Viết đoạn văn khoảng 5-7 câu nêu cảm nhận về biện phát tu từ mà em thích nhất trong đoạn thơ "Ôi, thuở ấu thơ Cắt cỏ ,chăn bò Gối đầu lên áo Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo Lòng nghe theo bướm, theo chim Me non cong vắt lưỡi liềm Lá xanh như vải lụa mềm lửng lơ. ''
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn văn tham khảo:
Từ cảm xúc của thiên nhiên, con người, mạch thơ trong Gò Me đã chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ suy ngẫm và tình yêu của nhà thơ trước quê hương. Quê hương, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát khao, nỗi nhớ và hi vọng. Với Hoàng Tố Nguyên cũng thế, ông say sưa mơ màng về một thuở ấu thơ bình dị, trong mát nơi làng quê:
“Ôi, thuở ấu thơ
Cắt cỏ, chăn bò
Gối đầu lên áo
Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo
Lòng nghe theo bướm, theo chim
Me non cong vắt lưỡi liềm
Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ”
Lời thơ như ngân lên thành lời ca. Tuổi thơ của tác giả là những ngày tháng êm đềm, bình dị mà chan chứa yêu thương. Đó là tuổi thơ trong mát, thấm đẫm kỉ niệm của trẻ em nông thôn, cùng cắt cỏ, chăn bò, hòa vào thiên nhiên, lắng nghe những giai điệu dịu mát từ thiên nhiên vọng về. Đoạn thơ giản dị về ý tứ nhưng lại mênh mông những nỗi niềm yêu mến, tự hào về miền quê thân yêu.
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
=> câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc uất ức của người tù cách mạng khi bị giam dữ trong ngục, qua đó thể hiện nỗi khát khao có đưuọc tự do
Chúc bạn học tốt
Đoạn văn tham khảo:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
Nhịp điệu thơ cất lên một cách nhỏ nhỏ, khiêm tốn nhưng thật thiết tha, cảm động, sâu lắng. “ta làm” là điệp ngữ vang lên ở đầu các câu thơ như một khẳng định những ước nguyện chính đáng, cao đẹp thể hiện tâm hồn khát khao được làm việc, cống hiến nhiều nhất cuộc đời.
Hình ảnh đối ứng lặp lại ở đầu bài thơ “con chim”, “cành hoa”, “nốt trầm” là thể hiện mong ước cụ thể của nhà thơ được góp cái đó dù nhỏ bé nhưng có ích cho đời. là con chim hãy mang lại những âm thanh vang vọng, những tiếng hót say mê lòng người là nốt nhạc, nốt trầm trong bản nhạc nhưng không thể thiếu giàn hợp xướng, trong bản hòa ca tất cả mọi người.
Có thể nói trong dòng văn học thời kì kháng chiến chống Pháp là dòng văn học phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng. Trong giai đoạn này những sáng tác chủ yếu hướng về cảm hứng đất nước, dân tộc với những người lính đang bảo vệ Tổ quốc. Song hành với “Việt Bắc” của Tố Hữu, “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm vốn là những tác phẩm xuất sắc, “Đất nước” của Nguyền Đình Thi cũng đã làm rực rỡ không kém cho nền văn hóa thời kì oanh liệt này. Đặc biệt là đoạn “Mùa thu nay khác rồi... Những buổi ngày xưa vọng nói về” đã phản ánh rõ nét chủ đề của bài thơ:
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi.
Đứng giữa đất trời Việt Bắc mênh mông, nhà thơ đã nhớ lại một mùa thu đã xa của Hà Nội, mùa thu mà người chiến sĩ phải giã từ những gì thân thương nhất, từng góc phố, ngôi nhà, để ra đi vì nhiệm vụ của mình, để lại sau lưng cả một khung trời Hà Nội chỉ còn là “Những phố dài xao xác hơi may”. Thế nhưng thay vào quá khứ buồn đau đó là cả một hiện tại vui tươi và hết sức lạc quan. Tư thế của người chiến sĩ ấy không phải là tư thế của một người ra đi mà là tư thế của một con người làm chủ đất nước. “Mùa thu nay khác rồi”. Thật vậy, chiến thắng “Thu Đông” năm 1947 đã làm thay đổi tất cả. Mùa thu Việt Bắc đã đem lại cho con người ngập tràn niềm vui:
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.
