Đọc thông tin và quan sát hình 1.1, hãy:
- Cho biết châu Âu tiếp giáp với các biển, đại dương và châu lục nào
- Trình bày đặc điểm hình dạng và kích thước của châu Âu.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Vị trí địa lí:
+ Bộ phận phía tây của lục địa Á - Âu, ngăn cách với châu Á bởi dãy U-ran.
+ Lãnh thổ nằm giữa các vĩ tuyến 36°B đến 71°B.
- Hình dạng: Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, biển, vũng vịnh ăn sâu vào trong đất liền.
- Kích thước nhỏ (Diện tích trên 10 triệu km2, chỉ lớn hơn châu Đại Dương).
- Các biển và đại dương bao quanh châu Âu:
+ Biển: biển Địa Trung Hải, biển Đen, biển Bắc, biển Na-uy, biển Ba-ren và biển Ca-ra.
+ Đại dương: Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương.
- Các biển và đại dương mà châu Phi tiếp giáp:
+ Biển: Biển Địa Trung Hải, biển Đỏ.
+ Đại dương: Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương
- Đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Phi:
+ Vị trí địa lí: phần lục địa kéo dài từ khoảng 47o20’B đến 34o52’N. Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai đường chí tuyến, tương đối cân xứng hai bên đường xích đạo.
+ Hình dạng: dạng hình khối “mập mạp”, đường bờ biển ít bị chia cắt, có rất ít các vịnh biển và bán đảo lớn.
+ Kích thước: diện tích khoảng 30,3 triệu km² (lớn thứ 3 thế giới).
- Châu Phi tiếp giáp với với các biển, đại dương, châu lục.
+ Biển: biển Địa Trung Hải, biển Đỏ.
+ Đại dương: Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
+ Châu lục: châu Âu, châu Á.
- Hình dạng kích thước của châu Phi:
+ Hình dạng: Dạng hình khối rõ rệt, đường bờ biển ít bị chia cắt, rất ít vịnh biển, đảo, bán đảo.
+ Kích thước: Diện tích 30.3 triệu km2, lớn thứ ba thế giới (sau châu Á và châu Mỹ).
- Đặc điểm kích thước và hình dạng của châu Âu: Diện tích nhỏ, khoảng 10,5 triệu km2. Lãnh thổ trên đất liền trải dài từ khoảng 360B đến 710B.
- Đặc điểm vị trí địa lí của châu Âu: là châu lục ở phía tây của lục địa Á-Âu, nằm hoàn toàn trên bán cầu bắc. Có ba mặt giáp biển và đại dương.
1.
- Châu Âu tiếp giáp với 2 đại dương (Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương) và hai châu lục (châu Á và châu Phi).
- Giải thích: Phía Tây châu Âu do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới nên nhiệt độ ấm hơn, lượng mưa lớn. Vào sâu trong lục địa, ảnh hưởng của biển giảm và ảnh hưởng của các khối khí từ lục địa thổi ra nên mùa đông lạnh, mùa hè rất nóng, nhiệt độ tăng lên (tính chất lục địa càng thể hiện rõ) -> Ở châu Âu càng vào sâu trong nội địa lượng mưa càng giảm và nhiệt độ càng tăng do tác động tổng hợp của dòng biển nóng, gió Tây ôn đới, địa hình và các khối khí lục địa.
2.a)
Châu Âu được chia thành hai khu vực định hình chính :
- Địa hình đồng bằng: chiếm phần lớn diện tích, phân bố chủ yếu ở phía đông và trung tâm, tạo thành một dải. Đông Âu là đồng bằng lớn nhất, chiếm hơn 50% diện tích châu Âu.
- Địa hình miền núi:
+ Địa hình núi già: nằm ở phía bắc và trung tâm chạy theo hướng bắc - nam như: dãy núi Xcan-đi-na-vi (Scandinavia), U-ran,...
