Trình bày đặc điểm chung của phân bón vi sinh. Phân bón vi sinh có gì khác so với phân bón hóa học và phân bón hữu cơ.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Phân bón là những chất, hợp chất có chứa một hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng, nhằm thúc đẩy sự phát triển, sinh trưởng của cây trồng, cung cấp dinh dưỡng cho đất, có thể làm thay đổi chất đất phù hợp với nhu cầu của loại cây trồng.
Tham khảo:
Mối quan hệ giữa phân bón với năng suất cây trồng:
- Phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng, quyết định năng suất của cây.
- Nếu bón phân cân đối, hợp lý thì sẽ giúp năng suất của cây tăng cao, phát triển vượt trội không có hiện tượng mất mùa, hạn chế sâu bệnh hại, nâng cao chất lượng nông sản.
- Nếu bón phân không hợp lý thì cây sẽ phát triển không cân đối, cho năng suất thấp, chất lượng nông sản kém, sâu bệnh hại nhiều.
Phân biệt phân bón vi sinh vật và phân bón hữu cơ vi sinh vật:
Tiêu chí | Phân bón vi sinh vật | Phân bón hữu cơ vi sinh vật |
Bản chất | Là chế phẩm có chứa vi sinh vật | Là chất hữu cơ được xử lí nhờ hoạt động lên men của vi sinh vật. |
Chất mang | Thường sử dụng mùn | Phân chuồng, than bùn, vỏ cà phê, bã bùn mía,… |
Mật độ tế bào | Cao (khoảng 108 CFU) | Thấp hơn (khoảng 1,5 × 108 CFU) |
Chủng vi sinh được sử dụng | Vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn phân giải lân, vi khuẩn phân giải cellulose,… | Vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn phân giải lân, vi sinh vật kháng nấm,… |
Cách dùng | Bón trực tiếp vào đất hoặc trộn vào hạt | Bón trực tiếp vào đất. |
. Phân biệt 2 loại phân vi sinh:
* Về bản chất:
Phân hữu cơ vi sinh: Là hữu cơ được xử lý bằng cách lên men với các loài vi sinh có ích.
Phân vi sinh: Là chế phẩm chứa các loài vi sinh có ích.
* Về chất mang:
Phân hữu cơ vi sinh: Phân chuồng, than bùn, vỏ cà phê, bã bùn mía,…
Phân vi sinh: Thường sử dụng mùn làm chất độn, chất mang vi sinh
* Về mật số vi sinh:
Phân hữu cơ vi sinh: Từ 1×106
Phân vi sinh: Từ 1.5×108
* Về các chủng vi sinh:
Phân hữu cơ vi sinh: VSV cố định đạm, phân giải lân, kích thích sinh trưởng, VSV đối kháng vi khuẩn, nấm,…
Phân vi sinh: VSV cố định đạm, phân giải lân, phân giải cellulose
* Phương pháp sử dụng:
Phân hữu cơ vi sinh: Bón trực tiếp vào đất.
Phân vi sinh: Trộn vào hạt giống, hồ rễ cây, bón trực tiếp vào đất.
Đặc điểm chung của phân bón vi sinh:
- Là loại phân bón có chứa vi sinh vật sống. Khả năng sống và thời gian tồn tại của vi sinh vật có giới hạn và phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh nên phân bón vi sinh thường có thời gian sử dụng ngắn.
- Mỗi loại phân bón vi sinh chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng nhất định.
- Phân bón vi sinh an toàn cho người, vật nuối, cây trồng và môi trường.
- Phân bón vi sinh khác so với phân bón hóa học và phân bón hữu cơ vì đây là loại phân bón có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật sống như vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật chuyển hóa lân hoặc vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.