Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Bảng 1.2, hãy:
- Nêu ý nghĩa các nguyên tắc cơ bản của Sử học.
- Cho biết câu chuyện “Thôi Trữ giết vua” phản ánh nguyên tắc nào của Sử học. Ý nghĩa của câu chuyện này là gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Nêu chức năng và nhiệm vụ của Sử học.
- Chức năng của sử học:
+ Chức năng khoa hoc (nhận thức) gồm: khôi phục các sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ; rút ra bản chất của các quá trình lịch sử để phát hiện ra quy luật vận động và phát triển của lịch sử.
+ Chức năng xã hội (giáo dục) gồm: giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức; rút ta bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.
- Nhiệm vụ của sử học:
+ Nhiệm vụ nhận thức là: cung cấp những tri thức khoa học, giúp con người tìm hiểu, khám phá hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học, chân thực.
+ Nhiệm vụ giáo dục là: góp phần truyền bá những giá trị và truyền thống tốt đẹp trong lịch sử cho thế hệ sau; góp phần giáo dục đạo đức, tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, bồi dưỡng lòng khoan dung, nhân ái…
+ Nhiệm vụ dự báo là: thông qua việc tổng kết thực tiễn, rút ra các bài học kinh nghiệm; góp phần dự báo tương lai của đất nước, nhân loại…
* Cho biết câu chuyện "Thôi Trữ giết vua" giáo dục, nêu gương điều gì?
- Câu truyện “Thôi Trữ giết vua” giáo dục về tính trung thực khi ghi chép lịch sử (điều này thể hiện qua chi tiết: cha con Thái sử Bá và Nam sử thị không màng đến tính mạng của bản thân, vẫn kiên quyết ghi chép đúng sự thật: Tề Trang Công bị Thôi Trữ sát hại).
- Câu chuyện “Thôi Trữ giết vua” nêu gương: Sự trung thực của cha con Thái sử bá và Nam sử thị. Định hướng, khuyên các nhà sử học khi ghi chép lịch sử cần trung thực, tôn trọng những gì đã diễn ra, không xuyên tạc, thêm bớt hoặc làm sai lệch hiện thực lịch sử…
Tham khảo
- Nguyên nhân:
+ Cuối thế kỉ XIX, các nước đế quốc phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
+ Giống như nhiều nước châu Á khác, Nhật Bản cũng đứng trước nguy cơ bị xâm lược.
=> Sau khi lên ngôi, tháng 1/1868, Nhật hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu và giữ vững nền độc lập.
- Nội dung cải cách: Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên nhiều lĩnh vực.
+ Về chính trị: Thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, trong đó tầng lớp võ sĩ đạo (sa-mu-rai) đóng vai trò quan trọng; Ban hành Hiến pháp mới (1889), thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
+ Về kinh tế: Thi hành chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường;Cho phép mua bán ruộng đất;Phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn;Xây dựng cơ sở hạ tầng (đường xá, cầu cống....).
+ Về xã hội: từng bước thay đổi và xóa bỏ chế độ nông nô, bỏ chế độ thu tô lãnh địa thay bằng chế độ lương bổng.
+ Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kĩ thuật trong giảng dạy, cử học sinh giỏi đi học ở phương Tây,...
+ Về quân sự: Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây; Chú trọng công nghiệp đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí, mời chuyên gia quân sự nước ngoài về huấn luyện,...
- Ý nghĩa:
+ Giúp cho Nhật Bản giữ được độc lập, chủ quyền; mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản.
+ Có ảnh hướng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam)
- Đặc điểm chính: cuộc Duy tân Minh trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, diễn ra dưới hình thức cải cách cách, canh tân đất nước.
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
- Nguyên nhân thắng lợi
+ Tinh thần yêu nước, sự đồng lòng, ý chí chiến đấu của quân dân ta
+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung – Nguyễn Huệ và bộ chỉ huy quân sự
- Ý nghĩa lịch sử
+ Lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn – Trịnh
+ Xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước, đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất quốc gia
+ Đánh tan cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập và chủ quyền lãnh thổ
Lời giải:
♦ Thành tựu tiêu biểu của công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc:
- Về chính trị: thành tựu lớn nhất là Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra và xây dựng được hệ thống lí luận về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
- Về kinh tế:
+ Trung Quốc duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong nhiều năm. Giai đoạn 1978 - 2012, tăng trưởng kinh tế bình quân của Trung Quốc đạt 9,6 %, giai đoạn 2013 - 2016 đạt mức 7,2 %.
