Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục a, nêu đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đặc điểm các đới thiên nhiên ở châu Á (3 đới thiên nhiên):
– Đới lạnh:
+ Có khí hậu cực và cận cực, lạnh giá khắc nghiệt.
+ Phân bố ở 1 dải hẹp phía bắc.
+ Nghèo thành phần loài: thực vật chủ yếu là rêu, địa y, không có thân gỗ và các động vật chịu lạnh hoặc di cư.
– Đới ôn hòa:
+ Diện tích rất rộng, có sự phân hóa bắc – nam, đông – tây.
+ Vùng Xi-bia rộng lớn ở phía bắc: khí hậu ôn đới lục địa lạnh, khô về mùa đông. Rừng lá kim phát triển mạnh trên đất pốt dôn. Hệ động vật tương đối phong thú.
+ Phía đông, đông nam Trung Quốc và quần đảo Nhật Bản: khí hậu cận nhiệt gió mùa. Có nhiều loài cây gỗ và động vật quý.
+ Các khu vực nằm sâu trong lục địa: khí hậu khô hạn khắc nghiệt, hình hành các thảo nguyên, hoang mạc, bán hoang mạc.
– Đới nóng:
+ Chủ yếu có khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo.
+ Thảm thực vật điển hình là rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa phân bố ở Đông Nam Á, Nam Á.
+ Rừng nhiệt đới có thành phần loài đa dạng, gỗ tốt và động vật quý hiếm.
– Vấn đề cần lưu ý trong sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á
+ Phần lớn rừng, thảo nguyên ở châu Á đã bị con người khai phá chuyển thành đất nông nghiệp, công nghiệp, khu dân cư, khu công nghiệp.
+ Rừng tự nhiên còn lại rất ít, nhiều loài thực, động vật bị suy giảm nghiêm trọng.
=> Việc bảo vệ, khôi phục lại rừng là vấn đề rất quan trọng ở các quốc gia châu Á.
(Em chỉ cần chọn 1 trong 3 kiểu môi trường được trình bày bên dưới để ghi vào vở).
Đặc điểm của một trong các môi trường tự nhiên ở Châu Phi:
* Môi trường Xích đạo
- Phạm vi: Gồm bồn địa Công-gô và duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê.
- Khí hậu nóng và ẩm điều hoà, thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm.
* Hai môi trường nhiệt đới
- Phạm vi: gần như trùng với ranh giới đới khí hậu cận xích đạo.
- Có sự phân hoá ra mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
- Thảm thực vật chủ yếu là rừng thừa và xa van cây bụi.
- Động vật: nhiều loài ăn cỏ (ngựa vằn, sơn dương, hươu cao cổ,...) và ăn thịt (sư tử, báo gấm,...).
* Hai môi trường cận nhiệt
- Phạm vi: phần cực bắc và cực nam châu Phi.
- Mùa đông ấm, ẩm và mưa nhiều; mùa hạ nóng, khô.
- Thảm thực vật là rừng và cây bụi lá cứng.
– Khu vực Bắc Á gồm toàn bộ vùng Xi-bia của Nga, với 3 bộ phận địa hình: đồng bằng Tây Xi-bia, cao nguyên Trung Xi-bia và miền núi Đông Xi-bia.
– Khí hậu khu vực này lạnh giá, khắc nghiệt, mang tính chất lục địa sâu sắc.
– Tài nguyên khoáng sản phong phú, một số loại có trữ lượng lớn như dầu mỏ, than đá, kim cương…
– Mạng lưới sông ngòi khá dày. Một số sông lớn như Ô-bi, I-ê-nít-xây, Lê-na…, có trữ năng thuỷ điện lớn.
– Rừng có diện tích rộng, chủ yếu là rừng lá kim, được bảo tồn khá tốt.
Tham khảo!
- Địa hình và đất:
+ Khu vực nội địa với địa hình cao nguyên tương đối bằng phẳng nhưng đất chủ yếu là đất xám hoang mạc và bán hoang mạc, đất xa van khô cằn ít dinh dưỡng.
+ Khu vực ven biển và thung lũng các sông có địa hình đồng bằng, đất màu mỡ.
