K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 8 2023

Tham khảo:

Châu Phi có nhiều di sản được Ủy ban Di sản Thế giới (WHC) công nhận. Đây là các di sản lịch sử về kiến trúc, điêu khắc, khảo cổ,… có giá trị nổi bật toàn cầu.

Các di sản được tôn vinh mang lại giá trị về văn hóa, thẩm mĩ và có ý nghĩa kinh tế, giáo dục vượt khỏi phạm vi quốc gia, châu lục, tạo khả năng thu hút khách du lịch.

4 tháng 2 2023

Giá trị và ý nghĩa của các di sản lịch sử của châu Phi:

Các di sản lịch sử được tôn vinh mang lại giá trị văn hóa, thẩm mỹ và có ý nghĩa kinh tế, giáo dục vượt khỏi phạm vi quốc gia, châu lục, tạo khả năng thu hút du lịch.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

- Đặc điểm địa hình châu Á: phân hóa đa dạng.

+ Núi, cao nguyên và sơn nguyên chiếm ¾ diện tích châu lục, phần lớn tập trung ở khu vực trung tâm. Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là bắc – nam và đông – tây.

+ Các đồng bằng châu thổ rộng lớn phân bố chủ yếu ở phía đông và nam.

+ Địa hình ven biển và hải đảo bị chia cắt mạnh tạo thành các vũng, vịnh….

- Đặc điểm khoáng sản châu Á: 

+ Tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú.

+ Một số khoáng sản có trữ lượng lớn như: than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc, crom, man-gan,…

- Ý nghĩa của đặc điểm địa hình và khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á:

+ Tạo điều kiện cho châu Á phát triển nhiều ngành kinh tế.

+ Cần hạn chế các tác động tiêu cực làm biến đổi địa hình, ô nhiễm môi trường,...

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

- Đặc điểm sông, hồ châu Á:

+ Nhiều hệ thống sông lớn (Hoàng hà, Trường Giang, Mê Công, Ô-bi, Lê-na,…).

+ Các sông phân bố không đồng đều và có chế độ nước phức tạp.

+ Nhiều hồ lớn (Bai-can, Ban-khat,…). Một số hồ có kích thước rộng lớn nên còn được gọi là “biển” như: biển Ca-xpi, Biển Chết.

- Ý nghĩa của đặc điểm sông, hồ đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á:

+ Ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế, đời sống con người và môi trường tự nhiên.

+ Cần sử dụng hợp lí nước sông, hồ để tránh tình trạng ô nhiễm và cạn kiệt.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

- Đặc điểm khí hậu châu Á:

+ Có đầy đủ các đới khí hậu, mỗi đới khí hậu lại phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu.

+ Những khu vực nằm sâu trong nội địa và phía tây nam châu lục có kiểu khí hậu lục địa.

+ Rìa phía nam, đông và đông nam của châu lục có kiểu khí hậu gió mùa

- Ý nghĩa của đặc điểm khí hậu đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á:

+ Tạo điều kiện phát triển đa dạng cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

+ Chú trọng tính mùa vụ, những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các tác động tiêu cực của khí hậu (bão, hạn hán, lũ lụt,…).

17 tháng 1 2023

– Các khu vực địa hình chính ở châu Á:

+ Trung tâm là núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới.

+ Phía bắc là đồng bằng và cao nguyên thấp, bằng phẳng.

+ Phía đông thấp dần về phía biển, gồm núi, cao nguyên và đồng bằng ven biển.

+ Phía nam và tây nam gồm các dãy núi trẻ, sơn nguyên và đồng bằng xen kẽ.

– Ý nghĩa:

+ Các vùng núi cao, hiểm trở chiếm tỉ lệ lớn gây khó khăn cho giao thông, sản xuất và đời sống. Ở những khu vực này cũng có thể có hiện tượng sạt lở, xói mòn gây thiệt hại cho con người và tài sản.

+ Các cao nguyên và đồng bằng thuận lợi hơn cho sản xuất. Cao nguyên có thể chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp. Đồng bằng trồng cây lương thực, nuôi thuỷ sản.

4 tháng 2 2023

- Các sơn nguyên, bồn địa, các dãy núi của châu Phi:

+ Sơn nguyên: SN. Ê-ti-ô-pi-a, SN. Đông Phi.

+ Bồn địa: Bồn địa Sát, bồn địa Công-gô, bồn địa Nin Thượng, bồn địa Ca-la-ha-ri.

+ Các dãy núi: D. At-lat, D. Đrê-ken-bec.

- Các khoáng sản chủ yếu và sự phân bố của chúng: 

+ Các mỏ sắt, dầu mỏ và khí tự nhiên: khu vực Bắc Phi.

+ Các mỏ vàng, sắt, kim cương: ven biển vịnh Ghi-nê.

