K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

cảm nhận của em về cô bé bán diên trong đoạn trích:"  Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm giao thừa mà ! Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng thần chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán và gia đình em đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân leo quanh, nơi em đã sống...
Đọc tiếp

cảm nhận của em về cô bé bán diên trong đoạn trích:"  Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm giao thừa mà ! Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng thần chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán và gia đình em đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân leo quanh, nơi em đã sống những ngày đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắc nhiếc, chửi rủa. Em ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi lại một chút. Em thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn. Tuy nhiên em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là cha em sẽ đánh em. Vả lại ở nhà cũng rét thế thôi. Cha con em ở trên gác, sát mái nhà và, mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà. Lúc này đôi bàn tay em đã cứng đờ ra. Chà ! Giá quẹt một que diêm lên mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ ? Giá em có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ ? Cuối cùng em đánh liều quẹt một que diêm. Diêm bén lửa thật là nhạy. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biếc đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt.": bằng 1 đoạn văn khoảng 6 câu

1
CM
2 tháng 12 2022

Em tham khảo đoạn văn dưới đây nhé!

   Cô bé bán diêm trong đoạn trích trên được khắc họa là một vô bé vô cùng bất hạnh. Bằng biện pháp tương phản đối lập, tác giả An-đéc-xen đã cho thấy sự khác biệt giữa thế giới xung quanh và cảnh ngộ của cô bé. Vào đêm giao thừa, đáng nhẽ cô bé bán diêm phải như bao đứa trẻ khác, được vui vầy hạnh phúc bên gia đình, thế mà em phải chịu đói, chịu rét để đi bán diêm. Bà em đã mất, gia đình tiêu tán, em và cha phải đến ngôi nhà tăm tối, lạnh lẽo để sống. Người cha không yêu thương em, người cha tàn nhẫn chửi rủa, mắng nhiếc em. Nhân vật cô bé bán diêm đã gợi bao thương cảm, xót xa trong lòng bạn đọc.

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:"ửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm giao thừa mà! Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng Thần Chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán, và gia đình em đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh, nơi em đã sống những ngày đầm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:

"

ửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm giao thừa mà! Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng Thần Chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán, và gia đình em đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh, nơi em đã sống những ngày đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa.

Em ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào vào chút ít.

Em thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn."

1. Tìm một câu ghép trong đoạn trích và cho biết các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?

2. Tìm những hình ảnh đối lập trong đoạn trích trên.

3. Tìm tình thái từ trong đoạn trích trên và cho biết nó thuộc loại tình thái từ nào?

0
"Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm giao thừa mà! Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng Thần Chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán, và gia đình em đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh, nơi em đã sống những ngày đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối...
Đọc tiếp

"Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm giao thừa mà! Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng Thần Chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán, và gia đình em đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh, nơi em đã sống những ngày đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa.

     Em ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào chút ít. Em thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn. Tuy nhiên, em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là cha em sẽ đánh em. Vả lại ở nhà cũng rét thế thôi. Cha con em ở trên gác sát mái nhà, và mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở lớn trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà. Lúc này đôi bàn tay em đã cứng đờ ra. Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ? Giá em có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ? Cuối cùng em đánh liều quẹt một que. Diêm bén lửa thật là nhạy. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt."

                                                       (Trích " Cô bé bán diêm ", An-đéc-xen)

a. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

b. Tìm và cho biết tác dụng của thán từ, tình thái từ trong câu in đậm?

c. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của 2 câu được gạch chân, cho biết chúng thuộc kiểu câu gì xét về cấu tạo?

d. Giải thích vì sao trong đoạn văn trên em bé không thể trở về nhà? Chi tiết đó gợi cho em suy nghĩ gì về nỗi bất hạnh của em bé?

e. Dựa vào tác phẩm “Cô bé bán diêm”, em hãy viết một đoạn văn theo mô hình tổng phân hợp khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về những lần quẹt diêm và những mộng tưởng của cô bé bán diêm. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một thán từ (Gạch chân và chú thích rõ)

0
6 tháng 11 2021

Xác định Danh từ, cụm danh từ, động từ, cụm động từ, tính từ và cụm tính từ trong đoạn văn:

Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm giao thừa mà! Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng Thần Chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán, và gia đình em đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh, nơi em đã sống những ngày đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa.

Đọc đv sau:       Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.        Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở 1 xó tường, người ta thấy 1 em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa.        Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những...
Đọc tiếp

Đọc đv sau:

       Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. 

       Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở 1 xó tường, người ta thấy 1 em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. 

       Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có 1 bao đã đốt hết nhẵn. Mọi người bảo nhau:" Chắc nó muốn sưởi cho ấm! ", nhưng chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc 2 bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm. "

a, nội dung chính của đv trên

b, những cái kì diệu em đã trông thấy được nói tới trong đv trên là những điều gì ? 

c, qua việc tìm hiểu chuyện em cảm nhận gì về tình cảm của nhà văn ? 

d, trong xã hội hiện đại ngày nay. Đâu đó chúng ta vẫn bắt gặp tiếng rao chào mời của những cô bé bán rong trên các ngả đường. Em hãy tưởng tượng :"cô bé bán diêm" của nhà văn An-đéc-xen là 1 trong số họ và viết 1 đv về điều đó. 

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
20 tháng 12 2018

a. Nội dung: nói về cái chết của cô bé bán diêm

b. Những điều kì diệu em đã trông thấy được là:

- Cơm no áo ấm

- Được sống trong tình thương hạnh phúc cùng với người bà trên trời

c. Tình cảm của tác giả đối với nhân vật: yêu thương, trân trọng, ngợi ca đối với ước mơ, khát vọng của cô bé bán diêm. Bởi vậy mà khi nhà văn viết cái kết đã để nhân vật của mình nở nụ cười trên môi. => em đã được sống hạnh phúc cùng người bà của mình, dù ở trong tâm tưởng.

ÔN LUYỆN VĂN BẢN : CÔ BÉ BÁN DIÊM Hãy điền các chi tiết mà em biết vào các chỗ trống sau: I.Em bé bán diêm đêm giao thừa: a/ Gia cảnh:mẹ.., sống với...,bà nội cũng ......., nhà nghèo"sống chui rút trong một xó tối tăm".Người bố....., em phải đi........... đểc/ kiếm sống. b/ Truyện được đặt trong bối cảnh: đêm....,ngoài đường phố........Em bé :ngồi nép trong một bức tường..."mong cho đỡ lạnh. c/Các hình ảnh...
Đọc tiếp

ÔN LUYỆN VĂN BẢN : CÔ BÉ BÁN DIÊM Hãy điền các chi tiết mà em biết vào các chỗ trống sau: I.Em bé bán diêm đêm giao thừa: a/ Gia cảnh:mẹ.., sống với...,bà nội cũng ......., nhà nghèo"sống chui rút trong một xó tối tăm".Người bố....., em phải đi........... đểc/ kiếm sống. b/ Truyện được đặt trong bối cảnh: đêm....,ngoài đường phố........Em bé :ngồi nép trong một bức tường..."mong cho đỡ lạnh. c/Các hình ảnh tương phản: -Trời đông giá rét, tuyết rơi ->Cô bé......... -Ngoài đường lạnh buốt,tối đen ->cửa sổ mọi nhà. -Em bé bụng đói cả ngày ->Trong phố. =>Tác dụng:làm nổi bật.. -Sự tương phản giữa hình ảnh"cái xó tối tăm" mà em ở hiện nay với "ngôi nhà xinh xắn có dậy trường xuân bao quanh" năm xưa=> làm nổi bật.........

 

 

 

0
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm giao thừa mà ! Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng thần chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán và gia đình em đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dây...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm giao thừa mà ! Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng thần chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán và gia đình em đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân leo quanh, nơi em đã sống những ngày đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắc nhiếc, chửi rủa...

(Trích Cô bé bán diêm An-đéc-xen,SGK Ngữ văn 8,

tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2016, trang 64)

Câu 1.(0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2.(0.5 điểm) Vì sao em biết đoạn văn được trình bày theo phương thức đó

Câu 3.(1.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn.

Câu 4.(1.0 điểm) Đoạn văn được tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để khắc họa làm nổi bật nhân vật ?

II LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1.(2.0 điểm) Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ) nêu suy nghĩ về vấn đề: "Trẻ em sẽ sống ra sao nếu bạo lực gia đình xảy ra?

Câu 2.(5.0 điểm) Giới thiệu một loại hoa ngày tết mà em thích

(Nguồn:Đề thi học kỳ 1 lớp 8 môn Văn - Phòng GD Bình Thủy năm 2018)

1
26 tháng 12 2018

Cứ vào dịp Tết Nguyên Đán, nhà nhà lại nô nức chuẩn bị bao thức vật thơm ngon, đẹp để cho dịp Tết trọng đại trong năm này. Và giữa bao nhiêu bánh trái, đồ đạc,... mới mẻ, sặc sỡ, một cành đào tươi tắn rực rỡ vẫn được chờ đợi, ngóng trông nhất.

