K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
11 tháng 12 2022

Vị trí: Đoạn trích Tức nước vỡ bờ trích từ chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn.

HCST: Ngô Tất Tố viết “Tắt đèn” năm 1937, vào năm này lụt lội xảy ra liên miên gây nên mất mùa đối kém, nhân dân lâm vào cảnh lầm than, bế tắc, đặc biệt là người nông dân. Vì vậy, vấn đề nông dân đấu tranh chống lại chính sách sưu thuế, áp bức bóc lột của bọn thực dân, quan lại, địa chủ, cường hào, đòi cải thiện đời sống cho người dân cày là một vấn đề lớn, trọng tâm của cách mạng và trở thành một đề tài nổi bật trong các sáng tác văn học thời kì này.

11 tháng 7 2023

Người nghệ sĩ chân chính là người phản ánh đời sống, cảm xúc, tạo ra quy luật của cái đẹp và nhằm hướng tới cái đẹp. Một trong số người nghệ sĩ ấy là nhà thơ Tố Hữu. Anh đưa bài thơ của mình đạt đến cái đẹp theo nghĩa: mang được sự thật sâu xa của đời sống ra bên ngoài. Và "Khi con tu hú" chính là một trong những bài thơ đó.

Nổi bật ở đoạn thơ:

"Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!"

Chỉ vỏn vẹn bốn câu thơ, tác giả ngay tắp lự có thể diễn đạt những tâm tình và cảm xúc của chính mình vào bài. Câu thơ đầu tiên đã nói về âm thanh của người, dường như đó là những tiếng kêu háo hức với mùa hè, với sự nôn nao của nhà thơ. Thế nhưng, tại sao "mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!"?. À, thì ra đó là sự phẫn uất, nỗi niềm được thoát ra chính căn phòng đang lồng giam mình. Tác giả khi này cảm thấy mình mất đi sự tự do một cách chán nản, ghét bỏ những bức tưởng. Người đưa từ ẩn dụ "nghe" đến "đạp" cho ta thấy hành động nối tiếp với nhau, chỉ đến dòng cảm xúc trong lòng mình. Chưa dừng lại ở đó, nhà thơ thấy vô cùng ngột ngạt, ngạt bởi không khí tù túng của những bức tưởng tỏa ra. Người muốn uất hận, người khó chịu tưởng chừng như muốn đi đến bờ vực bên kia. Một loạt dấu chấm than được sử dụng càng thể hiện rõ ràng hơn tình cảm mong cầu sự tự do của tác giả. Vì sao Người lại mong cầu sự tự do đến mình thấy chán ghét, muốn chết uất?. Đó là bởi một hình ảnh tự do đang chảy trong ánh mắt của tác giả, cái con chim tu hú ngoài trời đang thoải mái hưởng lấy bầu trời bao la rộng lớn ấy lại là điều mà một người đang bị cầm tù nhìn thấy. Không ai trong hoàn cảnh ấy nghĩ được điều gì hơn, thế mà người nghệ sĩ này lại có thể đặt ngay cảm xúc của mình vào sáng tác một bài thơ đầy những tâm tình nhưng lại chẳng kém phần sâu sắc ý nghĩa. Hơn hết, điều làm cho đoạn thơ thành công còn ở lời, giọng thơ đầy tính than trách đầy giá trị biểu cảm. Hình ảnh trái nghĩa - chú chim tu hú tự do và tác giả đang bị cầm tù làm cho bài thơ gợi rõ nghệ thuật gợi hình đặc sắc vô cùng.

Khép lại, bài thơ là cả một bầu trời thể hiện nỗi mong muốn của tác giả về sự tự do. Người muốn được dành lấy, người lại se sợi chỉ một màu trong hoàn cảnh của mình vào cái đặc sắc của đời thành nên một bài thơ chói lọi rất hay và ý nghĩa.