 

+ Các mỏ đồng, chì, cô ban, u-ra-ni-um, crôm, kim cương, phốt-pho-rít: khu vực Nam Phi.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

Một số loài động vật địa phương của châu Phi và sự phân bố của chúng:

- Hà mã, đà điểu: Trung Phi.

- Sư tử, hươu cao cổ: Trung và Nam Phi.

- Lạc đà: Bắc Phi.

16 tháng 8 2023

tham khảo

Ví dụ: Cung điện hoàng gia ở Abomey 

Cung điện hoàng gia ở Abomey bao gồm 12 cung điện trải rộng trên một diện tích 40 ha (99 mẫu Anh) tại trung tâm của thị trấn Abomey, Berlin.

Nơi đây từng là thủ đô của vương quốc Dahomey hùng mạnh ở Tây Phi, tồn tại từ thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 19. Vương quốc được thành lập vào năm 1625 bởi những người Fon, để rồi phát triển nó trở thành một đế quốc quân sự và thương mại hùng mạnh, thống trị hoạt động thương mại buôn bán nô lệ với châu Âu trên khu vực Bờ biển Nô lệ (Slave Coast) cho đến cuối thế kỷ 19. 

UNESCO đã đưa quần thể cung điện hoàng gia ở Abomey vào danh sách Di sản thế giới vào năm 1985. Nhưng cùng với đó, di sản này cũng nằm trong Danh sách di sản thế giới bị đe dọa từ năm 1985, sau khi xảy ra một trận lốc xoáy vào ngày 15 tháng 3 năm 1984 khiến bảo tàng và hàng rào hoàng gia, phòng Assins, lăng mộ của vua Guezo Portico và phòng Jewel bị hư hỏng nghiêm trọng. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, công việc sửa chữa và phục hồi đã hoàn thành. Dựa trên các công trình sửa chữa được thực hiện và báo cáo mới nhận được về những thay đổi ở Abomey, UNESCO đã quyết định đưa di sản này ra khỏi danh sách di sản thế giới bị đe dọa vào tháng 7 năm 2007.

16 tháng 8 2023

Tham khảo:

- So với các châu lục khác, nơi đây được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất, vào cuối thế kỉ XIX. 

- Đầu thế kỉ XX, đặt chân lên được lục địa Nam Cực mới có một số nhà thám hiểm.

- Việc nghiên cứu châu Nam Cực được xúc tiến mạnh mẽ và toàn diện từ năm 1957. Nhiều quốc gia đã xây dựng các trạm nghiên cứu khoa học tại đây

-  Nhằm đảm bảo tồn lục địa Nam Cực cho mục đích hòa bình và nghiên cứu khoa học, có 12 quốc gia đã kí Hiệp ước Nam Cực vào năm 1959.

- Đến năm 2020, có 53 quốc gia tham gia Hiệp ước, trong đó có 29 quốc gia tham vấn.

- Hiện không có dân cư sinh sống thường xuyên ỏ Châu Nam Cực, nhưng hàng năm vẫn có khoảng 1000 đến 5000 nhà khoa học và khách du lịch đến đây.

4 tháng 2 2023

Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực:

- Được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất so với các châu lục khác (cuối thế kỉ XIX). 

- Đầu thế kỉ XX, một số nhà thám hiểm mới đặt chân lên được lục địa Nam Cực.

- Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được xúc tiến mạnh mẽ và toàn diện. Nhiều quốc gia đã xây dựng các trạm nghiên cứu khoa học tại đây.

- Năm 1959, có 12 quốc gia đã kí Hiệp ước Nam Cực nhằm đảm bảo tồn lục địa Nam Cực cho mục đích hòa bình và nghiên cứu khoa học.

- Đến năm 2020, có 53 quốc gia tham gia Hiệp ước, trong đó có 29 quốc gia tham vấn.

- Châu Nam Cực hiện không có dân cư sinh sống thường xuyên, nhưng hàng năm vẫn có khoảng 1000 đến 5000 nhà khoa học và khách du lịch đến đây.

4 tháng 2 2023

- Nhận xét đặc điểm mạng lưới sông, hồ của châu Phi:

+ Mạng lưới sông, hồ kém phát triển và phân bố không đều.

+ Phần lớn sông có nhiều thác ghềnh.

+ Các hồ lớn hầu hết có nguồn gốc kiến tạo và tập trung ở Đông Phi. 

+ Các hồ có diện tích rộng và độ sâu lớn => tích trữ 1 khối nước ngọt phong phú.

+ Các sông, hồ có giá trị cho giao thông, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt con người.

- Xác định và đọc tên một số sông, hồ lớn của châu Phi:

+ Sông lớn: sông Nin, sông Công-gô, sông Dăm-be-đi, sông Ni-giê,...

+ Hồ lớn: hồ Vích-to-ri-a, hồ Sát, hồ Tan-ga-ni-ca, hồ Ni-át-xa, hồ Tuốc-ca-na,...