K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 12 2022

(*) Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến Campuchia

- Nền văn minh Ấn Độ cổ - trung đại có ảnh hưởng khá toàn diện và sâu sắc đến Campuchia (trên các phương diện như: tư tưởng – tôn giáo; chữ viết; văn học; nghệ thuật kiến trúc…). Ví dụ như:

+ Hin-đu giáo và Phật giáo được du nhập vào từ sớm và có ảnh hưởng lớn đời sống văn hóa – xã hội của cư dân. Cho tới hiện nay, Phật giáo (dòng Tiểu thừa) là quốc giáo ở Campuchia.

Nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ (gắn với hai tôn giáo chính là Phật giáo và Ấn Độ giáo) đã được truyền bá vào Campuchia ngay từ những thế kỉ đầu công nguyên và liên tục phát huy ảnh hưởng trong thời gian dài. Nhiều công trình kiến trúc tiêu biểu ở Campuchia là: đền Ăng-co Vát; đền Ăng-co thom…

+ Cư dân Khơ-me đã sáng tại ra chữ Khơ-me cổ dựa trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ

11 tháng 10 2023

Thánh địa Mỹ Sơn ( tỉnh Quảng Nam, Việt Nam):


loading...
Được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ IV, trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam. Mỹ Sơn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chămpa và cũng là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực. Bị ảnh hưởng rất lớn bởi văn minh Ấn Độ cả về kiến trúc lẫn văn hóa. Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời đại vua Bhadravarman I, vị vua đã xây dựng một Thánh đường để thờ cúng linga và Shiva. Được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1999.
13 tháng 8 2023

Tham khảo

Một số tư liệu về quá trình xâm nhập và xâm lược của các nước phương Tây vào Đông Nam Á

- Từ thế kỉ XVI, sau các cuộc phát kiến địa lí, các nước phương Tây lần lượt xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á bằng nhiều con đường khác nhau như thương mại, tôn giáo, ngoại giao, quân sự,...

- Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây, bởi đây là khu vực giàu tài nguyên, có nguồn hương liệu và hàng hoá phong phú, có nhiều thương cảng sầm uất nằm trên tuyến đường biển huyết mạch nối liền phương Đông và phương Tây.

+ Giữa thế kỉ XVI, Phi-líp-pin chính thức bị thực dân Tây Ban Nha xâm lược và thống trị. Sau cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (năm 1898), Phi-líp-pin đã trở thành thuộc địa của Mỹ.

+ Cuối thế kỉ XVI, thực dân Hà Lan bắt đầu quá trình xâm nhập In-đô-nê-xi-a. Nhưng phải đến giữa thế kỉ XIX, trải qua cuộc cạnh tranh quyết liệt với Bồ Đào Nha, Hà Lan mới hoàn thành việc kiểm soát được nước này.

+ Đầu thế kỉ XX, toàn bộ vùng lãnh thổ ngày nay của Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây rơi vào tay người Anh dưới những hình thức cai trị khác nhau.

=> Trải qua gần 4 thế kỉ, bằng những thủ đoạn khác nhau, thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á hải đảo.

- Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây đối với các quốc gia Đông Nam Á lục địa bắt đầu vào thế kỉ XIX, muộn hơn so với các nước Đông Nam Á hải đảo:

+ Thực dân Anh sau hơn 60 năm (1824 - 1885), tiến hành ba cuộc chiến tranh mới chiếm được Miến Điện (Mi-an-ma).

+ Thực dân Pháp phải trải qua cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài gần nửa thế kỉ (1858 - 1893) mới hoàn thành việc xâm chiếm ba nước Đông Dương.

- Đến đầu thế kỉ XX, các nước thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình thôn tính Đông Nam Á. Hầu hết các nước trong khu vực đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

- Vương quốc Xiêm tuy vẫn giữ được nền độc lập nhưng bị lệ thuộc vào nước ngoài về nhiều mặt và trở thành “vùng đệm” giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Quá trình tái thiết và phát triển đất nước ở Việt Nam:

- Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước, Việt Nam chuyển sang giai đoạn đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Trong 10 năm đầu (1976 - 1986), nhân dân Việt Nam đã thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1980 và 1981 - 1985) do Đại hội IV (tháng 12/1976) và Đại hội V (tháng 3/1982) của Đảng đề ra, đồng thời đấu tranh bảo vệ vùng biên giới phía Tây Nam và phía Bắc của Tổ quốc. Trong thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1985), Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, song cũng gặp phải không ít khó khăn, khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế - xã hội.


- Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và thúc đẩy cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên, Đảng và nhà nước Việt Nam đã tiến hành đổi mới đất nước. Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI (tháng 12/1986) và được điều chỉnh, bổ sung và phát triển qua nhiều kì Đại hội Đảng sau đó.

- Đến nay, trải qua hơn 30 năm tiến hành đổi mới, Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu đáng tự hào trên nhiều lĩnh vực. Thắng lợi đó đã từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Đầu những năm của thế kỷ XIX vùng Đông Nam Á rộng lớn trở thành mục tiêu của các nước đế quốc. Đông Nam Á sớm bị dòm ngó, trở thành mục tiêu xâm lược của thực dân phương Tây bởi Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên và có nền văn hóa lâu đời. Hơn nữa từ giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng trầm trọng, kéo dài về chính trị, kinh tế, xã hội. Giữa XIX, thực dân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan tiến hành xâm lược In-đô-ne-xi-a. Từ năm 1899-1902 Mĩ chiến tranh xâm lược Philippin, biến quần đảo, này thành thuộc địa của mình. Thực dân Anh sau hơn 60 năm (1824 - 1885), tiến hành ba cuộc chiến tranh mới chiếm được Miến Điện. Thực dân Pháp trải qua cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài gần nửa thế kỉ (1858 - 1893) để hoàn thành việc xâm chiếm 3 nước Đông Dương. Đến đầu thế kỉ XX, thực dân phương Tây hoàn thành quá trình xâm chiếm và thôn tính Đông Nam Á trừ Xiêm (Thái Lan). Sau khi hoàn thành việc xâm chiếm, thực dân phương Tây tiến hành thiết lập nền thống trị ở Đông Nam Á dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhằm chia rẽ, làm suy yếu sức mạnh dân tộc của các nước Đông Nam Á thực dân phương Tây sử dụng chính sách “chia để trị”. Chính quyền thực dân thực hiện chính sách bóc lột, khai thác các thuộc địa, thực hiện biến các nước trong khu vực thành nơi cung cấp nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ hàng hoá, phục vụ lợi ích cho chính quốc. Đối với nền văn hoá – xã hội, chúng tìm mọi cách  kìm hãm người dân ở các nước thuộc địa trong tình trạng lạc hậu, nghèo đói. Thực hiện hành động làm xói mòn giá trị truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

Thông tin về Hô-xê Ri-xan (1861 - 1896, Phi-líp-pin)

- Hô-xê Ri-xan là đại diện tiêu biểu cho xu hướng ôn hòa trong phong trào giải phóng dân tộc ở Phi-líp-pin vào cuối thế kỉ XIX.

- Năm 1892, Hô-xê Ri-xan thành lập ‘Liên minh Phi-líp-pin”, với sự tham gia của nhiều trí thức, địa chủ và tư sản tiến bộ cùng một số dân nghèo. Liên minh chủ trương tuyên truyền, khơi dậy ý thức dân tộc, đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho người Phi-líp-pin.

- Năm 1896, Hô-xê Ri-xan bị thực dân Tây Ban Nha bắt giam và xử tử.