Hoàn toàn đối lập với mùa thu xưa, mùa thu nay là một nốt nhạc rộn rã, tươi vui và sống động. Cả rừng tre như reo vui trong gió. Thật kì lạ, cơn gió mùa thu không mang đến cái hơi may, cái sầu thảm mà trái lại, nó còn cung cấp cho sự vật một nhựa sống tràn trề, trời thu cũng vậy. Câu thơ làm ta liên tưởng đến bầu trời “Với áo mơ phai dệt lá vàng” của Xuân Diệu. Nhưng giờ đây, bầu trời đã được mùa thu khoác lên mình một chiếc áo mới có lẽ là xinh xắn hơn, và rực rỡ hơn chứ không phải là một màu héo úa, tàn tạ. Ta hình dung tác giả đang đứng trước khung trời Việt Bắc, một không gian khoáng đãng, một buổi sáng trong lành, một bầu trời cao xanh, tất cả đều mang một sức sống mới. “Trong biếc nói cười thiết tha” nhưng cái gì “trong biếc”? Ai nói cười? Câu thơ quả thật là khó hiểu, có đến ba vị ngữ và đồng thời khả năng xuất hiện chủ ngữ rất nhiều. Phải chăng cái cảm giác mà nhà thơ đã có được khi cảm xúc về mùa thu ở Việt Bắc? Có lẽ ở đây, ít nhiều mùa thu cũng nhuốm một màu sắc của tâm trạng, tâm trạng của một con người được làm chủ đất nước:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta.
Câu thơ vang lên, dõng dạc như một tuyên ngôn của đất nước, dân tộc và con người Việt Nam. “Đây là của chúng ta”, phải, Nguyễn Đình Thi như muốn nói to lên cho đồng bào và cho cả kẻ thù biết rằng chúng ta đã có được chủ quyền đất nước của mình vốn đã bị đánh cắp bấy lâu nay.
Những cánh đồng thơm ngát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Ba câu thơ nhưng chỉ có một cấu trúc, ở đây, điệp từ “những” đã làm cho không gian như rộng thêm ra. “Những cánh đồng, những ngả đường, những dòng sông”, đất nước Việt Nam dường như được trải ra vô tận. Con người Việt Nam đã được đứng lên cương vị làm chủ một đất nước rộng lớn, trù phú, quả thật, niềm vui đó đâu còn gì bằng, nhất là đối với chúng ta, những con người từng bị áp bức, bóc lột, mất chủ quyền biết bao năm qua. Nhịp thơ mạnh mẽ, hùng hồn bỗng chợt lắng xuống.
Nước chúng ta,
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
Niềm vui thắng lợi đã làm cho nhà thơ chợt nghĩ về truyền thống đấu tranh của dân tộc đã được phát huy trong cuộc kháng chiến. Đó là sự anh dũng, kiên trì, bất khuất. Quá khứ dường như được hiện lên trên trước mắt nhà thơ. “Chưa bao giờ khuất”. Những người dân, những chiến sĩ, những anh hùng thuở xưa, dẫu họ có ngã xuống, có hi sinh, nhưng dường như tâm hồn, cùng với tên tuổi họ vẫn còn, vẫn sống với chúng ta hôm nay. Nhưng có lẽ, Nguyễn Đình Thi còn muốn nói xa hơn nữa, xuyên suốt chiều dài lịch sử, trải qua bao ách đô hộ, họ, những con người kiên cường ấy, chưa hề khuất phục trước bất kì một kẻ thù nào. Và đó đã trở thành truyền thống ngàn đời của dân tộc, nó thấm nhuần trong từng tấc đất, từng mảnh vườn để rồi hôm nay, và cả mai sau, mỗi khi có giặc đến, thì nó lại trở nên dữ dội trong lòng người, như là một chí khí mãnh liệt sẵn sàng đánh thắng kẻ thù xâm lược để bảo vệ và giành lại đất nước thân yêu.
