hãy thuyết minh về cách nấu 1 món ăn em yêu thích !
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ở Bình Định, mỗi khi về hồi dâu sau ba ngày cưới, cô gái nào cũng chuẩn bị một quả bánh ít do tự tay mình làm, mang về cúng gia tiên và biếu bố mẹ ruột làm quà để tỏ lòng hiếu thảo.Từ một câu ca đến những huyền thoại:
"Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi" (Ca dao)
Chiếc bánh ít lá gai là một đặc trưng của xứ dừa Bình Định. Không chỉ đặc trưng từ hương vị ngọt bùi thơm dẻo kết tinh từ lao động và sáng tạo của người nông dân; không chỉ đặc trưng từ hình dáng tựa những ngôi tháp Chàm cổ kính rêu phong, từ sắc màu đen lục của lá gai và nếp dẻo mà còn đặc trưng bởi cái tên gọi mang đầy chất huyền thoại...
Theo sự tích xưa, thì sau khi chàng Lang Liêu - con trai của vua Hùng thứ sáu đã thắng cuộc trong hội thi làm các món ăn để cúng trời đất, tổ tiên trong ngày tết đầu năm mới với hai thứ bánh ngon lành và đầy ý nghĩa là bánh chưng và bánh dày, một nàng con gái út của vua thường được mọi người gọi trìu mến là nàng Út ít, vốn rất giỏi giang, khéo léo trong công việc bếp núc, đã nhân dịp đó trổ tài, sáng tạo thêm ra những món bánh mới.
Nàng Út muốn có một thứ bánh mới vừa mang hương vị bánh dày, vừa mang hương vị bánh chưng của anh mình. Nàng liền lấy chiếc bánh dày bọc lấy nhân của chiếc bánh chưng. Thứ bánh mới này quả đã đạt được yêu cầu tuy hai mà một của nàng Út.
Có thứ bánh mới, nàng Út lại suy nghĩ rồi quyết định phỏng theo hình dáng của bánh dày và bánh chưng để làm thành hai dáng bánh khác nhau, một thứ dáng tròn không gói lá, giống hệt như bánh dày, mộ thứ dùng lá gói kín thành dáng vuông giống hệt như bánh chưng để đạt được ý nghĩa "tuy hai mà một". Nhưng cả hai thứ bánh đó đều làm nho nhỏ xinh xinh để tỏ ý khiêm nhường với thứ bậc út ít của mình trước các anh chị.
Sau hội thi, ngoài bánh dày, bánh chưng được coi như những thứ bánh thiêng liêng ra, những cặp bánh mang ý nghĩa "tuy một mà hai, tuy hai mà một" của nàng Út cũng được mọi người khen ngợi không ngớt. Sau này, những thứ bánh ấy được lưu truyền trong dân gian, mọi người làm theo và cứ gọi bánh này là bánh Út Ít. Trải qua nhiều thời đại, bánh nàng Út Ít đã được cải tiến trở thành nhiều hình vẻ hơn và tên bánh được gọi vắn tắt là bánh út ít, rồi thành bánh ít như ngày nay.
Cũng có người giải thích rằng loại bánh này nhiều hình nhiều vẻ: Thứ gói lá, thứ để trần, nặn cao, nặn dẹt, thứ trắng, xanh, đen, thứ nhân dừa, nhân đậu... nên khi làm bánh, dù là để ăn hay để bán, người ta cũng thường làm mỗi thứ một ít cho có thứ nọ, thứ kia, đủ vẻ, đủ hình, do đó mà thành bánh ít. Có câu ca dao:
Bánh thật nhiều, sao kêu bánh ít
Trầu có đầy sao gọi trầu không?
Đó là cách lý giải của người Việt xưa, còn người Bình Định thì lại lý giải bằng cách liên hệ giữa hình dáng bánh ít với tháp Chàm ở Bình Định. Hầu hết các tháp Chàm ở Bình Định đều đứng trên đồi cao, tạo môt đỉnh nhọn ở giữa như chiếc bánh ít. Và thực tế, tại Bình Định cũng có hẳn một ngôi tháp mang tên Bánh Ít đi vào ca dao:
Tháp Bánh Ít đứng sít cầu Bà Di
Vật vô tri cũng thế huống chi tui với bà.
