mất đi những phẩm chất đáng quý vốn có của mình.

Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, vợ chồng chị Dậu phải chịu nhiều những chèn ép bất công của quan lại, chính quyền khi mà không có tiền đóng thuế thân cho người em chồng đã mất từ năm ngoái. Cuộc sống hai vợ chồng chị đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn bao giờ hết bởi gia đình đông con lại mất mùa, tiền ăn còn không đủ lại còn chịu đủ mọi thứ thuế trên đời. Chồng chị thì bị đánh đập, bắt bớ khiến cho sức khỏe hao mòn, trên đôi vai nhỏ bé của chị phải gánh không biết bao nhiêu gánh nặng. Thế nhưng, sự dịu dàng, đảm đang của một người phụ nữ trong gia đình không hề mất đi mà còn sáng hơn bao giờ hết. Tình yêu thương chồng của chị thể hiện qua cách mà chị chăm chồng ốm, sự ân cần, dịu dàng chăm lo, lo lắng cho bệnh tình của chồng. Dù là khi tình cảnh gia đình đang rất khó khăn, sự ân cần mà chị dành cho chồng vẫn đầy tràn như vậy, dành tất cả những gì tốt nhất cho chồng, cho con. Thậm chí, khi cai lệ muốn trói anh Dậu trong lúc mà anh đang ốm đang, chị không màng mà chống đối lại cai lệ để bảo vệ chồng.

Còn trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, gia cảnh Lão Hạc cũng rơi vào bế tắc khi mất mùa liên miên, sức khỏe lão lại yếu không thể đi làm công như trước mà lão lại không muốn ăn vào mảnh vườn mà lão để lại cho con. Lão bán đi con chó mà cậu con trai mua cho, con chó chính là người bạn duy nhất của lão và lão sống trong hoàn cảnh thiếu thốn chỉ để giữ vườn cho con. Một ngày, lão xin Binh Tư- người làm nghề ăn trộm trong làng ít bả chó, biết chuyện, ông Giáo cứ nghĩ lão đã biến chất nhưng không phải như vậy, dù trong hoàn cảnh như vậy, lão Hạc vẫn giữ cho mình phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình. Lão xin bả chó không phải là để làm chuyện xấu mà chính là để kết liễu cuộc sống của mình, để không phải phạm phải tội lỗi, để chết đi trong sạch còn hơn là sống mà biến chất. Dù trong hoàn cảnh túng quẫn như vậy mà Lão Hạc vẫn giữ được thiên lương của mình cho dù là Lão phải trả giá bằng cái chết.

Không chỉ có chị Dậu, lão Hạc mà tất cả những người nông dân nói chung trước cách mạng tháng Tám mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, nhưng vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình.

Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố) và truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, ta trân trọng biết mấy những người nông dân mang những phẩm chất tốt đẹp dù trong bất kì hoàn cảnh nào đồng thời cũng xót xa cho số phận đau khổ của họ.

4 tháng 12 2021

họ có lòng tự trọng và yêu thương con cái rất đáng quý

4 tháng 12 2021

Nêu lên cuộc sống áp bức của nông dân thời xưa

22 tháng 4 2020

Tham khảo!
Dàn ý:

1. MB:

- Người nông dân là đề tài quen thuộc trong văn học Việt Nam trước cách mạng, nói về người nông dân có ý kiến cho rằng: "Người nông dân tuy nghèo khổ, lam lũ, ít học nhưng không ít tấm lòng".

- Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao là nhân vật hội tụ đầy đủ những đặc điểm trên

2. TB:

- Người nông dân nghèo khổ, lam lũ ít học:

+ Lão Hạc là một lão nông bần hàn, gia đình lão chẳng có của cải gì nhiều nên không thể cưới vợ cho con trai khiến con lão phải bỏ đi làm đồn điền cao su

+ Lão Hạc là một người lam lũ: dù sức khỏe già yếu nhưng ông vẫn đi làm thuê cho người khác để kiếm ăn. Khi không đủ sức khỏe đi làm thuê thì lão lại tiếp tục tìm những đồ ăn có sẵn bên ngoài như sung, rau dại,... để sống qua ngày

- Tuy vậy nhưng lại là một người không ít tấm lòng:

+ Lòng yêu thương con vô bờ: khi con trai bỏ đi đồn điền cao su, lão lúc nào cũng lo lắng cho con và trông mong tin con mà chẳng thấy. Lão buồn và tự trách vì mình không có tiền nên con mới phải tha hương cầu thực. Dù lão không có tiền nhưng nhất quyết không bán đi mảnh vườn bởi đó là mảnh đất lão dành cho con để cưới vợ

+ Là một người yêu thương động vật: Vơi lão Hạc, cậu Vàng không chỉ là vật nuôi trong nhà mà còn là một người bạn thân thiết. Lão ăn gì thì cậu Vàng được ăn đấy, lão chửi yêu cậu Vàng nhưng rồi lại xoa đầu âu yếm. Đặc biệt khi bán đi cậu Vàng, lão đau khổ dằn vặt, tự trách. Lão trách bản thân mình độc ác già đầu rồi còn đi lừa một con chó, lão khóc hu hu như một đứa con nít

+ Bên cạnh đó lão Hạc còn là một người giàu lòng tự trọng: Khi không có gì để ăn nhưng lão Hjac nhất quyết không nhận sự giúp đỡ của ông Giáo mà tự mình đi tìm nhừn rau củ dại ăn sống qua ngày. Khi biết mình không thể tiếp tục sống được nữa, lão Hạc mang tiền sang gửi ông Giáo để lo ma chay cho mình. Khi cùng đường không còn kiếm được cái gì để ăn cũng không thể làm thuê được nữa, lão đã ăn bả chó tự tử để kết liễu cuộc đời mình.

3. KB:

- Như vậy qua tác phẩm "Lão hạc" của Nam Cao ta thấy hiện lên hình ảnh người ông dân tuy nghèo khổ lam lũ, thất học nhưng tràn đầy tình thương.