+ Địa hình núi dãy Đrê-ken-béc dài hơn 1000km, ranh giới ngăn cách giữa các coa nguyên rộng lớn trong nội địa với các đồng bằng và vùng thấp ven Ấn Độ Dương.
- Khí hậu:
+ Vùng nội địa có khí hậu nhiệt đới lục địa khô, lượng mưa ít, cảnh quan chủ yếu là xa van, hoang mạc, cây bụi.
+ Vùng duyên hải đông nam có khí hậu nhiệt đới ẩm, lượng mưa hàng năm khá cao.
+ Vùng ven biển phía nam có khí hậu cận nhiệt địa trung hải.
- Sông, hồ:
+ Có nhiều sông nhưng ngắn và dốc, 2 con sông lớn là O-ran-giơ và Lim-pô-pô. Nguồn cung cấp nước chủ yếu là nước mưa nên mùa lũ trùng mùa mưa.
+ Có ít hồ tự nhiên, chủ yếu là các hồ nhân tạo.
- Sinh vật: Đa dạng và độc đáo về tài nguyên sinh vật, hệ sinh thái xa van là điển hình, hệ động thực vật phong phú, đa dạng với nhiều loài đặc hữu.
- Khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn như: khoáng sản kim loại, khoáng sản năng lượng.
- Biển: Tài nguyên sinh vật biển phong phú, trữ lượng thủy sản lớn có giá trị kinh tế cao. Vùng biển có nhiều cảng nước sâu.
– Khu vực Trung Á nằm hoàn toàn trong lục địa, là khu vực duy nhất của châu Á không tiếp giáp với đại dương.
– Địa hình khu vực này có xu hướng thấp dần từ đông sang tây, phía đông là miền núi cao Pa-mia, Thiên Sơn và An-tai, phía tây là các cao nguyên và đồng bằng kéo dài tới hồ Ca-xpi, trung tâm là hồ A-ran.
– Khoáng sản của vùng khá đa dạng: dầu mỏ, than đá, sắt, kim loại màu.
– Khí hậu mang tính chất ôn đới lục địa, mưa ít.
– Trong khu vực chỉ có 2 con sông lớn là Xưa Đa-ri-a và A-mu Đa-ri-a.
– Cảnh quan chủ yếu là hoang mạc, bán hoang mạc, thảo nguyên.
* Đặc điểm sông, hồ châu Á:
- Mạng lưới sông khá phát triển, nhiều hệ thống sông lớn. Tuy nhiên phân bố không đều và có chế độ nước phức tạp.
+ Khu vực Bắc Á có mạng lưới sông dày đặc. Các sông bị đóng băng vào mùa đông; có lũ vào mùa xuân.
+ Khu vực Đông Nam Á và Đông Á, Nam Á có mạng lưới sông dày, nhiều sông lớn. Mưa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô.
+ Khu vực Tây Nam Á và Trung Á có mạng lưới sông ngòi kém phát triển.
- Châu Á có nhiều hồ lớn được hình thành từ các đứt gãy hoặc miếng núi lửa đã tắt.
* Tên một số sông lớn ở châu Á:
+ Ở Bắc Á có các sông: Ô-bi, I-ê-nit-xây, Lê-na.
+ Ở Trung Á có các sông: Xưa-đa-ri-a, A-mua-đa-ri-a.
+ Ở Tây Nam Á có các sông: Ti-grơ, Ơ-phrat.
+ Ở Đông Á có các sông: A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang.
+ Ở Đông Nam Á có các sông: Mê-kông, I-ra-oa-đi,…
+ Ở Nam Á có các sông: Ấn, Hằng.
* Ý nghĩa của sông, hồ châu Á đối với đời sống, sản xuất và bảo vệ tự nhiên:
- Các sông, hồ có giá trị về giao thông, thủy điện; cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt; thúc đẩy sự phát triển của các ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, du lịch.
- Tình trạng lũ lụt ảnh hưởng đến đời sống người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội.
Khu vực Tây Nam Á gồm bán đảo A-ráp, bán đảo Tiểu Á, đồng bằng Lưỡng Hà.