Cách lý giải thứ hai là dựa vào tục lễ hồi dâu của các cặp vợ chồng mới cưới. Ở Bình Định, mỗi khi về hồi dâu sau ba ngày cưới, cô gái nào cũng chuẩn bị một quả bánh ít do tự tay mình làm, mang về cúng gia tiên và biếu bố mẹ ruột làm quà để tỏ lòng hiếu thảo. Món quà tuy "ít", nhưng là "của ít lòng nhiều", ở đó nó còn có cả những giọt mồ hôi, sự nhẫn nại kiên trì, đôi bàn tay khéo léo, và đặc biệt là tấm lòng hiếu để của cô gái xa cha mẹ về làm dâu xứ người.
Dù chỉ trong ba ngày cưới, bận rộn với bao nhiêu niềm hạnh phúc, lo toan, song người con gái vẫn không quên cha mẹ mình, vẫn dành thì giờ để làm những chiếc bánh "ít" thơm thảo chờ ngày hồi dâu mang về làm quà cho bố mẹ. Nghĩa cử ấy thật không có gì bằng!
Để làm được chiếc bánh ít, người ta phải trải qua nhiều công đoạn, dụng khá nhiều công sức, sự dẻo dai, bền bỉ và khéo léo. Đầu tiên là phải chọn nếp để xay (nếp dùng làm bánh ít phải là nếp mới, thơm, độ dẻo vừa) rồi vo kỹ, ngâm với nước vài giờ, sau đó mới xay nhuyễn. Nếu xay bằng cối xay thủ công, phải đăng cho ráo nước để được một khối bột dẻo.
Để có màu xanh đen và hương vị thơm chát cho bánh, người ta hái lá gai non (Cây lá gai thường mọc sẵng ở các hàng rào quanh nhà), rửa sạch rồi luộc chín, vắt khô, sau đó trộn với bột dẻo đem đi giã. Đây là công đoạn dụng khá nhiều sức. Vì nếu giã chưa nhuyễn, bánh ăn lợn cợn, tạo cảm giác không ngon.
Tiếp đến là công đoạn làm nhân "nhưng" bánh. Nhưng bánh ít lá gai bao gồm đậu xanh, đường, dừa, có chút quế và bột va-ni cho thơm. Đậu xanh đem xay vỡ đôi rồi ngâm và đãi cho sạch vỏ trước khi luộc chín. Cùi dừa được bào ra thành sợi, bỏ vào chảo gang xào chung với đường một lúc cho đến độ chín tới mới trộn tiếp đậu xanh. Xào nhưng trên bếp lửa liu riu cho đến khi nào đường chín tới, nhưng có màu vàng sẫm, dẻo quánh, mùi thơm bốc lên ngào ngạt là vừa.
Làm bánh ít không khó, nhưng đòi hỏi phải tỉ mỉ. Sau khi đã xào nhưng xong, ngắt một miếng bột nếp tẻ thành bánh mỏng hình tròn trên lòng bàn tay, rồi vốc một nhúm nhưng bỏ vào giữa, túm bốn bên lại cho khít mối, sau đó vo tròn trong lòng bàn tay. Lúc này bột nếp đã bọc toàn bộ nhưng bánh thành một khối tròn.
Để cho bánh khỏi dính, người ta chấm một chút dầu phộng, xoa đều trên tấm lá chuối xanh, sau đó bọc bánh lại theo hình tháp rồi mang đi hấp. Có nơi, người ta hấp bánh trần, bánh chín mới gói để giữ màu xanh của lá chuối. Khi ăn chỉ cần bóc nhẹ lớp lá chuối xanh là hiện ra lớp da bánh ít màu đen bóng, đầy vẻ quyến rũ, huyền bí.
Ngoài bánh ít lá gai, có một số nơi làm bánh ít thường bằng bột nếp, màu trắng, có nhưng đậu xanh, nhân dừa đường hoặc nhân tôm, thịt; có loại gói lá chuối, có loại để trần; Cũng có loại làm bằng bột khoai mì, bột củ dong... và đều làm chín bằng phương pháp hấp như trên, song người An Nhơn, Bình Định thì chỉ làm bánh ít lá gai nhân dừa hoặc nhân đậu xanh gói lá chuối rồi mới đem đi hấp.
Ở hầu hết các làng quê Bình Định, đám giỗ nào cũng có bánh ít lá gai. Bánh cúng xong được dọn lên mâm cỗ làm món quà tráng miệng và làm quà bánh cho người ở nhà. Đây cũng là nét khác biệt trong văn hoá ẩm thực và văn hoá ứng xử của người Bình Định.
Ngày nay, dù có nhiều loại bánh hiện đại, ngon, rẻ và hấp dẫn hơn nhiều, song người Bình Định vẫn không bỏ nghề làm bánh ít lá gai. Nếu không làm để bán được thì cũng làm để cúng giỗ và làm quà cho lễ hồi dâu. Họ truyền nghề này cho thế hệ con cái, nhất là con gái, như một thứ bảo bối gia truyền, một nét đẹp văn hóa.
