Cảm nhận về CẢ bài thơ "Dáng hình ngọn gió"
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có rất nhiều những vần thơ hay viết về mẹ nhưng bài thơ Gió từ tay mẹ của Vương Trọng vẫn là bài thơ khiến em rất xúc động. Thông qua hình ảnh chiếc quạt nan bài thơ đã khẳng định sâu sắc tình mẹ, sự cần thiết của đôi bàn tay mẹ với cuộc sống của mỗi con người.
Với cảm hứng quen thuộc bài thơ Gió từ tay mẹ đã khắc hoạ hình ảnh rất đẹp về người mẹ. Đó là người phụ nữ tần tảo, yêu thương con hết mực, luôn tay quạt mát mang gió mát lành về cho con.
Quạt nan như lá
Chớp chớp lay lay
Quạt nan mỏng dính
Quạt gió rất dày
Khổ thơ đầu là hình ảnh ẩn dụ về chiếc quạt nan. Chiếc quạt nan mỏng manh như lá, chớp chớp, lay lay, rồi lại mỏng dính nhưng mang đến làn gió rất dày. Phép điệp ngữ quạt nan nhấn mạnh hình ảnh chiếc quạt mỏng manh, yếu đuối nhưng mang đến làn gió mát lành. Hình ảnh chiếc quạt nan chính là ẩn dụ cho người mẹ tần tảo, luôn tay quạt mát để giúp con có giấc ngủ ngon lành.
Gió từ ngọn cây
Có khi còn nghỉ
Gió từ tay mẹ
Thổi suốt đêm ngày.
Gió của ông trời
Có khi rét buốt
Gió mẹ, mẹ ơi
Lúc nào cũng mát.
Hai khổ thơ là hình ảnh tương phản giữa gió trời, gió của ngọn cây và gió từ đôi tay của mẹ. Nếu gió từ ngọn cây có khi còn nghỉ thì gió từ tay mẹ lại thổi suốt đêm ngày. Nếu gió từ ông trời có khi còn rét buốt thì gió từ tay mẹ lúc nào cũng mát lành, dịu nhẹ. Hình ảnh tương phản đã gián tiếp khắc họa người mẹ tần tảo, chịu thương, chịu khó với đôi bàn tay khéo léo, bền bỉ. Luôn tay mẹ quạt không nghỉ để con không bị nóng, con có thể say sưa với giấc ngủ ngon. Mẹ yêu thương, chiều chuộng và luôn hy sinh vì con mà không nhận lại bất kỳ điều gì. Phép điệp ngữ gió nhiều lần trong bài thơ nhấn mạnh hình ảnh những ngọn gió mát lành từ đôi tay của mẹ, qua đó khắc họa đôi bàn tay không nghỉ ngơi của mẹ, tất cả đều vì tình yêu thương tha thiết của mẹ gửi đến cho con.
Quạt nan như cánh
Chớp chớp lay lay
Mẹ đưa con bay
Êm vào giấc ngủ.
Hai câu thơ quạt nan như cánh/ Chớp chớp lay lay từ khổ thơ thứ nhất được lặp lại ở khổ thơ cuối cùng. Câu thơ đầu mở ra hình ảnh chiếc quạt nan và rồi cũng khép lại bằng hình ảnh tương tự. Từ sự yêu thương, chăm chút không nghỉ ngơi của mẹ con đã bay vào giấc ngủ một cách nhẹ nhàng, êm ái.
Ngày nay khi những thiết bị hiện đại ngày càng phổ biến, hình ảnh những người mẹ quạt nan cho con đã không còn nhiều. Thế nhưng không vì thế hình ảnh người mẹ quạt mát cho con trong bài thơ giảm sức hấp dẫn với người đọc. Mẹ vẫn yêu thương con tha thiết, vẫn dành cho con tình cảm thật ấm áp, thiêng liêng trong bất kỳ hoàn cảnh và trường hợp nào. Không cần phải quạt mát cho con, mẹ vẫn làm mọi việc vì con bất kể đêm ngày, nắng mưa. Hình ảnh đó làm người đọc liên tưởng đến câu thơ trong bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh:
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.