– Địa hình khu vực này có nhiều núi và cao nguyên.
– Khoáng sản nổi bật của Tây Nam Á là dầu mỏ với hơn nửa trữ lượng dầu mỏ của thế giới, nhiều nhất là khu vực đồng bằng Lưỡng Hà, bán đảo A-ráp, vịnh Péc-xích.
– Khí hậu của vùng khô hạn và nóng, lượng mưa thấp, khu vực Địa Trung Hải có lượng mưa nhiều hơn.
– Sông ngòi của vùng kém phát triển, nguồn nước hiếm, sông chính là Ti-grơ và Ơ-phrát.
– Cảnh quan trong vùng chủ yếu là hoang mạc và bán hoang mạc.
- Nêu một số đặc điểm nổi bật của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở khu vực Mỹ La-tinh.
a) Địa hình và đất: Nhìn chung, khu vực Mỹ La-tinh có cấu trúc địa hình tương đối đa dạng, phức tạp, với nhiều dạng địa hình.
- Khu vực phía tây: là miền núi cao, bao gồm: sơn nguyên Mê-hi-cô và vùng núi trẻ Trung Mỹ, hệ thống núi An-đét cao và đồ sộ bậc nhất thế giới chạy sát bờ Thái Bình Dương.
- Khu vực phía đông: là miền núi thấp, sơn nguyên và đồng bằng, bao gồm:
+ Sơn nguyên Guy-a-na và sơn nguyên Bra-xin, bề mặt nhiều nơi phủ đất feralit hình thành từ dung nham núi lửa;
+ Phần trung tâm sơn nguyên Guy-a-na và phần đông sơn nguyên Bra-xin được nâng lên thành một số dãy núi.
+ Các đồng bằng La-nốt, La Pla-ta là những vùng đất thấp, bề mặt được bồi đắp phù sa dày, khá bằng phẳng. Riêng đồng bằng A-ma-dôn có phần lớn diện tích là đầm lầy, rừng rậm phát triển.
- Vùng biển Ca-ri-bê: có nhiều đảo, đất màu mỡ.
b) Khí hậu
- Khí hậu của phần lớn lãnh thổ Mỹ La-tinh có tính chất nóng, ẩm.
- Do phạm vi lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ và đặc điểm địa hình nên khí hậu Mỹ La-tinh phân hóa đa dạng thành nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau, như:
+ Đới khí hậu xích đạo quanh năm nóng, ẩm, bao gồm: phần phía tây đồng bằng A-ma-dôn, duyên hải phía tây Cô-lôm-bi-a và Ê-cu-a-đo.
+ Đới khí hậu cận xích đạo một năm có hai mùa (mùa khô và mùa mưa) rõ rệt, bao gồm: toàn bộ phần phía bắc Nam Mỹ, đông và nam đồng bằng A-ma-dôn, bắc sơn nguyên Bra-xin.
+ Đới khí hậu nhiệt đới quanh năm nóng, lượng mưa giảm dần từ đông sang tây, có ở khu vực Trung Mỹ, phía nam đồng bằng A-ma-dôn.
+ Đới khí hậu cận nhiệt có mùa hạ nóng, mùa đông ấm và đới khí hậu ôn đới mát mẻ quanh năm, bao gồm: toàn bộ phần lãnh thổ phía nam của lục địa Nam Mỹ.
+ Các vùng núi cao ở phía tây lục địa Nam Mỹ có kiểu khí hậu núi cao.
c) Sông, hồ
- Mạng lưới sông khá phát triển, có nhiều sông lớn và dài, phần lớn các sông nhiều nước quanh năm như A-ma-dôn, Ô-ri-nô-cô,...
- Các hồ ở Mỹ La-tinh đa số là hồ nhỏ, nằm trên các độ cao lớn, có nguồn gốc kiến tạo, núi lửa, băng hà.
d) Sinh vật
- Thảm thực vật của Mỹ La-tinh rất đa dạng, bao gồm: rừng nhiệt đới, rừng cận nhiệt đới, xa van và rừng thưa, hoang mạc và bán hoang mạc,...