22 tháng 4 2020

Bài làm tham khảo!
Có nhà văn nào đó từng nói rằng: văn chương chân chính dù nói về cái xấu, cái ác vẫn phải hướng về cái đẹp, cái thiện, đó là thanh nam châm thu hút mọi thế hệ. Vâng, phải chăng cái xấu cái ác hay cũng chính là cái khổ đau, bất hạnh và cái đẹp cái thiện chính là niềm tin tưởng của nhà văn hướng nguời đọc tin vào vẻ đẹp của nhân vật, để giúp người đọc một bải học về nhân cách. Và, Qua Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc, chứng minh rằng: Mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, người nông dân trước cách mạng tháng 8 vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình. Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm chính là con người. bởi vậy nên, vấn đề chung về con người đã là mẫu số chung, là mảnh đất muôn thuở của thi nhân muôn đời. Nhưng, qua mỗi trang văn nhà văn chân chính phải mang đến một phát minh về hình thức, một khám phá mới về nội dung. Đó là đòi hỏi của nghệ thuật, không chấp nhận sự lặp lại người khác và lặp lại chính mình. Đó là cách duy nhất để anh tồn tại trong sân chơi nghệ thuật. cũng chính vì hiểu được điều ấy mà đến với đề tài người nông dân, một đề tài quen thuộc mà thi nhân muôn đời đã đi mòn đứt cỏ thì cả Ngô Tất Tố và Nam Cao đều có những khám phá riêng của mình, chính vì vậy số phận người nông dân đã được khắc họa sinh động, đa chiều và sâu sắc. Nếu như trong trang văn của Ngô Tất Tố, người nông dân phải chịu nỗi khổ về sưu cao, thuế nặng, hà hiếp áp bức, ngay cả người chết rồi mà vẫn phải nộp sưu thuế. Thật là vô lí. Thì trong trang văn của Nam Cao người nông dân được nhìn trong bi kịch bị tha hóa về nhân cách, phải chịu đựng sự giằng xé dữ dội về cái đói và miếng ăn. Hoặc là chấp nhận sống nhưng bị tha hóa vì miếng ăn, hoặc là chết để bảo toàn nhân phẩm, lão Hạc là một ví dụ điển hình. Song chính việc soi chiếu và nhìn nhận riêng của mỗi nhà văn như thế đã giúp người đọc nhìn nhận được bản chất và vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam. Nhưng dù là Lão Hạc hay chị Dậu thì ở cả hai nhân vật ấy, nhà văn đều cho chúng ta thấy được rằng dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh nhưng người nông dân trước cách mạng tháng Tám vẫn giữ trọn nhân phẩm của mình. Chị Dậu của Ngô Tất Tố, một người phụ nữ mộc mạc, lương thiện, hết mực yêu thương chồng và con, hi sinh không quản vì sự sống của chồng mình. Có lúc vì túng quẫn quá mà chị phải bán chó, bán con nhưng tuyệt đối đó không phải là hành động vô nhân tính mà là hành động của một người phụ nữ sắc sảo, bản lĩnh và mạnh mẽ đến kiệt cùng, dù đớn đau đến cắt từng khúc ruột khi phải bán con vẫn một mực chịu đựng vì nghĩ về sự sống của chồng. ngay cả khi bán chó, gia đình cái con sinh vật Nghị Quế chồng, Nghị Quế vợ có ăn bớt, làm điêu thì cũng chỉ hạ một câu: lão Nghĩ giàu đến thế mà còn...Không một chút phản kháng, cũng không nói bất kì một lời lẽ tục tĩu nào. Ngay cả khi lên huyện. Sống trong môi trường khác chị vẫn một mực nghĩ về chồng, về con, không bị lây nhiễm thói xấu. Khi thấy cai lệ hành hạ chồng, chị đã vùng lên mạnh mẽ, chị đã bước ra khỏi nỗi sợ của bản thân để chiến đấu, đánh bật hai tên cai lệ lực lưỡng. Chị không chịu khuất phục, Và chính với điều này, Ngô Tất Tố như đã xui người nông dân nổi loạn. Đó chính là phẩm chất cao đẹp mà Ngô Tất Tố đã luôn tin tưởng vào người nông dân trước cách mạng. Với Nam Cao, ông luôn nhìn đời bằng con mắt tình thương. Chính vì quan niệm ấy mà những trang văn của Nam Cao luôn đặt nhân vật của mình trong tình thế cheo leo giữa nhân tính và thú tính, giữa say và tỉnh, giữa sự sống và cái chết. Nhưng đến cuối cùng Nam Cao vẫn cho thấy sự tin tưởng của mình vào phẩm chất lương thiện của người nông dân. Với lão Hạc, một người cha giàu lòng yêu thương con, có lòng tự trọng cao và đặc biệt là một người ân nghĩa, lão nghĩa tình với cả con vật của mình. Khi đã tuổi già sức yếu, không làm gì để kiếm ăn được, lão chẳng dám đụng vào số tiền bán vườn của con, chỉ dám ăn sung luộc. Để rồi lão có thể chọn sống bằng cách bán mảnh vườn đi, nhưng không lão đã tìm đến cái chết, một cái chết đau đớn, tức tưởi thậm chí nhục nhã bằng bả chó. Nhưng chính cái chết ấy khẳng định được nhân cách thanh cao của lão, khẳng định được tính người trong con người của lão Hạc-một người nông dân bần cùng nhưng không bần nghĩa bần tình. Cái chết của Lão đã cho thấy niềm tin của Nam Cao vào vẻ đẹp của người nông dân lương thiện, dù đau đớn, bất hạnh nhưng vẫn giữ trọn phẩm chất tốt đẹp của mình. Vậy là chỉ qua hai tác phẩm ngắn, nhưng Nam Cao và Ngô Tất Tố đã cho thấy vẻ đẹp của người nông dân trong những trang viết của mình. Đó chính là tinh thần nhân đạo của các nhà văn hiện thực, song ở thời điểm bấy giờ, vì chưa có ánh sáng của cách mạng vậy nên họ vẫn rơi vào bi kịch,bế tắc, đó cũng là một hạn chế mà ta cần xem xét. 

Nam Cao là một nhà văn lớn của người nông dân Việt Nam, đặc biệt là người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945. Ông vẫn cảm nhận được những vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn của họ trước bờ vực của cái đói, cái nghèo.// Truyện ngắn "Lão Hạc" của nhà văn là một tác phẩm như thế.// Nhân vật chính của tác phẩm - nhân vật lão Hạc - dù có một hoàn cảnh bất hạnh, đau đớn nhưng lão vẫn giữ được tình...
Đọc tiếp

Nam Cao là một nhà văn lớn của người nông dân Việt Nam, đặc biệt là người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945. Ông vẫn cảm nhận được những vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn của họ trước bờ vực của cái đói, cái nghèo.// Truyện ngắn "Lão Hạc" của nhà văn là một tác phẩm như thế.// Nhân vật chính của tác phẩm - nhân vật lão Hạc - dù có một hoàn cảnh bất hạnh, đau đớn nhưng lão vẫn giữ được tình yêu thương đối với những người thân yêu và đặc biệt là một lòng tự trọng cao cả. Qua nhân vật này, nhà văn đã thể hiện tư tưởng nhân đạo tiến bộ và sâu sắc.