Nhắc đến những món ăn được làm từ vịt: vịt quay Bắc Kinh, vịt quay Lạng Sơn, vịt nướng,... ai ai cũng nghĩ đến một món ăn béo ngậy. Nhưng có một món ăn cũng được chế biến từ vịt mà không hề gây cảm giác béo ngấy. Đó là món vịt quay me.
Nguyên liệu làm món vịt quay me khá cầu kì. Trước hết, ta cần có một con vịt cân nặng chừng 1,5 kg, chú ý mua vịt còn sống, tránh mua vịt làm sẵn; một miếng gừng khoảng 50 gram; ba thìa (muỗng) rượu trắng, hành ta, tỏi, tiêu, muối, đường, bột ngọt, dấm, hai thìa cà phê dầu mè, một quả dừa xiêm, hai thìa súp tương hột, một vắt me chín to, một muỗng súp bột năng, 100 gram xà lách xoong, hai quả cà chua, hai quả ớt, hành lá, một củ cà rốt, một củ cải trắng, hai chiếc bánh mì.
Khi đã có đủ những nguyên liệu cần thiết, ta tiến hành sơ chế. Trước hết, với hành và tỏi ta cần băm nhỏ. Với vịt, cần cắt tiết, làm sạch lông, rửa sạch rồi moi dưới bụng lấy bộ lòng ra. Gừng giã nhỏ, hoà với rượu, vắt lấy nước, tẩm vào vịt, để độ nửa giờ để vịt bớt tanh. Sau đó, rửa sạch vịt, để ráo, ướp vào vịt những gia vị sau: hành tỏi băm nhỏ, một chút tiêu, muối, đường, bột ngọt và dầu mè sao cho vừa ăn. Tiếp đến cho vịt vào chảo mỡ đã khử tỏi, rán (chiên) vàng. Vịt rán xong đem chặt miếng vừa ăn.
Me chín ta cho nước nóng vào, tán cho me ra chất chua. Với cà chua, ớt, hành lá thì tỉa hoa; riêng ớt ta để lại một chút đem băm nhỏ, lọc bỏ hạt. Cà rốt, củ cải trắng cũng tỉa hoa rồi đem ngâm dấm và đường.
Sau những việc trên, ta cho vịt đã chiên vàng vào xoong, chế nước dừa vào cho ngập, bắc lên bếp, nấu cho vịt mềm.
Tiếp theo, bắc chảo mỡ nóng, phi thơm hành tỏi, cho tương hột và nước me vào, nêm chút đường, bột ngọt, tiêu vừa ăn, cho vào đó vịt đang hầm, nấu tiếp cho vịt thật mềm là được, nếm lại cho vừa ăn. Bột năng hoà nước cho vào cho nước nấu được sanh sánh, nhắc xuống.
Vậy là công đoạn nấu nướng đã xong, để việc chuẩn bị thưởng thức món vịt quay me được trọn vẹn, ta cần trang trí món ăn sao cho đẹp mắt. Ta xẻ vịt ra đĩa sao cho giống hình dáng con vịt đang ngồi, miệng vịt cho ngậm hoa ớt, đùi vịt quấn giấy cắt tua, giữa để cà chua và ớt tỉa hoa, xung quanh để xà lách xoong và cà rốt, củ cải trắng tỉa hoa cho xen kẽ. Món ăn này nên dùng nóng với bánh mì.
Món vịt quay me thường được thấy trong thực đơn của những nhà hàng sang trọng. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể tự làm món ăn này trong những ngày nghỉ rảnh rỗi có nhiều thời gian. Khi ấy, cả gia đình quây quần cùng thưởng thức món ăn sang trọng này thì thật thú vị!
Nhắc đến những món ăn được làm từ vịt: vịt quay Bắc Kinh, vịt quay Lạng Sơn, vịt nướng,... ai ai cũng nghĩ đến một món ăn béo ngậy. Nhưng có một món ăn cũng được chế biến từ vịt mà không hề gây cảm giác béo ngấy. Đó là món vịt quay me.
Nguyên liệu làm món vịt quay me khá cầu kì. Trước hết, ta cần có một con vịt cân nặng chừng 1,5 kg, chú ý mua vịt còn sống, tránh mua vịt làm sẵn; một miếng gừng khoảng 50 gram; ba thìa (muỗng) rượu trắng, hành ta, tỏi, tiêu, muối, đường, bột ngọt, dấm, hai thìa cà phê dầu mè, một quả dừa xiêm, hai thìa súp tương hột, một vắt me chín to, một muỗng súp bột năng, 100 gram xà lách xoong, hai quả cà chua, hai quả ớt, hành lá, một củ cà rốt, một củ cải trắng, hai chiếc bánh mì.
