K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2023

Ở Nam Định trồng nhiều lúa nước, nuôi nhiều lợn do có đất phù sa màu mỡ và thức ăn chăn nuôi dồi dào từ phụ phẩm của ngành trồng trọt, bán công nghiệp, công nghiệp,…

31 tháng 10 2023

Để giải thích sự phân bố của một cây trồng hoặc vật nuôi chính ở Quảng Ninh, chúng ta có thể xem xét trường hợp của cây xôi - loại cây lúa gạo, một trong những cây trồng quan trọng và phổ biến tại khu vực này.

Điều kiện khí hậu và địa lý:

- Khí hậu: Quảng Ninh nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, với khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa mưa kéo dài trong mùa hè, cung cấp lượng nước đủ cho cây lúa gạo phát triển.
- Địa hình: Quảng Ninh có địa hình đa dạng từ đồng bằng đến vùng núi non. Đồng bằng với các dòng sông và vùng núi non với độ cao đều tạo điều kiện phù hợp cho trồng lúa gạo.
Điều kiện đất và nước:

- Đất: Quảng Ninh có đất đa dạng với đất phù sa ở các vùng ven biển và đất phù sa alluvial ở các vùng đồng bằng. Điều này tạo điều kiện tốt cho trồng lúa gạo.
- Nước: Các hệ thống sông ngòi, hồ, và ao cung cấp nguồn nước cần thiết cho việc trồng lúa gạo và tạo điều kiện cho việc tạo ra các đồng lúa.
Phát triển kinh tế và văn hóa:

- Nghề nghiệp: Trong nhiều thập kỷ, trồng lúa gạo đã trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế ở Quảng Ninh. Người dân ở đây đã phát triển các kỹ thuật trồng lúa và thu hoạch lúa gạo để phục vụ nhu cầu thực phẩm và thương mại.
- Văn hóa: Lúa gạo cũng có ý nghĩa văn hóa và xã hội cao tại Quảng Ninh, được sử dụng trong các dịp lễ hội và các bữa tiệc truyền thống.

3 tháng 4 2016

1) Khí hậu ấm, ẩm của Tây - Trung Âu. Khí hậu mùa hạ nóng, mùa đông ấm, mưa Địa Trung Hải thích hợp với vật nuôi cây trồng trên.

2) ko biết 

vui

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

28 tháng 3 2017

Gợi ý làm bài.

a) Tình hình phân bố

- Cà phê được trồng chủ yếu trên đất ba dan ơ Tây Nguyên, ngoài ra còn trồng ở Đông Nam Bộ và rải rác ở Bắc Trung Bộ.

- Cao su được trồng chủ yếu trên đất ba dan và đất xám bạc màu trên phù sa cổ ở Đông Nam Bộ, ngoài ra còn được trồng ở Tây Nguyên, một số tỉnh Duyên hải miền Trung.

- Hồ tiêu được trồng chủ yếu trên đất ba dan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung.

- Điều dược trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ.

- Dừa được trồng nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long.

- Chè được trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, ở Tây Nguyên (nhiều nhất là tỉnh Lâm Đồng).

b) Giải thích

- Chè là cây cận nhiệt đới ưa khí hậu lạnh nên dược trồng nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, nơi có mùa đông lạnh nhất ở nước ta và trên các cao nguyên cao trên l.000m, có khí hậu mát mẻ như ở Lâm Đồng (Tây Nguyên).

- Cà phê là cây nhiệt đới, ưa khí hậu nóng ẩm, thích hợp nhất với đất dỏ badan (tơi xốp, giàu chất dinh dương,...) nên được trồng nhiều ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và rải rác ở Bắc Trung Bộ.

- Cao su là cây nhiệt đới, ưa nhiệt, ẩm, thích hợp nhất với đất đỏ badan và dấl xám nên được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên (ở nhừng nơi tránh được gió mạnh).

- Điều là cây nhiệt đới, có khả năng chịu hạn và không đòi hỏi đặc biệt về đất nên được trồng rộng rãi ờ những vùng khô hạn, đất bạc màu ở Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

3 tháng 2 2023

- Nhận xét: Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật chính phân bố khác nhau theo vĩ độ.

+ Tại hai cực Bắc - Nam hoàn toàn là đất băng tuyết.

+ Từ vòng cực Bắc đến khoảng 80oB là nhóm đất đài nguyên và đất pốtdôn.

+ Khoảng 40 oB - 50 oB là nhóm đất nâu xám rừng lá rộng ôn đới và đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao.

+ Dọc chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam về hai phía là nhóm đất đỏ nâu rừng cây bụi lá cứng và đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.

+ Xích đạo gồm các nhóm đất: đất dỏ, nâu đỏ xavan, đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao.

+ Các loại đất: đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm và đất đỏ vàng đen xám nhiệt đới chỉ xuất hiện tại vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

+ Đất phù sa phân bố rải rác từ 40 oB - 40 oN.