TLam☕☘

25 tháng 3 2022

TK

nhận xét về tác phẩm "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn, có ý kiến cho rằng: "Bao trùm toàn bộ đoạn trích là tấm lòng băn khoăn, lo lắng đối với vận mệnh đất nước của tác giả". Theo tôi, điều đó là hoàn toàn đúng. Bởi lẽ, ngay từ những dòng đầu của thi phẩm, ta đã bắt gặp được hình ảnh suy tư, trằn trọc, lo lắng của vị tướng lĩnh nhà Trần về sự an nguy của đất nước. Người lo lắng đến nỗi "ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối,....". Chưa dừng lại ở đó, người còn suy tư, bày tỏ lòng mình với quân dân "Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo,...". Liệu đây có phải là lời trách móc của Trần Quốc Tuấn đối với thái độ của quân dân? Người lo lắng, người lo liệu đất nước ta có giữ yên được bờ cõi, có đánh thắng được đế chế Mông - Nguyên hùng mạnh. Có lẽ chính bởi vậy mà nhân dân ta càng thêm khâm phục trước đức hi sinh và tấm lòng yêu nước thương dân như trời biển của ông. Thật vậy, hịch tướng sĩ như một bài hịch vừa để bày tỏ nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn vừa để thôi thúc tinh thần quyết chiến quyết thắng của nhân dân ta. Thật cảm ơn vị tướng tài ba - Trần Quốc Tuấn! Để không phụ công lao của người, mỗi người dân Việt Nam sẽ luôn cố gắng, rèn luyện và luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, đập tan âm mưu của các thế lực thù địch. 

=> Câu cảm thán: Thật cảm ơn...

25 tháng 3 2022

Tham Khảo

nhận xét về tác phẩm "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn, có ý kiến cho rằng: "Bao trùm toàn bộ đoạn trích là tấm lòng băn khoăn, lo lắng đối với vận mệnh đất nước của tác giả". Theo tôi, điều đó là hoàn toàn đúng. Bởi lẽ, ngay từ những dòng đầu của thi phẩm, ta đã bắt gặp được hình ảnh suy tư, trằn trọc, lo lắng của vị tướng lĩnh nhà Trần về sự an nguy của đất nước. Người lo lắng đến nỗi "ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối,....". Chưa dừng lại ở đó, người còn suy tư, bày tỏ lòng mình với quân dân "Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo,...". Liệu đây có phải là lời trách móc của Trần Quốc Tuấn đối với thái độ của quân dân? Người lo lắng, người lo liệu đất nước ta có giữ yên được bờ cõi, có đánh thắng được đế chế Mông - Nguyên hùng mạnh. Có lẽ chính bởi vậy mà nhân dân ta càng thêm khâm phục trước đức hi sinh và tấm lòng yêu nước thương dân như trời biển của ông. Thật vậy, hịch tướng sĩ như một bài hịch vừa để bày tỏ nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn vừa để thôi thúc tinh thần quyết chiến quyết thắng của nhân dân ta. Thật cảm ơn vị tướng tài ba - Trần Quốc Tuấn! Để không phụ công lao của người, mỗi người dân Việt Nam sẽ luôn cố gắng, rèn luyện và luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, đập tan âm mưu của các thế lực thù địch. 

=> Câu cảm thán: Thật cảm ơn...

26 tháng 10 2019

a. Mở đoạn:

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

b. Thân đoạn:

- Giới thiệu nhóm tác giả Ngô Thì với hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du.

- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.

c. Kết đoạn:

- Khẳng định giá trị và nội dung nghệ thuật của tác phẩm.

21 tháng 4 2022

Viết 1 đoạn văn và thuyết minh về một tác phẩm văn học mà em yêu thích nhất
Lưu ý:
- mở đoạn giới thiệu khái quát về tác phẩm
Thân đoạn:
Tác giả năm sinh năm mất
Cuộc đời sự nghiệp
Thể loại
Hoàn cảnh sáng tác
Nội dung
Nghệ thuật
Kết đoạn
Nêu vị trí của tác phẩm với nên văn học việt nam

Tình cảm của em

 

11 tháng 11 2021

1/ trích từ: phò giá về kinh 
của Trần Quang Khải
Nội dung: Hào khí chiến thắng và khát vọng xây dựng đất nước thái bình, thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.

2/Bài thơ đc sáng tác năm 1285, lúc ông đi đón Thái thượng hoàngTrần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long- ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử vào tháng 6/1258.