“Đất nước” của Nguyễn Đình Thi là một thành tựu xuất sắc của văn học, trong thời kỳ chống Pháp. Giọng điệu khi tươi vui khi hùng hồn, khi lắng đọng. “Đất nước” còn có thể được xem là một đoạn để nối tiếp bản trường ca về cuộc chiến đấu anh dũng của dân tộc Việt Nam từ mấy thế kỉ qua.
Tham khảo nha em:
Bài thơ "Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương đã cho ta thấy được cảm xúc dạt dào của tác giả trong phương diện của một trong những người con đầu tiên từ miền Nam xa xôi về Bắc viếng thăm lăng Bác, năm 1976. Viễn Phương đã vô cùng xúc động khi gặp hình ảnh hàng tre bởi cả cuộc đời Bác đã hiến dâng cho dân tộc. Mà hình ảnh những tre đã trở thành biểu tượng cho dân tộc Việt Nam mình bất khuất, kiên trung. “Hàng tre xanh” và đó là sắc “xanh Việt Nam” đầy kiêu hãnh. Trong câu thơ tiếp, nhà thơ đả vận dụng có hiệu quả thành ngữ “bão táp mưa sa” để chỉ những giông tố của thời đại mà đất nước ta từng phải hứng chịu. Nhưng qua bao nhiêu chông gai, thử thách tre vẫn “đứng thẳng hàng” như non sông này vẫn ngẩng cao đầu tiến bước. Qua bao nhiêu gian nan, khó khăn, qua bao năm bị kìm hãm bởi chế độ thực dân phong kiến, đất nước dường như suy tàn. Song, nhờ một phần công lao rất lớn của Bác mà Việt Nam thoát khỏi chế độ thực dân phong kiến xấu xa. "Ôi" - từ ngữ mang sắc thái cảm thán rất rõ, sự biết ơn của những người Việt Nam đi trước vì sức xanh mạnh mẽ. Khổ thơ thật ngắn nhưng cũng đủ để chúng ta hiểu được tấm lòng, suy nghĩ của Viễn Phương.
Bạn tham khảo:
Viếng lăng Bác ra đời năm 1976, ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước kết thúc thắng lợi, đồng thời lăng Bác cũng vừa khánh thành, Viễn Phương đã vinh dự là một trong những người con đầu tiên của miền Nam ra thăm miền Bắc và vào viếng lăng Bác. Chuyến viếng thăm đã để lại trong lòng tác giả Viễn Phương nhiều kỷ niệm khó quên, là nguồn cảm xúc dạt dào cho ra đời bài thơ Viếng lăng Bác, in trong tập Như mây mùa xuân (1978), trở thành một trong những tác phẩm viết về Hồ Chủ tịch hay và xúc động nhất.
Viễn Phương đã không giấu được sự xúc động nghẹn ngào của một người con phương xa khi lần đầu đặt chân đến mảnh đất thủ đô, đến bên lăng Bác. Những lời tâm sự, giãi bày như lời thủ thỉ, tâm tình rất gần gũi, đơn sơ.
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
Tác giả tự xưng mình là “con” gọi “Bác” mang lại cảm giác thân thuộc, dường như tác giả đã coi Bác Hồ chính là một người thân ruột thịt, đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng, nỗi nhớ mong tha thiết của một người con xa xứ nay mới lại được về thăm nơi chốn yên nghỉ của người cha già dân tộc. Cảnh tả thực “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát” gợi ra một không gian và thời gian đẹp, Viễn Phương dù lặn lội từ xa tới, thế nhưng ngay khi trời còn sương sớm ông đã có trước lăng để thấy cảnh, hàng tre mờ hơi sương sớm.