Khi đã có đủ những nguyên liệu cần thiết, ta tiến hành sơ chế. Trước hết, với hành và tỏi ta cần băm nhỏ. Với vịt, cần cắt tiết, làm sạch lông, rửa sạch rồi moi dưới bụng lấy bộ lòng ra. Gừng giã nhỏ, hoà với rượu, vắt lấy nước, tẩm vào vịt, để độ nửa giờ để vịt bớt tanh. Sau đó, rửa sạch vịt, để ráo, ướp vào vịt những gia vị sau: hành tỏi băm nhỏ, một chút tiêu, muối, đường, bột ngọt và dầu mè sao cho vừa ăn. Tiếp đến cho vịt vào chảo mỡ đã khử tỏi, rán (chiên) vàng. Vịt rán xong đem chặt miếng vừa ăn.
Me chín ta cho nước nóng vào, tán cho me ra chất chua. Với cà chua, ớt, hành lá thì tỉa hoa; riêng ớt ta để lại một chút đem băm nhỏ, lọc bỏ hạt. Cà rốt, củ cải trắng cũng tỉa hoa rồi đem ngâm dấm và đường.
Sau những việc trên, ta cho vịt đã chiên vàng vào xoong, chế nước dừa vào cho ngập, bắc lên bếp, nấu cho vịt mềm.
Tiếp theo, bắc chảo mỡ nóng, phi thơm hành tỏi, cho tương hột và nước me vào, nêm chút đường, bột ngọt, tiêu vừa ăn, cho vào đó vịt đang hầm, nấu tiếp cho vịt thật mềm là được, nếm lại cho vừa ăn. Bột năng hoà nước cho vào cho nước nấu được sanh sánh, nhắc xuống.
Vậy là công đoạn nấu nướng đã xong, để việc chuẩn bị thưởng thức món vịt quay me được trọn vẹn, ta cần trang trí món ăn sao cho đẹp mắt. Ta xẻ vịt ra đĩa sao cho giống hình dáng con vịt đang ngồi, miệng vịt cho ngậm hoa ớt, đùi vịt quấn giấy cắt tua, giữa để cà chua và ớt tỉa hoa, xung quanh để xà lách xoong và cà rốt, củ cải trắng tỉa hoa cho xen kẽ. Món ăn này nên dùng nóng với bánh mì.
Món vịt quay me thường được thấy trong thực đơn của những nhà hàng sang trọng. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể tự làm món ăn này trong những ngày nghỉ rảnh rỗi có nhiều thời gian. Khi ấy, cả gia đình quây quần cùng thưởng thức món ăn sang trọng này thì thật thú vị!
Gợi ý cho em các ý:
MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Tò he là một trong những món đồ chơi gắn liền với tuổi thơ của biết bao nhiêu thế hệ. Không chỉ mang giá trị về tinh thần, tò he còn mang đậm dấu ấn về các làng quê...)
TB:
Nêu nguyên liệu để làm tò he:
+ Bột nếp
+ Phẩm màu
+ Que tre
...
Cấu tạo:
2 phần
+ Phần hình
+ Phần que cắm
Cách tạo ra tò he:
+ Bột nếp được nhào nặn với một số chất sau đó được thêm phẩm màu
+ Sau khi dẻo được cắm trên que tre
+ Bọc 1 lớp nilon bên ngoài cho đỡ chảy màu
...
Công dụng:
+ Trang trí
+ Làm quà tặng
...
KB: Khẳng định lại vấn đề
_mingnguyet.hoc24_
Gợi ý cho em các ý:
MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Tò he là một trong những món đồ chơi gắn liền với tuổi thơ của biết bao nhiêu thế hệ. Không chỉ mang giá trị về tinh thần, tò he còn mang đậm dấu ấn về các làng quê...)
TB:
Nêu nguyên liệu để làm tò he:
+ Bột nếp
+ Phẩm màu
+ Que tre
...
Cấu tạo:
2 phần
+ Phần hình
+ Phần que cắm
Cách tạo ra tò he:
+ Bột nếp được nhào nặn với một số chất sau đó được thêm phẩm màu
+ Sau khi dẻo được cắm trên que tre
+ Bọc 1 lớp nilon bên ngoài cho đỡ chảy màu
...
Công dụng:
+ Trang trí
+ Làm quà tặng
...
