Nêu ngắn gọn (5-7 câu ) về bài học sâu khắc nhất trong câu truyện Chim Én và Dế Mèn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thảo khảo nha:
- "Câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn" gần gũi với thiếu nhi những bài học của nó lại có sự tác động đến mọi lựa tuổi của độc giả mang một thông điệp chỉ dẫn đến những kết quả tai hại đối với một kẻ kiêu ngạo, ảo tưởng khả năng của bản thân là "bề trên" đối với người khác.
- Đó là câu chuyện về hợp tác, về tình bạn, bàn về việc cho và nhận, bởi sự gắn kết trong tình bạn phải xuất phát từ tấm lòng chân thành từ cả hai phía, nếu chỉ biết nhận mà không biết cho đi thì tình bạn khó bền vững. Mặt khác nếu chỉ biết ích kỉ, vụ lợi cho bản thân mà quên đi tình nghĩa thì kết quả mà người đó nhận được sẽ là mất đi những người bạn, trở thành những con người đơn độc.
Qua câu chuyên: Không nên quá ảo tưởng về bản thân mình, nó sẽ khiến con người có những cái nhìn sai lệch về vị trí của bản thân. Đồng thời không nê sống quá ích kỉ, toan tính. Hãy biết hợp tác và chia sẻ, nếu biết hợp tác và chia sẻ tất cả mọi người sẽ cùng có lợi.
Khi bước trên đường đời, mỗi con người sẽ gặp biết bao câu chuyện lý thú, và những bài học sâu sắc về giá trị cuộc sống. Đến với ” câu chuyện về Chim én và dế mèn” theo Đoàn Công Huy trong mục ” trò chuyện đầu tuần” của Báo Hoa học trò ta lại rút ra một bài học quý giá.
Câu chuyện nói về cách sống của các loài vật trong thiên nhiên, hai con Chim én đã tốt bụng tặng Dế Mèn một món quà thật tuyệt vời là một chuyến thưởng ngoạn khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, ấm áp. Chim Én là con vật biết bay, thế nên chúng thấy tội nghiệp cho Dế Mèn không được bay tận hưởng không gian mùa xuân. Do đó, chúng nghĩ ra sáng kiến để cả ba cùng bay thưởng thức cảnh trời đất gợi cảm, tiếc thay Dế Mèn lại không biết trân trọng món quà ấy. Từ người chịu ơn, Mèn đã ảo tưởng mình là người ban ơn. Từ việc mình là gánh nặng cho người khác Mèn ta tưởng người khác chính là gánh nặng của mình. Lòng ích kỷ, tính toán và ngộ nhận, ảo tưởng khiến Dế Mèn phải trả giá rất đắt ” nó rơi xuống đất như một chiếc lá lìa cành”. Với những ý nghĩ sâu sắc của tác giả, những con vật nhỏ bé này cũng có tâm trạng giống con người, làm tô đậm thêm bài học nhân sinh con người. Câu chuyện có hình thức như một câu chuyện ngụ ngôn phản ánh thực tế của con người hiện nay: đời sống hiện đại giúp con người có thể làm được nhiều việc hơn nhưng cũng khiến họ ảo tưởng về mình nhiều hơn và suy nghĩ , lối sống cũng thực dụng hơn. Câu chuyện cảnh tỉnh mọi người nói chung đặc biệt là thế hệ trẻ nói riêng đừng quá ảo tưởng về bản thân mình và không nên sống ích kỷ, toan tính. Xác định chính mình là ai và giúp đỡ người khác một cách không vụ lợi chắc chắn bạn sẽ nhận được nhiều hơn những thứ bạn đã cho đi.
Có thể nói câu chuyện ngắn gọn nhưng lại mang ý nghĩa thật sâu sắc. Mỗi người đều có thể học được những bài học nhân sinh từ câu chuyện trên, đó là câu chuyện về giá trị cuộc sống, biết trân trọng những gì mình đang có thì sẽ cảm nhận được giá trị đích thực của cuộc sống. Nếu không biết trân trọng những gì mình đang có sẽ rất khó có được hạnh phúc thậm chí còn gặp bất hạnh. Hạnh phúc còn tùy thuộc vào cách ứng xử và thái độ sống của mỗi người. Đó có thể là câu chuyện về niềm tin: Lòng tốt là đáng quý, nhưng niềm tin còn đáng quý hơn. Phải chăng chỉ khi con người tin tưởng lẫn nhau thì cuộc sống mới thoải mái và nhẹ nhàng hơn, và đó có thể là bài học về cách nhìn, cách cảm nhận: với cách nhìn cẩn thận, hời hợt ta sẽ không phát hiện đúng bản chất của cuộc sống, dẫn đến những quyết định sai lầm mà ta sẽ nhớ suốt đời. Đó là bài học về lòng khoan dung, có thể cho và nhận. Cho và nhận đều luôn chuyển hóa: tưởng rằng cho đi nhưng lại được nhận lại và ngược lại, đó có thể là bài học về sự hợp tác và chia sẻ, nếu biết hợp tác và chia sẻ thì mọi người đều có lợi. Vậy mà trong cuộc sống, một số người lại có cách sống toan tính, ích kỷ. Họ giống Dế Mèn trong câu chuyện trên. Họ cho rằng họ là người ban ơn cho người khác nhưng thực chất họ lại là gánh nặng cho mọi người, phải chăng họ không cảm nhận được những gì mình đã cho và đã nhận. Rồi đến một ngày, chắc chắn những người ấy sẽ tỉnh ngộ khi phải chịu kết cục bi thảm trong cuộc sống của mình. Đừng quên những con người hẹp hòi, tính toán như thế đáng bị chúng ta phê phán, tố cáo.