Những ngôi sao thức ngoài kia,
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn,
Bài thơ có 4 chữ, 4 khổ, số chữ ngắn gọn nên rất gần gũi với thể loại đồng dao, vè trong văn học dân gian. Vì thế cũng dễ dàng tiếp nhận với trẻ nhỏ. Cách ngắt nhịp linh hoạt ⅓, 2/2 góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của bài thơ. Việc sử dụng những hình ảnh giản dị, ngôn từ gần gũi, trong sáng, phép so sánh, phép đối, ẩn dụ linh hoạt giúp nhà thơ truyền tải chủ đề, nội dung tư tưởng một cách sâu sắc.
Tóm lại bài thơ Gió từ tay mẹ của Vương Trọng đã diễn tả thật thấm thía tình cảm yêu thương của mẹ dành cho con. Tình mẫu tử thật thiêng liêng và bao giờ cũng rất xúc động. Em tin rằng qua bài thơ này mỗi người đều thấy người mẹ có vai trò quan trọng thế nào với cuộc đời của mỗi người. Vì thế càng phải trân trọng và biết ơn mẹ nhiều hơn.
(1) rầm (2) rì, (3) dạo nhạc, (4) dịu, (5) rào, (6) giờ, (7) dáng
Dáng hình ngọn gió
Bầu trời rộng thênh thang
Là căn nhà của gió
Chân trời như cửa ngõ
Thả sức gió đi về
Nghe cây lá (1) rầm (2) rì
Ấy là khi gió hát
Mặt biển sóng lao xao
Là gió đang (3) dạo nhạc
Những ngày hè oi bức
Cứ tưởng gió đi đâu
Gió nép vào vành nón
Quạt (4) dịu trưa ve sầu
Gió còn lượn lên cao
Vượt sông dài biển rộng
Cõng nước làm mưa (5) rào
Cho xanh tươi đồng ruộng
Gió khô ô muối trắng
Gió đẩy cánh buồm đi
Gió chẳng bao (6) giờ mệt !
Nhưng đố ai biết được
Hình (7) dáng gió thế nào.
Em tham khảo nhé !
Anh đội viền mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Hình ảnh và cử chỉ của Bác trong đêm khiến anh đội viện không phân biệt được cảnh trước mắt mình là thực hay là mộng. Ngọn lửa bập bùng soi bóng Bác khi mờ khi tỏ. Tâm trạng anh ngạc nhiên và xúc động. Đang tỉnh mà anh nghĩ là mình đang mơ. Anh mơ màng thấy bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Từ Bác tỏa ra hơi ấm lạ kì: Ấm hơn ngọn lửa hồng. Đó là hơi ấm của tình thương bao la, nồng đượm, cao sâu hơn cả tình mẹ đối với con.
Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hoà quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.
Hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột.
Bác nhón chân nhẹ nhàng...
Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.
Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ân tượng:
Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng.
Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm Lặng yèn bên bếp lửa - vẻ mặt Bác trầm ngâm. Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chí lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhàn ái Hồ Chí Minh:
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. . Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vi sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Trời thì mưa lâm thăm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau....
Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.
Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thế hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng nhạc nhiên suy nghĩ:
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Thương Bác, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:
Anh nằm lo Bác ốm...
Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi...
Lần thứ ba thức dậy...
Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:
Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!
Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.
Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đói với Hồ Chủ tịch vĩ đại.
Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.
Trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ, bên cạnh hình tượng về Bác Hồ với tình yêu thương bao la dành cho đồng bào và chiến sĩ thì không thể không nhắc tới hình tượng ngọn lửa. Có thể nói đây là một “nhân vật” quan trọng làm nên sự sinh động và mang những ý nghĩa sâu xa trong bài thơ.
Trong bài thơ, hình ảnh ngọn lửa mang rất nhiều ý nghĩa, ở mỗi câu thơ, mỗi thời điểm được nhắc đến, ngọn lửa lại mang những nghĩa tượng trưng khác nhau. Tuy nhiên có duy nhất một nghĩa thực, đó chính là một hình ảnh ngọn lửa thực, ngọn lửa do chính tay Bác Hồ đốt lên, đang cháy và sưởi ấm giữa khu rừng trong đêm đông giá lạnh.
“Lặng yên bên bếp lửa”
Ánh lửa bập bùng ấy chính là hơi ấm xua tan đi cái rét, cái lạnh, sự mệt mỏi sau một ngày dài chiến đấu, Bác – một vị lãnh tụ cao cả vì thương các chiến sĩ đã đốt lên ngọn lửa ấy.