           (1)Lão Hạc cũng như bao người nông dân Việt Nam khác phải đối mặt với cái nghèo, cái đói của cuộc sống cơ cực, tăm tối trước Cách mạng. Nhưng lão còn có những hoàn cảnh riêng vô cùng bất hạnh. Vợ lão chết sớm. Con trai lão phẫn chí vì nghèo không lấy được người mình yêu nên bỏ đi đồn điền cao su. Lão chỉ có con Vàng là kỷ vật của con để làm bạn. Vậy là cùng một lúc lão phải đối mặt với bao đau khổ: cái đói, sự cô đơn và tuổi già với ôm đau, bệnh tật. Rồi cuộc đời cực khổ, dồn lão đến mức hết đường sinh sống. Lão phải dứt ruột bán đi con chó Vàng mà lão yêu thương nhất. Lão bán con chó trong niềm khổ đau tột cùng: "Mặt co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít", "lão hu hu khóc",...Ban đầu là "luôn mấy hôm lão chỉ ăn khoai", "khoai cũng hết, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc". Rồi đến mức chẳng còn gì để ăn, để sống. Rồi điều gì đến sẽ phải đến. Không còn đường sinh sống, lão Hạc chỉ còn đường chết. Và đó là một cái chết thật đau đớn, thật tủi nhục: chết "nhờ" ăn bả chó tự tử...! Cái chết của lão dữ dội vô cùng: lão sùi bọt mép, lão co giật phải hai người đàn ông lực lưỡng đè lên... Cái chết ấy khiến người đọc liên tưởng đến cái chết của con chó Vàng để rồi rùng mình nhận ra rằng cái chết của lão đâu khác gì cái chết của một con chó.

Đói nghèo như thế, khổ đau như thế nhưng lão không vì vậy mà tha hóa về nhân phẩm. Binh Tư đã tưởng lão xin bả chó để ăn trộm. Ông giáo cũng nghi ngờ lão. Nhưng không, Lão Hạc vẫn giữ được vẹn nguyên tâm hồn dào dạt yêu thương đáng quý, đáng trọng của người nông dân và cả sự tự trọng cao đẹp của mình.

 (2)Lão yêu thương con rất mực. Văn học Việt Nam đã có những "Cha con nghĩa nặng" của Hồ Biểu Chánh, "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng,... ngợi ca tình phụ tử. Và trong đó cũng cần nhắc đến "Lão Hạc" của Nam Cao. Vì thương con, lão chấp nhận đối mặt với cô đơn, với tuổi già để con ra đi cho thỏa chí. Con đi rồi, lão dồn cả yêu thương vào con chó Vàng. Đừng nghĩ đơn giản rằng lão cưng chiều "cậu" Vàng vì đó là con chó khôn, chó đẹp. Điều quan trọng nhất khiến lão yêu quý con Vàng đến mức chia với nó từng cái ăn, cho nó ăn vào bát như người, rồi đến lúc nó chết lão quằn quại, đau đớn,... là bởi con chó là kỉ vật duy nhất mà con trai lão để lại. Nhìn con chó, lão tưởng như được thấy con mình.Không chỉ vậy, lão thương con đến độ chấp nhận cái đói, rồi cả cái chết chứ không chịu bán đi mảnh vườn của con. Nếu lão bán mảnh vườn, ắt lão sẽ đủ ăn tiêu để vượt qua thời khốn khó. Nhưng lão lại lo khi con trai về không có đất sinh sống làm ăn. Vậy là lão đã nhận lấy cái chết rồi nhờ ông giáo giữ đất cho con. Chao ôi! Tình yêu thương con của lão thật cảm động biết mấy!