+ Địa hình núi trẻ: chỉ chiếm 1,5% diện tích lãnh thổ, phân bố chủ yếu ở phía nam như: dãy núi Pi-rê-nê (Pyrenees), An-pơ (Alps), Các-pát (Carpat), Ban-căng (Balkan),... Đỉnh En-brút (Elbrus) là đỉnh núi cao nhất châu Âu (5 642 m).
Khí hậu châu Âu phân hoá đa dạng thành các đới và kiểu khí hậu:
- Đới khí hậu cực và cận cực: phân bố ở phía bắc châu lục và các đảo vùng cực. Khí hậu lạnh giá quanh năm, lượng mưa rất ít.
- Đới khí hậu ôn đới: chiếm diện tích lớn nhất, bao gồm hai kiểu khí hậu:
+ Kiểu khí hậu ôn đới hải dương: phân bố ở các đảo và vùng ven biển phía tây. Khí hậu điều hoà, mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm; nhiệt độ trung bình năm thường trên 0°C; mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn.
+ Kiểu khí hậu ôn đới lục địa: phân bố ở vùng trung tâm và phía đông châu lục. So với
kiểu khí hậu ôn đới hải dương, kiểu khí hậu này có mùa hạ nóng hơn, mùa đông lạnh hơn,có tuyết rơi nhiều; lượng mưa ít, giảm dần từ tây sang đông
– Đới khí hậu cận nhiệt: phân bố ở phía nam châu lục với kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải: mùa hạ nóng, khô; mùa đông ấm, có mưa rào; lượng mưa ở mức trung bình.
- Ngoài ra, ở các khu vực núi cao, khí hậu thay đổi theo độ cao, trên đỉnh núi thường có băng tuyết bao phủ
Các sông dài và quan trọng nhất châu Âu là
-Sông Von-ga (3 690 km)
-Sông Đa-nuýp (2 850 km)
-Sông Rai-nơ (1 320 km).
Tham khảo
* Các dãy núi và các đồng bằng lớn của châu Âu:
- Các dãy núi chính: dãy Xcan-đi-na-vi, dãy An-pơ, dãy U-ran, dãy Ban-căng, dãy Cac-pat, dãy An-pơ Đi-ma-rich, dãy A-pen-nin, dãy Py-rê-nê.
- Các đồng bằng lớn: đồng bằng Pháp, đồng bằng Đông Âu, đồng bằng trung lưu Đa-nuyp, đồng bằng hạ lưu Đa-nuyp.
* Đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu
- Gồm 2 khu vực địa hình chính:
+ Khu vực đồng bằng: chiếm 2/3 diện tích và phân bố chủ yếu ở phía đông với đặc điểm là một miền đồi lượn sóng thoải, xen kẽ vùng đất thấp hoặc thung lũng rộng.
+ Khu vực miền núi:
Núi già: ở phía Bắc và vùng trung tâm, chủ yếu là núi trung bình và núi thấp với những đỉnh tròn, sườn thoải.
Núi trẻ: ở phía nam chủ yếu là các dãy núi trẻ có độ cao trung bình, núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1,5 % diện tích lãnh thổ. Điển hình là dãy An-pơ cao đồ sộ nhất châu Âu.
Thiên nhiên châu Âu phân hóa thành ba đới rõ rệt:
- Đới lạnh:
+ Chiếm diện tích không đáng kể, phân bố ở Bắc Âu.
+ Do nằm ở vùng vĩ độ cao nên khí hậu lạnh và ẩm quanh năm.
+ Thực vật chủ yếu có rêu và địa y.
+ Động vật rất nghèo về thành phần loài, thường gặp nhất là chuột Lem – mút, chó sói, chồn, cú bắc cực,...
- Đới ôn hòa:
+ Bao gồm phần lớn bán đảo Xcan-đi-na-vi, Tây Âu, Trung Âu và một phần ở Đông Âu.
+ Ven biển phía tây có rừng lá rộng, rừng hỗn hợp, vào sâu trong nội địa là rừng lá kim, thảo nguyên.