Tóm lại, ” câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn” thực sự đã đem lại cho chúng ta những bài học vô cùng quý báu. Câu chuyện đó đã làm ta thay đổi trong cách sống của mình để con người sống trong một xã hội tốt đẹp mà họ đáng được sống.
a. Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ ba
b. Câu văn "Nhưng sáng kiến của Chim Én đưa ra rất giản dị: Hai chú Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa" có ba từ chỉ số lượng: hai ( chú Chim Én); hai ( đầu ); một ( cọng cỏ khô).
a. Câu chuyện trên được kể bằng : ngôi kể thứ ba
b. Câu văn "Nhưng sáng kiến của Chim Én đưa ra rất giản dị: Hai chú Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa" có ba từ chỉ số lượng , ba từ đó là :
+ Hai (chú Chim Én)
+ Hai (đầu của cọng cỏ)
+ Một ( cọng cỏ khô)
Bài học cho bản thân từ câu chuyện chim én và dế mèn là:
- Không nên sống ích kỉ mang tư tưởng tự phụ cho bản thân mình là nhất gây ra cái nhìn sai lầm về vị trí của bản thân.
- Trân trọng tình cảm, sự giúp đỡ của người khác đối với mình lúc khó khăn.
- Sống cần biết tương trợ lẫn nhau, đoàn kết cùng nhau phát triển.
Refer:
Câu 1: Tự sự, ngôi kể thứ ba
Câu 2: Sau một hồi lâu liên miên
Câu 3: Luôn muốn giúp đỡ, mang đến niềm vui cho người khác.
Câu 4: Không nên quá ảo tưởng về bản thân mình, nó sẽ khiến con người có những cái nhìn sai lệch về vị trí của bản thân. Đồng thời không nê sống quá ích kỉ, toan tính. Hãy biết hợp tác và chia sẻ, nếu biết hợp tác và chia sẻ tất cả mọi người sẽ cùng có lợi.
Câu 1: PTBĐ chính: Biểu cảm
Câu 2:
CN1: sáng kiến của chim Én
VN1: rất giản dị
CN2: hai chim Én
VN2: ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô
CN3: Mèn
VN3: ngậm vào giữa
Câu 3: Cụm danh từ: một chiếc lá lìa cành
Câu 4:
Qua câu chuyện trên tác giả muốn khuyên chúng ta từ bỏ thói kiêu căng sĩ diện hão huyền nếu không nó sẽ là họa sát thân. Dế Mèn vốn bay lên cao được là nhờ sự hộ trợ của chim Én nhưng lúc sau chính hắn lại cho rằng hai chim Én là gánh nặng và tự gánh lấy kết cục đau khổ. Ngoài ra tác giả còn muốn khuyên chúng ta đừng sống vô ơn phụ nghĩa với những người từng nâng đỡ mình. Kiêu ngạo và vô ơn là hai thứ cần phải bỏ để hoàn thiện bản thân tốt hơn.
1. Dế Mèn và hai con Chim Én,ngôi kể thứ ba.
2.Bằng cách hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô và Dế Mèn ngậm vào giữa.
3. So sánh (nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.)
4. Luôn muốn giúp đỡ, mang đến niềm vui cho người khác. Em nghĩ Dế Mèn còn quá ích kỷ, không biết ơn hai con chim Én vì đã giúp mình.
1. câu chuyện trên có 3 nhân vật, ngôi thứ 3, người kể không có trong câu chuyện.
2. chim Én giúp Mèn đi chơi = cách hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô, Mèn ngậm vào giữa, thế là cả ba cùng bay lên.
3.biện pháp tu từ: so sánh.
4. thể hiện lòng tốt bụng, thích giúp đỡ người khác của 2 con chim Én. em thấy Mèn thật thiếu suy nghĩ và vô ơn😏.
Câu chuyện trên khuyên răn con người "đừng nghĩ mình" cao"hơn người khác âu cũng chỉ là hạt cát nhỏ trong sa mạc mênh mông, giọt nước chìm trong đại dương vô tận, vì tinh tú với ánh sáng le lói trong thiên hà rộng lớn". Con người cần học được cách làm chủ con quỉ kiêu ngạo ẩn hiện trong trái tim bởi "Khiêm tốn bao nhiêu cũng không đủ tự kiêu một chút cũng là thừa" và tự bồi tụ cho "dòng chảy tâm hồn" những hạt phù sa tinh túy nhất là lối sống "ân tình, nặng nghĩa" đối với những người từng che chở cho mình qua cơn giông tố cuộc đời.
Tham khảo:
Câu chuyện Chim sẻ và dế mèn tuy có dung lượng ngắn nhưng lại vô cùng ý nghĩa, bởi nó vượt qua giới hạn của một câu chuyện, mang đến cho người đọc, người nghe những bài học nhân sinh, bài học về đối nhân xử thế vô cùng sâu sắc. Đó là câu chuyện về hợp tác, về tình bạn, bàn về việc cho và nhận, bởi sự gắn kết trong tình bạn phải xuất phát từ tấm lòng chân thành từ cả hai phía, nếu chỉ biết nhận mà không biết cho đi thì tình bạn khó bền vững.