+ Từ năm 2010, nền kinh tế Trung Quốc vượt qua Nhật Bản và duy trì vị trí thứ hai thế giới (sau Mỹ).
+ Kinh tế Trung Quốc trở thành một trong những nhân tố quan trọng cho sự tăng trưởng của kinh tế thế giới.
+ Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đứng hàng đầu thế giới.
- Về xã hội:
+ Đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao.
+ Thu nhập bình quân đầu người (GNI) năm 2021 vượt mốc 12.500 USD, số người thoát nghèo ổn định trong giai đoạn 2016 - 2021 đạt hơn 60 triệu người.
- Về khoa học - kĩ thuật:
+ Năm 1992, Trung Quốc thực hiện chương trình thám hiểm không gian. Năm 2003, với việc phóng tàu “Thần Châu 5” vào vũ trụ, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới (sau Liên Xô, Mỹ) có tàu đưa con người bay vào vũ trụ.
+ Hệ thống tàu cao tốc của Trung Quốc thể hiện sự phát triển nhanh chóng của khoa học - kĩ thuật.
+ Trung Quốc cũng nâng cao năng lực tự chủ về khoa học công nghệ như: trí tuệ nhân tạo (AI), năng lượng sinh học, công nghệ sinh học,...
- Về đối ngoại:
+ Chính sách đối ngoại của Trung Quốc có nhiều thay đổi theo xu thế đa dạng hoá, đa phương hoá trong các mối quan hệ song phương và đa phương. Vai trò và vị thế quốc tế của Trung Quốc ngày càng được nâng cao.
+ Từ năm 1997 đến năm 1999, Hồng Kông và Ma Cao lần lượt trở lại thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Hiện nay, đây là hai trung tâm kinh tế, tài chính lớn của quốc gia này.
- Về văn hóa - giáo dục: nền giáo dục quốc dân phát triển mạnh trên quy mô lớn và có nhiều tiến bộ, xuất hiện nhiều trường đại học chất lượng cao.
-
Về quốc phòng: Trung Quốc cũng trở thành một cường quốc xuất khẩu vũ khí và trang thiết bị quân sự.
♦ Ý nghĩa:
- Những thành tựu trong công cuộc cải cách mở cửa đã khẳng định đường lối cải cách, mở cửa của Đảng Cộng sản Trung Quốc là đúng đắn.
- Nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế, đồng thời chứng tỏ sức sống của chủ nghĩa xã hội.
- Những thành tựu trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc cũng để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nước xã hội chủ nghĩa khác, trong đó có Việt Nam.
Tham khảo:
Châu Phi có nhiều di sản được Ủy ban Di sản Thế giới (WHC) công nhận. Đây là các di sản lịch sử về kiến trúc, điêu khắc, khảo cổ,… có giá trị nổi bật toàn cầu.
Các di sản được tôn vinh mang lại giá trị về văn hóa, thẩm mĩ và có ý nghĩa kinh tế, giáo dục vượt khỏi phạm vi quốc gia, châu lục, tạo khả năng thu hút khách du lịch.
Giá trị và ý nghĩa của các di sản lịch sử của châu Phi:
Các di sản lịch sử được tôn vinh mang lại giá trị văn hóa, thẩm mỹ và có ý nghĩa kinh tế, giáo dục vượt khỏi phạm vi quốc gia, châu lục, tạo khả năng thu hút du lịch.
- Yêu cầu số 1: Điểm nổi bật trong phong trào yêu nước, cách mạng ở Tây Nguyên:
+ Tây Nguyên là vùng đất giàu truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm.
+ Khi thực dân Pháp xâm lược, đồng bào nơi đây đã anh dũng đứng lên chiến đấu, tiêu biểu là các cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của N'Trang Long, Đinh Núp.
- Yêu cầu số 2: Kể lại một câu chuyện về truyền thống yêu nước, cách mạng
(*) Tham khảo: cuộc khởi nghĩa của N'Trang Lơng
+ Cuộc khởi nghĩa do N'Trang Long lãnh đạo kéo dài từ năm 1911 đến năm 1935, thu hút đông đảo đồng bào các dân tộc Mnông, Ê Đê, Xtiêng, Mạ,... tham gia.