+ Về phía đông nam, mùa đông ngắn dần, mùa hạ nóng, lượng mưa giảm, cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên và bán hoang mạc.
+ Động vật: nai sừng tấm, sóc, gấu nâu, linh miêu,..
- Đới nóng:
+ Phân bố ở khu vực Nam Âu, ven Địa Trung Hải.
+ Thực vật phổ biến là kiểu rừng thưa và cây bụi cứng như: sồi, nguyệt quế, ô liu, thông, tuyết tùng,..
+ Động vật chủ yếu là các loài bò sát như: thằn lằn, tắc kè, rùa, chim…
Đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Á:
- Vị trí địa lí:
+ Châu Á trải dài trong khoảng từ vùng cực Bắc đến khoảng 10⸰N.
+ Tiếp giáp:
Phía bắc giáp Bắc Băng Dương;
Phía đông giáp Thái Bình Dương;
Phía nam giáp Ấn Độ Dương;
Phía tây giáp châu Âu;
Phía tây nam giáp châu Phi.
- Hình dạng: dạng hình khối, bờ biển bị chia cắt mạnh bởi các biển và vịnh biển.
- Kích thước: châu lục rộng nhất thế giới. Diện tích phần đất liền là 41,5 triệu km², nếu tính cả phần đảo và quần đảo thì diện tích lên tới 44,4 triệu km².
Đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Á:
- Vị trí địa lí:
+ Châu Á trải dài trong khoảng từ vùng cực Bắc đến khoảng 10⸰N.
+ Tiếp giáp:
Phía bắc giáp Bắc Băng Dương;
Phía đông giáp Thái Bình Dương;
Phía nam giáp Ấn Độ Dương;
Phía tây giáp châu Âu;
Phía tây nam giáp châu Phi.
- Hình dạng: dạng hình khối, bờ biển bị chia cắt mạnh bởi các biển và vịnh biển.
- Kích thước: châu lục rộng nhất thế giới. Diện tích phần đất liền là 41,5 triệu km², nếu tính cả phần đảo và quần đảo thì diện tích lên tới 44,4 triệu km².
Tham khảo:
Đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á:
- Vị trí địa lí:
+ nằm trải dài từ vùng cực Bắc đến khoảng 100N.
+ tiếp giáp với các châu lục: châu Phi, châu Âu; các đại dương: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
- Hình dạng: hình khối, bờ biển bị chia cắt mạnh bởi các biển và vịnh biển.
- Kích thước: diện tích phần đất liền khoảng 41,5 triệu km2, diện tích cả đảo và quần đảo khoảng 44,4 triệu km2 (bao gồm phần lãnh thổ Liên Bang Nga thuộc châu Á).
Đọc thông tin và quan sát hình 5.1, hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Á.
=>
- Châu Á có diện tích `44,4 ` triệu `km^2` là châu lục lớn nhất thế giới
- Châu Á có dạng hình khối
- từ Bắc xuống Nam châu Á kéo dài `8500km` từ vòng cực bắc xuống tới phía Nam xích đạo
- Theo chiều Đông `->` Tây nơi rộng nhất khoảng `9200km ` trải từ ven Địa Trung Hải tới ven Thái Bình Dương
- Các biển, đại dương và châu lục mà châu Âu tiếp giáp:
+ Biển: Biển Ba-ren, biển Na Uy, biển Bắc, biển Ban-tích, biển Địa Trung Hải, biển Đen, biển Ca-xpi,...
+ Đại dương: Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.
+ Châu lục: Châu Á.
- Đặc điểm hình dạng và kích thước của châu Âu:
+ Hình dạng: Lãnh thổ tựa như 1 bán đảo lớn của lục địa Á - Âu kéo dài về phía tây nam; đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh tạo thành nhiều bán đảo, biển và vịnh biển ăn sâu vào đất liền, làm cho lãnh thổ châu lục có hình dạng lồi lõm phức tạp.
+ Kích thước: diện tích trên 10 triệu km², chiếm 6,8% diện tích đất liền của Trái Đất.