- Ngày nay, ở thủ đô Ma-ni-la của Phi-líp-pin, tại nơi Hô-xê Ri-xan bị xử tử, người ra đã xây dựng một quảng trường để tri ân công lao của ông đối với dân tộc.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Cuộc cách mạng Mỹ là cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ chống lại đế quốc Anh. Cuộc chiến diễn ra từ 1775 đến năm 1783, khởi đầu chỉ là cuộc giao tranh nhỏ giữa quân đội Anh và nhân dân thuộc địa có vũ trang ngày 19 tháng 4 năm 1775. Kết quả là thắng lợi của nghĩa quân, buộc Anh phải ký Hiệp định Paris 1783 rút quân khỏi Bắc Mỹ và 13 thuộc địa được độc lập. Cuốc chiến đấu có ý nghĩa to lớp, giúp giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Không chỉ vậy, nó còn có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giành độc lập của nhiều nước cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Á – Phi- La tinh.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 9 2023

(*) Tham khảo: Giới thiệu về máy kéo sợi Gien-ni

Trong những năm 1750, các nhà máy dệt may không để đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Lúc này, người ta vẫn còn sử dụng xe quay sợi với với một cọc suốt. Vì thế mà mỗi công nhân chỉ làm được một cuộn chỉ mỗi ngày. Đến cuối năm 1764, kĩ sư Giêm Ha-gri-vơ đã phát minh ra máy kéo sợi Gien-ni. Máy này có cấu tạo như xe quay sợi bình thường nhưng lại chứa tới 16 – 18 cọc suốt và chỉ cần một công nhân vận hành máy. Vì lượng cọc suốt nhiều hơn, máy có thể tạo ra nhiều sợi vải hơn khi vận hành, năng suất làm việc cũng tăng lên gấp nhiều lần.

Máy kéo sợi Gien-ni là phát minh quan trọng giúp cho sản lượng nguyên liệu ngành dệt may tại châu Âu tăng lên nhanh chóng. Phát minh này giúp nguồn cung sợi vải cho ngành dệt may tăng lên. Đồng thời, nó cũng giúp giá vải giảm xuống và người tiêu dùng có thể mua vải dễ dàng hơn. Máy kéo sợi Gien-ni mang lại rất nhiều lợi ích cho ngành dệt may Anh quốc lúc bấy giờ.

16 tháng 8 2023

tham khảo

Leonardo da Vinci, tên khai sinh là Leonardo di ser Piero da Vinci, là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà phát minh và nhà triết học tự nhiên người Ý. Ông được coi là thiên tài toàn năng nhất lịch sử nhân loại. Nghề nào ông cũng thuộc loại giỏi nhất nhì thời Phục Hưng. Ông là người có những ý tưởng vượt trước thời đại của mình, đặc biệt là khái niệm về máy bay trực thăng, xe tăng, dù nhảy, sử dụng năng lượng Mặt Trời, ... Một vài thiết kế của ông đã được thực hiện và khả thi trong lúc ông còn sống. Ứng dụng khoa học trong chế biến kim loại và trong kỹ thuật ở thời đại Phục Hưng còn đang ở trong thời kỳ trứng nước. Ông còn có đóng góp rất lớn vào kiến thức và sự hiểu biết trong giải phẫu học, thiên văn học, xây dựng dân dụng, quang học và nghiên cứu về thủy lực. Tác phẩm nổi tiếng của ông như bức tranh Mona Lisa, Bữa ăn tối cuối cùng và Người Vitruvius.

9 tháng 8 2023

Tham khảo

 Nạn phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi

- Cho đến nay, nỗ lực của Chính phủ Nam Phi nhằm xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc đã gặt hái được những kết quả đáng kể và đã có những điều khoản xử lý nghiêm các hành vi này. Cuộc bầu cử lịch sử năm 1994, với việc lần đầu tiên người da đen ở Nam Phi được đi bỏ phiếu, lãnh tụ Nelson Mandela trở thành tổng thống da màu đầu tiên được bầu chọn một cách dân chủ, đã chính thức chấm dứt hoàn toàn chế độ Apartheid, mở ra thời đại “đất nước Cầu Vồng” tại quốc gia cực Nam châu Phi.

- Nhiều người Nam Phi vẫn gọi thời kỳ chế độ Apartheid ở Nam Phi là vết thương từ lịch sử. Trong tiếng Afrikaans (hay còn gọi là tiếng Nam Phi, ngôn ngữ chính của những người thực dân Hà Lan tại Nam Phi), Apartheid có nghĩa là khoảng cách, tách rời, được hiểu là “phân biệt” với những người không cùng màu da. Apartheid đã trở thành chính sách của chính quyền Nam Phi từ năm 1948, khi đảng Quốc gia bảo thủ do người da trắng lãnh đạo lên nắm quyền.

