K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:Tuổi thơ xa lắc phiên chợ làngNgày bé qua sông, cầm áo mẹNấm, rau, tôm cá tươi xanh quáGạo nếp dâng đầy kẻ lại qua Tôi đi ngơ ngác buổi chợ maiỔi, thị, sim, dâu thơm bước aiTò mò thấy một ông già lạĐầy tay chùm quạt, đi đi hoài Chào mời luôn nào có ai muaCòng lưng làm quạt đã bao mùaÔng già áo gụ, chòm râu lụaĐi mấy vòng rồi, chợ đã trưa Dừng bước ông già bán quạt ơi,Cho...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Tuổi thơ xa lắc phiên chợ làng

Ngày bé qua sông, cầm áo mẹ

Nấm, rau, tôm cá tươi xanh quá

Gạo nếp dâng đầy kẻ lại qua

 

Tôi đi ngơ ngác buổi chợ mai

Ổi, thị, sim, dâu thơm bước ai

Tò mò thấy một ông già lạ

Đầy tay chùm quạt, đi đi hoài

 

Chào mời luôn nào có ai mua

Còng lưng làm quạt đã bao mùa

Ông già áo gụ, chòm râu lụa

Đi mấy vòng rồi, chợ đã trưa

 

Dừng bước ông già bán quạt ơi,

Cho mua vài chiếc để bày chơi

Ông già thật giọng, nhìn tôi nói:

- Cháu chỉ nên dùng một chiếc thôi!

 

Tiền mẹ cho mua mấy thứ quà

Tôi mua hết quạt cho ông già

Ôm bao ngọn gió lòng vui sướng

Mỗi bước nghe hồn reo tiếng ca

 

Bây chừ xa lắc chợ tuổi thơ

Mùi quả, mùi rau thơm đến giờ

Cá tôm còn nhảy long tong nước

Tôi còn bé nhỏ mỗi lần mơ...

 

Bây chừ xa lắc buổi chợ mai

Tuổi đã nghiêng chiều, tóc đã phai

Hỡi người bán quạt giờ thiên cổ

Sao gió trong tôi cứ thổi hoài!

Em hãy xác định

1. Chủ thể trữ tình

2. Thể thơ

3. Vần, nhịp

4. Cảm hứng chủ đạo

5. Chủ đề

6. Biện pháp tu từ

0
15 tháng 10 2023

a. Cửa sổ và cây cổ thụ được gọi là chị và bác.

b. Hoạt động của gió vườn được miêu tả bằng những từ ngữ: nhắc, đi, lắc lắc, giục, tìm

c. Làm cho sự vật trở nên sinh động, gần gũi, đáng yêu.

xác định MO bài;TB;KB trong đoạn sau:Phiên chợ quê khác hẳn với sự ồn áo náo nhiệt của phiên chợ ở thành phố, và hôm nay tôi được về quê để được tận hưởng cái không khí thanh bình ấy. Vừa vùng ra khỏi chăn, tôi thấy mọi người trong làng đang rủ nhau đi chợ, người đi bộ, người chở hàng hóa, cảnh phiên chợ hiện lên trong mắt tôi sao mà thân thương gần gũi.Chợ quê tôi nằm ngay...
Đọc tiếp

xác định MO bài;TB;KB trong đoạn sau:

Phiên chợ quê khác hẳn với sự ồn áo náo nhiệt của phiên chợ ở thành phố, và hôm nay tôi được về quê để được tận hưởng cái không khí thanh bình ấy. Vừa vùng ra khỏi chăn, tôi thấy mọi người trong làng đang rủ nhau đi chợ, người đi bộ, người chở hàng hóa, cảnh phiên chợ hiện lên trong mắt tôi sao mà thân thương gần gũi.

Chợ quê tôi nằm ngay đầu làng, bên cạnh dòng sông Hồng với những dòng nước trong xanh. Ngày nào chợ cũng họp từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà, nhưng phiên chợ chính thì chỉ có vào những ngày mồng 6, 10, 16, 20, 26, 30 hàng tháng. Vào phiên chợ chính, hàng hóa được bày bán ở đây rất đa dạng và phong phú.

 

 Từ tinh mơ, những người bán hàng đã mang hàng ra chợ bày biện hàng hóa, ai cũng mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Trời sáng rõ hơn, những người đến mua đã bắt đầu đến chợ, khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Từ xa nhìn lại, chúng ta đã cảm nhận được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong.