KB: Khẳng định lại vấn đề
My favourite food is beef noodle soup.First
Beef bones you put in boiling water for about 5 minutes, then remove and wash.
- Onions, red onions, ginger, sugarcane leave their skin toasted. Then you scrape off the ginger skin and wash the onion thoroughly. Sliced ginger, sliced onions to separate.
- Cane after peeling water split pieces to separate.
- Pick scallions, cilantro washed, soaked with diluted salt water and then chopped
- Roast star anise, cinnamon, cardamom, scent in low heat until fragrant and place in tight cloth bag.
- 2- Boil the beef bone broth in a pressure cooker for about 40 minutes then add the spices such as onion, sugar cane, ginger, coriander root, apply the mixture of spices to the broth and then simmer for 3 hours. . Pay attention to adjust the seasoning to taste
3.
- Because beef has a unique flavor, using grilled ginger onions in broth is important to overcome the odor of the cow. When washing meat, you should use grated ginger crushed to rub close to the surface of the meat and then wash with clean water.
- Beef slices thinly or horizontally, or let your tender meat crush through beef before cutting. To make beef noodles, you bare the beef with boiling water and set it aside.
- When you eat, you have noodles in boiling water, then put in a bowl, then let the beef have been bare, the herbs above. Then use the broth to cook the beef.
- When eating, you eat together, raw vegetables, bean sprouts, lemon, chili, chili sauce ... will be very delicious
k đúng cho mình nha
Tham khảo
Tôi thích ăn rất nhiều món ăn khác nhau, nhưng món ăn yêu thích nhất mọi thời đại của tôi là Phở. Phở đã là một món ăn quá nổi tiếng tại Việt Nam, và hầu hết mọi người sẽ lập tức nghĩ đến nó mỗi khi chúng ta nhắc đến nền ẩm thực Việt Nam. Cũng dễ hiểu khi có rất nhiều người yêu thích Phở, bởi vì nó có hương vị rất đặc trưng mà chúng ta không thể tìm thấy ở bất kì đâu khác. Để có được một nồi nước súp ngon, chúng ta phải có nhiều loại gia vị khác nhau như hồi, quế..v..v, và điều quan trọng nhất chính là xương. Xương phải được nấu trong thời gian dài để có được nồi nước dùng ngon và ngọt, và sau đó chúng ta sẽ kết hợp với những nguyên liệu khác. Bánh Phở cũng rất đặc biệt khi nó không giống với các loại mì và bún khác. Nó được làm từ bột gạo, và nó dày hơn những loại khác. Sau khi đổ nước dùng vào trong tô bánh, bước kế tiếp là để lên trên những lát thịt bò và các món khác. Tôi thích ăn thịt bò tái và bò viên, và đó cũng là những món điển hình mà người Việt Nam thích ăn. Chúng ta hoàn thiện tô Phở với một ít rau húng quế, ngò, giá và tiêu đen. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể có những món ăn kèm theo như trứng và huyết bò trong nước súp sôi. Tất cả chúng tạo nên một hương vị hài hòa có thể thu hút được cả những thực khách khó tính nhất. Mặc dù Phở có rất nhiều phiên bản từ những vùng miền khác nhau, nó luôn là món ăn dân tộc mà hầu hết người Việt Nam rất yêu thích
Tôi thích ăn rất nhiều món ăn khác nhau, nhưng món ăn yêu thích nhất mọi thời đại của tôi là Phở. Phở đã là một món ăn quá nổi tiếng tại Việt Nam, và hầu hết mọi người sẽ lập tức nghĩ đến nó mỗi khi chúng ta nhắc đến nền ẩm thực Việt Nam. Cũng dễ hiểu khi có rất nhiều người yêu thích Phở, bởi vì nó có hương vị rất đặc trưng mà chúng ta không thể tìm thấy ở bất kì đâu khác. Để có được một nồi nước súp ngon, chúng ta phải có nhiều loại gia vị khác nhau như hồi, quế..v..v, và điều quan trọng nhất chính là xương. Xương phải được nấu trong thời gian dài để có được nồi nước dùng ngon và ngọt, và sau đó chúng ta sẽ kết hợp với những nguyên liệu khác. Bánh Phở cũng rất đặc biệt khi nó không giống với các loại mì và bún khác. Nó được làm từ bột gạo, và nó dày hơn những loại khác. Sau khi đổ nước dùng vào trong tô bánh, bước kế tiếp là để lên trên những lát thịt bò và các món khác. Tôi thích ăn thịt bò tái và bò viên, và đó cũng là những món điển hình mà người Việt Nam thích ăn. Chúng ta hoàn thiện tô Phở với một ít rau húng quế, ngò, giá và tiêu đen. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể có những món ăn kèm theo như trứng và huyết bò trong nước súp sôi. Tất cả chúng tạo nên một hương vị hài hòa có thể thu hút được cả những thực khách khó tính nhất. Mặc dù Phở có rất nhiều phiên bản từ những vùng miền khác nhau, nó luôn là món ăn dân tộc mà hầu hết người Việt Nam rất yêu thích
Tham khảo:
Sẽ thật tuyệt vời nếu như tuổi thơ của mỗi chúng ta được gắn bó với những trò chơi dân gian như bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, trốn tìm, thả diều… Đặc biệt, mỗi cánh diều tuổi thơ mãi là những kỉ niệm mà chúng ta không thể nào quên được, đó cũng là món đồ chơi yêu thích của biết bao người khi còn thơ ấu.