(3)Yêu thương những người thân yêu ruột thịt, lão Hạc còn là một người sống đầy tự trọng trước cuộc đời nhiều cám dỗ và tội lỗi. Vào hoàn cảnh như lão, người ta đã có thể ăn trộm, ăn cắp hay thậm chí ăn bám vào người khác (như Binh Tư chẳng hạn, hay người đàn bà trong "Một bữa no" của Nam Cao..) nhưng lão Hạc thì không. Với sự giúp đỡ của ông giáo (mà cũng có gì đâu, đó chỉ là củ khoai, củ sắn) lão "từ chối gần như hách dịch" khiến ông giáo nhiều khi cũng chạnh lòng. Binh Tư ngỡ rằng lão xin bả để ăn trộm chó "lão cũng ra phết đấy chứ chẳng vừa đâu". Đến lượt ông giáo cũng nghi ngờ: "con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn". Nhưng cuối cùng tất cả đều ngỡ ngàng, sửng sốt trước cái chết đột ngột của lão. Hay còn cách khác: lão có thể bán quách mảnh vườn đi. Nhưng lão lại nghĩ rằng đó là mảnh vườn của con lão. Và lão đã thà chết chứ không ăn của con! Lòng tự trọng của lão Hạc rực sáng nhất ngay khi thân xác lão đau đớn nhất. Lão đã chọn cái chết, một cái chết khốc liệt để tâm hồn mình được trong sạch, được trọn vẹn tình nghĩa với tất thảy mọi người - kể cả với con chó Vàng tội nghiệp. Nhưng còn một chi tiết khác cũng cảm động vô cùng. Lão đã tính toán để ngay cả khi chết đi rồi cũng không làm phiền đến mọi người: lão đã gửi ông giáo mấy chục đồng bạc, định khi mình nằm xuống thì nhờ ông giáo lo liệu ma chay khỏi làm phiền hàng xóm! Hỡi ôi lão Hạc!

(4)Xây dựng nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã sử dụng nghệ thuật khắc họa nhân vật tài tình. Điều đó được thể hiện trong đoạn văn miêu tả bộ dạng, cử chỉ của lão Hạc khi kể cho ông giáo chuyện lừa bán cậu Vàng, trong đoạn miêu tả sự vật vã đau đớn dữ dội của lão Hạc trước lúc chết. Ngôn ngữ nhà văn sử dụng trong tác phẩm sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và hết sức gợi cảm.

(5) Qua nhân vật lão Hạc, nhà văn đã thể hiện tinh thần nhân đạo tiến bộ sâu sắc.Nam Cao đã đồng cảm đến tận cùng với cái nghèo, cái đói của người nông dân Việt Nam trong nạn đói 1945. Thời cuộc đã dồn họ đến đường cùng và lối thoát nhanh chóng nhất là cái chết nghiệt ngã.Nhưng trên hết, nhà văn đã biết nâng niu trân trọng vẻ đẹp tâm hồn cao khiết của người nông dân ngay cả khi họ bước vào đường cùng. Không chỉ giàu tình yêu thương, người nông dân còn sống đầy tự trọng. Trong cái đói, tự trọng là thứ gì đó xa xỉ vô cùng. Vì miếng ăn, người ta có thể tàn nhẫn, dã man, thậm chí mất hết nhân tính. Nhưng đáng trọng thay lão Hạc, lão không chỉ giữ được tình thương tươi mát mà còn giữ được lòng tự trọng vàng đá của mình.Và chính nhờ vẻ đẹp tươi sáng ấy của lão Hạc mà Nam Cao đã chiệm nghiệm: "Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn". Chưa đáng buồn bởi còn có những con người cao quý như Lão Hạc. Viết câu văn ấy, nhà văn đã bày tỏ thái độ tin tưởng đối phẩm cách tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Điều ấy đáng quý vô cùng bởi trước Cách mạng, người nông dân bị coi rẻ như cỏ rác, thậm chí có nhà văn còn nhận   định người nông dân "như những con lợn không tư tưởng". Và bởi thế, tư tưởng của Nam Cao đáng ca ngợi biết bao!

Nhân vật lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một nhân vật có nhiều đặc điểm đáng quý, đáng trân trọng. Từ lão Hạc, người nông dân Việt Nam có quyền tự hào về tâm hồn và phẩm cách của mình. Dựng lên nhân vật này, nhà văn Nam cao đã khẳng định một quan điểm giàu tính nhân đạo sâu sắc.