Hoa đào là loài hoa đặc trưng cho cái Tết và mùa xuân miền Bắc Việt Nam. Hoa đào được trồng ở hầu hết các tỉnh miền Bắc: Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Nội,... Nhưng đẹp nhất, được yêu thích nhất vẫn là hoa đào Nhật Tân, Hà Nội. Gọi là hoa đào Nhật Tân vì giống hoa ấy được trồng ở làng Nhật Tân - một vùng đất ven sông Hồng của Hà Nội.

Hoa đào cũng có nhiều loại: đào bích, đào phai, đào bạch,... Trong đó, đào bích phổ biến hơn cả. Đó là loại đào mau cánh, cánh màu đỏ thắm. Đào phai thì nhạt hơn, sắc đã ngả sang hồng. Riêng đào bạch thì đúng như tên gọi, cánh hoa có màu trắng; đây là loại hoa đào rất hiếm và khó trồng.

Hoa đào ưa đất phù sa ven sông và thích hợp với khí hậu ấm áp của mùa xuân. Đó là lí do để cứ mỗi khi Tết đến, xuân về hoa đào lại tưng bừng khoe sắc. Không chỉ vậy, họa còn rất kén chọn cách chăm sóc, tưới bón. Tưới nước cho hoa đào phải tưới bằng nước sạch, nếu sử dụng nước bẩn bị ô nhiễm, đào nở hoa không đều và không đẹp. Hơn nữa, muốn hoa nở đúng dịp Tết phải biết cách tuốt lá đào vào dịp cuối năm.

Tuỳ theo tuổi đời, chủng loại và cách chăm bón của người trồng đào mà một cây đào có thể rất nhỏ hoặc rất rất lớn. Loại nhỏ nhất có thể cao vài chục xen-ti-mét, loại lớn nhất có thể cao đến vài mét. Đào là giống cây rễ cọc nên có một thân chính lớn và rất nhiều cành nhỏ vươn ra từ đây. Thân và cành đào dược bao bọc bởi một lớp vỏ màu nâu xám. Từ hàng chục cành nhỏ lại nhú ra các lá đào xanh non và dưới mỗi lá là một nụ đào nhỏ xíu có một lớp lóng phân trắng phủ ngoài. Đến đúng dịp, từ mỗi nụ nhỏ xinh xắn, một bông hoa đào đỏ thắm ngơ ngác xoè cánh nhìn cuộc sống. Hoa đào có năm cánh thắm, ở giữa là nhị hoa màu vàng tươi trông rất bắt mắt; cả cánh hoa và nhị hoa lại được nâng đỡ bởi sắc xanh non của đài hoa nên một bông hoa đào là một hình ảnh hài hoà về màu sắc.

Hoa đào chỉ nở một lần trong năm vàọ dịp đầu xuân, chính đặc điểm này cùng với màu đỏ thắm của cánh hoa được con người trân trọng. Bởi màu đỏ là màu của điềm lành, của sự may mắn. Và hoa đào nở vào dịp đầu xuân giống như lời chúc cát tường, thịnh vượng cho mọi gia đình. Cùng với màu sắc của hoa, hình dáng cây hoa cũng là một đặc điểm quan trọng. Thông thường, các cành đào vươn lên khiến cây giống như một chùm đèn lồng xoay ngược hay một li rượu vang lớn. Nhưng người trồng đào hoàn toàn có thể tạo "thế" cho cây bằng cách uốn, tỉa thân, cành. Thân chính của cây được tạo dáng sao cho uốn lượn theo hướng vươn lên giống hình ảnh con rồng bay lên trời xanh. Hoặc có thể được uốn tỉa theo hình các con vật; rất phong phú đa dạng. Muốn cây đào có được vẻ xù xì, cổ kính mà không bị cổng kềnh, cao to, người trồng đào thường chọn những cây già rồi cắt gần sát gốc để từ cái gốc cổ thụ ấy lại vươn ra những thân đào khác... Thế mới biết, nghề trồng đào - chơi đào cũng lắm công phu.

Vào ngày Tết, cây đào được đặt ở vị trí trung tâm trong phòng khách, kiêu hãnh khoe cái vẻ tươi tắn rực rỡ của mình. Nhiều gia đình còn treo lên cành cây những phong bao lì xì, những vật trang trí vô cùng bắt mắt. Mỗi lần gió xuân đi qua, những vật nhỏ xinh ấy lại quay tròn ríu rít vỗ tay mừng hoa đào đã nở.

Cây hoa đào với những đặc điểm đáng quý của mình đã được con người Việt Nam trân trọng và nâng niu như thế. Và mỗi dịp Tết đến xuân về, lòng người lại háo hức với niềm vui được chờ đón hoa đào nở, được chờ đón một năm mới an lành, hạnh phúc.