+ Cuộc khởi nghĩa lan rộng gây nhiều khó khăn cho việc chiếm đóng của thực dân Pháp trên vùng đất Tây Nguyên.
trang nhân dân và thường được gọi với tên Anh hùng Núp.
Tham khảo:
- Một số sự kiện lịch sử tiêu biểu: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước (1911), chiến dịch Hồ Chí Minh(1975).
- Câu chuyện lịch sử: Cách đây 110 năm, ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành với ý chí mãnh liệt, lòng yêu thương dân tộc sâu sắc đã quyết tâm ra đi thực hiện hoài bão giải phóng nước nhà khỏi ách nô lệ của thực dân, đế quốc.
Sự thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam nổ ra từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã làm cho cách mạng Việt Nam khủng hoảng về con đường giải phóng dân tộc. Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã sớm nhận thấy con đường do những người đi trước mở ra sẽ không giải phóng được dân tộc. Việc không lặp lại thất bại của những người đi trước là một điều khó khăn nhưng tìm ra một con đường mới phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử để dân tộc giành được độc lập, tự do là một điều còn khó khăn hơn nhiều lần.Ngày 5/6/1911, trên con tàu Amiral Latouche Tréville, từ cảng Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Vào thời điểm đó, không ai biết rằng vận mệnh của dân tộc Việt Nam đã gắn liền với quyết định ra đi của một con người mà lịch sử đã chứng tỏ là sáng suốt, phi thường ấy. Với một sự nhạy cảm đặc biệt, Nguyễn Tất Thành không đi sang nước Nhật, không tìm về châu Á mà Người sang nước Pháp, đến tận nơi nước đang cai trị mình, đến tận châu Âu, nơi đang có sự phát triển vượt bậc về kinh tế, về văn hóa, về chính trị để tìm hiểu xem người ta làm như thế nào rồi trở về cứu giúp đồng bào. Bác ra đi, hành trang chỉ là lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, quyết tâm tìm con đường cứu nước, cứu dân.Sau thời gian ở Pháp, Nguyễn Tất Thành tiếp tục cuộc hành trình đi qua nhiều châu lục khác. Suốt chặng đường bôn ba, cuộc sống đầy gian khổ nhưng không làm Người chùn bước, trái lại, càng tôi luyện, hun đúc lòng yêu nước nồng nàn với mục tiêu giải phóng dân tộc kiên định. Người tranh thủ mọi thời cơ để học hỏi, nghiên cứu các học thuyết cách mạng, hòa mình vào thực tiễn đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản và thuộc địa. Chính chủ nghĩa yêu nước cùng với những năm tháng tìm tòi không mệt mỏi về lý luận và hoạt động trong phong trào công nhân quốc tế, người thanh niên Việt Nam Nguyễn Tất Thành bất chấp mọi hiểm nguy, đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, trở thành nhà hoạt động quốc tế xuất sắc Nguyễn Ái Quốc.
– Các khu vực địa hình chính ở châu Á:
+ Trung tâm là núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới.
+ Phía bắc là đồng bằng và cao nguyên thấp, bằng phẳng.
+ Phía đông thấp dần về phía biển, gồm núi, cao nguyên và đồng bằng ven biển.
+ Phía nam và tây nam gồm các dãy núi trẻ, sơn nguyên và đồng bằng xen kẽ.
– Ý nghĩa:
+ Các vùng núi cao, hiểm trở chiếm tỉ lệ lớn gây khó khăn cho giao thông, sản xuất và đời sống. Ở những khu vực này cũng có thể có hiện tượng sạt lở, xói mòn gây thiệt hại cho con người và tài sản.
+ Các cao nguyên và đồng bằng thuận lợi hơn cho sản xuất. Cao nguyên có thể chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp. Đồng bằng trồng cây lương thực, nuôi thuỷ sản.
- Hành trình phát kiến của C. Cô-lôm-bô:
+ Tháng 8/1492, trên C. Cô-lôm-bô bắt đầu hành trình của mình với ba con tàu. Sau hơn 2 tháng lênh đênh trên biển, ông và đoàn thủy thủ dũng cảm đã đến được một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay. Ông đinh ninh rằng mình đã tới được “Đông Ấn Độ”, nhưng thức ra đó là vùng đất mới – châu Mỹ.
+ Tiếp theo, vào các năm 1493, 1498 và 1502, C. Cô-lôm-bô còn tiến hành 3 cuộc thám hiểm đến châu Mỹ.
