K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 12 2021

Em cảm thấy tình bạn của tác giả là tình cảm trong sáng và quý giá được thể hiện qua một tình huống khó xử. Đó là nhà của cụ cái gì cũng có nhưng chúng đều không sử dụng được để bạn thông cảm cho hoàn cảnh của mình. Để rồi tác giả hạ một câu kết "Bác đến chơi đây, ta với ta" để ngụ ý rằng người bạn của Nguyễn Khuyến đến đây để chơi với tác giả, khẳng định tình bạn là cao cả, là trên hết vượt qua mọi vật chất. Tác giả đề cao tình bạn chân thành qua một cụm từ nhưng nó chứa đựng một tình bạn đậm đà của cụ Nguyễn Khuyến đối với người bạn lâu ngày đến thăm. Qua bài thơ đnày, em đã biết tình bạn là thứ không có gì có thể thay thế được.

* Bạn Đến chơi nhà :

- Đại từ : Bác, ta 

- QHT : với 

25 tháng 8 2021

nhanh giúp mình nha

25 tháng 8 2021

Tham khảo : Có thể nói hình nhiên luôn chiếm một vị trí danh dự trong thơ Bác. Ở hầu hết các bài thơ đều thắm đậm sắc màu của lá, hoa cây cỏ, núi, sông,… Bởi đối với Người được làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Người luôn dành cho thiên nhiên một tình yêu tha thiết, qua đó thể hiện tinh thần lạc quan và phong thái ung dung, tự tại của Người.

Thiên nhiên vốn là hình ảnh chủ đạo trong thơ cổ. Người xưa lấy cảnh ngụ tình, chuyển tải cái chiêm nghiệm ở đời qua sự vật và hình ảnh. Thiên nhiên trở thành chuẩn mực của cái đẹp, cái cao cả.

Thơ Bác cũng đầy ắp hình ảnh thiên nhiên. Thiên nhiên trong thơ Bác lúc nào cũng tươi đẹp, tràn đầy sức sống, có xu thế vươn lên ánh sáng. Sự vật được sắp xếp hài hòa trong mối tương quan vận động hợp lí. Ít lời mà nhiều ý, gợi ra được cái quy luật của vũ trụ nhân sinh. Người không chú trọng khắc họa chi tiết, Thơ Bác chú trọng đến sự vận đông bên trong của sự vật. Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” thể hiện sâu sắc quan điểm ấy:

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang”.

D
datcoder
CTVVIP
29 tháng 11 2023

 Nguyên Hồng nhà văn đã để lại cho nền văn học dân tộc biết bao tác phẩm có giá trị: Những ngày thơ ấu, Bì vỏ, Bảy Hựu,...Nhưng ít ai biết rằng tác giả này phải trải qua cuộc đời với vô vàn thương tổn ngay khi còn thơ ấu. Cha mẹ lấy nhau do sự sắp đặt chứ không hề có tình yêu. Lên 12 tuổi cha mất, mẹ đi làm ăn xa, Nguyên Hồng phải ở với người cô cay nghiệt. Cảnh ngộ ấy đã ném nhà văn vào môi trường với những người khắc khổ, đầu đường xó chợ, ở dưới đáy của xã hội. Cũng từ đó những trang văn của ông “đậm đà chất dân nghèo, chất lao động” mà không thể bắt gặp ở bất cứ đâu. Càng tìm hiểu về cuộc đời và con người ông chúng ta càng thấm thía hơn những trang văn mà ông viết.

4 tháng 12 2021

tham khao:

Bài thơ "bạn đến chơi nhà" là bài thơ thành công nhất của Nguyễn Khuyến, và cũng là bài thơ đại điện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam. Bài thơ bày bày tỏ về cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông. Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui, nó là khởi nguồn cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài. Gặp lai một người bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Hôm nay bác tới chơi nhà thật quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách, nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thị xa, ao sâu khó chài cá .... Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng, toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả. Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Đó là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.