Trò chơi dân gian thả diều có xuất xứ tại Trung Quốc từ hàng ngàn năm trước (khoảng 2800 năm trước), du nhập đến nước ta và được nhiều người đón nhận.Với mỗi đứa trẻ Việt Nam, hình ảnh những cánh diều cao vút trên cánh đồng mênh mông bát ngát đã rất đỗi quen thuộc.
Diều là một món đồ chơi được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Đầu tiên là áo diều, áo diều có thể làm bằng giấy, vải hoặc nilon. Trẻ con ở các vùng quê trước đây thường dùng giấy bàn, có khi là giấy của những quyển sách cũ gỡ ra làm áo diều. Đây là loại diều đơn giản dễ làm nhất. Ngày nay chất liệu bằng nilon được sử dụng nhiều bởi có nhiều màu sắc, kiểu dáng và sử dụng lâu dài. Tiếp theo là khung diều, bộ phận này thường được làm bằng nan tre bởi nan tre mềm dễ uốn và tạo kiểu. Dây thả diều bằng chỉ, bằng gai dùng cho các diều nhỏ bằng dây may, dây thừng nhỏ và sau này có cả dây thép nữa để dành cho các loại diều lớn. Hình dáng của diều cũng rất phong phú đa dạng, có loại hình hộp, hình vuông, hình rồng, hình chim, hình người…. Muốn có một chiếc diều tốt do chính tay mình làm, ta cần có tre, tre phải là tre tươi, dẻo, cứng và có độ căng cần thiết. Cánh diều có hình cong, cách làm diều nhìn thì có vẻ dễ nhưng khi bắt tay vào thực hiện đòi hỏi sự khéo léo mới cho ra con diều đẹp và đúng cách.
Nếu như để làm được ra con diều tốt đòi hỏi sự khéo léo thì khi chơi diều cũng đòi hỏi người chơi càng phải khéo léo, tính toán tỉ mỉ hơn. Ở miền Bắc, các em chơi diều bắt đầu từ mùa hè và vào tầm chiều tối khi cái nắng gay gắt, cháy bỏng của ban ngày nhường chỗ cho những cơn gió mát rượi, bầu trời mùa hè cao và xanh là thời điểm thích hợp cho những cánh diều bay lượn. Thả diều cần chọn những địa điểm rộng và thoáng như cánh đồng hoặc khoảng không rộng không vướng vật cản. Khi chơi người thả diều sẽ dựa vào sức gió để đưa diều lên cao bằng sợi dây dài. Trường hợp thả diều ở một nơi có nhiều gió, có thể chỉ cần đứng tại chỗ và giật dây điều khiển cánh diều từ từ bay lên cao. Trường hợp trời đứng gió, lúc này cần cầm dây và chạy thật nhanh cho diều đạt được độ cao nhất định đủ để đón những cơn gió ở tầng cao, khi đó diều sẽ có thể tiếp tục bay lên. Trẻ em ham chơi thường chọn cách chạy thật nhanh để đưa diều lên cao dù cho trời đang nắng gắt. Những người từng trải luôn biết cách chờ đợi những cơn gió lúc chiều tà. Thả diều nơi đồng vắng thì ung dung tự tại nhưng hơi buồn tẻ, thả diều ở nơi có nhiều người cùng thả thì có sự cạnh tranh nhưng lo ngại bị vướng dây. Diều giấy thì thả ở đồng quê, diều to nghệ thuật thì thả ngoài biển lớn. Nhưng dù chọn cách chơi nào với loại diều nào thì chơi diều vẫn là một thú vui của tuổi thơ.