- Lý do C. Cô-lôm-bô lại đi về hướng tây khi tìm đường đến Ấn Độ
+ C.Cô-lôm-bô tin rằng Trái Đất hình cầu. Nhưng cũng như giới trí thức châu Âu đương thời, C.Cô-lôm-bô đã đánh giá sai kích thước của Trái Đất, ông đã tính toán rằng, vị trí của Ấn Độ nằm ở vị trí đúng ra là của khu vực Bắc Mĩ hiện nay.
+ Mặt khác, C.Cô-lôm-bô cũng tin rằng, chỉ có mình Đại Tây Dương nằm giữa châu Âu và Ấn Độ (lúc này con người chưa biết đến sự tồn tại của Thái Bình Dương).
=> Do đó, C.Cô-lôm-bô đã quyết định đi về hướng tây.
- Ý nghĩa phát kiến địa lí của C. Cô-lôm-bô: nhờ cuộc phát kiến của C.Cô-lôm-bô mà thương nhân châu Âu biết đến châu Mỹ và bắt đầu thúc đẩy quá trình tiếp xúc văn hóa, trao đổi kinh tế giữa hai châu lục.
Những thành tựu chủ yếu của văn minh Trung Hoa cổ - trung đại:
- Về chữ viết: cư dân Trung Hoa cổ đại sáng tạo ra chữ viết của mình từ đời nhà Thương, trải qua nhiều loại hình khác nhau như Giáp cốt văn, Kim văn, Tiểu triện,...
- Về tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng Nho giáo là Khổng Tử. Đạo giáo chính thức ra đời vào vào cuối thế kỉ II, là một trong những tôn giáo lớn của Trung Hoa. Phật giáo phát triển, nhiều ngôi chùa lớn được xây dựng.
- Về sử học: khởi đầu từ Tây hán và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng.
- Về văn học: đa dạng, nhiều thể loại.
- Về kiến trúc, điêu khắc: tiêu biểu là Vạn Lí Trường Thành, Tử Cấm Thành, tượng Phật chùa Lạc Sơn,....
- về toán học: Cửu chương toán thật được biên soạn dưới thời nhà Hán nêu ra các phương pháp tính diện tích, khối lượng,...
- Về kĩ thuật: có 4 phát minh quan trọng là kĩ thuật in, kĩ thuật làm giấy, thuốc súng và la bàn.
Ý nghĩa của những thành tựu đó"
- Về chữ viết: có ảnh hưởng đến chữ viết của nhiều nước lân cận như Nhật Bản, Việt Nam,....
- Về tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo từng bước trở thành công cụ phục vụ cho Nhà nước, là hệ tư tưởng của chế độ quân chủ ở Trung Hoa, có ảnh hưởng lớn tới nhiều nước như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam. Các nhà sư Trung Hoa đã tìm đường sang Ấn Độ để tìm hiểu giáo lí của Phật giáo. Ngược lại, nhiều nhà sư của Ấn Độ cũng đến Trung Hoa để truyền đạo.
- Về văn học: Thờ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Văn học thể hiện trình độ phát triển về tư duy và có ảnh hưởng lớn tới khu vực châu Á.
- Về kiến trúc điêu khắc: nhiều công trình có giá trị còn tồn tại đến ngày nay.
- Về kĩ thuật: la bàn có tác động lớn đến lĩnh vực hàng hải, mở ra khả năng tìm kiếm thị trường mới, mở đường cho sự xâm nhập và xâm lược của chủ nghĩa thực dân.
- Ý nghĩa của các nguyên tắc cơ bản:
+ Định hướng việc nghiên cứu cho các nhà sử học: bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu,…
+ Giúp các nhà sử học hiểu rõ sứ mệnh, trách nhiệm, đạo đức của người viết lịch sử.
+ Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ đến cùng lẽ phải, ủng hộ quan điểm khoa học, tiến bộ và nhân văn.
- Câu chuyện Thôi Trữ giết vua:
Qua câu chuyện Thôi Trữ giết vua đã phản ánh nguyên tắc phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ đến cùng lẽ phải, ủng hộ quan điểm khoa học, tiến bộ và nhân văn. Việc các quan viết Sử đã đúng viết đúng sự thật, dù bị chém đầu nhưng tất cả các đời đều làm đúng bổn phận và trách nhiệm của chính mình.