Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Các biển và đại dương mà châu Phi tiếp giáp:
+ Biển: Biển Địa Trung Hải, biển Đỏ.
+ Đại dương: Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương
- Đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Phi:
+ Vị trí địa lí: phần lục địa kéo dài từ khoảng 47o20’B đến 34o52’N. Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai đường chí tuyến, tương đối cân xứng hai bên đường xích đạo.
+ Hình dạng: dạng hình khối “mập mạp”, đường bờ biển ít bị chia cắt, có rất ít các vịnh biển và bán đảo lớn.
+ Kích thước: diện tích khoảng 30,3 triệu km² (lớn thứ 3 thế giới).
- Các biển, đại dương và châu lục mà châu Âu tiếp giáp:
+ Biển: Biển Ba-ren, biển Na Uy, biển Bắc, biển Ban-tích, biển Địa Trung Hải, biển Đen, biển Ca-xpi,...
+ Đại dương: Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.
+ Châu lục: Châu Á.
- Đặc điểm hình dạng và kích thước của châu Âu:
+ Hình dạng: Lãnh thổ tựa như 1 bán đảo lớn của lục địa Á - Âu kéo dài về phía tây nam; đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh tạo thành nhiều bán đảo, biển và vịnh biển ăn sâu vào đất liền, làm cho lãnh thổ châu lục có hình dạng lồi lõm phức tạp.
+ Kích thước: diện tích trên 10 triệu km², chiếm 6,8% diện tích đất liền của Trái Đất.
- Châu Mĩ tiếp giáp những đại dương sau:
+ Bắc Băng Dương.
+ Thái Bình Dương.
+ Đại Tây Dương.
- Vị trí, phạm vi châu Mỹ;
+ Nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây và trải dài trên nhiều vĩ độ (phần đất liền khoảng 72°B - 54°N).
+ Châu Mỹ gồm 2 lục địa là Bắc Mỹ và Nam Mỹ, ngăn cách nhau bởi kênh đào Pa-na-ma.
- Vị trí địa lí:
+ Bộ phận phía tây của lục địa Á - Âu, ngăn cách với châu Á bởi dãy U-ran.
+ Lãnh thổ nằm giữa các vĩ tuyến 36°B đến 71°B.
- Hình dạng: Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, biển, vũng vịnh ăn sâu vào trong đất liền.
- Kích thước nhỏ (Diện tích trên 10 triệu km2, chỉ lớn hơn châu Đại Dương).
- Các biển và đại dương bao quanh châu Âu:
+ Biển: biển Địa Trung Hải, biển Đen, biển Bắc, biển Na-uy, biển Ba-ren và biển Ca-ra.
+ Đại dương: Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương.
- Châu Mỹ nằm trên những bán cầu: Nằm hoàn toàn ở bán cầu tây. Lãnh thổ trải dài từ vùng cực bắc đến gần châu Nam Cực (từ 720B đến 540N, khoảng 126 vĩ độ).
- Các biển, đại dương tiếp giáp với châu Mỹ: Bắc Băng Dương; Thái Bình Dương; Đại Tây Dương.
- Xác định vị trí địa lí trên bản đồ:
+ Lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở phía tây nam Thái Bình Dương, thuộc bán cầu nam.
+ Vùng đảo châu Đại Dương nằm ở trung tâm Thái Bình Dương, bao gồm 4 khu vực nhỏ là: Mê-la-nê-di; Mi-crô-nê-di; Pô-li-nê-di và Niu Di-len)
- Đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của lục địa Ô-xtrây-li-a:
+ Lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở phía tây nam Thái Bình Dương, thuộc bán cầu nam.
+ Diện tích 7,7 triệu km2, bờ biển ít bị chia cắt nên có dạng hình khối rõ rệt. Từ bắc xuống nam dài hơn 3000km, từ tây sang đông nơi rộng nhất khoàng 4000km.
Đặc điểm khí hậu của Ô-xtrây-li-a:
– Hầu hết lục địa thuộc đới nóng. Tuy nhiên, có sự thay đổi theo bắc – nam, đông – tây.
– Dải bờ biển hẹp phía bắc lục địa có khí hậu cận xích đạo (nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa trung bình từ 1 000 – 1 500 mm/năm).
– Khí hậu nhiệt đới chiếm phần lớn diện tích lục địa, nhưng có sự khác biệt từ đông sang tây:
+ Sườn đông dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều. Thời tiết mát mẻ, lượng mưa từ 1 000 – 1 500 mm/năm.
+ Từ sườn tây của dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a đến bờ tây lục địa là một vùng rộng lớn, có khí hậu nhiệt đới lục địa khắc nghiệt (độ ẩm rất thấp, ít mưa; mùa hạ nóng, mùa đông tương đối lạnh).
– Dải đất hẹp phía nam lục địa có khí hậu cận nhiệt đới (mùa hạ nóng, mùa đông ấm áp, lượng mưa dưới 1 000 mm/năm).
- Đặc điểm sông, hồ ở Châu Phi:
+ Mạng lưới sông ngòi của phân bố không đều, tùy thuộc vào lượng mưa.
+ Các sông có nhiều thác ghềnh không thuận lợi cho giao thông nhưng có trữ năng thủy điện lớn.
+ Có nhiều hồ lớn.
- Vị trí các sông và hồ lớn ở châu Phi:
Sông
+ Sông Nin: nằm ở phía đông bắc châu Phi, đổ ra biển Địa Trung Hải.
+ Sông Ni-giê và Xê-nê-gan: nằm ở phía tây bắc châu Phi, đổ ra vịnh Ghi-nê.
+ Sông Công-gô: nẳm ở Trung Phi, đổ ra Đại Tây Dương.
+ Sông Dăm-be-đi: nằm ở Nam Phi, đổ ra Ấn Độ Dương.
Hồ
+ Hồ Vích-to-ri-a: nằm ở sơn nguyên Đông Phi.
+ Hồ Sát: nằm ở bồn địa Sát.
- Châu Đại Dương gồm 2 bộ phận:
+ Lục địa Ô-xtrây-li-a;
+ Các chuỗi đảo Mê-la-nê-di, Mi-crô-nê-di, Pô-li-nê-di, quần đảo Niu Di-len.
- Vị trí địa lí của lục địa Ô-xtrây-li-a: trải dài từ khoảng vĩ tuyến 10oN – 39oN, nằm phía tây châu Đại Dương với 4 phía giáp biển.
- Kích thước và hình dạng lục địa Ô-xtrây-li-a:
+ Lục địa có diện tích nhỏ nhất thế giới (7 741 nghìn km2).
+ Dạng hình khối, đường bờ biển ít bị chia cắt.
- Châu Phi tiếp giáp với với các biển, đại dương, châu lục.
+ Biển: biển Địa Trung Hải, biển Đỏ.
+ Đại dương: Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
+ Châu lục: châu Âu, châu Á.
- Hình dạng kích thước của châu Phi:
+ Hình dạng: Dạng hình khối rõ rệt, đường bờ biển ít bị chia cắt, rất ít vịnh biển, đảo, bán đảo.
+ Kích thước: Diện tích 30.3 triệu km2, lớn thứ ba thế giới (sau châu Á và châu Mỹ).