 

Ngoài hàng hóa ra, trong chợ còn có những quán bún phở, mùi vị phở thơm phức, bốc khói nghi ngút, mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Phở quê tôi vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Phiên chợ quê không chỉ xuất hiện những người bán và người mua mà còn xuất hiện những em bé với những bộ quần áo xanh đỏ theo cha mẹ ra chợ. Em nào cũng nở nụ cười tươi trên khuôn mặt. Thấy phiên chợ đông đúc và có nhiều đồ đẹp, các em cứ chạy lung tung, hò hét thích thú.

 

Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những mặt hàng cần thiết cho gia đình như rổ giá, chiếu gối, đồ điện. Hàng thịt cá đông nghịt người mua, những phản thịt tươi ngon, những chậu cá với những con cá to, đang bơi lội. Dạo qua một vòng khu bán hoa quả, tôi lại muốn được ăn những quả lê quả ổi chín mọng... Tôi thấy hiện lên trong tâm trí mình hình ảnh người nông dân phải một nắng hai sương để tạo ra chúng, chúng ta phải tỏ lòng biết ơn đối với những người nông dân. Không chỉ có vậy, chợ quê tôi còn có nhiều loại bánh rất ngon, bánh chưng, bánh rán, bánh nếp,...Khi nào đi chợ tôi cũng phải thưởng thức một trong những loại bánh đó và chúng đã làm tôi nhớ mãi cái đặc trưng của phiên chợ quê tôi.

 

đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.

 

Buổi chợ quê diễn ra thật đông vui tấp nập, nó đã cho thấy sự no ấm đủ đầy của người dân quê tôi. Tôi thấy mình thật may mắn khi được sinh ra tại vùng quê này và có cơ hội được tận hưởng cái hay cái đẹp của phiên chợ quê, tôi sẽ thường xuyên về quê hơn để được tận hưởng cảm giác này. Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắm, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ.

 

2
10 tháng 4 2018

MB là đoạn đầu

TB là từ Chợ quê tôi nằm ngay đầu làng .... đến đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.

KB là đoạn còn lại

10 tháng 4 2018

MB: Phiên chợ quê khác hẳn với sự ồn ào... sao mà thân thương gần gũi.

TB: Chợ quê tôi nằm ngay đầu làng... khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.

KB: Buổi chợ quê diễn ra thật đông vui... đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ.

Chúc bn học tốt!!!

Phần 1: Đọc hiểu            Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong kí ức những ngọn núi trông xa lấp lánh như kim cương, lúc xanh mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc màu xanh. Những năm tháng xa quê, dông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay đi tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kinh biêng biếc vẫn lặng...
Đọc tiếp

Phần 1: Đọc hiểu

            Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong kí ức những ngọn núi trông xa lấp lánh như kim cương, lúc xanh mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc màu xanh. Những năm tháng xa quê, dông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay đi tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kinh biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau Tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang về con rạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu, cát vàng xâm xấp nước. Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xác xơ che nắng cho người đập đá. Tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà na trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa ngoài đồng bãi.

Câu 1: Tác giả yêu những gì của quê hương?

Câu 2: Tìm câu rút gọn trong đoạn văn và cho biết thành phần nà của câu được rút gọn?

Câu 3: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các câu van sau và nêu tác dụng:

"Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau Tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi."

Câu 4: Đặt câu có thành phần trạng ngữ nêu nhận xét về tình cảm của tác giả với quê hương trong đoạn trích trên. Chỉ rõ thành phần trạng ngữ ấy.

 

 

0
đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:"cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các câu chuyện cho tôi nghe.Có một bà họ hàng xa vào trong ấy cân gạo về bán.Bà ta một hô đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở bên rổ bóng đèn.Mẹ tôi ăn vận rách rưới,mặt mày xanh bủng,người rạc đi,thấy thế bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội vàng quay đi lấy nón che...Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã...
Đọc tiếp

đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:

"cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các câu chuyện cho tôi nghe.Có một bà họ hàng xa vào trong ấy cân gạo về bán.Bà ta một hô đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở bên rổ bóng đèn.Mẹ tôi ăn vận rách rưới,mặt mày xanh bủng,người rạc đi,thấy thế bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội vàng quay đi lấy nón che...

Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ lại khóc ko ra tiếng.Giá như những hủ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh,đầu mẩu gỗ,tôi quyết vồ lấy mà cắn,mà nhai,mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi".

CÂU 1  chỉ ra phương thúc biểu đạt cảu đoạn trích trên

CÂU 2  phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn"Giá những  hủ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh,đầu mẩu gỗ,tôi quyết vồ lấy mà cắn,mà nhai,mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi".

CÂU 3  nêu suy nghĩ của em(khoảng 10 câu) nói về tình mẫu tử thiên liêng.

1
2 tháng 10 2021

Câu 1: .Phương thức biểu đạt trong đoạn trích :tự sự, miêu tả, biểu cảm

Câu 3:Cuộc sống con người có rất nhiều tình cảm thiêng liêng đáng quý, đáng trân trọng nhưng có lẽ tình cảm đẹp đẽ nhất không gì sánh bằng chính là tình mẫu tử. Tình mẫu tử là tình cảm yêu thương, sự nâng niu, quan tâm chăm sóc bằng cả tấm lòng mà mẹ dành cho con đồng thời là tình yêu thương, sự biết ơn, kính trọng mà người con dành cho mẹ mình. Từ tình yêu thương dành cho chúng ta, mẹ dành hết tâm huyết để chăm sóc, dạy dỗ ta nên người, hun đúc cho ta những tình cảm cao quý khác với một mong ước ta trở thành người có ích cho xã hội và có một tấm lòng lương thiện. Từ ý nghĩa cao đẹp đó, mỗi người con cần có trách nhiệm yêu thương mẹ, tích cực trau dồi kiến thức để trở thành một người hiền tài, luôn khắc ghi công lao to lớn của mẹ và đền đáp công ơn ấy bằng hành động thiết thực, xứng đáng. Không gì thay thế được tình mẹ, không gì quý giá hơn tình mẹ, chính những nghĩa cử cao đẹp đó mà tình mẹ đã đi vào thơ ca từ lâu đời và nổi bật là câu thơ: “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào.”

Câu 1. (1.5 điểm)Đọc đoạn văn sau: Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Di, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.(trích Đường đi Sa Pa, theo Nguyễn Phan Hách, Tiếng Việt 4, tập hai)a. Tìm các từ láy trong đoạn...
Đọc tiếp

Câu 1. (1.5 điểm)

Đọc đoạn văn sau: Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Di, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.

(trích Đường đi Sa Pa, theo Nguyễn Phan Hách, Tiếng Việt 4, tập hai)

a. Tìm các từ láy trong đoạn văn.

b. Những em bé Hmông, Tu Di, Phù Lá gợi em đến với hình ảnh con người ở khu vực nào trên đất nước ta. Tác giả nhận ra những em bé đó qua những đặc điểm nào?

c. Phân tích cấu tạo câu: Những em bé Hmông, những em bé Tu Di, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng.

Câu 2. (0.5 điểm) Điền dấu câu cho đoạn văn sau. “Mùa hè sông đỏ nựng phù sa với những con lũ dâng đầy mùa thu mùa đông những bãi cát non nổi nên dân làng tôi thường sởi đất chia đỗ tra ngô kịp deo trồng một vụ trước khi những con lũ năm sau đổ về.”

(theo Băng Sơn)

Em hãy thêm dấu câu và sửa cho đúng chính tả.

Câu 3. (1.5 điểm) Cho đoạn thơ:

Những người Giáy, người Dao

Đi tìm măng hái nấm

Vạt áo chàm thấp thoáng

Nhuộm xanh cả nắng chiều

Và gió thổi, suối reo

Ẩm giữa rừng sương giá.

(trích Trước cổng trời, Nguyễn Đình Ảnh, Tiếng Việt 5, tập một)

a. Ghi lại các động từ có trong đoạn thơ trên.

b. Điều gì khiến cho khung cảnh núi rừng lạnh lẽo, sương giá bỗng trở nên ấm áp?

c. Từ "giá" trong đoạn thơ trên có nghĩa là gì? Đặt 3 câu với từ "giả" được dùng với các nghĩa khác nhau và khác với nghĩa của từ "giả" trong đoạn thơ trên..