4 tháng 12 2021

Tham khảo:

Bạn đến chơi nhà, đáng lẽ nhà thơ phải tiếp đãi một bữa ăn thịnh soạn để đãi bạn nhưng trẻ thì vắng nhà, chợ thì xa quá. Tiếc thay, mặc dù nhà thơ có rất nhiều thứ để đãi bạn ở nhà như cá nhưng ao quá sâu, gà nhưng vườn rộng rào thưa, cải chưa ra cây, cà chỉ mới có nụ, bầu, mướp cũng chỉ mới đương hoa. Món trầu là món đáng lẽ phải tiếp đãi theo truyền thống khi bạn đến chơi nhưng cũng không có. Tưởng chừng như tình bạn buồn man mác nhưng trái lại, dù không có những thứ món ăn ngon để tiếp đãi nhưng tình bạn vẫn tồn tại đó, vẫn thông cảm và vui vẻ với nhau, vượt qua cả những vật chất tầm thường. Nếu bài thơ "Qua đèo ngang" bà Huyện Thanh Quan dùng các từ hoa mĩ, kiểu cách thì bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến lại mang phong cách giản dị, thân thiết làm sao. Ôi, tình bạn thân thiết của tác giả và bạn gắn bó làm sao!

            Cặp từ trái nghĩa: buồn man mác-vui vẻ 

Bác Hồ là một tấm gương sáng cho chúng ta về đức tính giản dị và tinh thần lạc quan . Cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác , chẳng mấy khi ta thấy Bác Hồ mặc quần áo sang trọng, câu lệ cao sang mà ta chỉ thấy ở Bác là một con người hết sức bình dị với màu áo nâu, với đôi dép cao su cũ kĩ, đơn sơ. Tham gia cách mạng, ở địa hình Pắc Pó đồi núi treo leo , Bác không than trách nửa lời, trái lại, Bác thích ứng rất nhanh với cuộc sống nơi đây. Hiếm có vị lãnh tụ dân tộc nào lại ăn ở trong hang động " sáng ra bờ suối, tối vào hang " , lựa chọn cho mình một cuộc sống tự tại, hòa hợp với thiên nhiên như Bác. Hơn thế, Bác còn chọn " bàn đá chông chênh " đầy nguy hiểm làm nơi " dịch sử đảng " . Cụm từ  "bàn đá chông chênh" đã gợi cho người đọc  sự khó khăn gian khổ của hoàn cảnh sống hay đó cũng chính là gian khổ của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Mặc dù rải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ khi sống ở Pác Bó nhưng Bác vẫn sống ung dung, tự tại và hòa hợp với tự nhiên. Đồ ăn, thức uống của Bác cũng là những thứ hoàn toàn có sẵn trong tự nhiên : " cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" . Dù thiếu thốn là vậy, đói khổ là thế nhưng Bác vẫn yêu đời, vui vẻ. Bác chủ động đón nhận những thiếu thốn nơi núi rừng bằng một tâm thế vui vẻ, lạc quan, yêu đời . Có thể nói ,ở giữa thiên nhiên do điều kiện cách mạng bắt buộc, Bác thiếu thốn mọi thứ từ đồ dùng, thực phẩm, cho tới nhà ở. Dù vậy nhưng người vẫn lạc quan, yêu đời, vẫn hoạt động cách mạng, tìm đường hướng cứu nước giúp đời

24 tháng 8 2021

Giải thích:

- Tâm hồn nghệ sĩ: Là tâm hồn của con người có tình yêu tha thiết, sống giao hòa với thiên nhiên, có những rung cảm tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

- Cốt cách chiến sĩ: Là lòng yêu nước, phong thái ung dung lạc quan của người chiến sĩ.

* Chứng minh:1. Vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ

- Đó là rung cảm về âm thanh của tiếng suối từ xa vọng lại đồng thời cũng là sự say mê của tác giả trước vẻ đẹp của đêm trăng

+ Trong bài “Rằm tháng giêng”: Vầng trăng đêm rằm sáng vằng vặc, soi tỏ khắp không gian.

Điệp từ “xuân” được lặp lại ba lần tạo nên một vũ trụ tràn đầy sức xuân.