 

Trả lời câu hỏi

a. Tìm bố cục 3 phần của bài văn?

b. Nêu nhiệm vụ của mở bài? Mở bài gồm mấy đoạn văn?

 c. Nêu nhiệm vụ và  cách trình bày phần TB ?

Gợi ý

- Nhiệm vụ chính của Thân bài   là gì?

- Thân bài gồm bao nhiêu đoạn văn?

- Mỗi đoạn văn trong phần TB có nhiệm vụ gì?

- Câu chủ đề mỗi đoạn nằm ở đâu? Sau câu chủ đề người viết triển khai luận điểm như thế nào?

- Giữa các đoạn văn phần TB có liên kết không?

- Ngoài trình bày dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm, người viết có trình bày cảm nhận riêng, có bộc lộ cảm xúc về nhân vật và TP ko?

- Người viết sử dụng các thao tác lập luận nào trong bài văn? (Phân tích? Chứng minh? bình luận? so sánh?...)

c. Kết bài có nhiệm vụ gì?

Giúp mình với!Mình đang cần gấp

 

1
14 tháng 8 2023

a. Bố cục 3 phần của bài văn:

Mở bài: Giới thiệu tác giả Nam Cao, tác phẩm Lão Hạc và nhân vật lão Hạc.Thân bài:Khái quát về cuộc đời và số phận của lão Hạc.Tình yêu thương con của lão Hạc.Lòng tự trọng của lão Hạc.Kết bài: Khái quát lại những nét đẹp trong nhân vật lão Hạc và ý nghĩa của tác phẩm.

b. Mở bài gồm 2 đoạn văn:

Đoạn văn đầu tiên giới thiệu tác giả Nam Cao, tác phẩm Lão Hạc và nhân vật lão Hạc.Đoạn văn thứ hai khái quát về cuộc đời và số phận của lão Hạc.

c. Nhiệm vụ và cách trình bày phần thân bài:

Nhiệm vụ chính của phần thân bài là phân tích, chứng minh, bình luận về những nét đẹp trong nhân vật lão Hạc.

Phần thân bài gồm 3 đoạn văn:

Đoạn văn đầu tiên phân tích tình yêu thương con của lão Hạc.Đoạn văn thứ hai phân tích lòng tự trọng của lão Hạc.Đoạn văn thứ ba khái quát lại những nét đẹp trong nhân vật lão Hạc và ý nghĩa của tác phẩm.

Mỗi đoạn văn trong phần thân bài có nhiệm vụ làm rõ một nét đẹp trong nhân vật lão Hạc.

Câu chủ đề mỗi đoạn nằm ở đầu đoạn văn. Sau câu chủ đề, người viết triển khai luận điểm bằng cách phân tích, chứng minh, bình luận về những dẫn chứng trong tác phẩm.

Giữa các đoạn văn phần thân bài có liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

Ngoài trình bày dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm, người viết có trình bày cảm nhận riêng, có bộc lộ cảm xúc về nhân vật và tác phẩm.

Người viết sử dụng các thao tác lập luận phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh để làm rõ những nét đẹp trong nhân vật lão Hạc.

d. Kết bài:

Khái quát lại những nét đẹp trong nhân vật lão Hạc và ý nghĩa của tác phẩm.Đưa ra những cảm nhận riêng về nhân vật lão Hạc và tác phẩm.Khẳng định giá trị của tác phẩm Lão Hạc trong nền văn học Việt Nam.
13 tháng 12 2021

Trước cách mạng tháng tám, số phận của người nông dân luôn là đề tài đặc biệt được các nhà văn quan tâm khai thác. Nếu như Ngô Tất Tố phát hiện ra cái đẹp, sức sống tiềm tàng của người nông dân, Vũ Trọng Phụng chỉ nhìn thấy cái xấu xa của họ thì đến Nam Cao là một người đến sau nhưng ông đã khai thác được mặt khác của người nông dân đó là bản chất lương thiện và bi kịch bị tha hóa. Nhân vật Chí Phèo chính là bản vẽ tổng quát nhất của Nam Cao khi viết về người nông dân. Đây đồng thời cũng là nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng biết bao thế hệ bạn đọc.