- Với việc người da trắng chỉ chiếm chưa tới 20% dân số Nam Phi nhưng lại sở hữu hơn 80% đất đai, mọi quyền kiểm soát về chính trị và kinh tế đều nằm trong tay nhóm người này. Trong khi đó, người da đen phải chịu sự đàn áp và kỳ thị. Họ không được tham gia bầu cử, không có công việc tử tế, không được hưởng nền giáo dục và dịch vụ tốt.

- Họ cũng bị đẩy đến sống tại những thị trấn nhỏ lẻ, hoang tàn ở ngoại ô hoặc ở các vùng quê dành riêng cho các sắc tộc thiểu số khác nhau. Họ bị bóc lột sức lao động tại các mỏ khai thác vàng và kim cương, mà nguồn lợi từ ngành công nghiệp khai khoáng này hoàn toàn chảy vào túi của những người da trắng.

- Trên thực tế, Nam Phi hiện là một trong những quốc gia có khoảng cách giàu-nghèo cao nhất thế giới. Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố năm 2019 cho thấy 10% số người giàu nhất Nam Phi nắm giữ 71% tổng lượng của cải đất nước, trong khi nhóm 60% người nghèo nhất chỉ sở hữu vỏn vẹn 7% tài sản.

Theo thống kê, thu nhập trung bình của người da trắng và người gốc Á ở Nam Phi, chiếm tổng cộng 15% dân số, cao gấp ba lần so với thu nhập của người da đen và da màu , chiếm 85% dân số. Tình trạng này đang có xu hướng trầm trọng hơn do đại dịch COVID-19.

5 tháng 1

(*) Tham khảo: Quá trình thực dân Pháp xâm lược và thiết lập nền thống trị ở Việt Nam

- Từ giữa thế kỉ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Pháp phát triển mạnh. Nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân lực khiến quốc gia này đẩy mạnh xâm chiếm các nước phương Đông. Lợi dụng các mối quan hệ đã có từ trước, đồng thời, lấy cớ bảo vệ đạo Thiên Chúa giáo, ngày 1/9/1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam.

- Do thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn và quyết tâm kháng chiến của triều đình nhà Nguyễn, cuối cùng Việt Nam đã rơi vào tay thực dân Pháp. Hiệp ước Patơnốt (6/6/1884) là hiệp ước cuối cùng, đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn trước thế lực xâm lăng, kết thúc giai đoạn tồn tại của Nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập.

- Trái ngược với thái độ của triều đình Huế, ngay từ đầu nhân dân Việt Nam đã đứng lên chiến đấu chống Pháp. Cuộc chiến tranh nhân dân bền bỉ, dẻo dai, đều khắp, với tinh thần dũng cảm vô song... đã khiến thực dân Pháp phải chịu nhiều tổn thất, phải mất hơn 26 năm mới có thể hoàn thành cuộc chiến tranh xâm lược và thực dân Pháp còn phải mất thêm 11 năm nữa để tiến hành cuộc bình định quân sự mới tạm thời thiết lập được nền thống trị trên toàn cõi Việt Nam.

- Từ năm 1897, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa cuối cùng trong phong trào Cần vương và tiến hành giảng hoà với Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa quy mô, có hệ thống trên toàn cõi Đông Dương.

- Dưới tác động từ cuộc khai thác này, Việt Nam dần dần trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến và bị biến thành nơi cung cấp sức người, sức của rẻ mạt cho Pháp. Để đảm bảo lợi nhuận tối đa, thực dân Pháp đặt thêm nhiều thứ thuế mới, kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế chính quốc.

- Tuy nhiên, công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp cũng làm nảy sinh những nhân tố mới, ngoài ý muốn của chúng. Vào đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam đã xuất hiện những thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, dù còn non yếu: thành thị mọc lên; một số cơ sở công nghiệp ra đời. Cơ cấu xã hội biến động, một số tầng lớp mới xuất hiện; một số yếu tố tích cực, tiến bộ của văn minh phương Tây cũng từng bước du nhập vào Việt Nam.