“Đốt lửa cho anh nằm”
Bác không nằm, cũng không ngủ mà là đang ngồi đốt lửa, đốt lửa cho những người con chiến sĩ của mình, hình ảnh ngọn lửa được đốt lên là biểu hiện của sự quan tâm, ân cần và tình thương của Bác dành cho bộ đội. Chẳng còn khoảng cách nào giữa một vị lãnh tụ đứng đầu đất nước với những người chiến sĩ, ngọn lửa đã xóa đi khoảng cách đó, thể hiện cho sự gắn bó giữa người lãnh đạo với nhân dân, bộ đội.
“Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”
Hình ảnh ngọn lửa đã soi sáng bóng dáng, chân dung của Bác – chân dung của vị lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của dân tộc Việt Nam với những vẻ đẹp gần gũi, bình dị. Không chỉ soi rõ chân dung, ánh sáng của ngọn lửa còn soi tỏ tấm lòng cao cả của Bác với đồng bào và với nhân dân. Bác cả một đời vì nước vì dân mà cống hiến, quên đi bản thân mình, suốt một đời chỉ vì mục tiêu giành lại độc lập tự do cho nước nhà. Ngọn lửa trong đêm đông ấy đã cho anh đội viên thấy rõ từng nét mặt, tâm trạng, cử chỉ và hành động của Bác, Bác trầm ngâm nghĩ ngợi về việc nước, Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ, nhón chân nhẹ nhàng để không ai bị thức giấc. Hình ảnh Bác hiện lên qua ngọn lửa thật thiêng liêng và chính sự quan tâm ân cần của Bác là ngọn lửa ấm áp nhất, ấm hơn bội phần so với ngọn lửa hồng ngoài kia. Hình ảnh ngọn lửa được so sánh với Bác càng tô đậm sự lớn lao, vĩ đại đang bao trùm không gian, và sánh ngang trời đất của Bác, tình yêu thương của Bác dành cho dân và quân mạnh mẽ và ấm áp hơn bất kì ngọn lửa nào.
“Bác nhìn ngọn lửa hồng”
Hình ảnh ngọn lửa ở cuối bài thơ mang ý nghĩa về hi vọng và niềm tin vào cuộc kháng chiến của quân và dân ta nhất định sẽ thắng lợi.
Có thể nói, hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” là một hình ảnh đẹp và là điểm sáng trong nghệ thuật của bài thơ. Bác Hồ không chỉ đem lại một ngọn lửa để sưởi ấm cái lạnh bên ngoài mà chính Bác là một ngọn lửa sưởi ấm tinh thần, tâm hồn những người chiến sĩ.
Nguồn: Myaloha
a) “Lặng yên bên bếp lửa”
“Đốt lửa cho anh nằm”
''Ấm hơn ngọn lửa hồng”
“Bác nhìn ngọn lửa hồng”
b) Trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ, bên cạnh hình tượng về Bác Hồ với tình yêu thương bao la dành cho đồng bào và chiến sĩ thì không thể không nhắc tới hình tượng ngọn lửa. Có thể nói đây là một “nhân vật” quan trọng làm nên sự sinh động và mang những ý nghĩa sâu xa trong bài thơ.
Trong bài thơ, hình ảnh ngọn lửa mang rất nhiều ý nghĩa, ở mỗi câu thơ, mỗi thời điểm được nhắc đến, ngọn lửa lại mang những nghĩa tượng trưng khác nhau. Tuy nhiên có duy nhất một nghĩa thực, đó chính là một hình ảnh ngọn lửa thực, ngọn lửa do chính tay Bác Hồ đốt lên, đang cháy và sưởi ấm giữa khu rừng trong đêm đông giá lạnh.
“Lặng yên bên bếp lửa”
Ánh lửa bập bùng ấy chính là hơi ấm xua tan đi cái rét, cái lạnh, sự mệt mỏi sau một ngày dài chiến đấu, Bác – một vị lãnh tụ cao cả vì thương các chiến sĩ đã đốt lên ngọn lửa ấy.
“Đốt lửa cho anh nằm”
Bác không nằm, cũng không ngủ mà là đang ngồi đốt lửa, đốt lửa cho những người con chiến sĩ của mình, hình ảnh ngọn lửa được đốt lên là biểu hiện của sự quan tâm, ân cần và tình thương của Bác dành cho bộ đội. Chẳng còn khoảng cách nào giữa một vị lãnh tụ đứng đầu đất nước với những người chiến sĩ, ngọn lửa đã xóa đi khoảng cách đó, thể hiện cho sự gắn bó giữa người lãnh đạo với nhân dân, bộ đội.
“Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”
Hình ảnh ngọn lửa đã soi sáng bóng dáng, chân dung của Bác – chân dung của vị lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của dân tộc Việt Nam với những vẻ đẹp gần gũi, bình dị. Không chỉ soi rõ chân dung, ánh sáng của ngọn lửa còn soi tỏ tấm lòng cao cả của Bác với đồng bào và với nhân dân. Bác cả một đời vì nước vì dân mà cống hiến, quên đi bản thân mình, suốt một đời chỉ vì mục tiêu giành lại độc lập tự do cho nước nhà. Ngọn lửa trong đêm đông ấy đã cho anh đội viên thấy rõ từng nét mặt, tâm trạng, cử chỉ và hành động của Bác, Bác trầm ngâm nghĩ ngợi về việc nước, Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ, nhón chân nhẹ nhàng để không ai bị thức giấc. Hình ảnh Bác hiện lên qua ngọn lửa thật thiêng liêng và chính sự quan tâm ân cần của Bác là ngọn lửa ấm áp nhất, ấm hơn bội phần so với ngọn lửa hồng ngoài kia. Hình ảnh ngọn lửa được so sánh với Bác càng tô đậm sự lớn lao, vĩ đại đang bao trùm không gian, và sánh ngang trời đất của Bác, tình yêu thương của Bác dành cho dân và quân mạnh mẽ và ấm áp hơn bất kì ngọn lửa nào.
“Bác nhìn ngọn lửa hồng”
Hình ảnh ngọn lửa ở cuối bài thơ mang ý nghĩa về hi vọng và niềm tin vào cuộc kháng chiến của quân và dân ta nhất định sẽ thắng lợi.
Có thể nói, hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” là một hình ảnh đẹp và là điểm sáng trong nghệ thuật của bài thơ. Bác Hồ không chỉ đem lại một ngọn lửa để sưởi ấm cái lạnh bên ngoài mà chính Bác là một ngọn lửa sưởi ấm tinh thần, tâm hồn những người chiến sĩ.
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về .
Điệp cuối đầu ở các câu thơ 4,5 , điệp ngắt quãng ở câu thơ 6 có tác dụng gợi tả tuyệt vời : Trong buổi trưa hè oi ả ngột ngạt ấy tất cả đều chìm đi chỉ lời ru của mẹ cứ lúc bổng lúc trầm , hình ảnh mẹ lớn lao hơn cả cái không gian rộng lớn kia. Hình ảnh ẩn dụ : gió mùa thu , bàn tay mẹ được lồng sử dụng thật tài tình khéo léo đúng lúc .ta tưởng tượng mẹ không phải quạt cho con ngủ bằng tay mà là bằng lòng mẹ , không chỉ ru con bằng lời mà ru con bằng tấm lòng yêu con của mẹ .Sức mạnh của tình yêu con dồn trong lời hát ru , lên đôi tay mẹ quạt trỏ thành ngọn gió thu mát mẻ xua đi cái nóng hè oi ả cho giấc ngủ của con .
Đi suốt cuộc đời, đôi khi được lắng nghe những giai điệu mộc mạc qua câu hát ru của người mẹ ta bỗng thấy như sợi dây cuộc sống cũng phải chùng lại, bật lên một tiếng trầm trong bản hòa tấu phức hợp của cuộc sống. Nó cho ta phút nhớ tới mẹ, nhớ tới những ước mơ thành hình không chỉ bằng hơi thở cuộc sống mà bằng cả tâm hồn dịu dàng mẹ dành trọn cho con.
Bền bỉ cùng thời gian,hơn cả thời gian và không gian chính là lòng mẹ yêu con.Biết bao trưa nư thế mẹ ngồi đưa võng quạt ru con ngủ.Có ai đếm được chăng?Vậy mà mẹ chẳng hề mệt mỏi mỗi khi đêm về lại thức trông giấc ngủ cho con:
Những ngoi sao thức ngoài kia
chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngon gió của con suốt đời.