Mở đầu tác phẩm, Nam Cao đã gây ấn tượng mạnh với người đọc bằng tiếng chửi của Chí Phèo, hắn chửi trời, chửi đời, chửi dân làng Vũ Đại, nhưng chẳng ai đáp lại, hắn lại chửi đến “đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo” . Tại sao tiếng chửi lại đau đớn, uất ức đến vậy? Ngược về quá khứ, Nam Cao đã cho thấy số phận bất hạnh của Chí Phèo, đẻ ra là một đứa trẻ mồ côi, bị mẹ bỏ mặc ở lò gạch cũ, Chí may mắn được ông thả ống lươn nhìn thấy và nhặt về. Chí bị trao tay qua nhiều người, ban đầu là bà góa mù, rồi đến bác phó cối, khi bác phó cối mất, Chí lớn lên trong sự đùm bọc của xóm làng. Từ nhỏ Chí đã sống trong sự thiếu thốn tình yêu thương, nhưng bản thân Chí vẫn là con người lương thiện. Chí làm việc cho Bá Kiến để nuôi sống mình, Chí yêu lao động và có những mơ ước thuần phác, hồn hậu: lấy vợ, sinh con, chồng làm thuê cuốc mướn, vợ dệt vải, để được chút vốn liếng sẽ mua ruộng để làm. Không chỉ vậy, Chí còn là người có lòng tự trọng, bóp chân cho bà ba hắn chỉ thấy nhục hơn là thấy thích. Ai có thể ngờ rằng một con người lương thiện đến vậy có thể tha hóa, trở thành quỷ dữ của làng Vũ Đại.

Sự tha hóa của Chí Phèo nguyên nhân trực tiếp là Bá Kiến, sự ghen tuông khiến Bá Kiến đẩy Chí Phèo vào nhà tù thực dân. Nhà tù thực dân với sự tàn bạo, tra tấn dã man cả về thể xác và tinh thần đã biến Chí Phèo trở thành kẻ mất cả nhân hình và nhân tính. Ngày ở tù về Chí trông như thằng “săng đá” răng cạo trắng, đôi mắt gườm gườm, xăm trổ toàn thân, ... khiến cho ai cũng phải khiếp sợ. Người đọc vừa ngỡ ngàng, vừa đau đớn, anh Chí của ngày xưa đâu? Nhà tù thực dân có sức phá hủy nhân hình, nhân tính của con người ghê gớm đến vậy sao? Bi kịch chồng lẫn bi kịch, Chí trở về con bị chính kẻ thù của mình là Bá Kiến dụ dỗ, dùng những lời ngon ngọt làm lu mờ nhận thức của Chí. Trong cơn say triền miên, Chí chính thức trở thành tay sai cho Bá Kiến, đòi nợ, chém giết thuê. Bất cứ việc gì Bá Kiến sai Chí đều thực hiện. Có lẽ cuộc đời của Chí sẽ chấm dứt từ đây, từ giờ cho đến lúc chết Chí Phèo chỉ còn là tay sai của Bá Kiến, của xã hội thực dân.

Nam Cao khác so với những nhà văn trước đó là ở chỗ ông đã chỉ ra con đường người nông dân bị lưu manh hóa. Các tác phẩm trước mới chỉ miêu tả đời sống bí bách, túng quẫn bị đẩy đến bước đường cùng của người nông dân (Tắt đèn – Ngô Tất Tố; Bước đường cùng – Nguyễn Công Hoan). Còn Nam Cao đã tiến một bước xa hơn: ông khẳng định bản chất lương thiện, giàu lòng tự trọng vốn có của họ, đồng thời nêu lên nguyên nhân, con đường tha hóa chính là do nhà tù thực dân, bọn cường hào ác bá đã nhào nặn những người nông dân lương thiện trở thành những con quỷ dữ, bị cả xã hội xua đuổi.

