Theo em, lời của Thân Nhân Trung trên bài văn bia tiến sĩ khoa thi năm 1442 tại Văn Miếu- Quốc Tử Giám có ý nghĩa như thế nào đối với vấn đề nhân tài hiện nay.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu nói "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" trong bia Tiến sĩ đầu khoa Nhâm Tuất (năm 1442) tại Văn Miếu mang ý nghĩa sâu sắc về vai trò của những người có hiền tài trong xã hội và quốc gia.
Theo suy nghĩ của tôi, câu này thể hiện một tầm nhìn triết lý quan trọng về sự quan trọng của nhân tài trong việc xây dựng và phát triển quốc gia. Hiền tài không chỉ đơn thuần là khả năng và kiến thức của một cá nhân, mà còn ám chỉ sự đức độ và phẩm chất tốt của người đó.
Nguyên khí quốc gia biểu thị tinh thần và sức mạnh nội tại của quốc gia, là hơi thở sống động cho sự phát triển và thành công của nền kinh tế, chính trị, và xã hội. Hiền tài được coi là nguồn năng lượng, sự sáng tạo và nhiệt huyết để thúc đẩy tiến bộ và đổi mới.
Đồng thời, câu này cũng gợi nhắc đến sự tôn trọng và đánh giá cao của chính quyền đối với những cá nhân có tài năng và phẩm chất đáng ngưỡng mộ. Chính từ việc khuyến khích và tôn vinh hiền tài, quốc gia sẽ thu hút và giữ chân những con người xuất sắc, góp phần xây dựng một xã hội hòa bình, công bằng và phát triển.
Hiền tài là nguyên khí quốc gia nghĩa là:
- Những người tài giỏi là trụ cột của quốc gia, có nhiều hiền tài thì đất nước sẽ phát triển.
- Muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng phải cố gắng học hành và rèn luyện để xây dựng đất nước ngày càng tốt hơn.
Tư tưởng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Thân Nhân Trung không chỉ có giá trị đối với thế hệ ông đang sống mà cho đến ngày nay nó vẫn giữ nguyên ý nghĩa. Đối với một đất nước, muốn phát triển giàu mạnh vững bền thì yếu tố con người vô cùng cần thiết. Cần phải tìm người giỏi và giáo dục người giỏi để họ có thể gánh trên vai trọng trách nước nhà. “Hiền tài” được hiểu chính là những người tài giỏi, có đức độ, đầu óc sáng tạo và tấm lòng sáng trong có những ý kiến và định hướng đúng đắn cho sự phát triển đi lên của quốc gia. Những người tài giỏi sẽ đóng góp công lao không nhỏ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển quốc gia.
Ngày nay, khách vào thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn thấy bên giếng Thiên Quang, dưới những hàng muỗm già cổ kính, 82 tấm bia khắc tên tuổi 1306 vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến khoa thi năm 1779 như chứng tích về một nền văn hiến lâu đời.
Tham khảo
Bia đá đặt tại khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám vinh danh tên tuổi những người đỗ trong các kỳ thi tuyển Tiến sĩ triều Lê và Mạc. Trên mỗi tấm bia khắc một bài văn (bài ký) bằng chữ Hán, nội dung ghi lại lịch sử của các khoa thi tổ chức từ năm 1442 đến 1779. Có 82 tấm bia tương ứng với 82 khoa thi được dựng.
Tham khảo
Bia đá đặt tại khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám vinh danh tên tuổi những người đỗ trong các kỳ thi tuyển Tiến sĩ triều Lê và Mạc. Trên mỗi tấm bia khắc một bài văn (bài ký) bằng chữ Hán, nội dung ghi lại lịch sử của các khoa thi tổ chức từ năm 1442 đến 1779. Có 82 tấm bia tương ứng với 82 khoa thi được dựng.
đúng rồi nhưng thêm nha:
Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc tử giám Chu Văn An, người thầy đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1076 dưới triều vua Lý Nhân Tông, là nơi đào tạo nhân tài cho đất nước, là trường đại học đầu tiên ở nước ta
Tớ không nghĩ là cậu viết.
Bài này tớ thấy trên mạng rồi.
Nhưng như thế này cũng tạm ổn.
Học tốt ^^
Tham khảo:
Khuê Văn Các: được xây dựng vào năm 1805, có 8 mái, 2 tầng và một nóc ở trên. Các cửa sổ tròn của gác Khuê Văn tượng trưng cho bầu trời, Bốn mặt của Khuê Văn Các có các câu đối ca ngợi nền văn hóa dân tộc.