Câu 4. (0.5 điểm) Sắp xếp các từ trong dãy từ sau thành hai nhóm theo nghĩa của tiếng "gia".

gia bảo, gia nhập, gia sản, gia đình, gia nhân, gia vị, gia tộc, gia tăng, gia giảm,

2
25 tháng 5 2021

Câu 1:

a. sặc sỡ

b. Vùng Tây Bắc Bộ

Đặc điểm: cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ 

c. Những em bé Hmông, những em bé Tu Di, Phù Lá (C) // cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng.(V)

25 tháng 5 2021

Câu 2. (0.5 điểm) Điền dấu câu cho đoạn văn sau.

“Mùa hè, sông đỏ nựng phù sa với những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông những bãi cát non nổi nên dân làng tôi thường sởi đất chia đỗ tra ngô kịp deo trồng một vụ trước khi những con lũ năm sau đổ về.”

Câu 3. 

a. Ghi lại các động từ có trong đoạn thơ trên.

tìm, hái, thổi, reo

b. Điều gì khiến cho khung cảnh núi rừng lạnh lẽo, sương giá bỗng trở nên ấm áp?

Những người Dao, Giáy đi tìm măng, hái nấm

c. Từ "giá" trong đoạn thơ trên có nghĩa là gì? Đặt 3 câu với từ "giả" được dùng với các nghĩa khác nhau và khác với nghĩa của từ "giả" trong đoạn thơ trên..

có nghĩa là lạnh 

 

26 tháng 2 2022

a. Khổ thơ được trích từ vài thơ Viếng lăng Bác.

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này và được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978.

b. Biện pháp tu từ ẩn dụ: mặt trời trong lăng. Hình ảnh mặt trời ẩn dụ cho Bác Hồ. Bác Hồ là mặt trời vĩ đại của dân tộc, soi sáng cho cả dân tộc.

c. (HS tự viết đoạn văn, chú ý yêu cầu về nội dung: phân tích khổ thơ trên và hình thức: số câu, kiểu đoạn văn: diễn dịch hoặc quy nạp)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8: Bên kia sông Đuống Quê hương ta lúa nếp thơm nồng Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp Quê hương ta từ ngày khủng khiếp Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn Ruộng ta khô Nhà ta cháy Chó ngộ một đàn Lưỡi dài lê sắc máu Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang (Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm. SGK Ngữ văn 12. Nâng cao. Tập một. NXB...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

 

Bên kia sông Đuống

 

Quê hương ta lúa nếp thơm nồng

 

Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong

 

Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

 

Quê hương ta từ ngày khủng khiếp

 

Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn

 

Ruộng ta khô

 

Nhà ta cháy

 

Chó ngộ một đàn

 

Lưỡi dài lê sắc máu

 

Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang

 

(Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm. SGK Ngữ văn 12. Nâng cao. Tập một. NXB Giáo dục Việt Nam. 2013.tr.17)

 

Câu 5: Xác định các phương thức biểu đạt sử dụng trong đoạn thơ.(0,25 điểm)

 

Câu 6: Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện lòng căm thù giặc của tác giả. (0,25điểm)

 

Câu 7: Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của nhà thơ ?(0,5 điểm)

 

Câu 8: Từ đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (10 - l2 câu) về tình yêu quê hương của thanh niên hiện nay. (0,5 điểm)

1
11 tháng 3 2022

Câu 5: 

-->Miêu tả, tự sự, biểu cảm.

Câu 6:

--> khủng khiếp, ngùn ngụt lửa hung tàn, ruộng ta khô, nhà ta cháy, chó ngộ một đàn, lưỡi dài lê sắc máu.

Câu 7:

 ---> Niềm tự hào về truyền thống văn hóa và tình yêu thiết tha với quê hương.

-  Nỗi đau xót khi quê hương bị giặc xâm chiếm.

-  Lòng căm thù quân xâm lược.

Câu 8: 

-->Tham khảo để làm rõ các nội dung này nha:

-  Tình yêu quê hương của thanh niên hiện nay phải được thể hiện ở sự cố gắng gìn giữ những giá trị văn hóa, tinh thần của quê hương; học tập và lao động, xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

- Phê phán những biểu hiện của thái độ ích kỉ, bàng quan trước những vấn đề của quê hương; những biểu hiện của tình yêu quê hương chưa đúng đắn.

24 tháng 11 2023

Sự chăm chỉ, miệt mài của con người trong lao động. Giọt mồ hôi chính là những minh chứng cụ thể cho sự vất vả của con người.