3/

4 câu / 1 bài

5 tiếng / câu

- Gieo vần: Chữ cuối câu 1,2,4 (2,4)

4/mik ko bk làm sr bn nha

11 tháng 11 2021

cảm ơn bn còn về phần 4 thì ko sao đâu dù sau cũng cảm ơn

 

5 tháng 10 2023

Tham khảo
- Tác giả:
+ Nguyễn Du ( 1765-1820), tên tự là Tố Như, hiêụ Thanh Hiên.
+ Phong cách:

Sống giữa cảnh đất nước gặp nhiều thiên tai, khó khăn, thơ văn Nguyễn Du nhìn chung đã phản ánh được sự tàn bạo của xã hội phong kiến bấy giờ. Bằng ngòi bút sắc sảo của mình, ông đã khắc họa những bất công, sự chà đạp lên người lao động, đòi quyền sống của con người.

Nguyễn Du là người tài hoa, thông thạo nhiều thể thơ chữ Hán từ thơ lục bát, năm chữ, bảy chữ… nên đã vẽ nên một bức tranh truyền cảm bằng ngôn từ đề cao quyền sống, uy quyền. tự do và khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ.

Nguyễn Du là người đầu tiên “thấy” được thân phận người phụ nữ có nhan sắc, tài hoa nhưng phải sống trong giàu sang, toan tính. Đường lối sáng tác của Nguyễn Du chủ yếu đề cập đến đời sống – thế sự.
- Tác phẩm:

Truyện Kiều là tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Du, nguyên tác có tựa là “Đan trường tân thanh”. Đây là tác phẩm thơ Nôm Lục Bát được viết dựa trên cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân Trung Quốc. Mượn bối cảnh xã hội Trung Quốc vào giữa thời Minh, Truyện Kiều là một bức tranh rộng lớn về cuộc sống của thời đại mà nhà thơ đang sống.

Truyện Kiều gồm 3.254 câu thơ, kể về cuộc đời 15 năm lưu lạc, lênh đênh của Thúy Kiều – người con gái tài sắc vẹn toàn phải bán mình chuộc cha, rơi vào cảnh “Hai lần thanh khiết, hai lần truân chuyên”. sắc đẹp”. bị các thế lực phong kiến giày xéo, chà đạp.

1 tháng 3 2021

Đoạn Trích “Kiều ở Lầu Ngưng Bích” được trích trong Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du. Đoạn trích nằm ở vị trí phần thứ hai “Gia biến và lưu lạc” Nội dung: sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt và làm nhục, mặc cho Tú bà mắng nhiếc, chửi rủa nhưng Kiều vẫn nhất định không chịu tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận làm kĩ nữ ở chốn lầu xanh. Vì quá đau đớn và tủi nhục, phẫn uất, Kiều đã định đi tự vẫn, thấy vậy, Tú bà sợ mất vốn nên đã lựa lời khuyên giải, dụ dỗ Kiều. Mụ giả vờ chăm sóc thuốc thang, hứa hẹn rằng khi nào nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế. Chính vì thế mà Tú bà đưa Kiều ra sống riêng ở Lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện những âm mưu mới đê tiện và tàn bạo hơn. Kết cấu của đoạn trích gồm có ba phần, phần một bao gồm sáu câu đầu diễn tả hoàn cảnh cô đơn và tội nghiệp của Kiều, phần hai là tám câu tiếp theo diễn tả nỗi nhớ Kim Trọng và nhớ thương cha mẹ của  nàng, phần ba là tám câu thơ cuối, diễn tả tâm trạng đau buồn, âu lo của Kiều qua cách nhìn cảnh vật. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã miêu tả chân thực cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và đáng thương của Kiều, đồng thời bộc lộ được nỗi nhớ người thân da diết, nhớ người yêu và nhớ gia đình, tấm lòng thủy chung và hiếu thảo, vị tha của Kiều đang bị giam giữ, trói buộc ở lầu Ngưng Bích. Đoạn trích là thành công của tác giả Nguyễn Du về nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật đặc sắc, bút pháp tả cảnh ngụ tình hay nhất trong cả tác phẩm “Truyện Kiều”. Đoạn trích đồng thời cũng thể hiện được sự đồng cảm và lòng thương xót của tác giả dành cho số phận và những nỗi đắng cay trong cuộc đời Kiều.