- Giới động vật ở Mỹ La-tinh rất phong phú, có nhiều loài đặc hữu, như: thú ăn kiến, cá sấu Nam Mỹ, vẹt, lạc đà Nam Mỹ (La-ma),...
e) Khoáng sản
- Mỹ La-tinh là khu vực giàu tài nguyên khoáng sản, tập trung chủ yếu ở vùng núi An-đét và phía đông nam sơn nguyên Bra-xin.
- Khoáng sản phong phú về chủng loại; có trữ lượng lớn là sắt (Bra-xin - trữ lượng 80 tỉ tấn,...); chì - kẽm, bạc (Bô-li-vi-a, Pê-ru, Ác-hen-ti-na); đồng (Chi-lê); dầu mỏ, khí tự nhiên (Vê-nê-du-ê-la, Cô-lôm-bi-a, vùng biển Ca-ri-bê,...). Ngoài ra còn có thiếc, man-gan, ni-ken,...
g) Biển
- Mỹ La-tinh giáp ba đại dương, có vùng biển rộng.
- Tài nguyên sinh vật biển phong phú tạo thuận lợi cho ngành khai thác thuỷ sản phát triển, nhất là ở vùng biển Thái Bình Dương.
- Dọc bờ biển có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng cảng biển, phát triển giao thông vận tải biển.
- Nhiều nơi, nhất là khu vực Ca-ri-bê có các bãi biển đẹp, nước trong xanh thuận lợi phát triển du lịch biển.
- Phân tích ảnh hưởng một trong những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Mỹ La-tinh.
- Ảnh hưởng của địa hình và đất đai:
+ Các đồng bằng châu thổ: Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam có đất phù sa màu mỡ, là những vùng nông nghiệp trù phú, dân cư tập trung đông đúc.
+ Phía đông nam có địa hình đồi núi thấp, độ cao trung bình dưới 400m, chủ yếu là đất feralit thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới và cận nhiệt.
+ Miền tây có địa hình hiểm trở, đất đai nghèo dinh dưỡng không thuận lợi cho sản xuất nhưng có thể trồng rừng, chăn nuôi gia súc.
- Ảnh hưởng của khí hậu:
+ Miền đông có khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và cư trú. Tuy nhiên, mưa tập trung vào mùa hạ gây ra lũ lụt ở hạ lưu sông, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất.
+ Miền tây khí hậu khắc nghiệt, không thuận lợi cho sản xuất và cư trú.
- Ảnh hưởng của sông, hồ:
+ Ở miền đông, sông ngòi có giá trị cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, giao thông đường thủy, tuy nhiên vào mùa hạ nước sông dâng cao gây ra lũ lụt cho nhiều vùng đất rộng lớn ở hạ lưu.
+ Các hồ nước ngọt có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, phát triển du lịch; các hồ nước mặn thích hợp phát triển du lịch.
- Ảnh hưởng của tài nguyên sinh vật:
+ Rừng cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, thảo nguyên ở miền tây được sử dụng để chăn nuôi gia súc.
+ Hệ động vật phong phú có giá trị về nguồn gen, bảo tồn…
- Ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản: sự giàu có, phong phú về khoáng sản tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.
- Ảnh hưởng của biển:
+ Tài nguyên dầu mỏ, khí đốt có vai trò quan trọng trong việc phát triển các ngành công nghiệp và nhiều ngành kinh tế khác.
+ Các vùng biển có nhiều hải sản có giá trị kinh tế cao tạo thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản.
+ Ven biển nhiều vũng vịnh thuận lợi để xây dựng các cảng biển, phát triển giao thông vận tải biển, một số vùng biển, đảo có tiềm năng phát triển du lịch.
- Trình bày đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khu vực Đông Nam Á.
Đặc điểm tự nhiên:
Đông Nam Á lục địa:
Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam hoặc Bắc – Nam, xen giữa núi là các thung lũng rộng, ven biển có đồng bằng phù sa màu mỡ.Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.Mạng lưới sông ngòi dày đặc với nhiều sông lớn như sông Mê Công, Mê Nam,... chế độ nước theo mùa.
Đông Nam Á biển đảo:
Nhiều đảo với nhiều núi lửa, ít sông lớn nên ít đồng bằng lớn.Khí hậu xích đạo và nhiệt đới ẩm. Sông thường ngắn và có nhiều nước.