Phép nhân hoá ngôi sao-"thức" làm cho hình ảnh thơ trở nên đẹp lung linh,phép so sánh ko ngang bằng đã nâng hình ảnh bà mẹ tảo tần khuya sớm lam lũ lên thật cao quý đẹp đẽ hơn cả những vì tinh tuý,và cũng bất tử .Cách nói ẩn dụ "giấc tròn" ko phải chỉ là giấc ngủ của con ,cuộc đời con luôn có mẹ theo sát bên nâng bước con đi,che chở cho con,dành tất thảy yêu thương.Lòng mẹ thật bao la,tình mẹ thật rộng lớn...
Ko có những lời thơ nhẹ nhàng và sâu lắng như "Mẹ" chắc hẳn lời ru dần mai một cho đến một ngày người ta chỉ còn nghe thấy nó trong viện bảo tàng những lớp kỷ niệm của những người đi trước.Nếu nghe bản nhạc này vào 1 trưa hè oi bức,trên tay phe phẩy quạt nan và thiu thiu bên hiên nhà trên chiếc võng nhỏ,ta sẽ bé lại,chỉ 1 lúc thôi,để thấy cuộc sống này đậm chất sử thi về tình mẹ,về 1 cuộc sống ấm êm ta lớn lên bằng lời ru...
Hơn 1 lần nhìn lại,ai cũng có 1 người mẹ,và mẹ tôi chỉ có 1 trên đời...
..."Mẹ đã nâng con dậy"...
- Nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến được công chúng yêu thơ biết đến qua nhiều tác phẩm trữ tình, đằm thắm như: “Chồng chị, chồng em”, “Gửi tình yêu”, “Nói với anh”, “Đợi”, “Trước mùa đông”… Với các em học sinh, nữ sĩ họ Đoàn cũng được biết đến với các tác phẩm được chọn in trong SGK và các sách tham khảo dùng trong nhà trường, như: “Dáng hình ngọn gió”, “Cánh cửa nhớ bà”, và “Em yêu nhà em”...
* Thơ của quẻ Phong Lôi ÍchNhà thơ Đàm Thị Lam LuyếnNói về “Dáng hình ngọn gió” hay các bài thơ tình thì nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến vẫn một mực cho biết đó là do mệnh thi sĩ của bà ứng với quẻ Phong Lôi Ích: Trên là Tốn (gió), dưới là Chấn (sấm). Bà “tiết lộ”: “Nhà văn Xuân Cang có viết một bài về tôi. Ông cho rằng ngày sinh tháng đẻ của tôi rơi vào quẻ luôn luôn gần gũi với vũ trụ, với trời đất nhiều hơn là với hoa cỏ, con người… Quẻ đó là quẻ Phong Lôi Ích”Để chứng minh cho điều đó, nhà thơ Lam Luyến đọc cho chúng tôi nghe không biết bao nhiêu câu thơ của bà có “dính” đến Phong (gió) và Chấn (sấm):Con tim vạch chớp ngang trờiĐể cơn mưa hát những lời tình yêuHay quan sát ở tầm cao:Bầu trời rộng thênh thangLà căn nhà của gióChân trời như cửa ngõThả sức gió đi về…Hoặc:Cao trên kia là trờiThấp dưới đây là cỏTôi không hề sợ gióDù gió to mấy lần…Nhà thơ tâm sự: “Tôi không biết mọi người nghĩ thế nào về quẻ dịch này. Còn tôi, đơn giản, tôi nghĩ mình có duyên với đất trời, vũ trụ, với thiên nhiên…chứ quẻ kiếc gì gì đó còn phải… nghiên cứu kỹ xem thế nào đã! Bài thơ “Dáng hình ngọn gió” cũng vậy. Nó được bắt nguồn từ những cảm xúc yêu thiên nhiên, trời đất mà bật thành thơ hết sức tự nhiên. Có điều, cảm xúc tự nhiên hay vô thức trong sáng tác của tôi lại rất có duyên quay về hoặc tìm đến những cái thuộc về… Phong Lôi Ích”:Bầu trời rông thênh thangLà căn nhà của gióChân trời như