Diều là một món đồ chơi dân gian gắn bó với tuổi thơ có từ lâu đời và mang nhiều ý nghĩa. Chiếc diều không chỉ thể hiện sự khéo léo, thẩm mĩ của người làm mà còn thể hiện sự chăm chỉ kiên nhẫn của họ. Bởi không phải ai cũng làm ra được diều. Có thể bất cứ đứa trẻ nào cũng làm được một chiếc chong chóng hay vót ra được những chiếc đũa chơi chuyền nhưng không phải đứa trẻ nào cũng tự làm cho mình được chiếc diều. Đối với việc thả diều, người xưa cho rằng thả diều có thể xua đuổi tà khí và những điều rủi ro, xúi quẩy. Họ ghi hết tên những loại bệnh dịch nguy hiểm lên trên thân diều, sau khi đã thả cho diều bay thật cao sẽ dùng kéo cắt đứt dây. Họ muốn nhờ gió đưa diều đến chân trời góc biển và đem theo những loại bệnh dịch này cách xa con người, tránh cho con cháu của họ thoát khỏi bệnh tật… Còn ngày nay thả diều là một thú chơi đem lại niềm vui, tiếng cười sự giải trí cho các bạn nhỏ sau một ngày học tập.
Xã hội sẽ ngày càng phát triển và sẽ hiện xuất hiện nhiều trò chơi, các món đồ chơi hấp dẫn hơn nhưng những cánh diều sẽ mãi là những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ theo dấu chân của nhiều thế hệ hôm nay và mai sau.
Tham khảo
Từ bao đời nay, Việt Nam đã nổi tiếng với khá nhiều những trò chơi dân gian. Ở thời buổi công nghiệp đang phát triển một cách nhanh chóng như bây giờ thì có lẽ những thú vui trong những lúc mệt mỏi, căng thẳng là rất quan trọng. Một trong số những thú vui ấy phải nói đến trò chơi thả diều.
Thả diều là trò chơi dân gian mà ông cha ta đã để lại bao đời nay. Đó là một thú vui tao nhã, một trò chơi làm con người ta xua tan đi bao mệt nhọc. Nhưng hầu hết trò chơi này chỉ còn thịnh hành ở một số vùng quê. Bây giờ khi xã hội đang phát triển các trò chơi xuất hiện hàng loạt. Các món đồ chơi hiện đại có thể đã thay thế những chiếc diều thả. Hay các loại diều với đủ kiểu dáng, màu sắc có đầy trên thị trường. Nhân đây tôi muốn giới thiệu về cách làm một con diều giấy đơn giản.
Diều có thể làm bằng vải, giấy, nilon,…Nhưng tôi muốn giới thiệu cho các bạn cách làm một con diều giấy quen thuộc và dễ làm nhất đối với học sinh chúng ta. Các dụng cụ để làm một con diều dấy gồm: 2 thanh tre dài 40-50cm, 6 tờ dấy khổ 30.30cm, kéo, keo, băng dính, dây, dao. Vậy là khâu chẩn bị xem như xong.
Bắt tay vào làm, trước hết ta dùng dao vuốt 2 nan tre tròn, kích thước phải nhỏ, nhẹ nhưng phải dẻo dai tránh bị gẫy. Lấy 1 tờ giấy rồi đặt 2 nan tre vào mặt tờ giấy tạo thành hình chữ ''x'' đối xứng với các đầu. Sau đó cắt phần còn thừa của thanh nan. Dùng băng dính dán 2 thanh nan vào con diều sao cho chắc chắn. Lấy 5 tờ giấy còn lại cắt thành những mảnh nhỏ có chiều dài 30cm, chiều rộng 5cm. Dính những mảnh giấy nhỏ lại với nhau thành 3 dây dài sao cho 2 dây bằng nhau khoảng 50cm và 1 dây dài 80cm. Vậy là chúng ta đã làm xong đuôi diều. Tiếp theo ta đặt diều thành hình thoi rồi dán đuôi vào. Sao cho 2 đuôi nhắn dán, dán vào 2 góc bên của hình thoi, dây dài nhất dán vào góc dưới. Lấy 1 đoạn dây dài chừng 10cm buộc vào thanh nan thẳng đứng. Buộc 2 đầu dây sao cho nốt buộc đầu trên dài hơn về phía đầu diều. Tôi đã giới thiệu cách làm diều xong.
Nhưng các bạn nên nhớ làm diều phải cân nếu không diều sẽ bay không thăng bằng. Khi làm xong phải chỉnh diều và kiểm tra để tránh những sự cố đáng tiếc. Diều làm bằng giấy nên rất dễ rách chúng ta phải cẩn thận khi thả. Tránh để diều ở những nơi ẩm ướt. Khi chơi xong phải cuộn dây cẩn thận nếu không lần sau chơi diều sẽ dễ bị rối.