Nhưng cái hay trong tác phẩm Nam Cao chính là liên tục tạo ra những khúc rẽ, những biến cố giúp thúc đẩy câu chuyện phát triển. Cuộc đời Chí tưởng rằng sẽ chìm trong bế tắc, sẽ mãi mãi không nhận ra kẻ thù của mình cho đến ngày Chí gặp thị Nở. Thị Nở xuất hiện như một luồng gió mới đến với cuộc đời chí Phèo. Sáng hôm sau, Chí nằm một mình trong lều, trận cảm đã làm hắn yếu đi nhiều, đây cũng là cơ hội để hắn cảm nhận cuộc sống xung quanh. Hắn nghe những âm thanh quen thuộc của cuộc sống, tiếng chim hót, tiếng người ta đi chợ và hắn chợt thấy nhớ về ngày xưa, về những mơ ước rất đỗi dung dị của mình. Nhìn lại thực tại hắn chẳng có gì ngoài những vết sẹo chằng chịt trên mặt, nhận ra mình đã sang cái dốc bên kia của cuộc đời. Trong dòng suy nghĩ miên man, Thị Nở xuất hiện với bát cháo hành trên tay. Lần đầu tiên trong cuộc đời chỉ có chém giết và ăn vạ chị được người ta cho bát cháo hành, chí đường người ta yêu thương, quan tâm, chăm sóc. Đây cũng là lần đầu Chí thấy cháo hành ngon đến vậy “những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành rất ngon. Nhưng tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm mùi vị cháo hành?”. Câu hỏi ấy vang lên làm ta không khỏi nhức nhối, thương cảm cho số phận của Chí. Hắn cầm bát cháo Thị Nở cho bằng đôi mắt thật hiền, cảm động, đôi mắt hắn ươn ướt vì sự biết ơn. Cùng với năm ngày chung sống cùng thị Nở trong hắn lại trỗi dậy khao khát về một cuộc sống khác, hắn khao khát được làm hòa với mọi người biết bao. Mong mỏi được làm người lương thiện, nhân tính trong Chí đã trở về: “Trời ơi hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao, thị Nở sẽ mở đường cho hắn”. Năm ngày đó như ánh nắng rực rỡ làm bừng sáng quãng đời đen tối của Chí Phèo. Chưa bao giờ người ta thấy một thằng chuyên rạch mặt ăn vạ lại hiền lành đến vậy, hắn cố uống rượu cho thật ít, để tỉnh tạo tận hưởng hạnh phúc, để được say trong men tình. Lần đầu tiên sau khi ở tù về Chí Phèo mới có lại mục đích và lí tưởng sống. Đó là những mong ước giản dị mà bất cứ ai cũng nâng niu, trân trọng.

 

Nhưng cuộc đời Chí Phèo vẫn chưa thoát khỏi những bi kịch. Thị Nở từ người cứu vớt lại trở thành người chối tự quyền làm người và hạnh phúc của Chí Phèo, chỉ vì bà cô không cho phép lấy một kẻ chỉ có chuyên đi rạch mặt ăn vạ. Bà cô chính là đại diện cho những hủ tục của xã hội đương thời, đẩy Chí đến bi kịch của sự tuyệt vọng. Chí Phèo uống, nhưng càng uống lại càng tỉnh, càng nhận ra số phận nghiệt ngã của bản thân. Chí xách dao định tìm đến nhà Thị Nở để giết cả nhà “nó”, nhưng bước chân lại hướng về nhà Bá Kiến. Chí Phèo dõng dạc đòi lương thiện, nhưng bản thân hiểu rõ: “Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể làm người lương thiện nữa?” Và hắn rút dao giết chết Bá Kiến rồi tự kết liễu đời mình. Cái chết của cả hai quá đỗi bất ngờ. Chí giết kẻ thù của mình, kẻ cướp đi người nông dân lương thiện, và tự giết chết thân xác của một thằng tha hóa, giữ lại cho mình phẩm chất lương thiện. Cái chết của Chí Phèo là hệ quả tất yếu nhưng cũng không khỏi làm cho ta thương xót, đồng cảm.

Qua nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về một người nông dân chất phác, lương thiện nhưng bị đẩy đến bước đường tha hóa phải tìm đến cái chết để khôi phục danh dự. Đồng thời với nhân vật Chí Phèo tác giả cũng lên án, tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến độc ác, bất nhân đẩy con đường đến bước đường cùng. Không chỉ vậy, ông còn thể hiện cái nhìn tin yêu vào bản chất lương thiện của những người nông dân.

9 tháng 12 2021

   Tham Khảo 
       Truyện ngắn Lão Hạc được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công