cửa ngõThả sức gió đi vềNghe lá cây rầm rìẤy là khi gió hátMặt biển sóng lao xaoLà gió đang dạo nhạcNhững ngày hè oi bứcCứ tưởng gió đi đâuGió nép vào vành nónQuạt dịu trưa ve sầuGió còn lượn lên caoVượt sông dài biển rộngCõng nước làm mưa ràoCho xanh tươi đồng ruộngGió khô ô muối trắngGió đẩy cánh buồm điGió chẳng bao giờ mệt!Nhưng đố ai biết đượcHình dáng gió thế nào(Dáng hình ngọn gió, SGK lớp 5)* “Oan” cho Chiếc roi đầu tiênNhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến có một tập thơ thiếu nhi in chung từ năm 1985, sau đến năm 1990 có riêng tập “Cánh cửa nhớ bà”. Và còn một tập thơ thiếu nhi nữa… chuẩn bị ra mắt công chúng trong nay mai. Do công việc quá bận rộn tại Trung tâm bản quyền tác giả văn học Việt Nam (nhà thơ Lam Luyến làm Giám đốc) nên bà cũng thú thật không thể quan tâm đúng mức đến thơ thiếu nhi và lấy làm rất tiếc vì điều đó.Ngoài bài thơ “Dáng hình ngọn gió” ra, nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến còn rất nhiều tác phẩm được chọn giảng và làm tài liệu tham khảo cho các em học sinh.Hỏi bà, những tác phẩm đó theo “chính chủ” thì bà đã thấy ưng chưa? Nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến tâm sự: “Tôi thích mảng thơ thiếu nhi và thấy có rất nhiều bài thơ của mình hợp với “tiêu chí” để đưa vào SGK. Tuy nhiên, việc chọn lựa tác phẩm in sách thì mỗi tác giả không thể chủ động được hay tự cho mình một thẩm quyền để quyết định được. Có những bài thơ tôi rất bằng lòng nhưng lại gặp trục trặc. Ví dụ như trường hợp bài thơ “Chiếc roi đầu tiên” chẳng hạn. Tôi thuộc lòng bài thơ này, tự mình đi “khảo sát” bằng cách đọc cho các cháu nghe bài thơ. Thật lạ là tôi thấy chúng rất thích thú. Tuy vậy, có lẽ do tư tưởng tác phẩm lớn hơn tư tưởng tác giả nên Giám đốc NXB Kim Đồng trước đây là ông Bùi Hồng nhất định không cho công bố bài thơ này dưới bất kỳ hình thức nào vì họ cho rằng với trẻ thơ cấm kỵ không nên giáo dục chúng bằng roi vọt. Bài thơ 12 câu thế này:Nụ cười đầu tiênNở trên môi trẻTiếng nói đầu tiênNgả vào vai mẹ Cánh buồm đầu tiênTặng cho biển cảTrái cây đầu tiênTặng người vất vảKhông ai còn lạiChiếc roi đầu tiênDành cho những đứaCứ hay vòi tiền.(Chiếc roi đầu tiên)Đây là một bài thơ mà tôi rất thích và thấy nó cũng mang tính giáo dục cao. Tôi nghĩ, nếu bài thơ này đươc công bố sớm hơn thì có lẽ không chỉ trẻ con mà cả những người lớn cũng sẽ “ngoan” hơn rất nhiều.
Nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến được công chúng yêu thơ biết đến qua nhiều tác phẩm trữ tình, đằm thắm như: “Chồng chị, chồng em”, “Gửi tình yêu”, “Nói với anh”, “Đợi”, “Trước mùa đông”… Với các em học sinh, nữ sĩ họ Đoàn cũng được biết đến với các tác phẩm được chọn in trong SGK và các sách tham khảo dùng trong nhà trường, như: “Dáng hình ngọn gió”, “Cánh cửa nhớ bà”, và “Em yêu nhà em”...