Nhà bia Tiến sĩ: được chia thành 2 dãy, gồm 82 tấm bia tương ứng với 82 khoa thi. Nội dung những tấm bia khắc tên, quê quán của các tiến sĩ qua các kì thi. Nhà bia Tiến sĩ được lập nhằm tôn vinh nhân tài và khuyến khích việc học tập trong toàn dân.
Cảm nghĩ về truyền thống hiếu học: Học là quá trình lĩnh hội, tiếp thu tri thức của con người, chính vì thế mỗi cá nhân chúng ta luôn luôn có tinh thần ham học hỏi, luôn cố gắng rèn luyện để phát triển cho bản thân, là người công dân có ích cho gia đình và cho xã hội. Chính vì thế có thể thấy rằng, tinh thần hiếu học của nhân dân ta thật vô cùng đáng quý, đáng trân trọng. Tấm lòng hiếu học hiểu theo nghĩa đen là tinh thần ham học hỏi, luôn rèn luyện hết mình vì sự phát triển của tương lai, đất nước, mở mang những nguồn tri thức mới cho cá nhân, là người công dân có ích cho xã hội. Hiếu học là truyền thống lâu đời của dân tộc ta, nó biểu hiện những truyền thống cao đẹp của dân tộc, truyền thống hiếu học biểu hiện ở việc luôn ham học hỏi, sáng tạo để tích lũy lấy kinh nghiệm cho bản thân, gia đình và xã hội.
a. Mở bài: Dẫn dắt và trích dẫn câu nói
Bạn có thể làm theo Mẫu:
4000 năm lịch sử, 4000 năm dựng nước và giữ nước, 4000 năm ấy đủ để ghi lại những dấu ấn của những người con của dân tộc- những con người làm nên đất nước - "hiền khí của quốc gia". Thật vậy, Thân Nhân Trung đã từng viết: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp.
b. Thân bài
- Giải thích câu nói của Thân Nhân Trung:
+ Hiểu theo nghĩa hiển ngôn của từng từ thì hiền là ăn ở tốt với mọi người (phải đạo), hết lòng làm trọn bổn phận của mình đối với người khác; tài là khả năng đặc biệt làm một việc nào đó. Hiểu rộng ra theo nghĩa hàm ngôn thì hiền tài là người tài cao, học rộng và có đạo đức, một lòng một dạ vì lợi ích của nhân dân, Tổ quốc.
+ Nguyên khí là khí ban đầu tạo ra sự sống của vạn vật. Hiểu rộng ra, nguyên khí là yếu tố quyết định sự sống còn và phát triển của xã hội, đất nước.
- Khẳng định ý kiếm của Thân Nhân Trung "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" là hoàn toàn đúng đắn, chứng minh bằng cách đưa ra những dẫn chứng lịch sử :
+ Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Lê Quý Đôn, Nguyễn Huệ … (kèm các sự kiện cụ thể)
+ Ở những thế kỉ trước và nhân vật nổi tiếng của thế kỉ XX là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại – người đã lãnh đạo thành công sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nô lệ của thực dân, phong kiến, giành lại chủ quyền độc lập, tự do cho đất nước và khẳng định tên tuổi Việt Nam trước toàn thế giới.
- Nguyên khí thịnh thì nước mạnh hay chính là những con người này chính là nền tảng của đất nước, là con người làm nên lịch sử 4000 năm. (Trích dẫn ví dụ về các cuộc chiến của nhân dân ta)
- Nguyên khí yếu: thời kì suy vong của các chính quyền Trịnh Nguyễn, An Dương Vương vì chủ quan khinh địch mà lâm vào cảnh nước mất nhà tan, …
c. Kết bài
- Bài học rút ra từ tư tưởng của Thân Nhân Trung:
+ Thời nào thì "Hiền tài" cũng "là nguyên khí của quốc gia". Vì vậy, phải biết quý trọng nhân tài, phải có những chính sách đãi ngộ đối với họ, nhất là trong thời kì mở cửa, nạn chảy máu chất xám không phải là hiếm như ngày nay.
+ Ở những cấp nhỏ hơn: cơ quan, đơn vị nào biết trọng dụng người tài thì có thể thúc đẩy công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn.