- Giải thích: Sự phân bố của các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật chính trên Trái Đất chịu ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu, vì thế tương ứng với các đai khí hậu theo vĩ độ sẽ có các kiểu thảm thực vật và nhóm đất khác nhau.

- Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật chính ở Việt Nam: rừng nhiệt đới ẩm, rừng cận nhiệt đới ẩm, rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt, rừng ngập mặn, rừng ôn đới núi cao.

+ Các nhóm đất: đất phù sa, đất feralit đỏ vàng, đất cát biển.

3 tháng 3 2018

HƯỚNG DẪN

a) Xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi

− Cơ cấu cây trồng

+ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL): Cơ cấu kém đa dạng hơn Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), chủ yếu là các loài ưa khí hậu nóng ẩm.

+ ĐNSH: cơ cấu cây trồng đa dạng, có cả cây nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới.

− Cơ cấu vật nuôi

+ ĐBSCL: chủ yếu là bò, ít trâu; gia cầm chủ yếu là vịt.

+ ĐBSH: nhiều trâu hơn, gia cầm chủ yếu là gà.

b) Giải thích

− ĐBSCL: Địa hình thấp, diện tích ngập nước rộng; khí hậu cận Xích đạo.

+ ĐBSH: Địa hình cao hơn; khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.

9 tháng 3 2022

Tham khảo

a) Những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng: . * Thuận lợi: Điều kiện tự nhiên: • Có vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế- xã hội với các vùng trong cả nước. • Địa hình tương đối bằng phẳng. • Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có một mùa đông lạnh là điều kiện thuận lợi để đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính. • Hệ thống sông ngòi dày đặc (lớn nhất là sông Hồng, sông Thái Bình) có lượng nước dồi dào quanh năm, thuận lợi cho tưới tiêu. • Đất phù sa sông Hồng rất màu mỡ thích hợp cho thâm canh lúa nước. • Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú là cơ sở để phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp năng lượng. • Tài nguyên biển phong phú thuận lợi cho khai thác, nuôi trồng thủy sản. Điều kiện dân cư- xã hội: • Là vùng dân cư đông đúc nhất nước ta, nguồn lao động dồi dào, mặt bằng dân trí cao. • Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước. • Một số đô thị được hình thành từ lâu đời (Thành phố Hà Nội, Hải Phòng). * Khó khăn: • Mùa đông khí hậu lạnh, ẩm, nấm mốc sâu bệnh dễ phát triển ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp. • Mật độ dân số cao, kinh tế chuyển dịch chậm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. • Diện tích đất phèn, đất lầy thụt lớn cần được cải tạo. • Mùa lũ nước sông Hồng dâng cao gây ngập lụt, khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. b) Ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông- lâm kết hợp ở trung du và miền núi Bắc Bộ. . • Tăng độ che phủ rừng. Hạn chế lũ quét, xói mòn đất. • Cải thiện điều kiện sinh thủy cho các dòng sông, điều tiết nước cho các hồ thủy điện và thủy lợi. • Là cơ sở nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất giấy. • Góp phần sử dụng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc.

9 tháng 3 2022

Refer'

a. Khí hậu nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp

thuận lợi và khó khăn của khí hậu nước ta trong sản xuất nông nghiệp:

            - Thuận lợi:

            + Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm: nóng ẩm , mưa nhiều tập trung theo mùa.

=> Cây trồng vật nuôi sinh trưởng, phát triển nhanh; dễ dàng tiến hành các biện pháp thâm canh, xen canh, gối vụ.

            + Khí hậu phân hoá phức tạp theo không gian, theo thời gian, theo mùa.

=> Phát triển đa dạng hóa cơ cấu cây trồng: cây nhiệt đới, cây cận nhiệt và cả cây ôn đới

            - Khó khăn:  Thời tiết diễn biến thất thường, thiên tai thường xuyên xảy ra

            + Thời tiết diễn biến phức tạp, nhiều thiên tai bất thường xảy ra: Bão, lũ, lụt, mưa đá, sương

muối…….

            + Độ ẩm lớn, sâu bệnh, dịch bệnh, nấm mốc phát triển mạnh…

 

b. Nhận xét và giải thích sự phân bố vùng trồng lúa ở nước ta

- Các vùng trồng lúa của nước ta phân bố chủ yếu ở các đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng duyên hải miền Trung. Ngoài ra, còn có ở các cánh đồng thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

- Các vùng này có nhiều điều kiện thuận lợi là: đồng bằng phù sa màu mỡ, cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp tốt, nhất là về thuỷ lợi, đông dân cư,.

c. Phân tích vai trò, ý nghĩa của việc trồng cây công nghiệp ở nước ta

 Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

- Giải quyết việc làm, sử dụng hợp lí nguồn lao động và tài nguyên thiên nhiên  trung du, miền núi cũng như  khu vực nông thôn.