-> Đằng sau bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp là tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, sự rung cảm tinh tế của thi sĩ Hồ Chí Minh.

2. Cốt cách chiến sĩ

- Cốt cách chiến sĩ thể hiện ở lòng yêu nước:

+ Nỗi niềm băn khoăn trăn trở cho vận mệnh của đất nước, thức tới canh khuya lo việc nước.

- Cốt cách chiến sĩ thể hiện ở tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác:

+ Bài thơ  được làm trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ nhưng trong  bài ta đều bắt gặp hình ảnh của Bác với phong thái thật ung dung, lạc quan.

+ Phong thái này thể hiện ở những rung cảm tinh tế trước thiên nhiên đất nước. Mặc dù ngày đêm lo nghĩ việc nước, nhiều đêm không ngủ nhưng tâm hồn Người vẫn hướng lòng mình về vẻ đẹp đêm trăng.

+ Đêm trăng rằm tháng Giêng đầy sức sống, trong trẻo, tươi sáng, rộng lớn. Đằng sau bức tranh ấy là tinh thần lạc quan, phong thái bình tĩnh ung dung tự tại của người chiến sĩ cách mạng.

+ Niềm lạc quan cách mạng còn được thể hiện ở hình ảnh con thuyền lướt phơi phới trên dòng sông, chở đầy ánh trăng

-> Vẻ đẹp của tạo vật còn là một ẩn dụ cho tình hình kháng chiến đầy triển vọng lúc bấy giờ. Đồng thời thể hiện hình ảnh của người chiến sĩ luận bàn việc quân trong giây phút trở thành thi sĩ – một tao nhân mặc khách giữa thiên nhiên.

* Đánh giá: Hai biểu hiện trong vẻ đẹp tâm hồn của Bác có sự hòa hợp thống nhất một cách tự nhiên, không tách rời. Đây là vẻ đẹp trong thơ người cũng là vẻ đẹp nhất quán trong con người Bác: Tâm hồn nghệ sĩ và cốt cách người chiến sĩ.

Hok tốt

8 tháng 11 2021

Em tham khảo:

"Trong lòng mẹ" trích "Những thời thơ ấu" của Nguyên Hồng là một bài ca về tình mẫu tử bất diệt. Tại sao lại nói như vậy? Nhìn nhận sâu xa trong thời kì những năm 1930-1945 là thời kì mà cái "khái niệm" "Trọng nam khinh nữ" đặt nặng nhất. Người phụ nữ không được đi lấy chồng khác, ai đi lấy chồng khác thì bị thả trôi sông, cạo đầu bôi vôi,.. thoát nạn được là quá giỏi. Nhìn lại những gì trong văn bản, người phụ nữ - mẹ của bé Hồng đi lấy chồng khác, chịu những thành kiến "thối nát" của xã hội, tiêu biểu là bà cô của bé Hồng, bà mang ra nhiều thứ để nói, cố làm bé Hồng buồn. Bà ấy không tha cả một đứa con nít, không nghĩ đến cảm nhận của cháu mình, giả vờ tốt bụng mà như đâm một vạt dao vậy, bà ta có cay nghiệt trong ẩn ý khiến bé Hồng phải ghét bỏ mẹ của mình. Nhưng, tình mẫu tử luôn cao quý và thiêng liêng, đâu chỉ một hai lời nói "cay nghiệt" của một con người mà chia cắt được, bé Hồng không những không trách móc, ghét thù mẹ mình mà càng yêu quý mẹ nhiều, trong suy nghĩ mới "trưởng thành" chỉ nghĩ "Tại sao xã hội đầy rẫy bất công lại đặt ra thành kiến cho người phụ nữ như vậy?". Rồi khi gặp được mẹ, bé Hồng cảm động, như bao đứa trẻ khác, sà vào lòng mẹ, tựa vào bầu sữa ấm áp của mẹ, mẹ của bé Hồng cũng thế, âu yếm, yêu thương con hết mực. Nhìn lại như thế, ta thấy được tình mẫu tử nào dễ dập tắt, hỏi thử chăng đây phải chăng là một bài ca ư(Tình thái từ)?