+ Nhà nước ta hiện nay cũng coi "giáo dục là quốc sách hàng đầu". Đồng thời vẫn tiếp tục có nhiều chính sách ưu đãi người hiền tài có điều kiện được cống hiến hết mình cho đất nước.
a. Mở bài: Dẫn dắt và trích dẫn câu nói
Bạn có thể làm theo Mẫu:
4000 năm lịch sử, 4000 năm dựng nước và giữ nước, 4000 năm ấy đủ để ghi lại những dấu ấn của những người con của dân tộc- những con người làm nên đất nước - "hiền khí của quốc gia". Thật vậy, Thân Nhân Trung đã từng viết: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp.
b. Thân bài
- Giải thích câu nói của Thân Nhân Trung:
+ Hiểu theo nghĩa hiển ngôn của từng từ thì hiền là ăn ở tốt với mọi người (phải đạo), hết lòng làm trọn bổn phận của mình đối với người khác; tài là khả năng đặc biệt làm một việc nào đó. Hiểu rộng ra theo nghĩa hàm ngôn thì hiền tài là người tài cao, học rộng và có đạo đức, một lòng một dạ vì lợi ích của nhân dân, Tổ quốc.
+ Nguyên khí là khí ban đầu tạo ra sự sống của vạn vật. Hiểu rộng ra, nguyên khí là yếu tố quyết định sự sống còn và phát triển của xã hội, đất nước.
- Khẳng định ý kiếm của Thân Nhân Trung "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" là hoàn toàn đúng đắn, chứng minh bằng cách đưa ra những dẫn chứng lịch sử :
+ Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Lê Quý Đôn, Nguyễn Huệ … (kèm các sự kiện cụ thể)
+ Ở những thế kỉ trước và nhân vật nổi tiếng của thế kỉ XX là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại – người đã lãnh đạo thành công sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nô lệ của thực dân, phong kiến, giành lại chủ quyền độc lập, tự do cho đất nước và khẳng định tên tuổi Việt Nam trước toàn thế giới.
- Nguyên khí thịnh thì nước mạnh hay chính là những con người này chính là nền tảng của đất nước, là con người làm nên lịch sử 4000 năm. (Trích dẫn ví dụ về các cuộc chiến của nhân dân ta)
- Nguyên khí yếu: thời kì suy vong của các chính quyền Trịnh Nguyễn, An Dương Vương vì chủ quan khinh địch mà lâm vào cảnh nước mất nhà tan, …
c. Kết bài
- Bài học rút ra từ tư tưởng của Thân Nhân Trung:
+ Thời nào thì "Hiền tài" cũng "là nguyên khí của quốc gia". Vì vậy, phải biết quý trọng nhân tài, phải có những chính sách đãi ngộ đối với họ, nhất là trong thời kì mở cửa, nạn chảy máu chất xám không phải là hiếm như ngày nay.
+ Ở những cấp nhỏ hơn: cơ quan, đơn vị nào biết trọng dụng người tài thì có thể thúc đẩy công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn.
+ Nhà nước ta hiện nay cũng coi "giáo dục là quốc sách hàng đầu". Đồng thời vẫn tiếp tục có nhiều chính sách ưu đãi người hiền tài có điều kiện được cống hiến hết mình cho đất nước.
- Việc xây dựng Văn Miếu, thành lập Quốc Tử Giám đã thể hiện sự quan tâm, chăm lo của nhà nước đối với giáo dục.
- Việc thực hiện các khoa thi cho thấy nhà Lý đã bước đầu sử dụng con đường khoa cử để tuyển chọn nhân tài, đặt cơ sở đưa đất nước phát triển.
Tư tưởng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Thân Nhân Trung không chỉ có giá trị đối với thế hệ ông đang sống mà cho đến ngày nay nó vẫn giữ nguyên ý nghĩa. Đối với một đất nước, muốn phát triển giàu mạnh vững bền thì yếu tố con người vô cùng cần thiết. Cần phải tìm người giỏi và giáo dục người giỏi để họ có thể gánh trên vai trọng trách nước nhà. “Hiền tài” được hiểu chính là những người tài giỏi, có đức độ, đầu óc sáng tạo và tấm lòng sáng trong có những ý kiến và định hướng đúng đắn cho sự phát triển đi lên của quốc gia. Những người tài giỏi sẽ đóng góp công lao không nhỏ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển quốc gia.
Tham khảo:
Tư tưởng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Thân Nhân Trung không chỉ có giá trị đối với thế hệ ông đang sống mà cho đến ngày nay nó vẫn giữ nguyên ý nghĩa. Đối với một đất nước, muốn phát triển giàu mạnh vững bền thì yếu tố con người vô cùng cần thiết. Cần phải tìm người giỏi và giáo dục người giỏi để họ có thể gánh trên vai trọng trách nước nhà. “Hiền tài” được hiểu chính là những người tài giỏi, có đức độ, đầu óc sáng tạo và tấm lòng sáng trong có những ý kiến và định hướng đúng đắn cho sự phát triển đi lên của quốc gia. Những người tài giỏi sẽ đóng góp công lao không nhỏ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển quốc gia.