* Thơ của quẻ Phong Lôi ÍchNhà thơ Đàm Thị Lam LuyếnNói về “Dáng hình ngọn gió” hay các bài thơ tình thì nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến vẫn một mực cho biết đó là do mệnh thi sĩ của bà ứng với quẻ Phong Lôi Ích: Trên là Tốn (gió), dưới là Chấn (sấm). Bà “tiết lộ”: “Nhà văn Xuân Cang có viết một bài về tôi. Ông cho rằng ngày sinh tháng đẻ của tôi rơi vào quẻ luôn luôn gần gũi với vũ trụ, với trời đất nhiều hơn là với hoa cỏ, con người… Quẻ đó là quẻ Phong Lôi Ích”Để chứng minh cho điều đó, nhà thơ Lam Luyến đọc cho chúng tôi nghe không biết bao nhiêu câu thơ của bà có “dính” đến Phong (gió) và Chấn (sấm):Con tim vạch chớp ngang trờiĐể cơn mưa hát những lời tình yêuHay quan sát ở tầm cao:Bầu trời rộng thênh thangLà căn nhà của gióChân trời như cửa ngõThả sức gió đi về…Hoặc:Cao trên kia là trờiThấp dưới đây là cỏTôi không hề sợ gióDù gió to mấy lần…Nhà thơ tâm sự: “Tôi không biết mọi người nghĩ thế nào về quẻ dịch này. Còn tôi, đơn giản, tôi nghĩ mình có duyên với đất trời, vũ trụ, với thiên nhiên…chứ quẻ kiếc gì gì đó còn phải… nghiên cứu kỹ xem thế nào đã! Bài thơ “Dáng hình ngọn gió” cũng vậy. Nó được bắt nguồn từ những cảm xúc yêu thiên nhiên, trời đất mà bật thành thơ hết sức tự nhiên. Có điều, cảm xúc tự nhiên hay vô thức trong sáng tác của tôi lại rất có duyên quay về hoặc tìm đến những cái thuộc về… Phong Lôi Ích”:Bầu trời rông thênh thangLà căn nhà của gióChân trời như cửa ngõThả sức gió đi vềNghe lá cây rầm rìẤy là khi gió hátMặt biển sóng lao xaoLà gió đang dạo nhạcNhững ngày hè oi bứcCứ tưởng gió đi đâuGió nép vào vành nónQuạt dịu trưa ve sầuGió còn lượn lên caoVượt sông dài biển rộngCõng nước làm mưa ràoCho xanh tươi đồng ruộngGió khô ô muối trắngGió đẩy cánh buồm điGió chẳng bao giờ mệt!Nhưng đố ai biết đượcHình dáng gió thế nào(Dáng hình ngọn gió, SGK lớp 5)* “Oan” cho Chiếc roi đầu tiênNhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến có một tập thơ thiếu nhi in chung từ năm 1985, sau đến năm 1990 có riêng tập “Cánh cửa nhớ bà”. Và còn một tập thơ thiếu nhi nữa… chuẩn bị ra mắt công chúng trong nay mai. Do công việc quá bận rộn tại Trung tâm bản quyền tác giả văn học Việt Nam (nhà thơ Lam Luyến làm Giám đốc) nên bà cũng thú thật không thể quan tâm đúng mức đến thơ thiếu nhi và lấy làm rất tiếc vì điều đó.Ngoài bài thơ “Dáng hình ngọn gió” ra, nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến còn rất nhiều tác phẩm được chọn giảng và làm tài liệu tham khảo cho các em học sinh.Hỏi bà, những tác phẩm đó theo “chính chủ” thì bà đã thấy ưng chưa? Nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến tâm sự: “Tôi thích mảng thơ thiếu nhi và thấy có rất nhiều bài thơ của mình hợp với “tiêu chí” để đưa vào SGK. Tuy nhiên, việc chọn lựa tác phẩm in sách thì mỗi tác giả không thể chủ động được hay tự cho mình một thẩm quyền để quyết định được. Có những bài thơ tôi rất bằng lòng nhưng lại gặp trục trặc. Ví dụ như trường hợp bài thơ “Chiếc roi đầu tiên” chẳng hạn. Tôi thuộc lòng bài thơ này, tự mình đi “khảo sát” bằng cách đọc cho các cháu nghe bài thơ. Thật lạ là tôi thấy chúng rất thích thú. Tuy vậy, có lẽ do tư tưởng tác phẩm lớn hơn tư tưởng tác giả nên Giám đốc NXB Kim Đồng trước đây là ông Bùi Hồng nhất định không cho công bố bài thơ này dưới bất kỳ hình thức nào vì họ cho rằng với trẻ thơ cấm kỵ không nên giáo dục chúng bằng roi vọt. Bài thơ 12 câu thế này:Nụ cười đầu tiênNở trên môi trẻTiếng nói đầu tiênNgả vào vai mẹ Cánh buồm đầu tiênTặng cho biển cảTrái cây đầu tiênTặng người vất vảKhông ai còn lạiChiếc roi đầu tiênDành cho những đứaCứ hay vòi tiền.(Chiếc roi đầu tiên)Đây là một bài thơ mà tôi rất thích và thấy nó cũng mang tính giáo dục cao. Tôi nghĩ, nếu bài thơ này đươc công bố sớm hơn thì có lẽ không chỉ trẻ con mà cả những người lớn cũng sẽ “ngoan” hơn rất nhiều.