Tài nguyên thiên nhiên:
Sinh vật: Phong phú, đa dạng bậc nhất thế giới với 2 hệ sinh thái chính là rừng nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa. Có niều loài gỗ quý, trữ lượng lớn.Khoáng sản: đa dạng, nhiều loại có trữ lượng lớn như thiếc, than đá, sắt, bô-xít, dầu mỏ, khí tự nhiên,...Biển: Có vùng biển rộng, giàu hải sản, khoáng sản, nhiều bãi biển đẹp và nhiều vinh biển có thể xây dụng các cảng nước sâu,... => Phát triển kinh tế biển.
- Phân tích ảnh hưởng của một trong các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực.
Ảnh hưởng của khí hậu đến phát triển kinh tế:
Đại bộ phận khu vực Đông Nam Á nằm trong các đới khí hậu xích đạo và nhiệt đới => Nhiệt độ cao (trung bình từ 21°C đến 27°C), độ ẩm lớn (trung bình trên 80%), lượng mưa nhiều (trung bình từ 1 000 mm đến 2 000 mm). Đông Nam Á lục địa và phần lớn lãnh thổ Phi-líp-pin có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa là chủ yếu. Khu vực Đông Nam Á hải đảo có khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu xích đạo và cận xích đạo. Ngoài ra, khí hậu còn có sự phân hoá theo đai cao.
=> Khí hậu trong khu vực thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, du lịch và cư trú. Tuy nhiên, khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt,... Biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng đang trực tiếp ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, đặc biệt ở các khu vực ven biển.
Đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực:
– Địa hình:
+ Được coi là một cao nguyên băng khổng lồ, 98% bề mặt bị phủ bởi lớp bằng dày trung bình trên 1 720 m => độ cao trung bình lên tới hơn 2 040 m.
+ Bề mặt khá bằng phẳng.
+ Khí hậu: lạnh và khô nhất thế giới.
+ Nhiệt độ không bao giờ vượt quá 0°C.
+ Lượng mưa, tuyết rơi rất thấp, ở vùng ven biển chỉ dưới 200 mm/năm, vào sâu trong lục địa, lượng mưa, tuyết rơi còn thấp hơn nhiều.
+ Là khu vực có gió bão nhiều nhất thế giới.
– Sinh vật: do khí hậu khắc nhiệt nên sinh vật sức nghèo nàn.
+ Gần như toàn bộ lục địa Nam Cực là một hoang mạc lạnh, hoàn toàn không có thực vật và động vật sinh sống, chỉ có một vài loài tiêu biểu như rêu và địa y.
+ Giới động vật ở vùng biển phong phú hơn trên lục địa do khí hậu ấm áp hơn và nguồn thức ăn cũng phong phú hơn. Động vật biển nổi bật là cá voi xanh.
Đặc điểm địa hình châu Nam Cực:
+ Bề mặt khá bằng phẳng
+ Là một cao nguyên băng khổng lồ, với 98% bề mặt bị phủ bởi lớp bằng dày trung bình trên 1 720 m có độ cao trung bình lên tới hơn 2 040 m.
+ Khí hậu: lạnh và khô nhất thế giới, nhiệt độ không bao giờ vượt quá 0°C.
+ Lượng mưa, tuyết rơi rất thấp, ở vùng ven biển chỉ dưới 200 mm/năm, vào sâu bên trong, lượng mưa và tuyết rơi còn thấp hơn nhiều.
+ Là khu vực có gió và bão nhiều nhất thế giới.
– Đặc điểm giới sinh vật ở châu Nam Cực:
+Khí hậu khắc nhiệt nên sinh vật nghèo nàn.
+ Giới động vật vùng biển phong phú hơn do khí hậu ấm áp hơn và nguồn thức ăn cũng rất phong phú. Động vật biển nổi bật là cá voi xanh.
+ Gần như toàn bộ lục địa là một hoang mạc lạnh, đều không có thực vật và động vật sinh sống, chỉ có một vài loài tiêu biểu như rêu và địa y.