Tôi đã giới thiệu xong cách làm diều. Nếu ai chưa biết hoặc chưa từng chơi diều thì hãy thử khám phá. Đó là 1 thú vị mà ông cha ta để lại. Nó sẽ giúp bạn giảm đi mệt mỏi. Hãy giữ cho mình một chút gì đó rất Việt trong mỗi con người Việt Nam
Around the world there are many cuisine but I still spaghetti the most. The main ingredients to make spaghetti are noodles, beef and tomatoes. Besides, we can add onion, carrot, bean or other kind of vegetable. At weekends, my mother and I usually go to the market, buy goods and cook spaghetti for my family instead of traditional dishes. It’s easy to cook this food. All we have to do are boiling noodles, chopping beef and making a good sauce of tomatoes. There is a tip for a perfect sauce is adding a slice of lemon into it. If there is a need of vegetable, It can be served with carrot and peas. Spaghetti supplies high nutrients and several vitamins, which good for your health especially for diet people. Moreover, spaghetti is famous for its delicious taste and convenience as fast food. It’s known as typical traditional food of Italy. Although spaghetti originate from Europe, it’s more widespread in Asia specifically Vietnam. Nowadays, It is popular food not only in Italy but also in other countries.
Dịch: Có rất nhiều món ăn ngon trên toàn thế giới nhưng tôi vẫn luôn thích mì Ý. Nguyên liệu chính để làm món này bao gồm: mì, thịt bò và cà chua. Ngoài ra, chúng có thể được nấu cùng hành tây, cà rốt, đậu hay những loại rau củ khác. Vào cuối tuần, mẹ và tôi thường đi chợ, mua nguyên liệu và nấu mì Ý cho cả gia đình thay vì những món truyền thống hàng ngày. Cũng rất dễ để nấu món này. Tất cả những gì phải làm là luộc mì, băm thịt và làm sốt cà chua. Có môt mánh nhỏ cho món xốt ngon hơn là thêm một lát chanh vào khi đang nấu. Nếu cần thêm rau xanh, mì có thể ăn cùng cà rốt và đậu Hà Lan. Mì Ý cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và vitamin tốt cho sức khoẻ đặc biệt là những người ăn kiêng. Hơn nữa, mì Ý còn nổi tiếng vì ngon và tiện lợi như món đồ ăn nhanh. Mì Ý từ lâu là món ăn truyền thống của đất nước Ý. Mặc dù bắt nguồn từ Châu Âu, mì đang ngày càng phổ biến ở Châu Á điển hình là Việt Nam. Ngày nay, đây là món ăn nổi tiếng không những ở Ý mà còn ở nhiều nước trên thế giới.
When it comes to enjoyment, what I find the most interesting is to go traveling to different places and try the local cuisine there. In my journeys, I was strikingly impressed by many kinds of food, one of which is crispy pancake - also known as Banh Xeo. The ingredients to make flour mixture include rice flour, coconut cream, turmeric, onions and salt, mixed with water. The batter is then added into a frying pan brushed with vegetable oil and forms a thin pancake. After about two minutes, the cooker will scatter some pork, shrimps and sprouts on half of the cake then fold it in half to cover the filling and cook for thirty seconds. The dish is often served with traditional sauce made from fish sauce mixed with lemon, garlic and chilli. An interesting feature about Banh Xeo is the way people eat them. The pancake will be cut into two to three pieces and rolled in sheets of rice paper together with some lettuces. The roll is dipped into the prepared sauce, which creates a stunning combination of flavor. In one bite, customers can feel the crispness, a little bit sweetness, fat and freshness of the vegetables and just want to eat more. To sum up, coming to Vietnam, if you want to explore the culinary culture here, Banh Xeo will be an amazing experience that should not be missed.
My favourite food is fried potato. it's a kind of fast food. it's easy to cook it. I only need to buy some potatoes at the supermarket, cut into thin slices then fry them with a frying pan over a low heat. I often serve it with chili sauce and it will be more wonderful if i enjoy with my family. nowadays, many people buy fried potato at the fast food stores Jollibee, KFC, Lotte,... but i only want to make and enjoy it at home with myfamily. it's greater. i fried potato very much.
Cách nấu mì gói
-Nguyên liệu:Mì gói,nước sôi
-cách làm:bóc mì cho vào bát cho hết gói sốt,đổ nước sôi vào đợi 3-5 phút là được
-Yêu cầu sản phẩm:không cần yêu càu nhiều