Ở đoạn thơ mở đầu, sự xuất hiện của hình ảnh lũy tre xanh cũng là một hình ảnh gây nhiều ấn tượng sâu sắc với các tầng ý nghĩa khác nhau. Trước tiên tre xanh là loài cây truyền thống của dân tộc Việt Nam, dường như đã gắn bó với con người Việt cả hàng mấy ngàn năm, từ thuở dựng nước và giữ nước của các vua Hùng. Tre là biểu tượng của làng xóm, trước cổng làng nào cũng có vài lũy tre thực xanh tốt, tre tham gia dựng nhà, dựng cửa, tre tham gia cả vào lao động sản xuất, và cuối cùng tre còn chung tay đánh đuổi quân thù,… Có thể nói rằng tre xanh và đời sống nhân dân Việt Nam từ thật lâu đã có những mối liên quan mật thiết. Việc Viễn Phương đưa hàng tre vào trong thơ mình không chỉ là để tả thực cảnh quan trước lăng Bác, mà còn để tạo không khí thân thuộc gần gũi, bộc lộ sự giản dị, chất phác từ ngàn đời, mang đến sự ấm áp, yên bình của thôn quê ngay giữa thủ đô. Hơn thế nữa tre xanh với hình ảnh “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” còn là ẩn dụ về tinh thần, ý chí quật cường của con người Việt Nam khi trải qua biết bao biến động, đau thương vẫn kiên cường bất khuất, vẫn giữ mãi một màu xanh xanh, liên tục sinh sôi nảy nở, chứ không chịu khuất phục nhún nhường. Từng hàng tre vây quanh lăng Bác cũng mở ra một tầng nghĩa ẩn dụ khác, tre chính là hình ảnh đại diện cho những người con Việt Nam đang ngày ngày đứng thẳng, canh giữ cho Bác một giấc ngủ bình yên.
Em tham khảo:
Bốn câu thơ ''Khi con tu hú'' đã khắc họa 1 cách rõ nét tâm trạng của người tù Cách mạng. Đó là tâm trạng đau khổ, bực bội, uất ức, ngột ngạt nhưng không hề có vẻ bi quan, chán chường, tuyệt vọng của một tâm hồn yếu đuối dễ bị gục ngã, quy phục trước hoàn cảnh. Phải chăng nhà thơ cảm nhận vẻ đẹp mùa hè bằng chính sức mạnh tâm hồn, bằng tình yêu quê hương tha thiết, yêu cuộc sống tự do đến cháy bỏng? "Ta nghe hè dậy bên lòng". Nhịp thơ đang đều đều, êm ái đến câu 8 và 9 bỗng bị ngắt bất thường 6/2, 3/3. Các từ ngữ, hình ảnh đang vui tươi, đến đây bỗng trở nên mạnh mẽ, dữ dội: đập tan phòng, chết uất, ngột...Tất cả để diễn tả tâm trạng u uất, ngột ngạt, bực bội và khát khao sống, khát khao tự do. Bài thơ mở đầu bằng tiếng chim tú hú và kết thúc cũng bằng tiếng chim tu hú. Phải chăng mỗi tiếng kêu của nó là một tín hiệu gợi nhắc về cuộc sống tự do và thân phận tù tội?. Tiếng chim tu hú ở đầu bài là tiếng gọi vào hè náo nức, rộn ràng. Tiếng chim tu hú ở câu thơ kết bài là tiếng kêu có phần như thiêu đốt giục giã, tiếng gọi của tự do, khát vọng da diết thôi thúc lòng người. . Bài thơ kết thúc bằng cách mở ra tiếng chim tu hú cứ kêu "như giục giã những hành động sắp tới".